SKKN Một số sáng kiến để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học Phú Nhiêu - Pdf 25

Thực Hiện: Đinh Ngọc Tú – Trường Tiểu Học Phú Nhiêu
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu
nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện - giáo
dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết
sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ
nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng
lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới dành
được thắng lợi. Đối với người giáo viên chỉ đạo, tổ chức lớp, không chỉ
giúp các em tiếp cận về kiến thức, văn hoá mà còn hướng dẫn các em về
nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
Người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong
việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục
toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy
dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt
nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình.
Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi
mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc
chắn sẽ tốt hơn.
Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả
cao và còn nhiều hạn chế. Vậy làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục 4 năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy
trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn
dẫn đầu trong khối và trong toàn trường. Vì vậy đã chọn đề tài: “Một số
sáng kiến để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học Phú
Nhiêu”. Sáng kiến là những giải pháp đã được vân dụng có hiệu quả trong
1
những năm qua. Với mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp nhằm thực

Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được
một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ
động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS (Nề nếp
là mẹ đẻ của chất lượng ).
1. Thực trạng HS và công tác chủ nhiệm tại Trường TH Phú
Nhiêu.
Trường Tiểu học Phú Nhiêu đóng trên địa bàn xã Thượng Hóa, một xã
biên giới của huyện Minh Hóa. Là một trong những xã khó khăn của
huyện, địa bàn xa trung tâm, dân cư thưa thớt, 100% là sản xuất nông
nghiệp với canh tác chính là cây ngô, lạc mỗi năm chỉ có một vụ. một bộ
3
phận nhân dân ở đây là người dân tộc nên trình độ tiếp thu, tiếp cận cái
mới còn rất hạn chế. Từ trước năm 2004 đường giao thông đến nơi đây rất
khó khăn, gần như không có đường cho xe ô tô, xe máy cũng chỉ đi được
vào mùa khô, không có điện, những phương tiện nghe nhìn phổ thông nhất
cũng không có, người dân gần như cô lập trong một địa bàn nhỏ hẹp: thôn
Phú Nhiêu.
Trường Tiểu học Phú Nhiêu nằm dưới chân đồi, cách một con suối nhỏ
đó là một trở ngại lớn cho quá trình dạy học ở nơi đây. Bởi hằng năm vào
mùa mưa (tháng 9 - 11) thì gần như cả thôn ngập chìm trong nước (người
dân thì đã quen “sống chung với lũ”). Và học sinh phải nghỉ học, thầy cô
cũng không thể đến được trường.
Từ năm 2004 đến nay, thôn Phú Nhiêu đã có sự đổi thay đáng kể khi
có đường mòn Hồ Chí Minh đi ngang qua, giao thông thuận tiện cùng với
sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn (tivi dùng chảo DTH thu sóng
vệ tinh, điện thoại di động) làm cho người dân có cơ hội tiếp thu văn hóa
và nhận thức được “mở mang”.
Trường chỉ có 68 học sinh nhưng lại có đến 8 lớp, trong đó có 3 lớp
ghép hai độ tuổi, với vỏn vẹn 68 học sinh 15 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Một số ít GVCN mới dừng lại việc cập nhật các nội dung theo sổ chủ
nhiệm mà nhà trường phát cho…
- Chưa cập nhật thông tin từ sổ liên lạc để từ đó có biện pháp giáo dục
HS
Một số biện pháp giáo dục vận dụng còn mang tính bạo lực, xúc phạm
nhân cách HS
*Công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trường còn hạn
chế.
2. Giải pháp
Nhận thức được tầm quan trọng và qua quá trình làm công tác chủ
nhiệm với những giải pháp đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tôi
đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại
trường TH Phú Nhiêu. Đó là:
5
Thứ nhất: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có
biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của
từng học sinh và của cả lớp.
Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh:
Hiểu HS trong từng giai đoạn phát triển để kịp thời đề ra được những
biện pháp thích hợp và có hiệu quả.
Hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện về khả năng hoạt
động tập thể, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng,…
Nắm các mối quan hệ:
Quan hệ với bạn bè (cởi mở, chân thành, hay tỏ thái độ chơi trội).
Quan hệ với người lớn (tôn trọng, hay vô lễ…).
Quan hệ với bản thân (tự trọng, tự kềm chế, tự chủ).
Quan hệ với cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ….).
Khi tham gia vào các mối quan hệ này, HS sẽ thể hiện rõ trong hành
vi, cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói…
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia đình

tháng, cuối đợt thi đua)…
Thứ tám: Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và
giáo dục học sinh
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử
dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng
những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những
hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân
cách môt cách tốt đẹp, bền vững.
Cần loại bỏ các quan niệm: đánh mắng cũng là cách giáo dục tốt; “yêu
cho roi cho vọt”; “thuốc đắng giã tật”,…tác hại : bạo lực ảnh hưởng sâu
sắc đến sự phát triển thể chất và tình thần của HS, làm giảm động cơ học
tập và có thể dẫn đến hành vi tiêu cực ở HS.
Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HS có muốn hay không mà
buộc phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động HS hiểu để tạo sự
7
đồng thuận, đồng ý trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực
hiện.
Thứ chín: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi HS
Mỗi HS đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Bằng cách tìm
hiểu về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS đang đối mặt,cân nhắc kỹ
đến các vấn đề như tính khí, cảm xúc, các kỹ năng xã hội,… khi đó, hành
vi của HS sẽ
trở nên dễ hiểu đối với GV.
Nếu GVCN hiểu thế giới của HS, GVCN có nhiểu khả năng chọn lựa cách
phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của HS.
Mọi hành vi của HS đều mang tính mục đích, GVCN sẽ tăng hiệu quả thay
đổi hành vi ứng xử của HS khi GVCN hiểu động cơ của hành vi đó.
8
III. KẾT LUẬN
1. Bài học, kinh nghiệm

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi xin có một số đề xuất sau:
- Nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục, tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, tạo
được niềm tin đối với gia đình HS và xã hội ; Tạo mọi điều kiện về trang
thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công
tác chủ nhiệm hơn nữa.
- Gia đình: HS trở thành những đứa con ngoan, có đủ phẩm chất và
năng lực cho tương lai, cha mẹ an tâm lao động, gia đình hòa thuận, hạnh
phúc do đó cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo
đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao
việc tự học, tự rèn ở nhà của các em.
- Xã hội: giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bào hành, bạo
lực; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ giúp
giải quyết các tệ nạn, nâng cao đời sống cộng đồng ; Luôn luôn tạo mọi
điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em
học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường và tham gia
học tập như bao học sinh khác

Người viết
Đinh Ngọc Tú

10
11


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status