kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam - Pdf 25

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
Tóm lược.
Trong bất cứ giai đoạn nào của nền kinh tế xã hội, các khoản thanh toán với
người lao động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ của chủ doanh
nghiệp mà còn là quyền lợi của người lao động.
Kế toán các khoản thanh toán với người lao động là một trong những công cụ
quản lý hữu ích nhất cho ban lãnh đạo các Doanh nghiệp để quản lý và sử dụng lao
động một cách có hiệu quả, tối thiểu hóa chi phí, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả
kinh doanh, đặc biệt là các Doanh nghiệp có lượng lao động lớn sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy công tác kế toán các khoản thanh
toán với người lao động càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, dựa trên nhu cầu thực tế em đã chọn đề
tài “ kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty cổ phần cơ khí xây
dựng và thương mại DIM Việt Nam” với mong muốn có thêm những kiến thức và
lý luận về vấn đề này.
Trên phương diện lý thuyết, bài viết đi tìm hiểu khái niệm các khoản thanh toán
với người lao động và các khoản thanh toán khác với người lao động và các hình
thức trả lương trong các doanh nghiệp theo quy định và chế độ kế toán hiện hành.
Trên phương diện thực tế, bằng những phương pháp nghiên cứu tài liệu, kết hợp
với phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, bài viết đi sâu nghiên cứu
để đánh giá kế toán các khoản thanh toán với người lao động , cách xây dựng quỹ
tiền lương và các quỹ khác có liên quan tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng và
thương mại DIM Việt Nam.
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề, em đưa ra kết luận về những ưu nhược điểm còn tồn
tại. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kế toán các khoản thanh toán với
người lao động tại công ty thực tập.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
Lời cảm ơn.
Trong thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ phía trường ĐHTM, khoa kế toán – kiểm toán cũng như từ phía Công

Bảo hiểm xã hội 6
BHYT 6
Bảo hiểm y tế 6
BHTN 6
Bảo hiểm thất nghiệp 6
KPCĐ 6
Kinh phí công đoàn 6
SXKD 6
Sản xuất kinh doanh 6
ĐVT 6
Đơn vị tính 6
LĐTL 6
Lao động tiền lương 6
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
CBCNV 6
Cán bộ công nhân viên 6
1.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 12
2.2.2.2. Kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty cổ phần
cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam 26
KẾT LUẬN 1
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
DANH MỤC BẢNG BIỂU.

Biểu số 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Biểu 1.2 . Bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất.

3. Các website: tapchiketoan.com, webketoan.vn…
4. Luận văn các khóa trước – Các trường ĐH khối kinh tế.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Về mặt lý luận.
Nhà nước luôn có chính sách đổi mới chế độ các khoản thanh toán với người lao
động cho phù hợp với thực tế , giúp cho Doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hệ
thống trả lương cho người lao động. Chi phí các khoản thanh toán với người lao
động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Vì
vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống, góp
phần hạ giá thành sản phẩm, làm tăng doanh thu, lợi nhuận của Doanh nghiệp và là
điều kiện để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân viên trong
Doanh nghiệp. Chế độ kế toán do Nhà nước ban hành là chung cho tất cả các DN,
nhưng mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn để áp dụng một hình thức kế toán cho phù
hợp.
1.1.2. Về mặt thực tiễn.
Là một công ty sản xuất và kinh doanh, nhưng nhiệm vụ trước tiên và quyết định
đến hoạt động kinh doanh của công ty là phải tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh
doanh và nguồn lao động. Có như vậy công ty mới có cơ hội phát triển nhanh và
mạnh. Ngoài ra công ty còn phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng với mức giá
tốt nhất, muốn vậy yêu cầu đặt ra đối với bộ phận kế toán là hạch toán các khoản
thanh toán với người lao động sao cho chính xác và hợp lý, làm cho người lao
động tận tâm với công việc, hăng hái tham gia sản xuất, làm cho năng suất lao
động tăng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Vì vậy hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán các khoản thanh
toán với người lao động nói riêng là mục tiêu vô cùng cần thiết và quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các khoản thanh toán với người lao động tại công
ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Với nhận thức của bản thân cùng với mục tiêu đã đề ra như trên, phạm vi nghiên
cứu của đề tài được xác định như sau:
• Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần cơ khí xây
dựng và thương mại DIM Việt Nam.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
• Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 19/03/2012 đến 22/05/2012.
• Về phạm vi số liệu sử dụng cho nghiên cứu đề tài: tháng 3 năm 2012.
4. Phương pháp( cách thức) thực hiện đề tài.
Để thu thập và phân tích dữ liệu phục vụ cho cho việc thực hiện đề tài của mình,
em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
4.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp:
• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Các câu hỏi phỏng vấn được tập trung
chủ yếu xung quanh vấn đề về kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại
công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam như: công tác kế
toán các khoản thanh toán với người lao động có những ưu, nhược điểm gì và hạn
chế còn tồn tại cần khắc phục…. Việc phỏng vấn được tiến hành tại phòng kế toán.
Em đã phỏng vấn chị Nguyễn Mai Hoa– kế toán trưởng và chị Trần Khánh Linh–
người chịu trách nhiệm chính trong công tác tiền lương tại DN để phục vụ cho bài
viết khóa luận.
• Phương pháp quan sát: Trước hết quan sát về cách quản lý, hoạt động của bộ
máy kế toán DN, sau đó tiến hành quan sát chi tiết hơn đối với công việc ở phòng
kế toán như thu thập chứng từ, vào số liệu các TK liên quan….

Chương này tập trung giải quyết các vấn đề liên quan tới kế toán các khoản thanh
toán với người lao động trong các DN bao gồm những khái niệm cơ bản về tiền
lương và một số lý thuyết khác về tiền lương.
Chương 2: Thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại
công ty Cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam.
Trong chương này, nêu tổng quan tình hình nghiên cứu và ảnh hưởng của nhân tố
môi trường đến các khoản thanh toán với người lao động tại công ty. Thực trạng kế
toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty DIM Việt Nam.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán các khoản thanh
toán với người lao động tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại
DIM Việt Nam.
Từ thực trạng kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại DN đã được
phân tích trong chương 2, nhằm đánh giá ưu, nhược điểm trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm và hoàn thiện kế toán các
khoản thanh toán với người lao động tại DN và những điều kiện để thực hiện các
giải pháp tại công ty Cổ phần cơ khí xây dựng và thương mại DIM Việt Nam.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1: Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán các khoản thanh toán với
người lao động trong các doanh nghiệp.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
• Tiền lương.
Tại điều 55 của bộ luật lao động có ghi: “Tiền lương của người lao động do 2 bên
thỏa thuận trong hoạt động lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả công việc”.
Trong doanh nghiệp sản xuất thì tiền lương một mặt là khoản chi phí sản xuất
hình thành nên giá trị sản phẩm, một phần nhằm bù đắp hao phí sức lao động của

khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy
định thời gian nghỉ phép, thời gian đi học…
+ Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ…
+ Các khoản tìền lương có tính chất thường xuyên
+ Ngoài ra, trong quỹ tiền lương còn được tính cả tiền trợ cấp BHXH cho người lao
động trong thời gian đau ốm, thai sản, tai nạn lao động…
Về phương diện hạch toán, tiền lương trả cho người lao động chia thành 2
loại:
+ Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc
thực tế, nghĩa là thời gian thực sự tiêu hao lao động, bao gồm lương phải trả theo
cấp bậc và các khỏan phụ cấp kèm theo (phụ cấo trách nhiệm, phụ cấp khu vực,
phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ…)
+ Tiền lương phụ là tiền lương trả cho ngừơi lao động trong thời gian người lao
động nghỉ được hưởng lương theo chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, đi học, nghỉ
vì ngừng sản xuất…).Ngoài ra tiền lương trả công nhân sản xuất sản phẩm hỏng
trong phạm vi chế độ quy định cũng được xếp vào lương phụ.
Ngoài tiền lương theo chế độ hiện hành còn có chế độ về các khoản trích theo
lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và các quỹ dự
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
phòng về trợ cấp mất việc làm. Đây là các khoản trích theo lương theo tỉ lệ được
Nhà nước quy định và thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với người lao động.
• Quỹ bảo hiểm xã hội: Theo chế độ hiện hành tỉ lệ trích BHXH là 24% trong
đó 17% do đơn vị hoặc chủ lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 7%
còn lại do người lao động nộp và trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu
trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do Cơ quan BHXH quản lý.
• Quỹ bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trích BHYT hiện hành 4,5% trong đó người sử dụng
lao động đóng thay cho CNV là 3%, còn người lao động đóng 1,5% trên tiền

động như nhau trong cùng một đơn vị làm việc.
• Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề
khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Những người làm việc trong ngành nặng nhọc tổn hao nhiều năng lượng phải
được trả lương cao hơn so với người làm việc trong điều kiện bình thường để bù
đắp hao phí sức lao động. Sự phân bổ khu vực sản xuất mỗi ngành khác nhau cũng
ảnh hưởng tới mức tiền lương do điều kiện sinh hoạt chênh lệch.
Tại Điều 2 của Nghị định 70/2011/NĐ-CP này quy định mức lương tối thiểu
vùng áp dụng từ ngày 1/10/ 2011 đến hết ngày 31/12/2012 như sau:
- Mức 2.000.000 đ/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
- Mức 1.780.000 đ/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
- Mức 1.550.000 đ/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng
III.
- Mức 1.400.000 đ/tháng áp dụng đối với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng
IV.
* Nguyên tắc tính lương: phải tính cho từng người lao động( CNV).
- Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động
được thực hiện tại phòng kế toán của DN. Hàng ngày căn cứ vào các tài liệu hạch
toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tiền lương và
BHXH do nhà nước ban hành,kế toán tính lương và các khoản khác phải trả cho
người lao động.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
- Căn cứ vào các chứng từ như “bảng chấm công”, “phiếu xác nhận sản phẩm
hoàn thành”, “hợp đồng giao khoán” kế toán tính lương thời gian, tiền lương sản
phẩm, tiền ăn ca cho lao động. Tiền lương tính cho từng người và tổng hợp lại
thành ‘bảng thanh toán tiền lương”.
Theo chế độ hiện hành tỷ lệ tính cho người ốm đau là 75% tiền lương tai nạn, thai
sản 100% tiền lương đóng BHXH ( nguyên tắc tính lương ca).

Tiền lương
tháng
=
Mức lương tối thiếu
(830.000đồng/ tháng)
X
Hệ số mức lương
hiện hưởng
+
Phụ cấp
(nếu có)
+ Lương ngày: Căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức lương
của một ngày để tính trả lương, áp dụng trả lương cho nhân viên trong thời gian học
tập, hội họp hoặc làm nhiệm vụ khác, người lao động theo hợp đồng ngắn hạn.
Tiền lương
ngày
=
Lương tháng
X Số ngày làm việc
26 ngày làm việc
+ Lương giờ: Căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm việc thực
tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Tiền lương giờ =
Lương ngày
8 giờ làm việc
X Số giờ làm việc thực tế
* Trả lương theo thời gian có thưởng.
Thực chất của hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn với
tiền thưởng khi đảm bảo và vượt các chỉ tiêu đã quy định như: Tiết kiệm thời gian
lao động, tiết kiệm NVL, tăng năng suất lao động hay đảm bảo giờ công, ngày công

* Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế:
Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn
cứ vào số lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản
phẩm.
Tiền lương phải trả = Sản lượng thực tế x Đơn giá tiền lương
* Tiền lương sản phẩm gián tiếp:
Đây là tiền lương trả cho CNV phụ cùng tham gia sản xuất với CNV chính đã
hưởng lương theo sản phẩm, được xác định căn cứ vào hệ số giữa mức lương sản
phẩm đã sản xuất ra. Tuy nhiên cách trả lương này có hạn chế: Do phụ thuộc vào
kết quả sản xuất của công nhân chính nên việc trả lương chưa được chính xác, chưa
thật sự đảm bảo đúng hao phí lao động mà công nhân phụ đã bỏ ra.
* Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng. Đây là sự kết hợp tiền lương sản
phẩm trực tiếp với tiền thưởng khi người lao động hoàn thành hoặc vượt mức các
chỉ tiêu qui định như tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm
* Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra
theo hai loại đơn giá khác nhau: Đơn giá cố định đối với số sản phẩm trong mức qui
định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt định mức.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động
nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu mà việc tăng năng suất lao
động có
tác dụng thúc đẩy tăng năng suất ở các khâu khác nhau trong thời điểm chiến dịch
kinh doanh để giải quyết kịp thời thời hạn qui định Tuy nhiên cách trả lương này
dễ dẫn đến khả năng tốc độ tăng của tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng
của năng suất lao động. Vì vậy khi sản xuất đã ổn định, các điều kiện nêu trên
không còn cần thiết thì cần chuyển sang hình thức tiền lương sản phẩm bình
thường.

TK 334 - Phải trả người lao động.
+ Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền + Phản ánh tiền lương, tiền công và
công, tiền lương của CNV. các khoản khác phải trả cho nhân viên
+ Tiền lương, tiền công và các khoản
khác đã trả cho CNV.
+Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc
đã trả cho người lao động thuê ngoài.

Cộng phát sinh Cộng phát sinh
Dư nợ (Nếu có) phản ánh số tiền lương Dư có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng
các khoản khác còn phải trả CNVC và trả thừa cho CNV
Tài khoản 334 bao gồm 2 tài khoản cấp 2
+ Tài khoản 3341 “phải trả công nhân viên” phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền
thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ
+ Tài khoản 3348 “ phải trả người lao động khác” phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài người lao
động của DN về tiền công, tiền thưởng và các khoản thu nhập thu nhập khác.
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
+ TK 335 - Chi phí phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động,
sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong
kỳ này hoặc kỳ sau.
Nội dung, kết cấu TK 335
Bên nợ: - Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả.
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi
phí.
Bên có: Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả.
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN theo tỷ lệ quy định:
Nợ các TK 622, 627 ( 6271), 641 (6411) ,642 ( 6421): phần tính vào chi phí kinh
doanh theo tỷ lệ với tiền lương và các khoản phu cấp lương.
Có TK 338(3382,3383,3384,3389): Tổng số KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN phải
trích.
+ Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên.
* Trích trước tiền lương của công nhân sản xuất
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
* Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động.
Nợ TK 622 - Doanh nghiệp không trích trước tiền lương nghỉ phép
Nợ TK 623(6231) - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627(6271) - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641(6411) - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642(6421) - Chi phí quản lý doanh nghiệp
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
Nợ TK 335 - Doanh nghiệp có trích trước tiền lương nghỉ phép
Có TK 334 - Phải trả người lao động
+ Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ:
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế
tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK 627 (6271- chi tiết phân xưởng): Phải trả nhân viên quản lý phân
xưởng.
Nợ TK 641(6411): Phải trả cho nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ.
Nợ TK 642 (6421): Phả trả cho bộ phận nhân công quản lý DN.
Có TK 334: Tổng số thù lao lao động phải trả.

Có TK 512: Giá thanh toán không có thuế GTGT.
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
+ Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN:
Nợ TK 338 ( 3382, 3383, 3384, 3389 ).
Có TK liên quan (111, 112…)
+ Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp:
Nợ TK 338( 3382).
Có TK 111,112.
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388).
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ, khi trích trước tiền lương phép
của công nhân sản xuất thì ghi:
SVTH: Vũ Thị Hà – SB 14D MSV: 10F150850
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths Lưu Thị Duyên
Nợ TK 622 ( chi tiết đối tượng)
Có TK 335
+ Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả.
Nợ TK 335
Có TK 334
1.2.4. Sổ kế toán.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và trình độ quản lý mà DN có thể áp dụng các
hình thức ghi sổ phù hợp với đặc thù kinh doanh của DN mình.
Hình thức nhật ký chung: là hình thức kế toán đơn giản, số lượng sổ sách gồm
sổ kế toán tổng hợp là NKC, sổ cái TK 334, TK 338, TK 335, sổ nhật ký thu – chi
tiền. Ngoài ra cũng lập các sổ chi tiết TK 3341, TK 3348, TK 3382, TK 3384, TK
3389, TK 141…sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự ghi sổ ( phụ lục 1).
Hình thức nhật ký sổ cái: bao gồm các sổ như Nhật ký sổ cái, Sổ chi tiết TK 334,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status