Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - Pdf 25

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa lớn của
nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương cao cả cho dân tộc Việt
Nam cũng như nhân loại tiến bộ trên thế giới. Di sản tư tưởng mà Người để lại đã
từng góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Nổi bật
trong tư tưởng của Người là lòng yêu nước thương dân, yêu con người sâu sắc. Suốt
đời, Người phấn đấu, hy sinh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Tư
tưởng về con người là một trong những bộ phận quan trọng trong di sản lý luận của
Người. Trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng con người hiện nay, những tư
tưởng của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Nó gợi mở cho chúng ta nhìn nhận
mục tiêu, phương pháp xây dựng con người trong bối cảnh hiện đại, khi con người
Việt Nam được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng Chủ
nghĩa xã hội.
Vì vậy, nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp
cho mỗi chúng ta “trong sáng hơn”, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc
xây dựng những phẩm chất cần có của con người Việt Nam hiện nay.
Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cơ bản của quá trình này là phấn đấu, xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh và
bền vững; xây dựng con người Việt Nam hiện đại, mà trước hết là đội ngũ những
người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thuần thục, cần phải nhanh
chóng tạo ra một lực lượng tri thức đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra về sự phát triển xã hội, thực hiện
thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Việc xây dựng con
người mới là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển, bảo vệ đất
nước hiện tại và tương lai.
Từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn đặt ra như vậy nên tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay”.
1

tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ
sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo,
con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người
trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Vì vậy cuộc đời con người khi còn sống chỉ là
sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh
thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.
Trong Triết học phương Đông, do ảnh hưởng bởi thế giới quan duy tâm hoặc
duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản
chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng Tử cho bản chất con
người do “thiên mệnh” chi phối, quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của
con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào
năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị
nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ
được đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân
ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp.
Triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có
thể cải biến được, phải chống lại cái ác thì con người mới tốt được.
Đổng Trọng Thư - người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực
đoan quan niệm trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau.
Lão Tử - người mở đầu cho trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh ra từ
“Đạo”. Do vậy, con người cần phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không
hành động một cách giả tạo, trái với tự nhiên. Quan niệm này biều hiện tư tưởng duy
tâm chủ quan của triết học Đạo gia.
3
Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm
có pha trộn tính chất duy vật chất phác, ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và
xã hội.
1.2 Quan niệm của phương Tây về con người
Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về
con người:

Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong
triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực.
Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên, siêu vật chất, phi thể xác về bản
cht con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận
động của thế giới vật chất tạo nên. Con người và tự nhiên là thống nhất không thể
tách rời. Phoiơbắc đề cao vai trò trí tuệ của con người với tính cách là các cá thể
người.
Đó là những con người cá biệt, phong phú, đa dạng, không ai giống ai Quan
niệm này đều dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính nhằm giải
phóng cá nhân con người. Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội
trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể.
Phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác đã khái quát bản chất con người, qua
câu nói nổi tiếng: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người.
Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội”.
Về bản chất con người, triết học tư sản còn có một quan điểm cho rằng nội
dung chung nhất về bản chất con người là con người sinh vật học, hay là con người
bản năng sinh vật. Những người theo quan điểm trên đặt vấn đề: không cần quan
tâm đến tính chất đặt biệt của xã hội mà chỉ chú trọng đến yếu tố sinh vật học và tâm
lý khi giải thích sự phát triển của xã hội. Họ áp dụng một cách sơ lược những quy
luật sinh vật học vào lĩnh vực xã hội, phủ nhận những đặc điểm của quy luật xã hội.
Không thừa nhận quan điểm thuần túy sinh vật về con người, nhiều nhà tư
tưởng lớn trước Mác cũng như cùng thời hoặc sau Mác, đã đưa ra những tiêu chí
phân biệt con người và động vật. Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ
con người biết sử dụng công cụ lao động. Aristote đã gọi con người là “một động vật
có tính xã hội”. Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con
5
người và sức mạnh của con người là ở chổ con người biết suy nghĩ. Ông đưa ra hình
tượng con người chỉ là “một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ” (le Roseau

bản chất con người phải đồng thời chú ý cả hai mặt sinh vật học và xã hội.
Cái độc đáo của định nghĩa còn hàm chứa tiêu chuẩn con người khi nói đến
nghĩa hẹp, rộng và rộng nữa, tức là nói đến khả năng phát triển của con người, đơn
giản hay phong phú, trình độ cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả của ứng xử, giải
quyết các quan hệ xã hội xuất hiện đơn giản hay phức tạp, gia đình hay quốc gia
hoặc quốc tế. Con người sẽ phát triển hơn khi được giao tiếp rộng hơn, “đi một ngày
đàng, học một sàng khôn”.
Cùng dùng với thuật ngữ chữ người, gia đình, an hem, họ hàng, bầu bạn, đồng
bào nhân loại để chỉ cho “con người”, Hồ Chí Minh còn dùng các thuật ngữ khác
như: dân, dân chúng, quần chúng, sĩ, nông, công, thương, già, trẻ, gái, trai, cán bộ,
đảng viên… cũng để nói về “con người” Hồ Chí Minh dùng ít nhất (hai lần), nhưng
thông qua các thuật ngữ trên Hồ Chí Minh đề cập đầy đủ các mặt của con người.
Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải ăn, mặc, ở, đi, lại…
Đó là nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người. Con người sinh vật học và con
người xã hội (con người trí tuệ) đều có nhu cầu (bản năng) ăn, ở, đi lại.
Song, con người khác con vật ở chỗ, trong con người, ý thức thay thế bản năng,
hoặc bản năng con người là bản năng đã được ý thức. Ở con người cái bản năng đã
được cải tạo, nhưng không hề bị xóa bỏ, nó vẫn tác động tới toàn bộ đời sống của
con người. Quá trình người hóa là quá trình duy nhất diễn ra trogn sự tương tác giữa
các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội.
Thực ra, không có hai loại con người, tức con người sinh vật học và con người
xã hội, cùng sống trong xã hội loài người, mà chỉ có con người cụ thể được phát
triển từ con người cụ thể được phát triển từ con người sinh học thành người khôn và
trưởng thành, hiện tồn tại là con người có trí tuệ có ý thức.
Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, con người là bộ phận của tự nhiên, nhưng con
người không chỉ biết thích nghi với tự nhiên, mà còn chinh phục tự nhiên; không
chịu lệ thuộc vào tự nhiên, mà muốn cải tạo, làm chủ tự nhiên, không chỉ bằng lòng
với cái tự nhiên vốn có, mà còn tạo ra cái thiên nhiên thứ hai để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người. Trong hoạt động đầy sáng toaọ đó, mỗi con người cụ
7

và cũng không coi quan hệ sản xuất là duy nhất tạo thành bản chất con người.
8
Từ đó có thể thấy rằng bản chất con người cũng biến đổi cùng với sự biến đổi
của các quan hệ xã hội. Chính điều này mà Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề
cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới khi chế đọ thực dân phong kiến ở
nước ta đã bị lật đổ, khi cả một dân tộc đã bắt tay vào xây dựng một chế độ xã hội
mới dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản, thực hiện chiến lược trồng người.
1.3.2 Vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng
Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới
không gì quý bằng nhân dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ
nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân
dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra
mọi giá trị vật chất và tin thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm.
Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào
cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh đến việc nhường cơm, sẻ
áo, chở che, đùm bọc bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách
giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ
mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắn, hăng hái của dân để thực hiện con đường
cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tin thần quật cường và lực
lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và ý chí kiên quyết của nhân dân và
quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và
sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng; phải coi trọng, chăm
sóc, phát huy nhân tố con người
Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ
Chí Minh thấy yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao

phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn
đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực
lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo
đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì, sự nghiệp cách
mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được
10
với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân
dân.
Hồ Chí Minh tin ở dân còn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là người
cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho
người cộng sản. Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Trong khi giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân,
khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân;
không yêu thương nhân dân. Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên
nhân của căn bệnh nguy hiểm – bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bệnh này sẽ dẫn đến kết
quả là “hỏng việc”.
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước,
toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có
ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hộị. Nhà
nước mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh lấy công – nông – trí làm nền tảng. Từ thắng
lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp đứng ở
trung tâm của thời đại mới, đó là giai cấp công nhân. Chỉ có giai cấp công nhân với
những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chon chủ nghĩa
tư bản. Muốn vậy, giai cấp công nhân chỉ có liên minh với giai cấp nông dân và gắn
bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hung mạnh.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người
được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được
nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt
Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lcự con người.
Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có

Việt anm biết sử dụng vũ khí. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương
vẫn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớn khi
thời cơ đến; Hàng trăn triệu nhân dân châu Á một khi thức tỉnh sẽ trở thành một lực
lượng khổng lồ có thể thủ tiêu được cả chủ nghĩa đế quốc thực dân và có thể giúp đỡ
những người anh em ở phươgn Tây trogn nhiệm vụ giải phonga hoàn toàn…
Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội mới với tư cách là
chủ thể của cách mạng, chủ thể xây dựng xã hội mới trong một số luận điểm dưới
đây:
12
• Cách mạng Việt Nam muốn đi đến thắng lợi, phải có những con người tiên tiến mở
đường lôi cuốn quần chúng vào con đường cách mạng, tạo thành phong trào cách
mạng ngày càng rộng lớn.
Nhưng lực lượng của quần chúng nhân dân chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi
được thức tỉnh, được tổ chức lại, có nghĩa là được lãnh đạo bởi những con người con
người tiên tiến do chính những lực lượng ấy sản sinh ra.
Ra đời trong phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam, lại hòa
mình vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc,
từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh là người đi tìm
đường trở thành người mở ra con đường con mới cho cách mạng Việt Nam và tất cả
dẫn dắt cả dân tộc đi theo con đường đó. Điều này đã được Người nói rõ khi rời
nước Pháp vào tháng 6-1923 rằng, đã đến lúc Người phải trở về nước, đi vào quần
chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh để
giành độc lập tự do.
Nhưng công việc to lớn đó không phải chỉ riêng một người có thể làm được.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã tập hợp những người tiên tiến lúc đó để tạo nên một
lực lượng nòng cốt của cách mạng, từ đó đi vào quần chúng, đưa phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam phát triển lên một bước mới về chất, từ tự
phát đến tự giác. Đó là những con người đã được tập trong Hội Việt Nam Thanh
niên cách mạng (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội) từ 1925 trở đi và
sau đó là những người cộng sản, những người tiếp nhận chr nghĩa Mác – Lênin do

tháng 9-1926, Người lại nêu lên tiêu chuẩn của “người cách mệnh mẫu mực”. Từ
những bài nói, bài viết của Người trong thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, có thể thấy
tinh thần chủ yếu của những tiêu chuẩn ấy tập trung vào một số điều có ý nghĩa rất
cơ bản và dài lâu đối với việc xây dựng người cách mạng mẫu mực:
- Phải giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt; phải
hiểu, phải theo, phải giữ vững chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phải tiến hành cách mạng đến nơi, từ “cách mạng dân tộc” (tức cách mạng giải
phóng dân tộc) đến “cách mạng xã hội”, “cách mạng thế giới” (tức cách mạng xã hội
chủ nghĩa) để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người,
giải phóng toàn nhân loại thoát khỏi chế độ phong kiến và tư bản đế quốc.
- Phải đấu tranh cách mạng đến cùng, đặt lợi ích của Tổ quốc và dân tộc lên trên hết;
kiên trì, nhẫn nại; không sợ khó, khong sợ khổ, không sợ hy sinh.
14
- Phải lãnh đạo nhân dân giác ngộ, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn nhân dân; phải gắn
bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tinh cậy.
- Phải trong sáng về tư cách đạo đức trong cả ba mối liên hệ với mình, với người, với
công việc: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn về vật chất, xem
thường danh vị, ngôi thứ, tiền bạc; khiêm tốn ngoan hòa…
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, những nội dung trên đây đã
chính thức được chuyển thành những tiêu chuẩn của Người Đảng viên và được ghi
trong Điều lệ Đảng. Những tiêu chuẩn ấy lại được cụ thể hóa và được bổ sung, phát
triển cho phù hợp với những bước phát triển của cách mạng – từ khi chưa có chính
quyền, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó đã được thể hiện trong hàng loạt bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, đặc biệt
từ khi Đảng trở thành một Đảng cầm quyền. Đồng thời, Người cũng từng bước nêu
ra những đòi hỏi đối với con người của một nước Việt Nam độc lập, một nước Việt
Nam dân chủ mới, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những tiêu chuẩn đảng viên là những yêu cầu cao, đòi hỏi mỗi người cộng sản
phải phấn đấu để xứng đáng là thành viên cao nhất của tổ chức của giai cấp công
nhân, đại biểu trí tuệ, danh dự, lương tâm của cả dân tộc; còn những tiêu chuẩn con

Chu Văn An ngày 31-12-1958: “Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có: người xã hội chủ
nghĩa”. Từ đó khái niệm con người xã hội chủ nghĩa đã được Người nhắc đến nhiều
lần. Đến tháng 3-1961, nói chuyện với Hội nghị cán bộ lãnh đạo các cấp toàn miền
Bắc nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, Người đi đến một luận
điểm quan trọng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Người đã thay đổi, bổ sung một số từ ngữ để luận điểm về
xây dựng con người xã chủ nghĩa mang tính chuẩn xác cao hơn: “Muốn xã hội chủ
nghĩa” thành “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “phải có người xã hội chủ nghĩa”
thành “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Đối với chúng ta, luận điểm trên đây đã trở thành luận điểm kinh điển khi đề
cập đến vấn đề xây dựng con người của chủ nghĩa xã hội. Có thể hiểu luận điểm này
với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã
hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Không
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì không thể nói đến việc xây dựng con người xã hội xã
16
nghĩa, ngược lại, không có những con người xã hội chủ nghĩa thì không thể xây
dựng được chủ nghĩa xã hội. Tinh thần ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đề cập khi nói
về vấn đề xây dựng nền văn hóa mới, như đã trình bày ở trên. Tinh thần này hoàn
toàn phù hợp với quan điểm của Mác khi phê phán chủ nghĩa duy vật cũ cho rằng
“con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục”. “con người đã biến đổi
là sản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã thay đổi”, nhưng
“cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản
thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Đây chính là quan điểm biện
chứng duy vật về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và con người.
- Không phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa
rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa phải
được đặt ran gay từ đầu và phải được Đảng, Nhà nước, nhân dân, mỗi gia đình và cá
nhân đặc biệt quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

môn nghiệp vụ để làm chủ.
Người không chỉ nêu lên những tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ
nghĩa nói chung, mà còn nêu lên những tiêu chuẩn cụ thể đối với từng giới, từng
ngành như công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng,
công an, quân đội, v.v
Những tiêu chuẩn con người mới xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh xác định
xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin
về việc xây dựng con người và xã hội mới, và đặc biệt quan trọng là xuất phát từ
thực tiễn Việt Nam – đất nước, xã hội, con người, cùng với những yêu cầu của cách
mạng xã hội chủ nghĩa được tiến hành ở nước ta.
Khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa đã được sử dụng trong các Văn
kiện, Nghị quyết của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã được quán triệt vào việc
xác định những tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ nghĩa trogn suốt mấy chục
năm qua.
Đại hội IV của Đảng (năm 1976) đã nêu ra khá cụ thể: “Con người mới xã hội
chủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặc trưng nỗi bật là: làm chủ tập
thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. Đó cũng là sự
kết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun
đúc qua bốn nghìn năm lịch sử”.
Trong Văn kiện này, những tiêu chuẩn con người mới xã hội chủ nghĩa đã được
xác định về nhiều mặt: tư tưởng, tình cảm, trí thức, năng lực lao động, tình đoàn kết
18
thương yêu nhau; lấy việc xây dựng cuộc sống tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi
người làm lý tưởng cao đẹp, làm hạnh phúc của mình.
Tiêu chuẩn con người mới còn đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm đầy đủ và
tình yêu chân thật trong quan hệ vợ chồng, có trách nhiệm cao đối với việc xây dựng
con cái thành những con người mới.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội VII của Đảng (1991) cũng nhấn mạnh:
“Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia

hội. Tiếp đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư( khóa VII) đã nâng tầm
nhận thức của Đảng ta lên cao hơn về vai trò của con người. Sự phát triển con người
được xem như là nhân tố quyết định mọi sự phát triển - phát triển xã hội, phát triển
kinh tế, phát triển văn hóa Trong các quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Đảng ta đã đúc kết và khẳng định “lấy việc phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.Khẳng định này, một
lần nữa, đã được Đảng ta nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
“Đổi mới" là một quá trình cải biến cách mạng. Đặc điểm cơ bản của quá trình
này là chủ thể của nó phải thay đổi chính bản thân mình, xóa bỏ những lực cản trong
xã hội và trong mỗi con người. Thực tiễn chứng minh, không phải bộ máy, cũng
không phải khâu nào khác trong hệ thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà
chính là con người với phẩm chất và năng lực nhất định quyết định sức mạnh của
đổi mới.
Chặng đường đổi mới vừa là một giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
sự phát triển đất nước. Đảng ta khẳng định: “Đến nay, thế và lực của đất nước ta đã
có sự biến đổi rõ rệt về chất. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội
nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã
tạo ra tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp
20
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau hơn 25 năm đổi mới thì trong xây dựng con người
có những thay những thay đổi tích cực:
Về một số thành tựu cơ bản: nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ
tăng GDP hàng năm trong thời kỳ 2011-2013 là 5,6%. Lạm phát bị đẩy lùi từ
77,4%(1986) xuống còn 12,7% (1995) đến năm 2011 xuống còn khoảng 6%. Sự
chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường đã giải phóng sức sản xuất. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tiếp cận với
công nghệ sản xuất tiên tiến của nhiểu nước trên thế giới. Đại bộ phận nhân dân có
đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn
hóa khá hơn trước. Ở đây, người lao động đã được giải phóng từng bước khỏi sự
ràng buộc của cơ chế cũ, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo

những dây chuyền công nghệ, giải pháp kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao
Tuy nhiên, sự phát triển về mặt trí tuệ của con người Việt Nam hiện nay cũng đặt
ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: trí lực con người đã có bước phát triển, song
không đều và chất lượng chưa cao, mức chênh lệch về trình độ học vấn giữa thành
thị và nông thôn ngày càng lớn, cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học nhân văn, số
người thật sự có năng lực về trí tuệ, đủ sức đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn .
Đến nay, cả nước chưa phổ cập xong trình độ tiểu học. Độ vênh giữa khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội-nhân văn khá lớn trong mỗi con người, nhất là tầng lớp trẻ
do sớm học lệch, học tủ, học để đi thi; do nội dung, phương thức đào tạo chưa phù
hợp, thiếu đồng bộ. Điều đó đã hạn chế sự phát triển về năng lực trí tuệ con người
Việt Nam, nhất là thanh niên.
Nhìn chung, sau những năm đổi mới, sự đầu tư của Nhà nước vào giáo dục - đào
tạo, vào chính sách xã hội ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh về việc làm trong nền
kinh tế thị trường ngày càng căng thẳng, xã hội ngày càng đánh giá cao giá trị của
lao động trí tuệ, sự vươn lên của cá nhân để chiếm lĩnh tri thức tiên tiến. Tất cả
những điều đó là những yếu tố tạo nên trí lực của con người Việt Nam, làm cho trí
22
lực được phát triển ở mức độ nhất định. Đó là con người năng động, nhạy bén, nắm
bắt những cái mới, có nhiều cách làm sáng tạo để giải quyết các vấn đề đặt ra; dám
nghĩ , dám làm, dám chịu trách nhiệm, ngày càng trưởng thành trong các lĩnh vực
kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, xã hội.
Về tư tưởng, đạo đức cách mạng, lý tưởng và đạo đức cách mạng là vấn đề vô
cùng quan trọng, không thể thiếu trong nhân cách của con người Việt Nam hiện
nay.Thành tựu lớn lao trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng con người Việt
Nam là chúng ta đã từng bước tạo lập, xây dựng những con người có lý tưởng cách
mạng, đạo đức trong sáng, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng.
Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế- xã hội đã tác động mạnh mẽ
đến nhận thức và hành động của con người Việt Nam, ảnh hưởng đến lý tưởng và
hành vi đạo đức của họ. Các kết quả điều tra, nghiên cứu xã hội những năm qua cho
thấy, cùng với quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu với con người, thang

thuận lợi căn bản để chúng ta thực hiện chương trình văn hóa trong toàn xã hội đối
với các thế hệ con người Việt Nam hiện nay và mai sau.
Thứ tư, con người Việt Nam vẫn giữ nguyên truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo và sự hình thành, phát triển các giá trị mới của văn hóa và con người đã
chứng minh sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ năm, trong công cuộc đổi mới, mô hình gia đình truyền thống đang có
những biến đổi lớn, phức tạp do sự tác động của kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường,
do những biến đổi của xã hội đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội…Tuy vậy, những giá
trị tinh thần, đạo lý của truyền thống vẫn được giữ vững, có ảnh hưởng tích cực
trong đời sống xã hội Việt Nam, vẫn là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định và
phát triển bền vững của xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm thì con người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn
chế, vấp phải những thiếu sót sau đây:
Thứ nhất, việc đào tạo, giáo dục và phát triển con người vẫn chưa theo kịp với
đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.
24
- Thứ hai, mục tiêu đề ra không chỉ thiếu căn cứ khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn
và hơn nữa, chưa được bảo đảm bằng những chính sách, thiết chế, giải pháp tương
ứng vì vậy Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn về chất lượng nguồn nhân lực,
nhất là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao cho nền kinh tế.
- Thứ ba, tỉ lệ lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề còn thấp, kỷ luật,
tác phong, kỹ năng…còn yếu.
- Thứ tư, Thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề giải quyết việc làm đầy đủ cho
người lao động.
Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người ở
Việt Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nước ta còn nghèo, việc đảm bảo những điều kiện cho con người
phát triển toàn diện còn hạn chế.
Thứ hai, hậu quả do chiến tranh để lại còn rất nặng nề.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status