Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại Công ty cổ phần kỹ nghệ Gamma - Pdf 25

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Trong doanh nghiệp lao động là một trong ba yếu tố cơ bản quyết định
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tổ chức sử dụng lao động
hợp lý, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời sẽ kích thích
người lao động.
Do nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương, nên công ty chú trọng vấn đề này. Mọi nghiệp vụ về kế toán
tiền lương đều được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu các
chế độ chính sách tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên do đội ngũ nhân viên
thay đổi nhiều nên ảnh hưởng đến công tác kế toán . Do đó cần phải nghiên
cứu tìm hiểu nhưng ưu điểm và tồn tại trong công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương của công ty
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Về lý luận: Thứ nhất là làm rõ nghiệp vụ kế toán tiền lương và khoản trích
theo lương về mặt lý luận. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan
đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền
lương của Nhà nước.
Về thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán
tiền tại công ty Cổ phần kỹ nghệ Gamma đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả quản lý công tác kế toán tiền lương tại công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Về Không gian: Công ty cổ phần kỹ nghệ Gamma
- Thời gian: Từ 15/03/2011 – 31/05/2011
- Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu: Tháng 4 năm 2011.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
Chương I: Tóm lược một số vấn đề cơ bản lý luận về kế toán các

định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động
thực tế phát sinh trong tháng.
Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
1.5 Kinh phí công đoàn.
Kinh phí công đoàn hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong
tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích lập kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh
phí công đoàn doanh nghiệp được trích một phần nộp lên cơ quan quản lý
công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại doanh nghiệp.
1.6 Bảo hiểm thất nghiệp
Theo luật định kể từ ngày 01/01/2009 sẽ triển khai thực hiện các chính
sách về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người lao động sẽ có cơ hội được
hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng các
chế độ BHTN gồm: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm,
bảo hiểm y tế.
Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp hiện hành là 2%, trong đó 1% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
2. Phân tích nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.1 Quy định kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo
chuẩn mực kế toán việt nam VAS 01
Các nguyên tắc kế toán
a. Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp lien quan đến tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, phải được ghi sổ kế

Thận trọng là việc xem xét can nhắc phán đoán cần thiết để lập các ước
tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn.Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu
nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi
có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
. Trọng Yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp được coi là trọng yếu
trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có
thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính làm ảnh hưởng đến quyết định kinh
tế của người sử dụng báo cáo tài chính.Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn
và tính chất của các thông tin hoặc các sai xót được đánh giá trong hoàn cảnh
cụ thể, tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện
định lượng và định tính
2.2 Kế toán các khoản thanh toán với người lao động theo chế độ kế toán
hiện hành
*) Chứng từ sử dụng
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
Kế toán tiền lương sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán BHXH
- Phiếu xác nhận công việc hoàn thành
- Hợp đồng giao khoán
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

* Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác:
Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp
luật; các tổ chức đoàn thể xã hội: cho cấp trên về kinh phí công đoàn; bảo
hiểm xã hội, y tế, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa
chờ sử lý,…
Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Khoản bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động.
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn.
- Xử lý giá tri tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác.
Bên Có:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ , BHTN tính vào chi phí kinh doanh,
khấu trừ vào lương công nhân viên.
- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được cấp bù.
- Các khoản phải trả khác.
Dư Nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp; giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
TK 338 có các tài khoản cấp 2:
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
- TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
- TK 3382 – Kinh phí công đoàn.
- TK 3383 – Bảo hiểm xã hội.
- TK 3384 – Bảo hiểm y tế.
- TK 3385 – Phải trả về cổ phần hóa.
- TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
- TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
- TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp

- Hàng tháng khi tính và trích tiền lương nghỉ phép ghi tăng TK 622,
627, 641, 642 và ghi giảm TK 335
- Khi có người lao động đi nghỉ phép, tính lương phải trả ghi tăng TK
335 và ghi giảm TK 334
- Cuối niên độ kế toán,
+ Nếu số trích trước lớn hơn số thực chi ghi tăng TK 335 và ghi giảm
TK 622, 627, 641, 642
+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực chi ghi tăng TK 622, 627, 641,
642 và ghi giảm TK 335
** Kế toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
- Hàng tháng khi trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN
phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi tăng TK 622, 627(6271),
642(6421) và ghi giảm TK 338(3382, 3383, 3384, 3389)
- Khi xác định BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN mà người lao động phải
nộp trừ vào lương ghi tăng TK 334 và ghi giảm TK 338(3382, 3383, 3384,
3389)
- Khi nộp BHXH phải trả cho người lao động thay lương ghi tăng TK
3383 và ghi giảm TK 334
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
- Khi sử dụng KPCĐ cho hoạt động công đoàn tại đơn vị ghi tăng TK
3382 và ghi giảm TK 111,112.
- Cuối năm quyết toán nếu số KPCĐ chi quá được cấp bổ sung, ghi
tăng TK 111,112 và ghi giảm TK 3382. Nếu chi không hết phải nộp lại ghi
tăng TK 3382 và ghi giảm TK 111,112
* Kế toán các khoản thu nhập khác
- Đối với các khoản thưởng thường xuyên ghi tăng TK 622,627,642 và
ghi giảm TK 334
- Đối với các khoản thưởng định kỳ ghi tăng TK 353 và ghi giảm TK
334

- Nhật ký - sổ cái.
- Các sổ; Thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ chi
phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi phí quản lý doanh nghiệp: TK 642, sổ
chi phí sản xuất chung: TK627; sổ TK334, sổ TK 338
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức này có đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp
là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ:.
- Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ; Sổ cái; Các sổ, Thẻ kế
toán chi tiết: Bảng cân đối phát sinh; Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền gửi NH; Sổ cái
chi phí nhân công trực tiếp: TK622, sổ chi phí quản lý doanh nghiệp: TK 642,
sổ chi phí sản xuất chung: TK627; sổ TK334, sổ TK 338.
* Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ. Có đặc trưng:
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
- Tập hợp và hệ thống hoá các NV kinh tế phát sinh theo bên Có của các
TK kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối
ứng với Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các NV kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hoá các NV theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản
lý kinh tế, tài chính và lập BCTC.
* Hình thức sổ kế toán Nhật ký- Chứng từ gồm các loại sổ:
- Nhật ký chứng từ số 1, 7, 10; Bảng kê; Sổ cái TK; Sổ hoặc các thẻ kế

động, cơ cấu tổ chức,… (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)
+ Phát phiếu điều tra: Phiếu điều tra được phát cho các đối tượng liên
quan đến công tác kế toán tiền lương như: Người chấm công ở từng bộ phận;
người lập bảng lương; người hạch toán tiền lương, người quản lý, ghi chép
váo sổ cái, sổ đăng ký chứng từ…; Người ký duyệt các chứng từ có liên quan
đến tiền lương. Số phiếu phát ra là 5 phiếu.
+ Thu lại bảng hỏi: Sau 3 ngày phát phiếu điều tra, thu lại phiếu. Số
phiếu thu lại là 5, trong đó có 2 phiếu chỉ trả lời 2/3 số câu hỏi và 3 phiếu còn
lại trả lời hết các câu hỏi.
Kết quả thu được từ phiếu điều tra sẽ là cơ sở để xác định được thực trạng
của hoạt động kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
1.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Gồm 2 bước:
+ Soạn câu hỏi: Các câu hỏi được soạn tập trung vào các vướng mắc
liên quan đến kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương mà thông tin
thu thập được từ bảng hỏi còn thiếu.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng liên quan như:
Trưởng phòng kế toán, Kế toán viên phụ trách tiền lương,… Các câu hỏi đã
soạn sẵn được sử dụng để hỏi và trong quá trình hỏi phải có ghi chép cẩn thận
và đầy đủ các ý kiến trả lời.
Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp quan sát, sử dụng các số liệu,
sổ sách, báo cáo tổng hợp từ các phòng ban: Phòng Hành chính – Nhân sự,
Phòng kế toán, Phòng kinh doanh,…
1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu sau:
+ So sánh

Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc
về công tác tài chính của công ty, tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các
chính sách chế độ và quy định của Nhà nước và của ngành về công tác tài
chính kế toán. Tham gia ký kết và kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh
tế, tổ chức quản lý các thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế toàn
Công ty.
Kế toán viên có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm về các khoản nộp thuế với
Ngân sách Nhà nước. Theo dõi thu chi, công nợ, theo dõi kho, giao dịch với
khách hàng, với ngân hàng, cơ quan thuế.
- Thủ quỹ: Sẽ chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày
căn cứ vào các chứng từ phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để theo dõi xuất, nhập,
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
tồn quỹ, ghi sổ quỹ. Sau đó, cuối ngày sẽ đối chiếu với số dư tiền mặt do kế
toán theo dõi.
∗ Chính sách kế toán tại công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty là chế độ kế toán ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
đối với toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp.
- Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ hạch toán tại Công ty là kỳ kế toán tháng.
2.2 Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công
ty Cổ phần kỹ nghệ Gamma
*) Đặc điểm các khoản thanh toán với người lao động tại công ty Cổ
Phần Kỹ nghệ Gamma

- Ngày công: là số ngày làm việc trong tháng (trừ các ngày chủ nhật
và lễ tết).
- Số ngày làm thực tế: là số ngày thực tế làm việc của người lao
động.
- Phụ cấp: là các khoản hỗ trợ thêm của công ty với người lao động.
Hiện nay công ty chỉ có khoản trợ cấp trách nhiệm, áp dụng cho Giám đốc
và các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng.
- Các khoản BHXH, BHYT, BHTN
- Tiền làm thêm: là số tiền mà người lao động đã làm thêm ngoài giờ
hành chính và nó được tính như sau
Tiền làm
thêm
=
Lương cơ bản
Ngày công x 8
Để đảm bảo cho việc tính toán tiền lương và tiền làm thêm cho
người lao động được chính xác và đảm bảo đúng với sức lực mà người lao
động lao động đã bỏ ra, công ty yêu cầu các trưởng phòng phải cử nhân
viên đảm trách việc chấm công lao động cho từng bộ phận. Và bảng chấm
công này sẽ phải hoàn thành vào cuối mỗi tháng, trong bảng chấm công
này yêu cầu phải có chữ ký của người phụ trách bộ phận, và chữ ký của
giám đốc. Sau đó bảng chấm công này sẽ được chuyển sang phòng kế toán.
Bảng chấm công sẽ là căn cứ để kế toán tiến hành tính toán lương
thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
Ngoài tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác, nhân viên của
công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp phúc lợi như BHXH,
BHYT,BHTN
Các quỹ BHXH ,BHYT, BHTN, của công ty được hình thành và

- Tài khoản 334 – Phải trả người lao động : số tiền lương thanh toán
cho người lao động trong công ty
+>TK 3341 – Phải trả công nhân viên
-TK 338: “ Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi các khoản trích theo
lương
+Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội : số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản của công ty để đóng BHXH cho nhân viên.
+Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế : là số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản để đóng BHYT cho người lao động
+ Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp : là số tiền mà công ty trích từ quỹ
lương cơ bản để đóng BHTN cho người lao động.
- Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Lương bộ phận kỹ thuật,
giám sát công nhân)
- Tài khoản 642 – Chí phí quản lý doanh nghiệp : là số tiền lương phải
trả cho nhân viên các phòng ban quản lý của công ty.
- Tài khoản 141 – Tiền tạm ứng cho người lao động.
Ngoài ra kế toán công ty còn sử dụng một số tài khoản có liên quan
khác như : TK 112 ; 3338 ; 138…
2.2.3 Trình tự hạch toán :
Trình tự hạch toán tiền lương của Công ty được thể hiện cụ thể qua số liệu
tháng 4/2011 như sau:
- Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán tính
lương phải trả cho người lao động.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
+ Lương cho bộ phận kỹ thuật
Nợ TK 6422 :49.224.450
Có TK 334 :49.224.450
+ Lương cho bộ phận Văn Phòng
Nợ TK 642 :

TK 3389 : 1.167.920)
- Thu 1,5% BHYT người lao động nộp
Nợ TK 334 : 875.940
Có TK 3384 : 875.940
- Thu 1% BHTN người lao động nộp
Nợ TK 334 : 1.167.920
Có TK 3389 : 1.167.920
2.2.4 Sổ sách kế toán
Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra ghi
trực tiếp vào NKCT và sổ chi tiết TK 334.
(Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán lấy số liệu ghi
vào NKCT và sổ chi tiết TK 3389, 3383, 3384,
Cuối tháng lấy số liệu trên NKCT và sổ chi tiết để ghi vào sổ cái TK334.
Cuối tháng lấy số liệu trên NKCT và sổ chi tiết để ghi vào sổ cái TK 3389,
3383, 3384,
2.2.5 Trình tự ghi sổ:
-Chứng từ gốc: bảng thanh toán tiền lương, thưởng,BHXH; các chứng từ
thanh toán khác bảng phân bổ số 1.
Ghi vào sổ, thẻ chi tiết TK 334,338
Nhật kí chứng từ
Sổ cái TK 334,338
Sổ chi tiết TK 3389,3383,3384
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa: kế toán
CHNG 3:
CC XUT V KIN NGH V K TON CC KHON
THANH TON VI NGI LAO NG TI CễNG TY C PHN
K NGH GAMMA
1. Cỏc phỏt hin qua nghiờn cu
Trong quỏ trỡnh sn xut kinh doanh, mi quan tõm hng u ca doanh

đời sống người lao động.
*) Những nhược điểm
Do yêu cầu của khối lượng và đặc điểm công việc mà trong việc áp
dụng hình thức trả lương và hạch toán của công ty vẫn còn có những mặt tồn
tại như sau:
*Về chứng từ sử dụng:
- Công tác luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị trực thuộc phòng tài
chính kế toán công ty còn chậm trễ. Thông thường các chứng từ phát sinh sẽ
được kế toán đơn vị tập hợp và chỉ đến cuối tháng mới chuyển về phòng tài
chính của công ty để vào sổ nhưng có nhiều chứng từ phát sinh ở trong tháng
này, kỳ sau mới được gửi lên. Chính sự chậm trễ này làm cho công tác kế
toán gặp khó khăn, làm cho công việc kế toán không hoàn thành đúng thời
hạn và đồng bộ vì khối lượng công việc quá lớn vào cuối kỳ.
- Các chứng từ thu – chi cơ bản đã đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu qui
định. Tuy nhiên khi tiến hành ghi sổ kế toán, kế toán đơn vị không đánh số
liên tục chứng từ đầu kỳ đến cuối kỳ kế toán mà được đánh theo từng tháng.
*Về công tác hạch toán tiền lương: Với các khoản tiền lương của công
nhân nghỉ phép công ty thường không trích trước mà ai nghỉ phép thì tính trả
lương theo từng đối tượng, nên có thời kỳ có nhiều người đi nghỉ phép làm
chi phí ở thời kỳ đó tăng đột biết làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh
doanh.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa: kÕ to¸n
2 Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
Nhận thức được vai trò đặc biệt của công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương với cán bộ công nhân viên, trong thời gian qua công ty
Cổ phần kỹ nghệ Gamma luôn coi trọng nguyên tắc đảm bảo công bằng trong
việc trả lương, thưởng… Tiền lương được tính toán chính xác đảm bảo cho
người lao động nhận phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra. Nét nổi bật ở
công ty là có một khoản lương điều hòa trả cho toàn bộ công nhân viên trong

Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép:
- Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên trong doanh
nghiệp
Nợ TK 622: Số tiền trích trước
Có TK 335: Số tiền trích trước
- Khi đã tính được khoản tiền lương nghỉ phép thực tế phải đưa vào TK 335
Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CNV
Có TK 334: Số tiền trích trước
- Cuối niên độ, xử lý chi phí trích trước
+ Nếu số trích trước lớn hơn số thực chi
Nợ TK 335: Số chênh lệch
Có TK 622: Số chênh lệch
+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực chi
Nợ TK 622: Số chênh lệch
Có TK 335: Số chênh lệch
* Công tác luân chuyển chứng từ:
Việc đánh số không liên tục chứng từ sẽ gây khó khăn cho công tác
truy tìm dữ liệu từ số liệu chi tiết đến chứng từ gốc. Do đó kế toán cần sắp
xếp và lưu giữ liệu chứng từ, sổ kế toán sao cho đạt mục đích dễ tìm, dễ lấy
không chỉ phục vụ cho quản trị nội bộ mà còn phục vụ cho công tác kiểm tra,
kiểm soát của đơn vị cấp trên và cơ quan chức năng.
Ph¹m ThÞ Lan Líp: K40DK2


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status