tư tưởng hồ chí minh về bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc - Pdf 25

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Bản
Chất Kinh Tế Của Chủ Nghĩa Tư Bản Và
Chủ Nghĩa Đế Quốc
GVHD: Võ Thị Thu Ngọc Nhóm sinh viên thực hiện: N01
1. Trần Đức Mạnh.
2. Nguyễn Mạnh Hùng.
3. Nguyễn Huy Cường.
4. Nguyễn Tuấn Thọ.
5. Nguyễn Ngọc Tuấn.
6. Phomvongsa Phetoudone
Lớp: K44KTCT
Huế, 02/2013
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta ngày càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi
phải nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Thực tế
đã cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh đang ngày càng ăn sâu, tỏa sáng trong sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Cùng với lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần - xã hội dân
tộc Việt Nam chúng ta.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đổi mới tư duy kinh tế đang là
một vấn đề nóng hổi và cấp bách. Để có được tư duy kinh tế mới phù hợp với đặc
điểm và điều kiện nước ta trong tình hình kinh tế hiện nay, chúng ta không thể
không đi sâu nghiên cứu, tìm tòi về tư tưởng kinh tế, những chỉ dẫn quan trọng của
chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề này.
Hồ Chí Minh đã nói về vấn đề kinh tế từ rất sớm, ngay đầu những năm 20 của
thế kỷ XX, khi người mới trở thành người cộng sản. Đó là những bài viết nhằm
vạch trần những tội ác vô cùng man rợ của chủ nghĩa thực dân, là bản án nghiêm

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã
hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc. Tạo tiền đề bên trong cho
phong trào đấu tranh giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX. Xã hội Việt Nam tồn tại
nhiều mâu thuẫn. Có thể kể ra các mâu thuẫn chính sau:
- Mâu thuẫn giữa người lao động với triều đình phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân pháp.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhấn Việt Nam với giai cấp tư sản.
2. Hoàn cảnh thế giới.
Thế giới trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng đang có những
biến chuyển to lớn:
- Chủ nghĩa Tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do đã chuyển sang giai đoạn độc
quyền, xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa Đế quốc với
bản chất của mình đã trở thành kẻ thù chung của tất cả các dân tộc thuộc địa.
- Có một thực tế lịch sử là, trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực
dân, tại các nước nhược tiểu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, sự bóc lột
phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ
nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng
lớp xã hội mới, trong đó có công nhân và tư sản.
- Chủ nghĩa Mác – Lenin đã trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công
nhân trên thế giới.
- Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh
cao là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Cuộc cách mạng vĩ đại này
đã làm “Thức tỉnh các dân tộc châu Á”, Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành
công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra
trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.
- Quốc tế III được thành lập (1919). Phong trào công nhân trong các nước Tư bản
Chủ nghĩa và phong trào giải phóng của các nước thuộc địa càng có quan hệ mật
thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của họ là Chủ nghĩa Đế
quốc.

thực dân, phát động phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc là mục đích của sự nghiệp cách mạng của Người. Vì thế, ngay từ
những dòng đầu tiên của Toàn tập Hồ Chí Minh, chúng ta đã đọc được những lời
lên án của chủ nghĩa thực dân.
Để nắm được đầy đủ bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc
qua chủ nghĩa thực dân Người đã đi nhiều nước trên thế giới từ Châu Á đến Châu
Âu, từ Châu Phi đến Châu Mỹ. Người đã thấy rõ bộ mặt thật của Chủ Nghĩa Đế
Quốc, thấy đằng sau tượng thần Tự Do, sau ánh sáng hoa lệ của thủ đô Luân Đôn,
thủ đô Pari là sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản đối với người lao động. Người
thấy rõ sự nghèo khổ của họ là nguyên nhân của sự giàu có của giai cấp tư sản.
4
Hồ Chí Minh có nhiều thời gian sống ở Pari. Người lao động kiếm sống.
Người học tập và được nhiều bạn bè giúp đỡ trong việc trau dồi kiến thức. Nhưng
quan trọng hơn, Người đã hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân pháp và qua đó, đã hòa mình vào phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Vì
thế, hơn những người cùng thời không được trực tiếp tiếp xúc với Chủ Nghĩa Tư
Bản, Hồ Chí Minh đã sống ngay trong lòng Chủ Nghĩa Tư Bản, đã thấy hết sự xấu
xa của chúng. Người đã hòa mình trong phong trào đấu tranh chống Chủ Nghĩa Tư
Bản của giai cấp công nhân Pháp và công nhân quốc tế.
Đi nhiều nước trong hệ thống Chủ Nghĩa Tư Bản bao gồm cả chính quốc và
thực địa, sống trong lòng Chủ Nghĩa Tư Bản, hòa mình vào cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân trong cái nôi của Chủ Nghĩa Tư Bản là nhân tố quan trọng thứ
nhất giúp Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ Nghĩa
Đế Quốc và biểu hiện của nó là chủ nghĩa thực dân.
Thứ hai, với lòng yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh đã quyết tâm sang
phương Tây để tìm đường cứu nước. Do đó cùng với việc tìm hiểu Chủ Nghĩa Tư
Bản thông qua biểu hiện của chúng ở nhiều nước, Người vẫn luôn luôn theo dõi và
nắm được tình hình trong nước cũng như tình hình thuộc địa và các nước phụ
thuộc khác (Ấn Độ, Trung Quốc). Vì vậy, hơn nhiều nhà lý luận đương thời khác ở
phương Tây, Người nhìn rõ bộ mặt thứ hai của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa

buồng mà tôi nói to lên như đàn nói với quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị
đày đọa khổ đau! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta” (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t10,
tr127).
Từ đó người rút ra một kết luận quan trọng bổ sung cho chủ nghĩa Mác –
Lênin: “Chủ Nghĩa Tư Bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản
ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa.
Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”.
Hơn thế nữa, Người rất sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin khi khẳng
định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa còn có thể thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc và hỗ trợ cho cách mạng ở chính quốc.
Có thể nói, sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh với luận cương Lênin như một làn gió
thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng đang âm ỉ trong con người Hồ Chí Minh, khẳng
định và đẩy tới con đường mà Người đã chọn.
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố thứ ba và là nhân tố quan trọng,
cung cấp cơ sở lý luận khoa học để Người hiểu sâu sắc Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc dưới biểu hiện chủ nghĩa thực dân.
b. Vị trí lý luận về Chủ Nghiã Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc của Hồ Chí Minh
trong kho tàng lý luận cách mạng.
• Về mặt lý luận cách mạng:
- Lý luận về bản chất kinh tế của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc là một
bộ phận trong di sản lý luận to lớn mà Hồ Chí Minh để lại cho con cháu nhưng lại
là bộ phận lý luận quan trọng góp phần hình thành “lý luận về cách mạng ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc”, Hồ Chí Minh nghiên cứu Chủ Nghĩa Tư Bản và
Chủ Nghĩa Đế Quốc dưới góc độ mới: chủ nghĩa thực dân. Các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về Chủ
Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc. Nhưng mặt sau của Chủ Nghĩa Tư Bản và
Chủ Nghĩa Đế Quốc thể hiện ở việc chúng bòn rút bóc lột các nước thuộc địa và
phụ thuộc thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hồ Chí Minh đã làm rõ hơn bản chất
của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Đế Quốc.

bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc. Sự bóc lột người lao động ở trong nước dù
có cao đến đâu chăng nữa, cũng có giới hạn. Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong nước không thể ngồi yên để giai cấp tư sản bóc lột mình. Để có thêm
lợi nhuận và với sức mạnh tích lũy được Chủ Nghĩa Tư Bản đã đi xâm lược các
quốc gia khác để cướp bóc tài nguyên và sức lao động của nước này, biến các nước
này thành các nước thuộc địa và phụ thuộc. Khi đó chúng trở thành chủ nghĩa đế
quốc. Bằng những tư liệu không thể chối cãi được về tội ác của Chủ Nghĩa Tư Bản
và Chủ Nghĩa Đế Quốc dưới bộ mặt của Chủ Nghĩa Thực Dân Hồ Chí Minh đã
cho mọi người thấy rõ bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản mà những người xã hội
-dân chủ luôn tìm cách che dấu.
Bản chất tư bản của chủ nghĩa thực dân được thể hiện ở những tội ác đối với
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc được Hồ Chí Minh nêu ra trên các mặt:
7
• Một là, Chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên thông qua việc giành và chiếm độc
quyền những nghành kinh doanh béo bở nhất.
- “Họ… tự dành cho mình tất cả các tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt toàn bộ
xuất nhập khẩu và tất cả các ngành nghề béo bở nhất”. Cụ thể: “Năm 1920, 63
công ty khai thác, 19 mỏ được 7.000.000 tạ than đá trị giá 45.000.000 phrăng…” .
- Bọn chúng nắm chắc ngành xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp là ngành có thế
mạnh ở Đông Dương: “Năm 1923, người ta đã xuất cảng 1.500.000 tấn lúa,
960.000 tấn ngô, 3.650 tấn cao su, 12.500 tạ sơn, 13.000 tạ mây, 6.000 tạ chè,
9.500 tạ cà phê, 8.000 tấn đường mía, 7.000 tấn cây làm thuốc nhuộm, …”.
- Trong nông nghiệp, bọn thực dân Pháp còn chiếm ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ
yếu của sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: “Chỉ riêng Bắc Kỳ, người ta đã tính ra có
đến 155 đồn điền lớn thuộc quyền của người Pháp, mỗi cái rộng trên 200 hécta.
- Để tăng cường khai thác tài nguyên và bóc lột người lao động, bọn thực dân Pháp
ở Việt Nam không thể không chú ý việc công nghiệp hóa thuộc địa trong chừng
mực nhất định. Đó là việc thành lập các công ty vừa và nhỏ với mục đích thu
nhanh lợi nhuận.
Hồ Chí Minh nhận xét: “Người Pháp không dám bỏ vào đó một số vốn lớn,

dùng dân bản xứ thay thế quân đội là người chính quốc nhằm đàn áp cách mạng vô
sản ở chính quốc.
- Hồ Chí Minh đã viết: “Trong chiến tranh thế giới, chỉ riêng ở nước Pháp, người ta
đã đưa từ các nước thuộc địa về gần một triệu người bản xứ để tham gia chiến
tranh”.
- Trong chiến tranh đế quốc, chủ nghĩa thực dân đã huy động thanh niên các nước
thuộc địa ra trận làm bia đỡ đạn.
- Bọn tư bản thực dân dùng ngay đội quân người bản xứ thay thế quân đội là người
chính quốc nhằm đàn áp cách mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc.
Ba điều trên đây nói về bóc lột thuộc địa mà Hồ Chí Minh cho rằng “một bộ
phận bóc lột tư bản nói chung”. Người khẳng định “các nhà tư sản chỉ nghĩ đến
việc tăng cường hệ thống thuộc địa để khai thác lợi nhuận cao hơn, để tăng cường
sự cưỡng đoạt”.
• Bốn là, Bóc lột lâu dài mà không bị phản kháng, chủ nghĩa thực dân thi hành triệt
để chính sách ngu dân và chính sách đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc
phiện.Tội ác này của Chủ Nghĩa Thực Dân đã bị Hồ Chí Minh tố cáo mạnh mẽ
trong nhiều bài báo của Người. Cụ thể:
- Chúng mở mang nhiều cửa hang bán rượu và thuốc phiện hơn là mở mang trường
học, bệnh viện… chi phí cho quân sự nhiều hơn cho giáo dục, y tế.
- Hồ Chí Minh viết: “Những trường học hiếm có này đến mức phải hơn một trăm
quán rượu và thuốc phiện mới có một trường học”.
- Người còn viết: “Ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi
bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu. Người ta đã làm chết
hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi
ích không phải của chính họ. Chi phí quân sự năm 1921, cũng đã hơn 35.600.000
phrăng, trong khi đó ngân sách giáo dục có không đầy 350 nghìn đồng bạc và ngân
sách y tế không đầy 65 nghìn đồng bạc”.
• Năm là, Chúng áp dụng các chính sách phân biệt chủng tộc rất tệ hại. “Cùng làm
một việc trong cùng một xưởng, người thợ da trắng vẫn được trả lương hậu hơn
nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da… Cùng một cấp bậc, nhưng người da

năng tạo ra bước phát triển mới”. Vì thế bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ
Nghĩa Đế Quốc bộc lộ dưới những biểu hiện mới:
- Một mặt, chính phủ các nước tư bản chủ nghĩa và các công ty xuyên quốc gia của
các nước này tranh thủ xu thế toàn cầu hóa, đẩy mạnh đầu tư trực tiếp và gián tiếp
vào các nước đang phát triển đẻ tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều hơn như bản
chất vốn có của Chủ Nghĩa Tư Bản.
- Mặt khác, vẫn không ngừng tìm cách can thiệp thô bạo vào các quốc gia, dưới các
chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để mong áp đặt được ảnh hưởng tối đa của họ trên
các nước này, nhất là các nước đang định hướng lên chủ nghĩa xã hội.
Do đó, trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa, thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài, chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác sao cho mọi chính sách
và giải pháp kinh tế đảm bảo được cả lợi ích kinh tế và chính trị.
10
• Hai là, Để đạt được yêu cầu trên chúng ta phải xây dựng được nội lực mạnh đủ
sức hấp thu nguồn lực bên ngoài đồng thời thanh lọc các luồng gió độc ùa theo khi
mở cửa. Đó là:
- Về mặt chính trị: Chúng ta phải xây dựng được một Đảng lãnh đạo vững mạnh
luôn trung thành với lợi ích nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; có đủ năng
lực trí tuệ định ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của cách
mạng và của nhân dân. Chúng ta phải có một nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân. Đây là điều kiện quan trọng có tính quyết định cho mọi thắng lợi.
- Về mặt kinh tế: Phải xây dựng được thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Tính chất chủ đạo của kinh tế nhà nước ở mặt chất chứ không phải ở mặt
lượng.
- Về cán bộ: Một đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước có trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn sâu, trình độ năng lực tổ chức tốt lại có lòng yêu nước thương dân sẽ
là nhân tố quan trọng - nếu không nói là quyết định - đảm bảo cho mọi mục tiêu ở
trên.
• Ba là, Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
chúng ta cần tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status