Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUAN NIỆM CỦA C. MÁC VỀ THA HOÁ VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CON
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Hồ Sĩ Quý
2. TS Nguyễn Anh Tuấn

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1. Trong thế kỷ XX, nhờ tận dụng được những ảnh hưởng của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ và lợi dụng được những lợi thế trong tương quan
với hệ thống xã hội chủ nghĩa mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi
to lớn và không kém phần bất ngờ. Thế giới tư bản chủ nghĩa đã tạo ra điều kiện
góp phần phát triển xã hội và giải quyết các mâu thuẫn vốn có của nó. Sự phát
triển mới của chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện ý kiến cho rằng, liệu xã hội tư
bản chủ nghĩa có phải là xã hội làm tha hoá con người hay chính những điều kiện
vật chất trong xã hội tư bản hiện đại lại giúp cho con người được tự do phát triển
hơn.
Trong khi đó, sau hơn 70 năm tồn tại, phát triển, bên cạnh những thành
tựu đạt được, chủ nghĩa xã hội lại bộc lộ những mặt trái với mong đợi và trái
với mô hình lý thuyết của Mác. Một trong những mặt trái đó là sự tồn tại của
hiện tượng tha hoá. Tha hoá không chỉ là sản phẩm tàn dư của xã hội cũ, mà
còn là những hiện tượng nảy sinh từ cơ sở kinh tế – xã hội ngay trong lòng xã
hội mới. Chính sự quan liêu, yếu kém của bộ máy nhà nước là một trong
những nguyên nhân tạo ra tha hoá, cuối cùng dẫn đến sự khủng hoảng của cả
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Vấn đề là ở chỗ, học thuyết Mác về xã hội nói chung, quan niệm của
Mác về tha hoá nói riêng đúng hay không đúng và có giá trị như thế nào trong
điều kiện hiện tại. Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, việc trở lại
nghiên cứu một cách có hệ thống quan niệm của các nhà kinh điển mácxít về
vấn đề tha hoá là một yêu cầu bức thiết hiện nay. Điều đó, một mặt góp phần
làm rõ giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của học thuyết Mác trong bối cảnh
lịch sử hiện nay, mặt khác góp phần lý giải tính khách quan của con đường

3
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn “Quan niệm của C. Mác
về tha hoá và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay”
làm đề tài nghiên cứu của luận án này.
2. Tình hình nghiên cứu
Tha hoá là vấn đề được nhiều học giả trong giới nghiên cứu triết học
quan tâm. Ngay từ rất sớm, đầu những năm 20 (thế kỷ XX), những công trình
nghiên cứu về tha hoá đã xuất hiện. Năm 1923, trong công trình nghiên cứu
của G. Lucátsơ (Georg Lukacs): “Vật hoá và ý thức của giai cấp vô sản”
(Reification and the Consciousness of Proletariat), quan niệm về tha hoá đã
được nghiên cứu. Trong tác phẩm này Lucátsơ đưa ra quan niệm về “vật
hoá”, về ý thức của giai cấp công nhân đối với tha hoá và đấu tranh chống tha
hoá. Theo Lucátsơ thì vật hoá là sự tha hoá của lao động phát triển sang bản
thân ý thức khiến cho quan hệ giữa người với người chuyển sang quan hệ
giữa vật và vật, làm cho giai cấp công nhân không thể đứng lên chống lại tha
hoá. Ông cho rằng vật hoá chỉ là một loại ý thức giả, chỉ cần vạch trần ý thức
giả này ở góc độ lý luận thì có thể làm thức tỉnh được giai cấp công nhân có ý
thức về sứ mệnh lịch sử của mình.
Tiếp sau là loạt các công trình nghiên cứu quan niệm của Hêghen và
Mác về tha hoá: “Hêghen trẻ” (The Young Hegel) (1938) của Lucátsơ; “Sự
vật hoá con người và bái vật giáo hàng hoá” (Reification of People and the
Fetishism of commodities) (1943); “Lý thuyết tha hoá: Sự tiếp tục của Mác từ
Hêghen” (The Theory of alienation: Marxs debt to Hegel) của Raya
Dunayevskaya…
Vào cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà
“Mác học” phương Tây và một số người theo “chủ nghĩa Mác phương Tây”
lại dấy lên việc nghiên cứu quan niệm của Mác về tha hoá và vấn đề tha hoá
trong chủ nghĩa xã hội. Mục đích của họ là: thứ nhất, muốn đồng nhất triết

4

hạn, không mang lại cho con người hạnh phúc đích thực, biến những người
vừa có nhu cầu vật chất, vừa có nhu cầu tinh thần thành những con người một
chiều, hoàn toàn bị dục vọng vật chất chi phối. Điều tai hại là những thành
tựu vật chất của chủ nghĩa tư bản làm cho con người lầm tưởng rằng hiện thực
hiện hữu là xã hội tốt đẹp nhất cho mọi người, từ đó mà tự giác giúp cho chế
độ tư bản vận hành một cách có hiệu quả. Trong xã hội hiện đại con người
không tự giác nhận thấy cảnh ngộ tha hoá của mình, ảo giác tự chủ cá nhân đã
đánh lừa họ, khiến họ không nhận ra bản chất đích thực là cuộc sống của họ
bị thao túng. Chính điều đó làm cho con người tự giác từ bỏ nhu cầu giải phóng
khỏi mọi sự tha hoá, mọi sự thao túng.
Một mặt khẳng định quan niệm của Mác về tha hoá trong xã hội tư bản
chủ nghĩa vẫn đúng trong xã hội hiện đại, nhưng mặt khác trường phái
Phranphuốc cũng phủ nhận quan niệm của Mác về vai trò chủ thể lịch sử của
giai cấp vô sản. Họ đi tìm chủ thể của cách mạng từ bên ngoài xã hội. Đó là
những người ở thế giới thứ ba và những người thuộc “phái tả mới” trong xã
hội công nghiệp hiện đại mà thành viên chủ yếu là những người lang thang,
tầng lớp thanh niên trí thức và sinh viên.
Giới lý luận của các Đảng Cộng sản Pháp và Anh, cũng đưa ra những
nghiên cứu về vấn đề tha hoá trong quan niệm của Mác cũng như về vấn đề tha
hoá trong chủ nghĩa xã hội. Theo đó hình thành hai loại ý kiến khác nhau về vấn
đề tha hoá trong học thuyết Mác. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, “tha hoá” là
quan niệm trọng tâm của triết học, là một trong những chủ đề vĩnh cửu của triết
học, là “chất men trong tư tưởng của Mác”. Loại ý kiến thứ hai, phản đối ý kiến
trên và cho rằng không phải tư tưởng của Mác về tha hoá có vị trí như vậy.
Về vấn đề tha hoá trong chủ nghĩa xã hội cũng có hai loại quan điểm:
một loại quan điểm cho rằng đến chủ nghĩa xã hội đã có thể khắc phục được

6
tha hoá; một loại khác cho rằng, chỉ đến chủ nghĩa cộng sản thì tha hoá mới
được xoá bỏ.

phẩm “Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844”. Qua phân tích vấn đề lao động
bị tha hoá, tác giả Trương Hải Cường có đề cập đến quan niệm của Mác về
vấn đề tha hoá tôn giáo.
Gần đây nhất, tác giả Phạm Văn Chung đã xuất bản tác phẩm “Triết
học Mác về lịch sử”, Nxb. CTQG, HN, 2006. Đây là công trình nghiên cứu
của tác giả về sự hình thành, phát triển quan niệm triết học Mác về lịch sử qua
các tác phẩm của Mác và Ăngghen. Khi phân tích quan niệm của Mác về lao
động sản xuất trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, tác giả
có phân tích quan niệm về lao động bị tha hoá của Mác, nhưng những nghiên
cứu của tác giả này có định hướng rõ nét là hướng đến quan niệm triết học về
lịch sử của Mác chứ không đặt ra việc nghiên cứu quan niệm tha hoá của Mác
như một mục đích riêng.
Gần đây có bài viết của tác giả Trung Quốc Ngụy Tiểu Bình: Mối
quan hệ giữa sở hữu tư nhân và hiện tượng tha hoá, Tạp chí Triết học, số
2, năm 2008, tr.53- tr.60. Bài viết góp phần làm rõ mối quan hệ giữa sở
hữu tư nhân và hiện tượng tha hoá, trên cơ sở phân biệt các khái niệm: tha
hoá ngoại sinh và tha hoá nội sinh. Tuy nhiên, quan điểm về hai dạng tha
hoá trên được cắt nghĩa từ góc nhìn chủ quan của tác giả, còn cần một sự
tranh luận thêm.
Những công trình nghiên cứu trên đây đề cập trực tiếp đến quan niệm
tha hoá của Mác nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào quan niệm của ông trong tác
phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”. Những nghiên cứu tổng quan
nhất về quan niệm tha hoá của Mác được tác giả Nguyễn Anh Tuấn phân tích,

8
tuy nhiên việc đi sâu phân tích bản chất và biểu hiện của những hình thức tha
hoá, chỉ ra lôgíc nội tại của chúng chưa được tác giả lưu tâm nhiều, vì vậy đây
là khía cạnh cần tiếp tục khai thác để làm rõ sự khác biệt về chất trong quan
niệm tha hoá của Mác với các triết gia trước ông.
Ngoài những công trình trên đây còn một số công trình khác có đề cập

nghiên cứu về tha hoá ở nước ta chủ yếu mới dừng ở mức bài báo, vì vậy hệ
vấn đề lý luận về tha hoá cần được đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
hơn. Hơn nữa, về một vấn đề không mới nhưng những ý kiến được bày tỏ
trong những điều kiện lịch sử khác nhau hay góc độ tiếp cận khác nhau, thì
vẫn luôn xuất hiện những ý kiến mới.
Như nhiều học giả khẳng định, lý luận Mác - Lênin không phải là thứ xơ
cứng giáo điều, bản thân các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng không có ý
định giải quyết toàn bộ mọi vấn đề đã được đưa ra mà chỉ vạch phương pháp
luận cho việc nhận thức và giải quyết những vấn đề đó. Như trên đã nói, đang
còn rất ít công trình nghiên cứu về tha hoá trong chủ nghĩa xã hội và nếu có cũng
lại xuất hiện ở thời điểm cách xa hiện nay. Những vấn đề do thực tiễn xây dựng
đất nước đang đặt ra rất cấp thiết, nhất là khi chúng ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, muốn làm sáng tỏ vấn đề đó chúng ta cần trở lại
với quan điểm của các nhà kinh điển mácxít về vấn đề tha hoá, khắc phục tha
hoá. Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc quan điểm của Mác chúng ta sẽ có
cơ sở vững chắc để luận giải hợp lý về thực tiễn Việt Nam, góp phần thúc đẩy
sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Làm rõ tư tưởng của C. Mác về tha hoá, về điều kiện và con
đường khắc phục tha hoá để phát triển con người; trên cơ sở đó luận án tìm

10
hiểu về những biểu hiện của tha hoá ở Việt Nam, khuyến nghị một số giải
pháp khắc phục tha hoá nhằm mục tiêu phát triển con người.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành quan
niệm của C. Mác về tha hoá.
- Phân tích quan niệm của C. Mác về tha hoá và những biểu hiện của
tha hoá, con đường khắc phục tha hoá để phát triển con người.
- Vận dụng quan niệm của C. Mác, bước đầu tìm hiểu vấn đề tha hoá


1.1. Cơ sở lý luận của quan niệm về tha hoá của C. Mác
1.1.1. Quan niệm trước C. Mác về tha hoá
Mác không phải là người đầu tiên trong lịch sử triết học nghiên cứu về
vấn đề tha hoá, vì vậy quan niệm của ông về tha hoá phần nào cũng là sự kế
thừa tư tưởng của những người đi trước.
Dựa theo cuốn “Từ điển triết học” ( Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1986) thì
nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của phong
trào Khai sáng Pháp (Rútxô) và Đức (Gơtơ, Sinlơ). “Về mặt khách quan, tư
tưởng đó biểu hiện sự phản kháng tính chất phản nhân văn của các quan hệ tư
hữu” [142, tr.529]. Về sau vấn đề tha hoá đã được nghiên cứu trong triết học
của Hêghen và Phoiơbắc, có thể coi chúng là cơ sở lý luận trực tiếp của quan
niệm của Mác về tha hoá.
* Quan niệm của G. Hêghen về tha hoá.
Phạm trù “tha hoá” được bắt đầu hình thành trên nền hệ vấn đề chính trị
- xã hội về sở hữu và nhà nước trong các tác phẩm của các nhà triết học duy
vật Pháp thế kỷ XVII - XVIII, trong các suy tư của các nhà lý luận khi bàn về
“Khế ước xã hội”. Đấu tranh giai cấp ở thời kỳ cách mạng tư sản thế kỷ XVII
(ở Anh) và trước cách mạng tư sản Pháp thế kỷ XVIII đã kích thích các nhà
triết học xây dựng khái niệm “tha hoá”.
Khi khái niệm “tha hoá” bắt đầu được hình thành trong chủ nghĩa duy
tâm cổ điển Đức như là phạm trù triết học, thì trước đó đã có những quan
niệm về tha hoá kinh tế - xã hội do các nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII nêu ra
trong sự phê phán các quan hệ phong kiến. Nói riêng, trong số các nhà triết
học Đức, Phíchtơ là người đầu tiên dùng khái niệm “tha hoá”. Nhờ khái niệm

13
đó Phichtơ đã diễn đạt sự kiện sinh ra “không phải Tôi”, xa lạ và đối lập với
“Tôi”, nhưng lại được tạo lập bởi chính “Tôi”.
Ở Phíchtơ và những người kế tục gần gũi với đường hướng triết học

thần” bao trùm cả vũ trụ.
Thuật ngữ “tha hoá” được Hêghen dùng và diễn đạt khá rõ nét ngay ở
tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.
Mác gọi “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen là cội nguồn thực sự
và “bí ẩn” của học thuyết Hêghen, tức là cái chìa khoá mà có được nó ta có
thể mở toang cánh cửa đi vào nội dung quý giá của học thuyết này. Điều này
cũng hoàn toàn đúng với vấn đề tha hoá. Trên thực tế trong tác phẩm này của
Hêghen đã có những phác thảo về phép biện chứng của bước chuyển mang
tính tha hoá từ chân lý thành sai lầm, lý tính thành giác tính, thống trị - bị trị,
tự do - lệ thuộc và nô lệ.
Theo Hêghen, tinh thần tuyệt đối trực tiếp hay gián tiếp bị tha hoá
thành tự nhiên, thành các thể chế và các đồ vật do con người tạo ra. Và tất cả
các quá trình tha hoá đó dường như là mặt trái của sự vận động của ý niệm
tuyệt đối về chính mình, sự vận động đến sự hiện thân trọn vẹn như là sự tự
nhận thức. Quá trình vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối được Hêghen
lý giải là quá trình tự tha hoá và lột bỏ tha hoá của nó. Có thể tóm lược quá
trình đó như sau: Ý niệm tuyệt đối tự tha hoá để trở thành giới tự nhiên, sau
đó tinh thần lại tự vượt bỏ hình thức giới tự nhiên và phóng chiếu sự tồn tại
của nó trong lịch sử – xã hội, trong văn hoá tinh thần và tự kết thúc sự vận
động của nó ở giai đoạn ý thức cá nhân, giai đoạn ý thức xã hội. Và giai đoạn
cao nhất là lúc ý niệm tuyệt đối kết thúc quá trình tự vận động của nó dưới
hình thức tôn giáo, nghệ thuật và triết học.

15
Cách luận giải của Hêghen về tha hoá tương ứng với nguyên tắc của
ông về đồng nhất tư duy và tồn tại hoá ra giống hệt như quá trình bản thể luận
phổ quát. Từ sơ đồ bản thể luận phổ quát trên đây thì chính sự khách quan hoá
của tinh thần là bản thân sự tha hoá. Đó cũng chính là phương thức bảo tồn sự
tồn tại của chính ý niệm tuyệt đối. Và bất kỳ quá trình nào trong số chúng -
nhận thức luận hay bản thể luận, thì theo Hêghen, cũng đều nhất định diễn ra

chia xẻ cho những người làm công bị khuất phục và toàn quyền sai khiến bắt
phục vụ các nhu cầu của mình. Còn “Nô” với tư cách cá nhân bị tha hóa đã
trở nên bất lực và thấy rằng, họ chỉ còn lại mỗi việc là lao động không phải
cho mình mà cho kẻ khác. Hêghen cũng chỉ rõ trong cương vị là “Chủ”, người
đó hoàn toàn có quyền hưởng thụ những sản phẩm trong quá trình sản xuất và
đạt được sự thoả mãn trong việc hưởng thụ nó, nhưng kẻ đó không thể thoả
mãn nhu cầu của mình một cách đơn độc mà phải phụ thuộc vào kẻ sản xuất
ra vật, tức là “Nô”. Điều đó có nghĩa là giờ đây “tính không độc lập tự chủ”
chuyển hoá từ vật sang chủ, bởi lẽ chủ đã biến thành phụ thuộc vào hoạt động
sản xuất của kẻ tôi tớ của mình, trong khi đó kẻ tôi tớ (“Nô”) càng ngày càng
trở nên độc lập - tự chủ và tự bản thân đang hoá ra làm chủ tình hình. Bây giờ
cá nhân “chủ” đã bị tha hoá, còn “nô” được giải phóng khỏi tha hoá, quan hệ
giữa bọn họ bị lật ngược, chuyển hoá thành mặt đối lập, chủ dường như bị
biến thành “nô” còn “nô” thành “chủ”. Sự việc ở giai đoạn phát triển này của
các quan hệ đi đến chỗ là:
Việc làm nô, khi hoàn tất tiến trình, sẽ chuyển thành cái đối lập với
những gì nó đang tồn tại trực tiếp, [nghĩa là] với tư cách là ý thức bị đẩy
ngược lại vào trong chính nó, nó [ý thức làm Nô] sẽ đi vào trong chính
mình và tự đảo hóa ngược lại (umkehren) thành sự độc lập - tự chủ chân
thực [55, tr. 449].

17
Không cần thiết phải phê phán chi tiết toàn bộ cái kết cấu trừu tượng,
phần nhiều là xa rời thực tế về các dữ kiện lịch sử của cuộc đấu tranh giữa các
cá nhân ở đây chỉ diễn ra ở địa hạt tinh thần, chỉ có các “tự ý thức” đấu tranh
với nhau, chính xác hơn là các phạm trù đã được nhân cách hoá đấu tranh với
nhau. Trong kết cấu đó Hêghen đã cố dung hoà các mặt đối lập: tha hóa được
“vượt bỏ” bởi nhận thức, còn sự đối kháng lẫn nhau - bởi “sự thừa nhận” tinh
thần khác lạ. Sự phê phán những hư cấu như thế của Hêghen đã được nhiều
tác giả tiến hành. Đối với chúng tôi quan trọng là làm thế nào đồ thức tha hoá

Như thế là nảy sinh hai xu hướng chế định lẫn nhau kiến giải vai trò
của lao động con người: lao động trói buộc tinh thần bằng tính đối tượng vật
chất, nhưng cũng chính nó làm cho tinh thần trở thành chủ nhân của tự nhiên
và hoá thân mình thành tự nhiên. Hêghen nêu không rõ lắm sự khác biệt và
tương tác lẫn nhau giữa hai xu hướng đó. Ngay cả ở những tác phẩm muộn
hơn về sau điều này cũng không được soi tỏ rõ ràng.
Hêghen biết rõ mặt tiêu cực của lao động trong xã hội tư sản, trong đó
“rất nhiều người buộc phải lao động mang tính ngu xuẩn, không lành mạnh và
không được đảm bảo - lao động trong các nhà máy, công trường thủ công,
hầm mỏ…” [156, tr. 222].
Hêghen viết rằng, sự tăng trưởng của công nghiệp không chỉ dẫn đến
sự gia tăng của cải, mà cũng còn dẫn đến cả sự chia cắt và hạn chế của lao
động đặc thù và do đó, dẫn đến sự phụ thuộc và bần cùng hoá của giai cấp bị
buộc chặt vào lao động đó. Điều đó cũng gắn với việc họ mất khả năng cảm
nhận và hưởng thụ hơn nữa tự do và đặc biệt là những ưu thế tinh thần của xã
hội công dân.

19
Kết cục Hêghen thực sự thừa nhận rằng “Xã hội công dân cho ta thấy
trong các mặt đối lập đó và trong sự giao hoà của chúng không chỉ bức tranh
của sự xa xỉ quá bất thường, một sự thừa mứa, mà còn của sự bần cùng và
một quái thai chung cho cả thể chất và tinh thần” [156, tr.213].
Hêghen coi tất cả các mặt đối lập đó là những hậu quả tiêu cực của sự
phân công lao động và tha hóa trong “xã hội công dân”, nhưng ông lại không
thấy cội nguồn của chúng (bao gồm cả nguồn gốc của tha hoá) là ở chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, và thế cũng có nghĩa là không thấy được những
mặt tiêu cực hơn, không phát hiện ra sự tha hoá của chính lao động. Phải gần
một phần tư thế kỷ nữa trôi qua thì tha hoá lao động mới được Mác trẻ làm rõ.
Như vậy, trong đặc trưng hai mặt của các chức năng xã hội của lao
động Hêghen vẫn chưa làm rõ vấn đề tha hoá ở lĩnh vực thực tiễn lao động

sự tha hoá tinh thần.
Các nhà Khai sáng chuẩn bị cuộc cách mạng chính trị, còn những
người Giacôbanh, theo ý Hêghen lại biến khủng bố cách mạng thành tự mục
đích vô nghĩa. Hêghen coi dân chủ cách mạng như là “sự mất trí của thời đại
mới”, trong đó dân chúng không biết là đang tạo ra cái gì, cũng không biết là
đang muốn gì. Dưới ngòi bút của Hêghen tính sáng tạo và lòng dũng cảm
cách mạng bị khoác cái áo ngang bướng nổi loạn của tinh thần chủ quan vốn
đang tạm thời bị tha hoá khỏi cơ sở thực thể của mình, tự nâng lên chống lại
nó và còn chưa thấu hiểu nghĩa vụ của mình phải hòa hoãn với nó.
Nhưng việc phê phán hệ tư tưởng Khai sáng không buộc Hêghen phải
khước từ phê phán các hình thức tha hoá tôn giáo. “Ý thức nô lệ” qua nhiều
hình thái trung gian đạt tới giai đoạn “ý thức bất hạnh” tự xé lẻ trong Thiên
Chúa giáo, ở đó “Ý THỨC BẤT HẠNH (DAS UNGLUCKLICHE
BEWUSSTSEIN) là ý thức về chính mình nhƣ là về cái bản chất bị nhân

21
đôi, chỉ [tự] mâu thuẫn [với chính mình]” [55, tr. 491]. Trong “Hiện tượng
học tinh thần”, Hêghen cương quyết coi toàn bộ hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo
dưới mọi màu sắc là hệ tư tưởng bị tha hoá từ bên trong.
Tư duy của nó như là sự sùng mộ không gì hơn là những tiếng chuông
ngân loạn xạ, hay một vầng hương trầm ấm áp [nhưng] mù mịt, một lối
“tư duy” theo kiểu âm nhạc không đạt đến được độ cao của khái
niệm… ở đây chỉ có sự vận động bên trong của tâm thức (Gemuth)
[sự xúc cảm] thuần tuý; tâm thức này xúc cảm về chính nó, nhưng
như là xúc cảm một cách đau đớn về sự phân đôi [giằng xé của tâm
hồn]. Đó là sự vận động của một sự hoài vọng (Sehnsucht) vô hạn…
[55, tr. 501-502].
Và rất có thể những lời đả phá lừng danh của Mác trẻ về tôn giáo
trên các trang “Niên giám Pháp - Đức” đã bắt nguồn không chỉ từ câu nói
của Cantơ về tôn giáo như là “thuốc phiện”. Những lời của Mác về tôn

Không phải ngẫu nhiên mà Lênin trong “Bút ký triết học” đã thừa nhận ở
Hêghen có những mầm mống của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Gán sự tha hoá cho toàn bộ lịch sử nhân loại, Hêghen còn áp đặt nó cho
tất cả các lĩnh vực hoạt động con người. Không ngạc nhiên là, cả trong lịch sử
tôn giáo ông cũng đã vạch ra các hình thái tha hoá tôn giáo và mọi hình thái
của nó đều là bị tha hoá cả. Nhưng do chủ nghĩa duy tâm của ông mà con
người tự ý thức “sau khi thừa nhận tôn giáo là sản phẩm của sự tự tha hoá,
con người vẫn cho rằng mình được xác nhận trong tôn giáo với tính cách là
tôn giáo” [92, tr. 237].
Hêghen không vạch ra những đặc thù kinh tế - xã hội của từng giai
đoạn lịch sử tha hoá. Ngay cả ở học thuyết về tinh thần khách quan trong

23
“Triết học tinh thần”, “Triết học pháp quyền” và “Triết học lịch sử”, khi nói
đến thời đại của mình và ngầm hiểu rất rõ các thể chế xã hội tư sản, pháp
quyền tư sản, đạo đức và luân lý, thì ông vẫn ưa dùng thuật ngữ “xã hội công
dân” hơn. Thuật ngữ đó luôn đa nghĩa: đó vừa là xã hội “dân sự” vừa là xã hội
“tư sản”. Bởi thế không phải vô cớ mà Hêghen ghép cả một số hình thức
chính trị tiền tư sản (kiểu quân chủ - quý tộc) mà ông ưa thích vào số các
nguyên tắc của xã hội tư sản. Đồng thời ông phê phán tha hoá không chỉ ở xã
hội phong kiến hậu kỳ, mà ngay cả ở xã hội tư sản.
Hêghen cũng không thể xác định chính xác phương thức “vượt bỏ”
tất cả các dạng tha hoá thông qua nhận thức. Do bản thân tri thức chỉ trở
nên khá hoàn thiện ở thang bậc cao nhất của “tinh thần tuyệt đối” trong
triết học và nói cho chặt chẽ, chỉ trong triết học duy tâm tuyệt đối của
Hêghen, cho nên chỉ có giới thượng lưu triết học của nhân loại mới có thể
có được tự do tối thượng, nghĩa là tự giải phóng hoàn toàn khỏi tha hoá.
Chỉ có nhà triết học duy tâm và hơn thế là nhà duy tâm khách quan mới có
quyền nói rằng, tinh thần đã khép kín sự vận động sinh thành của mình
trong tri thức, mới trở nên trưởng thành, mạnh mẽ và tự do, mới hoàn toàn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status