Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong luật hình sự Việt Nam - Pdf 25


Đại học Quốc gia Hà nội
Khoa luật
LÊ VIỆT HÀ

Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
trong luật hình sự việt nam

Chuyên ngành : Luật Hình sự
Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS nguyễn tất viễn Hà nội - 2009
MỤC LỤC Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
T
rang

MỞ ĐẦU

Chương 1: SỰ CẦN THIẾT QUY ĐỊNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH
TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1.2 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong lịch sử
pháp luật hình sự Việt Nam
1.3. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong pháp
luật hình sự một số nước trên thế giới
Chương 2: TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em
2.2 Đường lối xử lý đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em
2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em


BLHS Bộ luật Hình sự
CHND Cộng hoà nhân dân
DCCH Dân chủ cộng hoà
LB Liên bang
Nxb Nhà xuất bản
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
tr. Trang
TS. Tiến sĩ
TNHS Trách nhiệm hình sự

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số 1: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
theo số vụ và số bị cáo (Từ năm 2004 đến năm 2008)
Bảng số 2: Tỷ lệ số vụ mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em trong tổng số vụ phạm tội nói chung
Bảng số 3: Hình phạt được áp dụng đối với bị cáo phạm

theo số vụ và số bị cáo
Biểu đồ số 2: Cơ cấu độ tuổi của bị cáo phạm tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Trang
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ở một số địa phương như Hà Giang, Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu , bọn tội phạm còn lợi dụng đêm tối, sơ hở của gia
đình nạn nhân và lực lượng chức năng, tổ chức tấn công, cướp, chiếm đoạt trẻ
em bán ra nước ngoài.
Pháp luật Hình sự Việt Nam từ khi được pháp điển hoá lần thứ nhất
năm 1985 đã quy định Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em tại Điều
149, Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối
với người chưa thành niên. Đến lần pháp điển hoá thứ hai, trong Bộ luật Hình
sự năm 1999 đã đưa tội này về Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người với tên tội danh là Tội mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120.
Việc quy định Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong
Bộ luật Hình sự đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, góp phần tích cực và có hiệu
quả trong việc phòng, chống nạn buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Tuy
nhiên, về mặt lập pháp, điều 120 của Bộ luật Hình sự 1999 còn nhiều điểm
bất cập, gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Điều luật không đưa ra định
nghĩa về các hành vi mua bán trẻ em, một số tình tiết quy định tại Điều 120
BLHS năm 1999 chưa được hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực
tiễn Chính vì vậy, việc xem xét sửa đổi Điều 120 là một trong những nội
dung quan trọng của việc sửa đổi BLHS năm 1999 của Quốc hội Khóa XII.
Cho đến nay thực sự chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về
tội danh này một cách thấu đáo trên mọi bình diện của nó, hầu hết mới chỉ

3
dừng lại ở việc trình bày đặc điểm các yếu tố cấu thành tội phạm, các hình
phạt, nội dung các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc mới
chỉ nghiên cứu riêng lẻ hành vi mua bán trẻ em (cùng với hành vi mua bán
phụ nữ) mà chưa có sự đi sâu nghiên cứu để phân tích, tìm hiểu và đưa ra
những kiến giải pháp lý đối với các tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
Vì vậy, việc nghiên cứu Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ

điều tra các vụ án về buôn bán phụ nữ, trẻ em - Một số kiến nghị về mặt lập
pháp của Phạm Văn Hùng tại Hội thảo đề xuất xây dựng Luật phòng chống
buôn bán người, năm 2007
Các công trình nghiên cứu này hoặc chỉ mới phân tích rất khái quát
những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội mua bán trẻ em mà chưa đề cập đến
tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (nếu có thì cũng chỉ mới dừng lại ở việc
trình bày một cách chung chung về đặc điểm các yếu tố cấu thành tội phạm;
các hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS ). Bên cạnh đó, đối
với tội mua bán trẻ em chủ yếu được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và
thường theo hướng nghiên cứu chung với tội mua bán phụ nữ, phân tích một
số đặc điểm về tình hình tội phạm, nguyên nhân và nêu ra các biện pháp đấu
tranh phòng ngừa. Chưa có một công trình nào nghiên cứu tội mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em một cách độc lập, toàn diện và có hệ thống dưới
góc độ luật hình sự.
Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật hình sự (được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm
2009, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010) đang trong quá trình soạn
thảo. Để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán người ở nước

5
ta và thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, Luật đã quy định
tội buôn bán người trên cơ sở tội mua bán phụ nữ (Điều 119 - BLHS năm
1999) và tội mua bán trẻ em (tách từ Điều 120 - BLHS năm 1999). Như vậy,
theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 thì Điều 120
được sửa thành Tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em do tội mua bán trẻ em
đã được tách ra để quy định tại Điều 119 - Tội buôn bán người. Mặc dù đã có
những sửa đổi theo hướng tiến bộ và tiếp cận gần hơn với pháp luật quốc tế
nhưng Điều 119 và Điều 120 trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết thấu
đáo hơn nữa.

1999. Tuy nhiên, do được thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật
Hình sự năm 1999 nên Luận văn đã tham khảo và cập nhật những thông tin
trong quá trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
(đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như thành tựu của các
chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và
pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học , những luận điểm

7
khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết
đăng trên các tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên
cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn là: hệ thống, lịch sử, so sánh, phân
tích, tổng hợp, thống kê
5. Điểm mới của luận văn
Đề tài là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt
Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu một cách có hệ thống về
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới góc độ pháp lý hình sự.
Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của
luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về Tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em như: quá trình hình thành và phát triển các quy phạm
pháp luật quy định về tội phạm này; khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc
trưng; trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội
- Bằng các chỉ số tội phạm học, nêu và đánh giá dược tình hình tội
phạm và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó chỉ ra những vướng mắc trong

9
CHƢƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT QUY ĐỊNH TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1.1.1. Trẻ em - đối tượng đặc biệt cần được sự bảo vệ của pháp luật
Có thể khẳng định rằng, trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm của
gia đình và xã hội. Trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của
đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm trẻ em như búp trên cành và đó
cũng là quan niệm của cả dân tộc ta về thiếu niên nhi đồng - thế hệ măng non
của đất nước. Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là chăm lo cho hạnh phúc của chính
chúng ta hôm nay, của tương lai chúng ta mai sau. Đó là truyền thống, đạo lý
tốt đẹp của dân tộc ta. Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ ở Việt
Nam được Đảng và Nhà nước ta chú ý từ rất sớm. Đã có nhiều chỉ thị, nghị
quyết của Đảng đề cập tới vấn đề này, trong đó đều thống nhất khẳng định
đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân, đồng thời thể hiện tính ưu việt
của xã hội ta. Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,
Đảng và Nhà nước ta với sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em đã có nhiều chủ
trương, chính sách hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn

mình. Ví dụ: trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em được xem như một công
dân đặc biệt. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em được điều chỉnh dưới góc độ phạm
trù quyền con người. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em bằng việc
quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm quyền được bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục. Đồng thời, Luật Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm

11
của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ các quyền cơ bản này.
Luật Quốc tịch là ngành luật thuộc hệ thống luật công, điều chỉnh mối quan
hệ giữa Nhà nước với dân cư sống trên lãnh thổ Việt Nam. Luật Quốc tịch
bảo vệ trẻ em bằng các quy định về sự có, mất, thay đổi quốc tịch, quốc tịch
của người chưa thành niên, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn đề quốc
tịch. Quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ
em; là căn cứ để trẻ em được hưởng sự bảo hộ pháp lý của Nhà nước, là một
trong những điều kiện cơ bản để xác định tình trạng nhân thân của một con
người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Rõ ràng, Luật Quốc tịch có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Luật Hành chính là một ngành
luật về quản lý Nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực quản lý Nhà nước. Trẻ em với tư cách là một chủ thể xã hội, cũng là đối
tượng điều chỉnh của Luật Hành chính. Mọi lĩnh vực mà khi trẻ em tham gia
như hoạt động học tập, vui chơi, giải trí hay các hoạt động chăm sóc sức
khoẻ, y tế, giáo dục đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Cũng như các ngành
luật khác, Luật Hành chính coi trẻ em là một đối tượng đặc biệt nên khi quy
định trách nhiệm hành chính đối với trẻ em, Luật Hành chính đều có quy định
riêng áp dụng đối với trẻ em vi phạm hành chính. Luật Hành chính còn tạo ra
một cơ chế quản lý đối với trẻ em vi phạm hành chính bao gồm các biện pháp
xử lý hành chính như giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào trường giáo
dưỡng và các tổ chức, cơ sở nhằm giáo dục trẻ em, đưa trẻ em trở lại cuộc
sống bình thường. Như vậy, có thể nói Luật Hành chính cũng góp phần quan
trọng vào việc bảo vệ quyền trẻ em dưới góc độ quản lý Nhà nước, một đặc

pháp tư pháp khác. Đặc biệt, luật hình sự quy định những hình phạt nghiêm
khắc đối với các tội phạm xâm hại đến quyền của trẻ em.

13
Ở nước ta, hiện tượng buôn bán người đã xuất hiện từ lâu và bị lên án
một cách mạnh mẽ. Buôn bán trẻ em thực sự là tội ác, gây nhức nhối cho toàn
xã hội, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng. Trẻ em bị buôn
bán đã phải rơi vào những hoàn cảnh sống rất thương tâm. Các em bị bóc lột
và bị lạm dụng về tình dục một cách thậm tệ, đôi khi còn ở ngay cả những nơi
làm việc thông thường như lao động trong nhà máy, giúp việc trong gia
đình Buôn bán trẻ em không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe,
nhân phẩm, tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội trên nhiều
phương diện khác nhau như: ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, đời sống văn
hóa, tinh thần, chính trị, quan hệ gia đình và các dịch vụ xã hội khác. Bên
cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện những tổ chức, đường dây buôn bán người
hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến quyền được bảo vệ, được
sống hạnh phúc của con người nói chung và của trẻ em nói riêng. Trước thực
trạng đó, việc tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tương ứng
khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em sẽ không còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ
em bằng Luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết. BLHS
năm 1985 đã tội phạm hóa những hành vi này thành tội bắt trộm, mua bán
hoặc đánh tráo trẻ em quy định tại Chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên. Đến lần pháp điển
hóa thứ hai, BLHS năm 1999 đã đưa tội này về Chương các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với tội danh mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em cho phù hợp với khách thể loại bị xâm
phạm. Việc quy định tội phạm này trong BLHS là hết sức quan trọng, tạo cơ
sở pháp lý cho công tác phòng, chống, bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán
người. BLHS năm 1999 coi tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là

15
được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều
được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau".
Tuy nhiên, trong khi các điều kiện xã hội đang ngày càng vận động
biến đổi không ngừng như hiện nay thì vấn đề bảo vệ quyền con người là hết
sức quan trọng và đang đặt ra những vấn đề rất bức xúc. Hiện nay, các tội
xâm phạm đến quyền con người đang ngày càng phát triển, diễn biến vô cùng
phức tạp. Trong đó, tội phạm buôn bán người mà đặc biệt là buôn bán trẻ em
là một trong những tội phạm nguy hiểm, gây nhức nhối cho toàn xã hội.
BLHS năm 1999 đã quy định Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
tại Chương XII BLHS năm 1999 "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người". Đây là tội phạm bao gồm nhiều hành vi
phạm tội độc lập với nhau nhưng cùng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền
được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục của trẻ em. Trẻ em bị mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt có thể bị đẩy vào tình trạng bệnh tật, cô đơn và bị lạm dụng
cùng cực. Tội phạm này xâm phạm đến nhóm quan hệ được pháp luật hình sự
bảo vệ là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Trước
đây, trong BLHS năm 1985 do quan niệm tội phạm này xâm hại trực tiếp đến
quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái; đó là quyền của trẻ em được vui
chơi, phát triển lành mạnh trong sự chăm lo, bảo vệ của cha mẹ và quyền
cũng như nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ con cái của cha mẹ nên tội này được quy
định trong Chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội
phạm đối với người chưa thành niên.
Ngày nay, loại tội phạm này đang ngày càng phát triển, diễn biến vô
cùng phức tạp và hậu quả gây ra cho xã hội thật khó lường vì tính nguy hiểm
cao, ảnh hưởng rất lớn đến các nạn nhân - là trẻ em - lứa tuổi còn quá non nớt
và dễ bị tổn thương. Việc trẻ em bị mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trực
tiếp xâm hại đến quyền được sống trong sự thương yêu, đùm bọc của gia

16

Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em phải là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Động cơ để
người phạm tội thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
có thể là vì lợi nhuận, để trả thù cá nhân
Về mục đích, theo Nghị định thư quốc tế về chống buôn bán người thì
mục đích "để bóc lột" là một trong những yếu tố bắt buộc để cấu thành tội
buôn bán người (trong đó có tội mua bán trẻ em). Đây cũng chính là một
trong những dấu hiệu để phân biệt "buôn bán người" với "đưa người di cư trái
phép" và các tội phạm khác. Cùng là một hành vi đưa người sang bên kia biên
giới nhưng sau đó, người di cư trái phép được tự do định đoạt cuộc sống của
mình còn người bị buôn bán thì phải sống trong sự kiềm tỏa và bị bóc lột bởi
bọn buôn người (thu lợi nhuận từ việc người đó hoạt động mại dâm, lao động
khổ sai ). Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, cũng có hành vi mua
bán nhưng không phải để khai thác, bóc lột mà vì mục đích nhân đạo thì
không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không phải là tội phạm.
Chủ thể của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là cá nhân
có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Hiện
nay, trên thế giới đã xuất hiện những trường hợp mua bán người được thực
hiện thông qua hoạt động của các tổ chức như dưới hình thức xuất khẩu lao
động, văn phòng giới thiệu việc làm, văn phòng con nuôi Trong các trường
này thì việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân không thể đảm bảo
việc chấm dứt việc phạm tội và trừng trị nghiêm minh tội phạm nếu tội phạm
đó được thực hiện được thực hiện thông qua một tổ chức. Hơn nữa, trong

18
nhiều trường hợp, lợi nhuận mà các tổ chức này thu được từ việc buôn bán trẻ
em còn cao hơn, nhiều hơn so với các cá nhân. Do đó, để đảm bảo các chế tài
hiệu quả sẽ được áp dụng trong việc phòng chống tội phạm thì cần phải quy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status