Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang - Pdf 25

Cần Thơ, 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----˜&™-----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
Ở TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
LÊ QUANG VIẾT NGUYỄN VĂN CÔNG
MSSV: 4043507
Lớp: QTDL – K30

3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................... 22
3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 22
3.2.2 Nguồn nhân lực ................................................................................ 25
GVHD: Lê Quang Viết Trang ii SVTH: Nguyễn Văn Công

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY (2004 - 2007) ....................................................................................... 26
3.3.1 Khách du lịch .................................................................................... 26
3.3.2 Doanh thu và GDP du lịch ................................................................ 27
3.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...................................................... 33
3.4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH....................................................................... 37
3.4.1. Du lịch sinh thái, miệt vườn ............................................................. 37
3.4.2. Các di tích lịch sử văn hoá .............................................................. 41
3.4.3. Nghề thủ công truyền thống ............................................................ 45
3.4.4. Lễ hội ............................................................................................. 46
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU
GIANG ............................................................................................................ 47
4.1. CÁC CƠ SỞ CĂN CỨ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở
TỈNH HẬU GIANG. ..................................................................................... 47
4.1.1 Nhu cầu đi du lịch của du khách ....................................................... 47
4.1.2 Tình hình đi du lịch của du khách. .................................................... 52
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCH
HẬU GIANG. ............................................................................................... 54
4.2.1 Đánh giá chung về du lịch Hậu Giang ............................................... 54
4.2.2 Các yếu tố đánh giá về du lịch Hâu Giang......................................... 56
4.3 MÔ HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở HẬU GIANG ............................. 59
4.3.1 Về vận chuyển: ................................................................................. 59
4.3.2 Điều kiện về tài nguyên du lịch: ........................................................ 61
4.3.3 Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ cho lưu trú: ..................................... 64
4.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: .......................................... 64

Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách .......................................... 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách ...................................................... 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang .................................. 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang ................... 52
Bảng 14: Tình hình đi du lịch của du khách ...................................................... 53
Bảng 15: Dự định loại hình đi du lịch và loại hình du lịch được thích nhất của du
khách. ............................................................................................................... 54
Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí ................................... 57
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá ................................. 23
Bảng 2: Các chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh Hậu Giang .......................................... 24
Bảng 3: Các chỉ tiêu về xã hội của tỉnh Hậu Giang ........................................... 25
Bảng 4: Số lượng du khách đến Hậu Giang từ 2004 đến 2007 .......................... 27
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch từ năm 2004 đến 2007 ................................ 29
Bảng 6: Chỉ tiêu GDP qua các năm từ 2005 đến 2007 ....................................... 30
Bảng 7: Tình hình đầu tư và phát triển du lịch qua 3 năm 2005 – 2007 ............. 32
Bảng 8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2003 đến 2007 ............................. 33
Bảng 9.1 : Độ tuổi của khách du lịch ................................................................ 47
Bảng 9.2 Nghề nghiệp của khách du lịch .......................................................... 48
Bảng 9.3 Thu nhập của khách đến Hậu Giang .................................................. 48
Bảng 10: Thời gian thường đi du lịch của du khách .......................................... 49
Bảng 11: Đối tượng đi du lịch với du khách ...................................................... 50
Bảng 12: Số lượng du khách biết đến du lịch Hậu Giang .................................. 50
Bảng 13: Dự định và kỳ vọng của du khách về du lịch Hậu Giang ................... 52
Bảng 14: Tình hình đi du lịch của du khách ...................................................... 53
Bảng 15: Dự định loại hình đi du lịch và loại hình du lịch được thích nhất của du
khách. ............................................................................................................... 54
Bảng 17: Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí ................................... 57
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang

Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng lớn của Cần Thơ, là một điạ
bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ đóng vai trò quan trọng đối
với du lịch cả nước.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 2 SVTH: Nguyễn Văn Công
Hậu Giang nằm cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây
Nam trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ trung tâm du lịch Thành Phố
Hồ Chí Minh đến Cà Mau, có sông Hậu là một trong tuyến du lịch Mê Kông của
quốc gia.
Có vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú cộng với lượng khách
ngày càng tăng nhưng thực tế du lịch Hậu Giang chưa được phát triển một cách
có bài bản và có chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó các cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng, kĩ thuật phục vụ cho du khách còn nhiều yếu kém đặc biệt là khách sạn
(Hậu Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn sao) mà nếu đầu tư vào lĩnh vực này
trong nhất thời đòi hỏi phải có nguồn ngân sách rất lớn. Chính vì những ly do đó
để thực hiện chiến lược lâu dài và bền vững phù hợp với tình hình kinh tế địa
phương nên em chọn đề tài nghiên cứu “Du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang”
để làm đề tài luận văn tốt nghiệp; nhằm tạo ra hướng du lịch mới lạ làm hài lòng
khách du lịch và tìm ra những tiềm năng du lịch còn ẩn giấu của Hậu Giang. Là
người con của Đồng Bằng Sông Cửu Long em mong muốn được góp sức đưa du
lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển nói chung và Hậu Giang nói riêng đến
đỉnh cao sánh ngang cùng các tỉnh bạn trong khu vực.
1.1.2 Căn Cứ Khoa Học Và Thực Tiễn
1.1.2.1Căn cứ khoa học:
Tại hội nghị du lịch diễn ra ở Quebec (Canada), tổ chức WTO nhấn mạnh
năm 2007 sẽ là một năm điểm của ngành du lịch sinh thái nhằm tạo điều kiện cho
ngành du lịch phát triển bền vững và tiến đến mục tiêu chống nghèo đói. ĐBSCL
với thế mạnh du lịch sinh thái miệt vườn, trong đó, Tỉnh Hậu Giang với vai trò là
điểm của khu vực, sẽ thu hút được khách du lịch từ nhiều vùng trong cả nước đến
tham quan.

một loại hình du lịch hấp dẫn ở tỉnh Hậu Giang góp phần công cuộc xoá đói giảm
nghèo ở địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng du lịch ở Hậu Giang trong 3 năm qua.
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình dịch vụ du
lịch ở Hậu Giang.
+ Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất kỹ thuật ở Hậu Giang.
+ Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với tài nguyên du lịch của tỉnh
Hậu Giang.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 4 SVTH: Nguyễn Văn Công
- Xây dựng mô hình du lịch homestay ở tỉnh Hậu Giang
+ Các cơ sở căn cứ để phát triển du lịch homestay
+ Đưa ra mô hình du lịch homestay cho tỉnh Hậu Giang.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định
- Giả thuyết 1 : Khách du lịch đến Hậu Giang đều rất hài lòng về các loại hình
dịch vụ du lịch nơi đây.
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp
Willingness To Pay.
- Giả thuyết 2 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
khi đi du lịch đến Hậu Giang.
ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp tính tần số
- Giả thuyết 3 : Khách du lịch đều rất hài lòng đối với tài nguyên du lịch nơi đây.
ð Giả thuyết này được kiểm định bằng phương pháp Phân tích
Cross – Tabulation
1.3.2 Câu Hỏi Nghiên Cứu
- Du khách đến Hậu Giang với mục đích gì và thời điểm họ thường đến ?
- Nơi họ đã đến và muốn đến tham quan ở Hậu Giang là nơi nào ?
- Họ thường lưu trú lại Hậu Giang vài ngày hay về trong ngày ?

2. Phạm Lê Hồng Nhung (2006). Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch
Home – Stay ở Tiền Giang, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & Quản trị kinh
doanh trường đại họcTỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở phân tích tình hình du lịch ở
Tiền Giang, các nguồn tài nguyên du lịch, các điều kiện để phục vụ cho loại hình
du lịch homestay ở Tiền Giang, tác giả còn phân tích đặc điểm và mức độ hài
lòng của du khách đối với loại hình du lịch homestay tại Tiền Giang.
3. Phạm Thị Ngọc – TPHCM – Tháng 4.2004 – Góp phần nghiên cứu định
hướng qui hoạch du lịch sinh thái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đề tài
nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên, kiểm kê, đánh giá, xếp hạng và phân loại
tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thành bảy
cụm du lịch sinh thái và một trung tâm là Thành phố Cần Thơ. Từ đó, tác giả đề
xuất qui hoạch các điểm, tuyến, cụm du lịch trên cơ sở xây dựng các sản phẩm
du lịch sinh thái đặc sắc, đa dạng, cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở địa phương mình. Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 6 SVTH: Nguyễn Văn Công

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Mô Hình Nghiên Cứu
Với các mục tiêu đề ra đề tài nghiên cứu được thiết kế theo nghiên cứu
mô tả kết hợp với nghiên cứu nhân quả.
+ Nghiên cứu mô tả : là nghiên cứu dùng để mô tả những đặc tính
và chức năng của thị trường, đánh giá hiện trạng, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh
về thị trường. Phạm vi nghiên cứu rộng, tốn nhiều thời gian.
+ Nghiên cứu nhân quả : được sử dụng để tìm ra những bằng chứng
của mối quan hệ nhân quả.
Mục đích của nghiên cứu nhân quả là :

một dạng đề cao giá trị của thiên nhiên, là những chuyến đi có ánh nắng mặt trời,
biển và cát và tất cả những hoạt động từ thể thao, tự nhiên, sức khỏe, những ngày
nghĩ cho tới những hoạt động về văn hóa hay có tính chất mạo hiểm như leo núi,
lên rừng, lội suối…Du lịch sinh thái là cầu nối giữa con người với thiên nhiên.
Trên thực tế, loại hình du lịch này đã phát triển từ những năm 1800, nhưng trong
những năm gần đây nó mới thực sự được con người quan tâm và số lượng du
khách dạng này cũng tăng lên nhanh chóng.
2.1.2.3 Khách du lịch (tourist)
Khách du lịch là khách thăm viếng (visitor), lưu trú tại một quốc gia hay
một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm tại đó với
mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị, tôn giáo, công
tác, thể thao, học tập,..
2.1.2.4 Khái niệm sản phẩm du lịch:
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch
● "Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không
đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật
chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch."
- Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các
món đồ ăn đồ uống của nhà hàng,…
-Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện thiên nhiên ở nơi nghỉ mát, chất
lượng phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hỏa, tàu thủy,
ô tô,…)
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 8 SVTH: Nguyễn Văn Công
Trong nhiều trường hợp, sản phẩm du lịch là sự kết hợp cả yếu tố hữu
hình và yếu tố vô hình.
● Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa – Tiến sĩ sử học, Ủy viên Đoàn Chủ
Tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: "Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu
dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí."
- Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông

sử dụng nó.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản
xuất ra chúng. Do đó, để thực hiện quá trình tiêu thụ sản phẩm người mua hàng
được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Đây cũng chính là lí do làm cho
sản phẩm du lịch mang tính độc quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm du
lịch này với giá của sản phẩm du lịch kia một cách tùy tiện.
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các ngành kinh doanh khác
(như hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí,…)
- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng thường trú. Do đó
phải cần đến một hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung
gian (như cơ quan và đại lí du lịch) tức là những đơn vị có khả năng ảnh hưởng
đến du khách tiềm tàng.
- Sản phẩm du lịch không thể tồn kho. Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi
hành khách trên máy bay, phòng khách sạn, chỗ ngồi của khách ăn trong nhà
hàng, vé vào cửa của các tụ điểm vui chơi, vé tàu tốc hành thì không thể tồn kho
được, bởi vì mỗi một ghế trống trên máy bay, một phòng trống trong khách sạn,
một chỗ ngồi trong nhà hàng, một vé vào cửa hay vé tàu tốc hành không bán
được chính là phần doanh thu bị mất đi.
- Trong một thời gian ngắn, không có cách nào gia tăng lượng cung cấp
sản phẩm du lịch. Lượng cung cấp này vốn dĩ cố định, ví dụ một khách sạn chỉ
có bấy nhiêu phòng và một máy bay chỉ có bấy nhiêu chỗ ngồi.
- Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kì sống ngắn. Trong
thời gian ngắn, cho dù lượng cung cấp sản phẩm là cố định nhưng nhu cầu khách thì
không, nó thay đổi nhanh chóng (ví dụ nguyên do bởi thời tiết). Đối với các cơ quan
cung ứng cũng có mùa cao điểm đông khách và cũng có mùa không có khách.
- Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành và không trung thành
với một nhãn hiệu, do đó tạo ra sự bất ổn về nhu cầu của khách.
- Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự giao động của tỷ giá tiền tệ,
tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị tại các nước có chính phủ không ổn
định hay những tình huống tương tự.

ngày của người dân miền Tây… hấp dẫn không chỉ những vị khách phương Tây
quen nếp sống hiện đại, mà cả những vị khách thành phố muốn tìm một không
gian yên ả để xả stress!.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 11 SVTH: Nguyễn Văn Công
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
- Nghiên cứu số liệu sẵn có của các sở, ban ngành có liên quan như tài liệu
thống kê của sở du lịch Tỉnh Hậu Giang, tổng cục thống kê …
- Thu thập thông tin từ cộng đồng địa phương, từ các tổ chức kinh doanh du
lịch trên địa bànTỉnh Hậu Giang, từ các bài viết trên sách báo, tạp chí, Internet ...
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khách du lịch
đến với Tỉnh Hậu Giang, cụ thể :
a) Đối tượng phỏng vấn
Lý do chọn đối tượng phỏng vấn cho đề tài là tất cả du khách đang đi du lịch
ở Tỉnh Hậu Giang không phân biệt du khách đã đi du lịch hay chưa là nhằm đánh
giá mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang và nhằm khảo
sát nhu cầu đi du lịch và ý kiến của du khách về các loại hình du lịch của Hậu
Giang. Đề tài cũng không phân biệt khách mua tour hay khách lẻ vì tiêu chí chọn
đối tượng phỏng vấn của đề tài là “số lượng khách đếnTỉnh Hậu Giang” và trong
những năm gần đây do lượng khách du lịch đến với Hậu Giang là quá ít và đa
phần là khách nội địa nên:
Đề tài được tiến hành phỏng vấn tập trung vào đối tượng là khách nội
địa đi du lịch ở Tỉnh Hậu Giang (bao gồm cả những du khách đã và đang đi du
lịch ở Tỉnh Hậu Giang ). Và đối tượng phỏng vấn đựợc phân theo khu vực địa lý,
có thể chia làm 2 nhóm khách sau :
Nhóm 1 : khách du lịch trong nước (là khách đến từ các tỉnh thành khác
trong lãnh thổ Việt Nam)

biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số
lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sử
dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: (1) Chuỗi phân tích
này cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp; (2) Cross –
Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) và (3) Phân tích
Cross – Tabulation tiến hành đơn giản. Trong đề tài này chúng ta sẽ sử dụng
phân tích Cross – Tabulation hai biến.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 13 SVTH: Nguyễn Văn Công
Tiến trình phân tích Cross – Tabulation hai biến:
Bảng phân tích Cross – Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên
(Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc
biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi
xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị
kiểm định. Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan
hệ giữa các biến.
Giả thuyết H
0
trong kiểm định có nội dung sau:
H
0
: Không có mối quan hệ giữa các biến
H
1
: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định χ
2
trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa

X
min
là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
Ÿ Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (class
boundaries)
Một cách tổng quát: giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất
của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k) sẽ
được giá trị của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn
trên của tổ cuối cùng là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Ÿ Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (frequency)
Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của
tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT
Ô này luôn luôn để
trống
Cơ hội (O)
Liệt kê những cơ hội
Đe dọa (T)
Liệt kê những nguy cơ
Điểm mạnh (S)
Liệt kê những điểm mạnh
Các chiến lược SO
Sử dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các Chiến lược ST
Vượt qua những nguy
cơ, thách thức bằng cách
tận dụng các điểm mạnh
Điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm yếu

55’ kinh độ Đông và 9
o
35’ - 10
o
00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên
là 1.607,72 km
2
. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm:
Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy.
Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện:
Thị xã Vị Thanh
Thị xã Ngã Bảy
Huyện Châu Thành
Huyện Châu Thành A
Huyện Long Mỹ
Huyện Phụng Hiệp
Huyện Vị Thủy
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 16 SVTH: Nguyễn Văn Công
3.1.1.2. Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng
Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng
có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương

tháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các
tháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm,
lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm. Tổng
lượng mưa trung bình năm là 1650mm. Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa
mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 17 SVTH: Nguyễn Văn Công
82%. Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm
trung bình lớn nhất - 86%.
* Chế độ gió
Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và Tây
- Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây Tây
Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3
gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang
hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió trung
bình 3 - 3,8m/s.
Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt
động du lịch.
THÁNG
T1 T2 T3
T4 T5
T6 T7 T8
T9 T10
T11 T12
Hậu Giang ü ü ü û û ü ü ü û û ü ü
Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Hậu Giang đến năm 2020
Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.

Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.
3.1.1.4. Thuỷ văn

Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú;
riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại
thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vật
trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le...; nhóm bò sát như trăn, rắn,
rùa...rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đối
đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi,
43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt
đầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ
và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long
Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực.
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng
và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng
bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng
nước ngọt.
Luận văn tốt nghiệp Xây dựng mô hình du lịch Homestay ở Hậu Giang
GVHD: Lê Quang Viết Trang 19 SVTH: Nguyễn Văn Công
Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều
tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại
rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều
vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo
tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
3.1.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.1.2.1. Giao thông
Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh(tỉnh
Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và
đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đường đang
xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status