SKKN MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS THUỘC CÁC HUYỆN KHÓ KHĂN - Pdf 26

TÓM TẮT MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
THCS THUỘC CÁC HUYỆN KHÓ KHĂN
TIẾN HÀNH THỰC HIỆN TỐT HƠN:"Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo
dục Việt Nam, theo tinh thần Nghị Quyết TW8- Khóa XI"
Đặng Hữu Tường- Trường THCS Đặng Tất, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
([email protected] 0949306418)
THIẾT BỊ DẠY HỌC là yếu tố rất quan trọng trong quá trình Giáo dục-
Đào tạo, đặc biệt trong giáo dục học sinh phổ thông.
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC là làm cho Thiết bị dạy học
trở thành công cụ, phương tiện góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền
với xã hội
Trong thời kì đổi mới, Đảng ta đặt Giáo dục đào tạo lên vị trí " Quốc sách
hàng đầu". Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), điều
35 ghi rõ:
" Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phất triển giáo dục nhằm
nâng cao dân trí, đào tao nhân lực và bồi dưỡng nhân tài" [25,47].
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo,
có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là
phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ thông bao gồm
giáo dục tiều học(TH), Trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).
Trong đó giáo dục trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục,
điều 27 ghi rõ:
"Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo
dục tiểu học; có học vấn ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào

cho giảng dạy và học tập. Ngay trong các cuộc hội nghị, hội thảo về các nội dung
khác nhau tại trường đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết bị trong dạy học. Đặc
biệt nhà trường đã tổ chức chuyên đề “Hội thảo khoa học về thiết bị dạy học” nhằm
nâng cao chất lượng dạy học.
Nhiều giáo viên đã sử dụng TBDH vào bài giảng của mình rất thành công, mà
đặc biệt trong dạy thực hành thí nghiệm, hơn 80% thiết bị trong dạy thực hành thí
nghiệm được khai thác sử dụng cho cả các tiết trên lớp, việc sử dụng thiết bị gần
như là hiển nhiên, bởi vậy thực hành thí nghiệm không có thiết bị thì không thể rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo tiếp xúc nghề để hướng nghiệp được.
Loại thiết bị được khai thác sử dụng nhiều nhất, triệt để nhất là các loại thiết
bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học, các thiết bị vạn năng, những loại này có từ khi thay
sách giáo khoa và phù hợp với nội dụng chương trình các môn học rất hạn chế, việc
cập nhật các tiến bộ của KHKT&CNTT chưa kịp thời. Việc đầu tư thiết bị lại càng
bất cập, nên chủ yếu khai thác, sử dụng các thiết bị vạn năng và mô hình.
b. Những hạn chế:
Ý thức khai thác sử dụng ở mỗi giáo viên là chưa đồng đều, để có một bài giảng
tốt trên các TBDH sẽ phải huy động sức lực và trí tuệ mà điều này không phải giáo
viên nào cũng dễ dàng hưởng ứng. Đặc biệt đối với thiết bị mới lạ, những thiết bị
công nghệ cao thì việc sử dụng thiết bị như là phương tiện, công cụ để đổi mới
phương pháp dạy học lại càng khó khăn hơn nhiều.
Đối với học sinh, ý thức, khả năng nhận thức, năng lực thực hành rèn luyện kỹ
năng thực hành rất đa dạng, bởi vậy mức độ sử dụng thiết bị rất khác nhau. Mặc dù
phong trào giữ tốt dùng bền thường xuyên được chú trọng, nhưng vẫn có một số
trường hợp sử dụng thiết bị không đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, thực sự đã có
những tai nạn đáng tiếc xẩy ra cho học sinh và giáo viên như : Phòng thí nghiệm
không đảm bảo để làm thí nghiệm hóa - lí.
Có những thiết bị công nghệ mới, hiện đại đã được đàu tư nhưng chưa được khai
thác hoặc do kiến thức, trình độ hạn chế nên thiết bị ở dạng này chưa có người khai
thác.
Nhiều thiết bị tự chế không sử dụng dược hoặc không đưa vào sử dụng. thông

nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý.
Bộ giáo dục - đào tạo đang có kế hoạch tổ chức hội thảo về TBDH trong thời
gian gần đây. Như vậy các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác TBDH.
Hàng năm đã dành kinh phí để mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu
và được xây dựng dưới dạng: “dự án chương trình mục tiêu” Để trình các cấp lãnh
đạo duyệt. rõ ràng đây là xu thế tích cực để tăng cường thiết bị hiện đại hàng năm.
b. Những hạn chế:
+ Thiết bị một số quá củ, lạc hậu, độ chính xác không cao. Mặc dù các thiết bị
này chỉ dùng để thưc hành các thao tác cơ bản, nhưng do quá đơn giản nên làm việc
không ổn định, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Với các thiết bị này do chưa được
đầu tư TB thay thế nên bắt buộc phải sử dụng.
+ Thiếu về chủng loại và số lượng. Thậm chí có 1 số đề mục không có TB,
mô hình cho học sinh học, trong trường hợp như vậy giáo viên chỉ diễn giải bằng lời
nói mà thôi. Ở đây kể cả các thiết bị truyền thông cũng có tình trạng này.
+ Trang thiết bị không đồng đều: Trong cùng 1 môn nhưng TB có đặc tính kỹ
thuật khác hẳn nhau. Chương trình dạy học chưa kịp thời điều chỉnh phù hợp với sự
phát triển của khoa học- công nghệ và phù hợp với sự đổi mới của trang TB dạy
học. Trong lúc đó, trang TB không đồng đều gây ra nhiều khó khăn cho việc chỉ đạo
thực hiện chương trình dạy học.
+ Tình trạng chất lượng trang TB: 1 số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa
vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được, đặc biệt 1 số TB
dùng để đo kiểm do chất lượng kém nên không thực hiện được chức năng của TB,
Làm cho việc dạy học không phản ánh đúng ý nghĩa.
+ Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về
thiết bị, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng
thông tin báo cáo về TB còn hạn chế và chậm chạp nên việc xử lý thông tin không
kịp thời và thiếu chính xác.
+ Công tác kế hoạch hóa TB trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê
hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý… Và kế hoạch theo
kiểu “Nóng tay nắm lổ tai” nên việc đầu tư, bổ sung hàng năm thiếu tính hệ thống.

trợ giảng đắc lực thì còn rất hạn chế. Công tác thiết bị chưa được xem xét một cách
hệ thống và có căn cứ khoa học (ngay cả một dự án lớn thì TBDH cũng được chỉ
đạo làm độc lập với việc xây dựng nội dung, chương trình môn học).
Việc cung cấp thiết bị thiếu định hướng, chưa phù hợp với nhu cầu thiết thực
của hoạt động dạy học.
Mạng lưới công tác thiết bị chưa được coi trọng, chính vì vậy mà việc tổ
chức, chỉ đạo CTTB ở các cấp còn mờ nhạt, một số trường có TBDH nhiều nhưng
chưa có cán bộ bán chuyên trách.
Đầu tư tài chính cho thiết bị còn hạn chế, chi phí cho thiết bị so với tổng chi
phí trong toàn trường hàng năm là thấp (khoảng 5%).
Chỉ đạo đầu tư chưa đồng bộ, chưa lường hết các liên quan ràng buộc kéo
theo: Có thiết bị này thì phải có TB khác bổ trợ, phòng ốc, nhà đa năng, phòng bộ
môn Việc cải tiến nội dung, chương trình chưa gắn với đổi mới, thiết bị tiên tiến,
có thiết bị rồi nhưng chưa biết sử dụng và lại càng ngại sử dụng. Ngoài ra một ảnh
hưởng không kém phần quan trọng đó là nhiều giáo viên phải dạy 2 ca không có
thời gian cho việc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học
tập nâng cao trình độ.
B. CÁC GIẢI PHÁ CHỦ YẾU VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC CẤP THCS.
● Đặt vấn đề:
Nếu nội dung quản lý TBDH có nhiều mức độ khác nhau (Rộng, hẹp, nông,
sâu ) thì các giải pháp tương ứng với các nội dung đó cũng có những cấp độ khác
nhau.
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Tầm chiến lược (Thường được dùng cho các kế hoạch
chiến lược của quốc gia, bộ, ngành, )
- Giải pháp quản lý vĩ mô: Mọi chiến thuật (Thường được dùng cho các cấp quản lý
cơ sở)
- Hoặc các loại giải pháp: + Giải pháp bên trong, giải pháp bên ngoài
+ Giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài
+ Giải pháp chi tiết.

Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trò to lớn trong việc
xây dựng nền nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc, đặc biệt là đối với công tác
TBDH.
2. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết về TBDH và công tác quản lý
TBDH.
Xây dựng các điển hình về công tác TBDH, xây dựng trung tâm hình mẫu về sử
dụng TBDH trong nhà trường, mà tiên phong là nghiệp vụ sư phạm. Muốn vậy,
trước hết là khâu kế hoạch đầu tư phải được thực hiện đúng, sau đó mới tổ chức khai
thức sử dụng, bảo quản sửa chữa làm cho TBDH phục vụ có hiệu quả cho quá trình
dạy học. Một khi công tác TBDH, quản lý công tác TBDH làm tốt chúng ta có thể
khai thác những tác dụng khác nhau của nó. Đặc biệt là việc nâng cao nhận thức và
hiểu biết công tác TBDH cho tập thể cán bộ, giáo viên. Các hình thức như tham
quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn chuyên môn trong một mô hình cụ
thể là rất có tác dụng. Phải vận dụng tốt nguyên tắc “Nghe nhìn, trực quan”, “Trăm
nghe không bằng một thấy” trong việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên.
Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về TBDH. Mở các hội thi về khai thác sử
dụng TBDH. Tăng cường phổ biến kinh nghiệm, quan điểm, lý luận, thông qua các
hình thức nêu trên.
Khuyến khích mọi giáo viên giảng dạy đều dùng TBDH. Động viên khen thưởng
kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong khai thác, sử dụng TBDH và
quản lý TBDH.
Khuyến khích tự chế đồ dùng dạy học.
3. Cải tiến cấu trúc quản lý
Như đã phân tích ở phần thực trạng, cấu trúc về mô hình quản lý như hiện nay
về ưu điểm phát huy được ưu thế chuyên môn của phó hiệu trưởng theo các mảng.
Nhược điểm là quản lý chồng chéo nhưng lại thiếu sự gắn kết và làm cho phòng
chức năng cũng như các đơn vị sự dụng thiết bị không chủ động được trong công tác
thiết bị và quản lý công tác TBDH. Trên cơ sở phân tích thực trạng tôi đưa ra cấu
trúc được điều chỉnh sau:


được xây dựng theo kiểu dự án đảm bảo mỗi phòng rộng 75m
2
.
b. Đổi mới xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH.
Việc đầu tư TBDH sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu TBDH không được sử
dụng cho giảng dạy và học tập, hay chúng ta có thể nói rằng: TBDH sẽ không phát
huy được một chút tác dụng nào khi nó không thông qua quá trình sư phạm.
Những căn cứ để xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng:
- Nội dung, chương trình thực hành, các môn học.
- Kế hoạch đề mục thực hành
- Chủ trương của lãnh đạo nhà trường.
- Chủng loại, số lượng, chất lượng thiết bị hiện có.
- Đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết liên quan thực hành.
- Tầm quan trọng của thiết bị trong quá trình dạy học.
• Kế hoạch khai thác sử dụng
Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng thiết bị để đưa vào kế
hoạch sửa chửa ưu tiên.
Lực lượng sửa chữa: Giáo viên, học sinh, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân
ngoài trường …
Tình trạng thiết bị về chất lượng, số lượng … Đặc biệt chú ý đến các dạng hư
hỏng của thiết bị:
+ Hư hỏng do tác động của môi trường: Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp
đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: Kim loại, thủy tinh,
chất dẻo, điện tử, bán dẫn … Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể
hỏng hóc dẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi
trường.
+ Hư hỏng do sử dụng: Do sử dụng nhiều nên các chi tiết máy bị mòn, hỏng,
người sử dụng không thực hiện đúng quy trình, như: Thao tác sai, làm bừa làm ẩu,
thiếu hiểu biết, …; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho
TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng không được thực hiện hoặc

hỏng, Triển khai công việc sẽ tạo ra một hiện trường cho việc áp dụng
Các biện pháp quản lý. Chỉ đạo công tác TBDH trong trường THCS là một việc
phức tạp, nhìn chung không có hình mẫu để theo, điều quan trọng là trên cơ sở
những phương hướng và nguyên tác chung, người lãnh đạo cần thực hiện các công
việc chỉ đạo một cách sáng tạo và chủ động và luôn biết dựa vào sự nhiệt tình của
đội ngũ giáo viên, học sinh, và các thành phần khác.
Thực hiện chỉ đạo theo 2 cách:- Chỉ đạo theo đầu công việc.
- Chỉ đạo theo “chủ nhân của công việc”
7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác TBDH.
Đây là khâu cuối cùng của quản lý, nội dung của thanh tra, kiểm tra là việc
theo dõi về hiệu quả của kế hoạch được thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó tổng
kết, rút ra bài học kinh nghiệm. Thanh tra, kiểm tra có chức năng đánh giá, phát hiện
và điều chỉnh đối với các mặt công tác khác nhau của trường học.
Thanh tra, kiểm tra là công tác nội bộ thường xuyên của trường học nhằm
đảm bảo mọi hoạt động đúng với quy định. Đối với công tác TBDH thanh tra, kiểm
tra có 2 nội dung chính:
- Thanh tra, kiểm tra tình trạng, mức độ trang bị sự đảm bảo an toàn, điều
kiện bảo quản sủ dụng …
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ
chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.
- Kiểm tra việc triển khai các tiết dạy học trên lớp có nội dung liên quan đến
TBDH.
Kết quả thanh tra, kiểm tra có tác dụng chỉ ra những việc tốt để phát huy,
những việc chưa tốt, những sự thiếu hụt để sửa chữa, khắc phục. Thanh, kiểm tra
công tác TBDH là việc làm thường xuyên của lãnh đạo trường, tiến hành kiểm tra là
sự đánh giá một cách có kế hoạch những công việc đã làm, kết quả kiểm tra là cơ sở
cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.
8. Nhóm các giải pháp bổ trợ.
a.Tăng cường đầu tư nguồn lực:
+ Về tài chính: ngoài đầu tư tài chính theo kế hoạch, cần có những khoản kinh

nhiều với TBDH mới có thể thực hiện bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ hoàn toàn
thể hiện tính khách quan của nó.
d. Đẩy mạnh phong trào tự chế đồ dùng, thiết bị dạy học:
Chúng ta có thể nhận thấy rằng: TBDH tự chế ra đời trong bối cảnh phục vụ
nhu cầu thiết yếu cho giảng dạy và học tập. Bởi vậy TBDH tự chế là một bộ phận
không thể thiếu của hệ thống TBDH, nó góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện
hệ thống TBDH trong nhà trường.
Họat động tự chế TBDH có tác dụng huy động năng lực, trí tuệ, bồi dưỡng,
kích thích hứng thú nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và học sinh. để chế tạo ra
được những TBDH giáo viên và học sinh phải huy động mọi tiềm năng trí tuệ và sự
sáng tạo của mình. Hình thức họat động này giúp họ bồi dưỡng và rèn luyện các
phẩm chất, năng lực, kỹ năng, cũng thông qua đó tầm hiểu biết và nhận thức của họ
được mở rộng. Họ thấy được sự cần thiết của việc sử dụng TBDH trong quá trình
dạy học, giúp họ tạo ra thói quen tự sáng chế và làm xuất hiện nhu cầu tự nhiên
trong việc sử dụng các TBDH cho các công việc của mình.
Họat động tự chế TBDH có tác dụng phục vụ kịp thời cho việc cải tiến đổi
mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Dạy học là một
quá trình lao động nghệ thuật, sáng tạo của người thầy giáo. Mỗi nội dung kiến thức,
mỗi giờ học đều cần những TBDH tương ứng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp
giáo viên phải tự mình giải quyết một cách kịp thời và linh họat trong việc tìm tòi
sáng chế ra TBDH, thậm chí đơn giản như một hình vẽ, một từ tranh, một mô hình
trực quan sinh động.
Họat động tự chế TBDH có thể nâng cao được hiệu quả của nó nhờ tận dụng
các nguồn lực tại chổ, đặc biệt là sử dụng vật liệu đơn giản, rẻ tiền nhưng lại tạo ra
các TBDH có tính linh hoạt cao, gần gủi với nội dung dạy học. Nếu TBDH đảm bảo
tốt các yêu cầu sư phạm, mà lại cấu thành bởi những vật liệu đơn giản, tại chổ, rẻ
tiền thì thiết bị đó càng có giá trị. Rõ ràng giá trị của một TBDH không phải ở chổ
nó có giá thành cao mà chủ yếu ở hiệu quả sử dụng, ở vai trò sư phạm mà nó đảm
bảo.
Tự chế TBDH không đòi hỏi một quy mô lớn, mà bất kể một giáo viên nào

bất cứ lĩnh vực nào.
- Ngoài ra tập thể sư phạm trong nhà trường mà đứng đầu là người hiệu
trưởng, luôn luôn có sự gắn kết với nhau, có nhiệt tình và tâm huyết với nghề, với
TBDH.
Trên đây là mọt số đề xuất chưa được đầy đủ song đó là thực trạng của sô
nhiều trường trong các huyện khó khăn về cơ sở vật chất, mong rằng được góp ý bổ
sng thêm của các thầy cô và các nhà quản lý giáo dục.
Đ.H.T


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status