Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.Hồ Chí Minh - Pdf 25



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ĐỨC MINH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HCM, 2013

Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- §HQG Hµ Néi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Hữu Phƣớc
Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Học
Phản biện 2: TS. Đào Thanh Trƣờng

Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại phòng
D202 Trƣờng Đại học KHXH&NV Tp. HCM 10 giờ 00 ngày 05 tháng 12 năm
2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung t©m th- viÖn §¹i häc Quèc gia Hµ Néi MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 10
4. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Mẫu khảo sát 11

1.6. Vấn đề định mức lao động và định mức NCKH của GV 29
Tiểu kết chƣơng 1 30
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN
TẠI TRƢỜNG ĐH HỒNG BÀNG TP. HCM 31
2.1. Khái quát về Đại học Hồng Bàng TP. HCM 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường 31
2.1.2. Sứ mệnh và mục tiêu phát triển trường 32
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trường 33
2.1.4. Các hoạt động chính của trường 34
2.2. Thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên Đại học Hồng Bàng TP. HCM 36
2.2.1. Về quan điểm và tổ chức quản lý công tác NCKH 36
2.2.2. Về nguồn nhân lực 39
2.2.3. Về nguồn cơ sở vật chất 42
2.2.4. Về cơ sở làm việc học tập giảng dạy, nghiên cứu 44

2.2.5. Về nguồn lực về tài chính và các trang thiết bị khác 45
2.2.6. Về những kết quả hoạt động NCKH chính đạt được 47
2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng NCKH của giảng viên 56
2.2.8. Các minh chứng sử dụng đánh giá đề tài NCKH 57
2.2.9. Nguồn cung cấp các minh chứng sử dụng để đánh giá hoạt động NCKH của
giảng 57
2.2.10. Quy trình đánh giá 57
2.2.11. Đánh giá chung: 58
Tiểu kết chƣơng 2 60
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN THEO
HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NCKH KẾT HỢP VỚI GIẢNG DẠY NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG TP.
HCM 62
3.1. Nguyên tắc đề xuất các tiêu chí và quy trình đánh giá hoạt động NCKH của giảng
viên trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM 62

Trƣớc hết, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu , quý
Thầy/Cô Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia
Hà Nội; Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia
TP. HCM, đã tham gia giảng dạy và trang bị kiến thức cho tôi. Chân thành
ghi ơn quý Thầy/Cô đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ
một cách hoàn chỉnh.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Tiến sĩ Lê Hữu Phƣớc,
Phó hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM
ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành
luận văn này. Xin gởi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã
dành cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà Trƣờng , quý thầy cô, các đồng
nghiệp của Trƣờng Đại học Hồng Bàng TP.HCM đã hỗ trợ cho việc cung cấp
tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị trong lớp cao
học quản lý KH&CN Khóa 4, TP.HCM, các đồng nghiệp, các bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Trân trọng cảm ơn!
Giáo dục và Đào tạo
10
GS. TS
Giáo sƣ Tiến sĩ
11
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
12
NC
Nghiên cứu
13
NCKH
Nghiên cứu khoa học
14
NCS
Nghiên cứu sinh
15
PGS. TS
Phó Giáo sƣ Tiến sĩ
16
QLGD
Quản lý giáo dục
17
SV
Sinh viên
18
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
19
XHCN

Bảng 2.8
Động cơ tham gia NCKH của GV ĐH Hồng Bàng
48
Bảng 2.9
Các yếu tố ảnh hƣởng hoạt động NCKH của GV ĐHHB
51
Bảng 2.10
Nguyên nhân giảng viên chƣa tích cực tham gia NCKH
52
Bảng 2.11
Thống kê số lƣợng giảng viên tham gia hƣớng dẫn khoá luận,
luận văn, luận án
55
Bảng 2.12
Đánh giá mức độ hoạt động NCKH của giảng viên
56
Bảng 3.1
Tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên
71
Bảng 3.2
Bảng quy định về thời gian cụ thể cho hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên
72
Bảng 3.3
Bảng quy đổi các hoạt động khoa học thành giờ chuẩn giảng
dạy
72
Bảng 3.4
Quy trình nghiên cứu khoa học
76

Nhận thức của CBQL, giảng viên về mục đích NCKH
50 6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trƣờng Đại học Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập
năm 1997, tiêu chí xây dựng và phát triển nhà trƣờng là “Khoa học - Phát
triển - Đạo đức”. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhà trƣờng đến
nay, so với nhiều trƣờng đại học cao đẳng dân lập hoặc tƣ thục khác trƣờng
Đại học Hồng Bàng phát triển tƣơng đối bền vững. Trong những năm qua
trƣờng không ngừng cải tiến phƣơng pháp giảng dạy nâng cao chất lƣợng đào
tạo, nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng
viên. Hằng năm, nhà trƣờng cũng đã chú trọng bồi dƣỡng phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên nhƣ: Mở lớp
bồi dƣỡng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học (NCKH), nâng mức kinh phí,
có chế độ khen thƣởng thích hợp, mời các giáo sƣ nƣớc ngoài về bồi dƣỡng
chuyên đề khoa học… Những hoạt động tích cực trên đã làm chuyển biến
hoạt động NCKH trong nhà trƣờng một cách đáng kể, trình độ giảng viên,
chất lƣợng đào tạo cũng nâng lên thấy rõ.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và đặc biệt là ứng
dụng các đề tài NCKH vào trong công tác giảng dạy còn khiêm tốn so với yêu
cầu dạy và học cũng nhƣ phục vụ nhu cầu thực tiễn về sự phát triển chất
lƣợng giáo dục. Một bộ phận giảng viên chƣa coi trọng, chƣa mặn mà với
hoạt động NCKH, chất lƣợng đề tài còn thấp, việc xã hội hóa các đề tài chƣa
cao, khả năng ứng dụng của một số đề tài NCKH còn nhiều hạn chế, v.v…
Để góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH tại đơn vị công tác ngày một
phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng hơn, đây cũng là vấn đề đang đƣợc lãnh

nhằm tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học của Đại học Sƣ phạm thuộc
ĐHQG Hà Nội.
Trong năm 2000, tác giả Lê Yên Dung với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học”. Mã số: 9.01. Đề tài đề
cập đến nhà nƣớc cần cấp kinh phí thích đáng cho hoạt động NC cơ bản ở
trƣờng đại học, xây dựng định hƣớng nghiên cứu NC cơ bản, chính sách mở
rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động NCKH, tổ chức tốt hệ thống thông tin
khoa học & công nghệ.

8

Năm 2001, Bùi Thị Kim Phƣợng có đề tài “Thực trạng và biện pháp
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường
CĐSP Ninh Bình”. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý nhiệm vụ
hoạt động NCKH hàng năm của GV mà không đề cập đến những nội dung
khác của hoạt động KH&CN nhƣ các hoạt động dịch vụ KH&CN, hoạt động
chuyển giao công nghệ. Hoạt động NCKH của những ngƣời đi học nâng cao
trình độ ở cơ sở khác (học Cao học, làm Nghiên cứu sinh ) hay việc tham gia
NCKH của các đối tƣợng khác nhƣ sinh viên, cán bộ quản lý, chuyên viên
trong nhà trƣờng vv…cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện
pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại
học sư phạm”. Trần Thanh Bình (2005): “Các biện pháp quản lý hoạt động
NCKH của đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định”. Một
số nghiên cứu về vai trò NCKH trong trƣờng đại học nhƣ nghiên cứu của
Nguyễn Thúy Nga (2005) với đề tài “Nghiên cứu khoa học trong giảng viên
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”. Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát
ý kiến của giảng viên về các vấn đề liên quan đến NCKH.
Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên
ngành QLGD với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học, Số 68, 2011.tr. 67-78.
Nguyễn Chí Phƣơng với đề tài:” Nâng cao năng lực tổ chức nghiên cứu
khoa học của trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh” (năm 2011) tác
giả tìm hiểu và phát hiện những yếu tố tích cực, nhất là những yếu tố bất cập,
những vấn đề cần giải quyết trong việc tổ chức NCKH ở Trƣờng Đại học Mở
Tp.HCM giai đoạn 2006 - 2010 và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tổ chức NCKH của Trƣờng…
Nhìn chung, các tác giả đã đóng góp lý luận và hƣớng giải quyết nhiều
vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở các trƣờng ĐH,
CĐ. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao
chất lƣợng dạy học, đào tạo trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, mỗi công trình hoặc
chỉ giải quyết một vài vấn đề riêng lẻ, hoặc chỉ gắn với một nhà trƣờng trong
một giai đoạn lịch sử ngắn với những hoàn cảnh chính trị, kinh tế xã hội nhất
thời. Nhiều công trình lại mang tầm bao quát lớn với những lý luận và kiến

10

giải quá chung chung, khó vận dụng vào thực tiễn cụ thể. Trong bối cảnh hiện
nay giáo dục nói chung, công tác quản lý giáo dục nói riêng đang đứng trƣớc
những yêu cầu mới cao hơn. Điều đó đòi hỏi hoạt động NCKH, nhất là khoa
học về quản lý giáo dục phải đƣợc đổi mới mạnh mẽ. Cần phải có những
nghiên cứu mới thích ứng và có giá trị thực tiễn cao.
Đề tài “Phát triển nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM” xây dựng khung tiêu chí đánh giá
giảng viên kết hợp hoạt động NCKH với giảng dạy một cách cụ thể, phù hợp,
góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, khuyến khích, thúc đẩy giảng viên tích
cực tham gia nghiên cứu khoa học xây dựng nhà trƣờng ngày một lớn mạnh.
Mặc dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhƣng tác giả mạnh dạn đƣa ra khung tiêu
chí với các biện pháp có tính chất cải tiến mạnh mẽ thực trạng của hoạt động
NCKH vốn còn nhiều bất cập hiện nay ở trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM.

nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo tại trƣờng Đại học Hồng Bàng TP. HCM?
• Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
1. Giảng viên tham gia NCKH nhƣ thế nào?
2. Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến giảng viên Trƣờng Đại học Hồng
bàng TP.HCM thực hiện NCKH?
3. Làm cách nào để phát triển NCKH và gắn kết NCKH với giảng dạy
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, công tác NCKH ở trƣờng ĐH Hồng Bàng TP.HCM còn
nhiều hạn chế bất cập, thiếu sự đầu tƣ nguồn lực đúng mức và thiếu các biện
pháp quản lý đồng bộ, đặc biệt chƣa xây dựng khung tiêu chí đánh giá GV
nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động tích cực NCKH trong GV, nên kết quả
NCKH của nhà trƣờng chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.
Xây dựng khung tiêu chí đánh giá GV nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt
động NCKH trong GV trên cơ sở kế thừa những điểm mạnh, khắc phục
những hạn chế của các biện pháp cũ; đồng thời thực hiện đầy đủ và đồng bộ
khung tiêu chí, đặc biệt là khung tiêu chí đánh giá GV, hoạt động NCKH của
nhà Trƣờng sẽ đƣợc đẩy mạnh đạt hiệu quả, chất lƣợng cao hơn.

12

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của GV ĐH Hồng Bàng, tác
giả đã phối hợp các phƣơng pháp:
1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp gồm tài liệu liên quan đến
hoat động NCKH tại trƣờng trong thời gian qua nhƣ: nguồn tƣ liệu, số liệu
sẵn có về thực trạng công tác NCKH, báo cáo tổng kết thƣờng niên, khen
thƣởng cuối năm, báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lƣợng, …
2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng
phiếu điều tra với 150 giảng viên và 50 cán bộ quản lý gồm cán bộ tham gia

Chƣơng 2. Phân tích thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên
trƣờng ĐH Hồng Bàng TP. HCM.
Chƣơng 3. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá giảng viên theo hƣớng
phát triển hoạt động NCKH kết hợp với giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo tại trƣờng ĐH Hồng Bàng TP. HCM. 14

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KẾT HỢP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng các ý tƣởng, nguyên lý và
phƣơng pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay
dự báo về các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan.[26]
NCKH là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm.
Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt đƣợc từ các thí nghiệm
NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên
và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật mới cao hơn,
giá trị hơn. [25; 32]
NCKH học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật (tự nhiên, xã
hội, con ngƣời), nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo các
giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sử dụng.
NCKH là một hoạt động xã hội, với chức năng tìm kiếm những điều mà khoa
học chƣa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học
về thế giới; hoặc là sáng tạo phƣơng pháp mới và phƣơng tiện kỹ thuật mới để
cải tạo thế giới [38].
Theo GS.TS Dƣơng Thiệu Tống: “NCKH là một hoạt động có hệ thống

môn học, xây dựng hệ thống tài liệu học tập: giáo trình, tài liệu tham khảo, …
nhằm đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo. Thông qua
NCKH để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu của đội ngũ
GV và các nhà NC của nhà trƣờng, từ đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu
nâng cao chất lƣợng đào tạo phù hợp nhu cầu xã hội. Mặc khác, qua NCKH
nhà trƣờng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn kinh
tế - xã hội đặt ra trong công cuộc đổi mới và hội nhập toàn cầu.[1; 2]
Nghiên cứu khoa học trong giáo dục nhằm:[29; 27]
- Góp phần xây dựng hệ thống lý luận của khoa học giáo dục;
- Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lƣợng giáo dục và đào tạo;

16

- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho ngƣời
nghiên cứu khoa học;
- Góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách giáo dục
1.1.3. Nguồn nhân lực NCKH trong trường đại học
Trong khuôn khổ của Luận văn này, khi nghiên cứu nguồn nhân lực
nghiên cứu khoa học trong trƣờng đại học tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên
cứu đối với các đối tƣợng là lực lƣợng nghiên cứu chuyên nghiệp; lực lƣợng
vừa nghiên cứu vừa tham gia giảng dạy - đào tạo, và lực lƣợng vừa nghiên
cứu vừa quản lý trong nhà trƣờng.
Giảng viên là ngƣời trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy và đào tạo,
và là nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy.
Trong hệ thống tổ chức của một trƣờng đại học, bên cạnh giảng viên – lực
lƣợng chủ yếu của trƣờng còn có cán bộ quản lý, chuyên viên trong các phòng
ban kiêm nhiệm giảng dạy và tập sự. Giảng viên Đại học – Cao đẳng phải
thực hiện những nhiệm vụ chính là giảng dạy đại học, bồi dƣỡng sau đại học,
hƣớng dẫn NCKH, hƣớng dẫn thực tập tốt nghiệp; bồi dƣỡng nghiệp vụ
chuyên môn; tham gia công tác quản lý của trƣờng; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

động khoa học & công nghệ.
Giáo sƣ - GV cao cấp có nhiệm vụ giảng dạy đại học, bồi dƣỡng sau
đại học, hƣớng dẫn nghiên cứu sinh, bồi dƣỡng cán bộ giảng dạy về nghiệp vụ
và chuyên môn, nghiên cứu thực nghiệm khoa học, chủ trì các đề tài cấp Nhà
Nƣớc và cấp Bộ quản lý, chủ trì biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, sách
tham khảo, nghiên cứu, báo cáo khoa học
- Giảng viên kiêm chức: GV đƣợc bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo
hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể có nghĩa vụ tham gia
giảng dạy. GV kiêm chức vụ có nhiệm vu nhƣ GV, GV chính nhƣng chỉ dành
một phần thời gian công tác cho giảng dạy còn lại là thời gian chủ yếu (từ
70% trở lên) dành cho một nhiệm vụ đƣợc giao nào đó của nhà trƣờng nhƣ
quản lý ở các phòng, ban, khoa, …trong trƣờng.
- Giảng viên thỉnh giảng: là cán bộ, chuyên viên, GV ở các cơ
quan khác, cán bộ nghỉ hƣu, doanh nghiêp hoặc diện tự do đƣợc nhà trƣờng
mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá học ngắn hạn, môn học,
thƣờng đƣợc ký các hợp đồng thời vụ, ngắn hạn.

18

 Phân loại giảng viên theo học vị
- Học vị Cử nhân: là một học vị dành cho những ngƣời đã tốt
nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân
văn, sƣ phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử nhân
luật ). Thời gian đào tạo của chƣơng trình đào tạo cử nhân thƣờng là 4 năm.
Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành kỹ thuật đƣợc cấp
bằng kỹ sƣ; ngành kiến trúc đƣợc cấp “bằng kiến trúc sƣ”; ngành y đƣợc cấp
“bằng bác sĩ” hoặc “bằng cử nhân”; ngành dƣợc cấp “bằng dƣợc sĩ” hoặc
“bằng cử nhân”.
- Học vị Thạc sĩ: Những ngƣời có trình độ thạc sĩ là những ngƣời
có trình độ chuyên ngành vững chắc, nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về

1.2.1. Hoạt động NCKH với bản thân trường đại học
Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ
“Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học ở các
trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội”. Trong những năm gần đây, nhà nƣớc chú ý đến
việc nâng nền giáo dục đại học nƣớc ta lên tầm khu vực hay thế giới và chủ
trƣơng xây dựng một số trƣờng đại học “đẳng cấp quốc tế”. Cụ thể trong dự
thảo lần thứ 12 của Chiến lƣợc Phát triển Giáo dục giai đoạn 2009 – 2020 nêu
rằng phấn đấu để có ít nhất 5 trƣờng đại học Việt Nam đƣợc xếp hạng trong
top 100 trƣờng đại học đầu của Đông Nam Á và 2 trƣờng đại học nằm trong
top 200 trƣờng đại học nổi tiếng thế giới. [30; 38]
Bên cạnh hoạt động dạy và học, NCKH là một trong hai nhiệm vụ quan
trọng của trƣờng đại học, đồng thời cũng là động lực cơ bản góp phần đảm
bảo, nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
Trƣờng đại học Concordia (Canada) quy định giảng viên 50% thời gian
nghiên cứu, 50% thời gian dạy học. Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng
vào giảng dạy. Trƣờng đại học Melbourne (Australia) là trƣờng có bề dày lịch
sử. Trƣờng đào tạo với chất lƣợng cao, NCKH đạt trình độ tiên tiến, nhiều đề
tài NCKH, dự án giáo dục mang tính quốc tế, hỗ trợ cho các nƣớc đang phát

20

triển. Hàng năm, trong sổ “Danh dự” của trƣờng có danh sách các giảng viên
đạt thành tích trong giảng dạy và NCKH. Trong số đó ngoài các giáo sƣ danh
tiếng có cả giảng viên trẻ. Số giảng viên trong danh sách đƣợc bình chọn rất
kỹ càng. Công trình khoa học của họ phải đƣợc nhiều ngƣời biết đến, có tính
ứng dụng thiết thực, đem lại lợi ích và uy tín cho trƣờng. [30]
1.2.2. Hoạt động NCKH với xã hội
Hiện nay ở các trƣờng đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên

ngƣời giảng viên phải NCKH; mặt khác, trong quy định đã định mức số giờ
NCKH của ngƣời giảng viên tại điều 9. Vì vậy, công tác giảng dạy không thể
tách rời khỏi công tác NCKH và các hoạt động khác.
1.2.3. NCKH góp phần xây dựng hệ thống lý luận của KHGD
Khoa học giáo dục là một bộ phân của hệ thống các khoa học nghiên
cứu về con ngƣời, bao gồm: giáo dục học, tâm lý học sƣ phạm, lý luận dạy
học, phƣơng pháp giảng dạy bộ môn KHGD có mối quan hệ với các khoa
học khác nhƣ triết học, xã hội học, dân số học, kinh tế học, quản lý học
NCKH góp phần giải quyết những vấn đề cốt lõi về quy luật hình thành
nhân cách con ngƣời Việt Nam, làm phong phú thêm cơ sở lí luận và đề xuất
các giải pháp phù hợp cho các mặt GD, đặc biệt là đức dục, trí dục đối với
mọi đối tƣợng từ mầm non đến phổ thông, chuyên nghiệp, dạy nghề, phù hợp
với tính đa dạng và trình độ phát triển của các vùng, miền trong cả nƣớc.
1.2.4. NCKH góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng GD&ĐT
Nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động cơ bản của giảng
viên ở trƣờng đại học. Nó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, chuyển giao
thành tựu khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào thực tế đời sống, là chìa khóa để
nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Những nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục và giảng viên có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học giáo dục và nâng cao công tác quản lý, giảng dạy gớp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.[37]
Nếu hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả sẽ phục vụ tốt cho việc
dạy học và đáp ứng nhu cầu thực tiễn; cụ thể là: phục vụ tốt cho việc đổi mới
mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giảng dạy; phát huy tƣ duy sáng tạo, năng
lực tự học, tự làm việc của sinh viên, cung cấp các luận cứ khoa học về lý

22

luận chính trị, pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy của Nhà trƣờng; đáp ứng

Trích đoạn NCKH góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho người nghiên Quan điểm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành về tổ chức hoạt động NCKH Hoạt động NCK Hở trường đại học nước ta Tổ chức NCKH đại học ở Singapore Quá trình hình thành và phát triển trường
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status