tóm tắt luận văn thạc ssi Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương, tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai”. - Pdf 26

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập WTO ngành nông nghiệp nước ta đứng trước
những thời cơ và thách thức lớn. Nông nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với
những nước có nền nông nghiệp phát triển của thế giới và khi rào cản về thuế
không còn giá trị. Thì sự cạnh tranh này càng diễn ra gay gắt. Do vậy tăng năng
suất và sản lượng cây trồng là một việc làm cần thiết của nông nghiệp nước ta.
Trước đây khi lương thực chưa đáp ứng đầy đủ thì người dân quan tâm
chủ yếu đến các cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai…lúc đó đậu tương
chỉ chiếm một diện tích nhỏ (27.100 ha), năng suất còn rất thấp (5,09 tạ/ha)
(năm 1975). Khi nhu cầu lương thực được thoả mãn thì đậu tương trở thành một
trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước. Sở dĩ đậu tương quan trọng như vậy là nhờ giá trị của nó, đậu tương
không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm (đậu phụ, sữa đậu nành, thịt
nhân tạo…) mà còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, sử dụng trong công
nghiệp chế biến bánh kẹo, cây cải tạo đất… Đặc biệt là giá trị lấy dầu của đậu
tương.
Với giá trị nhiều mặt to lớn của nó nên sản xuất đậu tương trên thế giới
tăng rất nhanh cả về diện tích năng suất và sản lượng.
Ở Việt Nam đậu tương cũng được phát triển rất mạnh mẽ cả về diện tích,
năng suất và sản lượng. Trước Cách mạng tháng 8/1945 diện tích trồng đậu
tương còn ít mới đạt 32.000 ha (1944), năng suất thấp 4,1 tạ/ha. Sau khi đất
nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được mở rộng 39.400
ha, năng suất đạt 5,3 tạ/ha. Từ năm 1977 đến năm 1995 diện tích tăng lên rất
nhanh, đến năm 1996 là 110.300 ha, năng suất đạt 11,1 tạ/ha (Ngô Thế Dân và
các cs, 1999)[3]. Năm 2009 nước ta đã trồng được 146,2 ha nghìn đậu tương
với năng suất bình quân thấp 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt 213,6 nghìn tấn (FAO,
2010)[32].Tuy nhiên năng suất đậu tương của Việt Nam còn rất thấp so với
năng suất trung bình của thế giới, đặc biệt là các tỉnh Miền núi phía Bắc năng
suất đậu tương rất thấp như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai chỉ đạt từ 7,1 - 9 tạ/ha
Bắc Hà là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, tại đây đậu tương đã trở thành

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau, cho nên công tác
chọn tạo giống cần tập trung vào một số mục tiêu: giống cho năng suất cao phù
hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, giống có chất lượng hạt tốt phục vụ
xuất khẩu, giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất dầu thực
vật Điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất thuận lợi cho cây đậu tương
sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh
trưởng, phát triển của các loài sâu, bệnh hại. Bởi vậy, khi sản xuất cần phải xây
dựng, áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp cho từng vùng sinh thái.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai
nói riêng, diện tích đất bỏ hoá còn rất nhiều, tập trung chủ yếu ở những vùng
không chủ động nước, đất đồi thấp hoặc ở những vùng này trồng trọt một số
loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, đất ruộng vùng cao chủ yếu là trồng 1 vụ
lúa. Do đó, việc đưa cây trồng cạn nói chung và cây đậu tương nói riêng vào
sản xuất và tăng vụ trên chân ruộng lúa 1 vụ ở các vùng này là rất cần thiết, để
tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, thoái hoá đất,
nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Năm 2009 diện tích đậu tương trên thế giới là 98,8 triệu ha, tăng 6,3 triệu
ha so với năm 2005. Năng suất đậu tương ổn định biến động trong khoảng 22,4
– 24,4 tạ/ha. Sản lượng đậu tương của toàn thế giới năm 2009 là 222,3 triệu tấn
tăng 8 triệu tấn so với năm 2005.
Các quốc gia trồng nhiều đậu tương trên thế giới là Mỹ, Brazil, Argentina,
Trung Quốc, Ấn Độ.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

vùng thượng huyện) chiếm 6,6% đất trồng cây hàng năm. Đậu tương Xuân chủ
yếu trồng trên chân ruộng 1 vụ lúa, đậu tương vụ Thu trồng trên đất nương ngô.
Năm 2005 và 2006 diện tích ổn định đạt 800 ha, năm 2007 và 2008 diện có
xu hướng giảm dần, đến năm 2008 chỉ cón 679 ha. Năng suất có xu hướng tăng
dần nhưng còn rất thấp đạt 8 tạ/ha (năm 2005 và 2006), đạt 9 tạ/ha năm 2008.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Gồm 10 giống đậu tương trong đó giống là DT84 được sử dụng làm giống
đối chứng.
Bảng 2.1. Nguồn gốc giống đậu tương sử dụng làm vật liệu nghiên cứu
STT Tên giống Cơ quan tạo ra giống
1 DT84 (Đối chứng) Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam
2 ĐNV5 Viện Nghiên cứu ngô
3 ĐT26 Viện Cây lương thực và thực phẩm
4 DT2001 Viện Di tryền Nông nghiệp Việt nam
5 ĐVN10 Viện Nghiên cứu ngô
6 VX93 Viện Cây lương thực và thực phẩm
7 ĐVN11 Viện Nghiên cứu ngô
8 ĐVN6 Viện Nghiên cứu ngô
9 Đ9804 Viện Cây lương thực và thực phẩm
10 ĐVN9 Viện Nghiên cứu ngô
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Bắc Hà - Tỉnh Lào Cai, Thí nghiệm
được trồng trên đất ruộng lúa 1 vụ (vụ Xuân), đất bãi (vụ Thu).
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 và năm 2010.
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu

hành theo quyết định số 1698QĐ/BNN - KHCN ngày 12 tháng 6 năm 2006 của
Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) [15].
- Thời vụ gieo trồng:
+ Vụ Thu: Gieo ngày 22/7/2009.
+ Vụ Xuân: Gieo ngày 01/02/2010.
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
- Các giai đoạn sinh trưởng
+ Ngày ra hoa: Là ngày có 50% số cây/ô có ít nhất 1 hoa nở (quan sát
toàn bộ số cây trên ô).
5
+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến khi có khoảng 95%
số cây/ ô có vỏ quả chuyển sang màu nâu hoặc màu đen (quan sát toàn bộ số
cây trên ô).
- Các đặc điểm hình thái
+ Màu sắc thân (thân xanh, thân tím), dạng thân (thân đứng, thân nửa
đứng và thân ngang) quan sát ở thời kỳ hoa rộ.
+ Màu sắc hoa (hoa tím, hoa trắng) quan sát ở thời kỳ hoa rộ.
+ Màu sắc rốn hạt (trắng, xám, nâu, đen, đen không hoàn toàn).
+ Kiểu sinh trưởng (sinh trưởng vô hạn hay hữu hạn), quan sát đa số cây
trên ô.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân
chính (chọn 10 cây mẫu/ô, lấy mỗi hàng 5 cây liên tục trên 2 hàng giữa luống,
trừ 5 cây đầu hàng).
+ Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc ra từ thân chính của 10 cây
mẫu/ô.
+ Số đốt/thân chính (đốt): Đếm số đốt/thân chính của 10 cây mẫu/ô.
+ Đường kính thân (mm): Đo phần thân trên 2 lá mầm của 10 cây trên ô ở
2 hàng giữa rồi tính trung bình.
2.4.2. Đánh giá khả năng chống chịu

cây/m
2
tạ/ha
10000
+ Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha):
Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, tính năng suất toàn ô ở độ ẩm 12% và
quy ra năng suất/ha, lấy 2 chữ số sau dấy phẩy (có tính bù cây lấy mẫu).
2.4.4. Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa của các dòng đậu tương thí nghiệm
- Phân tích chất lượng hạt:
+ Phân tích hàm lượng Protein trong hạt bằng phương pháp Kjendhal.
+ Phân tích hàm lượng Lipit trong hạt bằng phương pháp Soxhlet.
2.4.5. Xây dựng mô hình thử nghiệm
- Giống thử nghiệm ĐT26, ĐVN6, ĐVN5, giống đối chứng DT84 hiện
đang được trồng phổ biến ở địa phương.
- Diện tích 5.260 m
2
cả diện tích trồng giống đối chứng.
- Số hộ tham gia thử nghiệm 8 hộ (4 hộ/vùng).
- Thời vụ: vụ Xuân năm 2010.
- Xây dựng mô hình trình diễn tại 2 vùng trồng đậu tương phổ biến của huyện:
+ Vùng trung tâm huyện tại thôn Sín Chải xã Na Hối huyện Bắc Hà. Diện
tích: giống ĐT26 7200 m
2
, giống ĐVN6 840 m
2
, giống ĐVN5 560 m
2
, giống
DT84 540 m
2

nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm
TT Tên giống
Loại
hình sinh
trưởng
Dạng
cây
Mầu
thân
Mầu
hoa
Màu
vỏ
hạt
Màu
rốn hạt
1
DT84
(Đ/C)
Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Vàng
2 ĐNV5 Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Nâu
3 ĐT26 Hữu hạn Đứng Xanh Trắng Vàng Nâu
4 DT2001 Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Đen
5 ĐVN10 Hữu hạn Đứng Xanh Trắng Vàng Nâu
6 VX93 Hữu hạn Đứng Xanh Trắng Vàng Nâu
7 ĐVN11 Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Nâu
8 ĐVN6 Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Vàng
9 Đ9804 Hữu hạn Đứng Xanh Trắng Vàng Vàng
10 ĐVN9 Hữu hạn Đứng Tím Tím Vàng Nâu

6 VX93 46 41 96 85
7 ĐVN11 46 41 95 83
8 ĐVN6 45 39 100 82
9 Đ9804 52 46 135 95
10 ĐVN9 42 41 95 77
* Giai đoạn từ gieo đến ra hoa
Hoa của đậu tương thường bắt đầu được hình thành từ đốt thân chính thứ
4 đến đốt thứ 8 trở lên. Thời gian nở hoa của đậu tương dài hay ngắn phụ thuộc
vào đặc tính từng giống và thời vụ gieo trồng.
Khi cây bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây đậu tương bước vào giai đoạn sinh
trưởng sinh thực, tức là giai đoạn phát triển của các cơ quan sinh sản như: hoa,
quả, hạt. Tuy vậy, các cơ quan sinh trưởng vẫn tiếp tục phát triển mạnh, vì vậy
cây đậu tương cần rất nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này, nốt sần cũng
được hình thành mạnh tăng cường khả năng cố định đạm, cung cấp phần lớn
lượng đạm cho cây, đến khi ra hoa sẽ là lúc chiều cao cây, diện tích lá đạt cực
đại. Giai đoạn này quyết định đến số lượng hoa nở, số quả/cây, do đó ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất của từng cây và quần thể cây trồng. Thời kỳ này
cây đậu tương rất mẫn cảm với các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm.
Đậu tương ra hoa sớm hay muộn chủ yếu do giống quyết định, tuy nhiên
giống chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh tác động đặc biệt đối với
những giống phản ứng chặt với ánh sáng. Vì vậy tìm hiểu thời gian ra hoa của
các giống ở từng thời vụ trồng có ý nghĩa rất quan trọng.
Qua kết quả theo dõi thí nghiệm tại vụ Xuân năm 2010 và vụ Thu năm
2009 chúng tôi có nhận xét như sau:
9
Nhìn chung tất cả các giống có thời gian từ gieo đến ra hoa trong vụ Xuân
đều dài hơn vụ Thu.
+ Vụ Xuân: Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có thời gian ra
hoa dao động từ 41 – 52 ngày, trong đó giống DT2001 thời gian từ gieo đến ra
hoa ngắn nhất là 41 ngày, ngắn hơn giống đối chứng, giống ĐVN9 có thời

đậm là những giống có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Ngược lại
những giống thân cao, lông dài, lá vàng, thân nhỏ là những giống sinh trưởng yếu,
cây dễ bị đổ, khả năng cho năng suất thấp. Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái của
các giống đậu tương thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.3.
10
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm
TT
Chỉ
tiêu
Tên
giống
Chiều
cao cây
(cm)
Số cành
cấp I/cây
(cành)
Số
đốt/thân
chính
(đốt)
Đường
kính thân
(mm)
Vụ Xuân
1 DT84 (Đ/C) 62,93 2,53 13,23 5,6
2 ĐNV5 67,27 3,20 13,10 6,4
3 ĐT26 54,77 2,83 13,43 6,5
4 DT2001 58,63 3,50 11,97 5,6
5 ĐVN10 74,93 3,80 12,80 6,9

thân thì mới thực sự cho năng suất cao. Đa số những giống có khả năng chống
đổ tốt là những giống có chiều cao thấp, bộ rễ khỏe, đường kính thân to.
Trong điều kiện gieo trồng dày cây vươn cao dễ bị lốp đổ, sâu bệnh phát
triển, số hoa và quả trên cây ít. Trồng thưa số cành trên cây sẽ nhiều, nhiều quả
nhưng mật độ cây trên một đơn vị diện tích không đảm bảo làm giảm năng suất.
Số liệu bảng 3.3 cho ta thấy vụ Xuân chiều cao cây của các giống đậu
tương thí nghiệm cao hơn vụ thu, biến động từ 42,83 - 86,33 cm. Trong thí
nghiệm giống ĐVN5, ĐVN10 và Đ9804 có chiều cao cây cao hơn đối chứng
(DT84: 62,93 cm). Các giống còn lại có chiều cao thấp hơn giống đối chứng ở
mức độ tin cậy 95%.
Vụ Thu các giống đậu tương thí nghiệm có chiều cao cây biến động từ
37,83 cm - 80,8 cm, sự sai khác chiều cao cây có xu hướng như vụ xuân. Trong
thí nghiệm giống ĐVN5, ĐVN10 và Đ9804 có chiều cao cây cao hơn đối
chứng (DT84 57,73 cm). Các giống còn lại có chiều cao cây thấp hơn đối
chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
- Số cành cấp I: Thời kỳ phân cành được tính từ khi cây có 1- 2 lá kép và
căn bản kết thúc lúc bắt đầu nở hoa. Tốc độ sinh trưởng thân lá trong thời gian
đầu của thời kỳ này tương đối chậm, khi xuất hiện lớp rễ thứ 2 và sắp ra nụ ra
hoa mới bắt đầu tăng nhanh, đây là thời kỳ mầm hoa bắt đầu phân hoá. Thời kỳ
này rất quan trọng, chỉ trên cơ sở thân lá sinh trưởng tốt, cành phát triển nhiều,
sinh trưởng nhanh thì mầm hoa mới phân hoá được nhiều. Nhưng nếu thân lá
sinh trưởng quá mạnh lại ức chế mầm hoa phân hoá chậm lại. Thời kỳ này nốt
sần bắt đầu được hình thành. Sau mọc được khoảng 15 ngày cây có lá kép đầu
tiên thì nốt sần được hình thành và khả năng cố định N dần dần được tăng lên.
Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kỳ này là nhiệt độ: 22 - 25
o
C, ẩm độ
đất: 70 - 80% và yêu cầu ánh sáng đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển khỏe.
Có thể nói đây là thời kỳ mấu chốt để có cây đậu tương thân to, đốt ngắn, rễ ăn
sâu và mầm hoa nhiều.

Các giống còn lại có số đốt/thân chính tương đương với giống đối chứng
(DT84: 11,03 đốt).
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy chiều cao cây, số đốt/thân
chính phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh, kết
quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Plazinic (1987) [42].
- Đường kính thân của các giống đậu tương thí nghiệm ở vụ Xuân có xu
hướng lớn hơn vụ Thu, biến động 5,4 - 8,4mm. Trong thí nghiệm giống ĐVN5,
ĐT26, ĐVN10, VX93 và Đ9804 có đường kính thân lớn hơn giống đối chứng
13
(DT84: 5,6mm). trong đó giống Đ9804 có đường kính thân lớn nhất (8,4mm)
chắc chắn ở mức độ cậy 95%. Các giống còn lại đều có đường kính thân tương
đương đối chứng (DT84:5,6mm)
Vụ Thu đường kính thân của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ
4,4 - 7,1mm. Giống Đ9804 có đường kính thân lớn nhất (7,1mm) và lớn hơn
giống đối chứng. Các giống còn lại đều có đường kính thân tương đương với
giống đối chứng (DT84: 4,5mm) ở mức tin cậy 95%.
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ các giống đậu
tương thí nghiệm năm 2009 - 2010 tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất
cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của
sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất đậu tương nói riêng. Với xu thế thâm canh tăng vụ như hiện
nay, sẽ tạo điều kiện môi trường tốt cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và lây lan
từ vụ này sang vụ khác.
Đậu tương thuộc loại cây thân thảo, hàm lượng đạm trong lá đậu tương
tương đối cao nên đậu tương là đối tượng của nhiều loại sâu bệnh làm ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt đậu tương. Mặt khác nước ta lại là nước
có khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm nên rất thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và
phát triển. Theo thống kê của FAO, nếu cố định được các yếu tố khác thì riêng
sâu bệnh có thể làm giảm 25% năng suất đậu tương.

bị
bệnh)
Sâu
cuốn lá
(% số
lá bị
hại)
Chống
đổ
(điểm)
Lở cổ
rễ
(% số
cây bị
bệnh
Sâu
cuốn lá
(% số
lá bị
hại)
Chống
đổ
(điểm)
1 DT84 (Đ/C) 2,1 1,7 2 1,3 1,2 2
2
ĐNV5
2,2 2,6 4 1,2 2,3 4
3
ĐT26
1,4 2,3 2 1,1 2,1 1

năng cung cấp nước cho cây khi đất khô. Bệnh này có thể làm giảm năng suất
42 - 48%. Nhiệt độ 26 - 32
0
C, độ ẩm đất >70% và pH>6,6 là điều kiện thuận lợi
cho nấm phát triển. Nấm gây bệnh là Rhizoctonia solani Kunehn, ở những vùng
nhiệt đới, ẩm ướt R,solani còn gây hại lá, quả và hạt Trần Văn Điền, 2007 [5].
Số liệu bảng 3.4. cho thấy vụ Xuân thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ) thuận lợi cho
15
bệnh lở cổ rễ xuất hiện nhiều hơn vụ Thu, tỷ lệ cây bị hại biến động từ 1,4 -
3,6%, vụ Thu tỷ lệ cây bị hại biến động từ 1,1 - 3,3%. Trong thí nghiệm giống
DT2001 và ĐVN11 có tỷ lệ cây bị hại cao nhất kể cả 2 thời vụ (vụ Xuân: 3,5 -
3,6%; vụ Thu: 3,3 - 3,4%). Tuy nhiên tỷ lệ hại của bệnh này thấp không ảnh
hưởng đến mật độ cây/ô và năng suất sau này.
- Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabr): Sâu cuốn lá rất phổ biến ở
các vùng trồng đậu tương. Sâu phá hại lá bánh tẻ từ khi cây có lá thật, phá hoại
mạnh nhất vào thời kỳ ra hoa và vào chắc. Đặc điểm của sâu cuốn lá là sâu
non lúc nhỏ gặm biểu bì ở mặt dưới của lá, từ tuổi 3 sâu nhả tơ cuốn gập lá
hoặc gập dính 2 lá với nhau nằm bên trong ăn chất xanh của lá. Sâu phá hại làm
hỏng bộ lá, giảm diện tích quang hợp dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất.
Kết quả theo dõi cho thấy các giống đậu tương thí nghiệm bị sâu cuốn lá
thấp, tỷ lệ lá bị hại ở 2 vụ tương đương nhau (vụ Xuân 1,6 - 6,4% và vụ Thu 1,2
- 5,3%). Trong đó VX93 là giống phân cành nhiều nhất, do vậy giống này có số
lá bị hại cao nhất kể cả 2 thời vụ (vụ Xuân 6,4%, vụ Thu 5,3%).
- Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến chiều
cao cây, số đốt, số cành, đường kính thân. Những giống thân thấp và
đường kính thân lớn thì khả năng chống đổ tốt. Ngược lại những giống
thân cao, đường kính thân nhỏ thì khả năng chống đổ kém. Trong sản xuất
đậu tương hiện tượng cây đổ cũng làm năng suất giảm đáng kể. Những cây
bị đổ có thể không cho thu hoạch hoặc làm cho hoa quả rụng nhiều ảnh
hưởng đến năng suất.

Vụ
Xuân
Vụ
Thu
Vụ
Xuân
Vụ
Thu
Vụ
Xuân
Vụ Thu
1 DT84 (Đ/C) 24,37 22,30 2,30 2,14 163,77 161,20
2 ĐNV5 29,13 24,40 2,13 1,96 163,33 159,00
3 ĐT26 27,43 25,27 2,53 2,54 175,27 173,33
4 DT2001 16,53 15,73 2,67 2,40 201,27 197,63
5 ĐVN10 24,23 20,63 1,93 1,93 186,43 184,47
6 VX93 27,93 23,17 2,02 1,97 144,07 142,83
7 ĐVN11 19,63 20,10 2,32 1,85 197,77 194,73
8 ĐVN6 27,30 23,73 1,91 1,84 207,43 203,23
9 Đ9804 21,10 23,70 2,34 1,94 164,37 161,50
10 ĐVN9 19,73 20,00 2,38 1,97 185,40 182,60
Cv% 8,5 4,1 6,6 0,9 0,5 0,5
LSD05 3,45 1,52 0,25 0,31 1,62 1,60
- Số quả chắc trên cây
Ở vụ Xuân số quả chắc/cây của các giống đậu tương thí nghiệm nhiều hơn
vụ Thu, biến động từ 16,53 - 29,13 quả/cây. Trong thí nghiệm giống ĐVN5,
ĐT26, VX93 và ĐVN6 có số quả chắc trên cây nhiều nhất (27,13 - 29,13 quả),
nhiều hơn đối chứng. Giống DT2001, ĐVN11 và ĐVN9 có số quả chắc/cây ít
hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có số quả
chắc/cây tương đương với đối chứng (DT84: 24,37 quả).

1000
hạt thấp nhất (144,07g), thấp
hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, giống ĐVN5 và Đ9804 có P
1000
hạt tương
đương với đối chứng (DT84: 163,77g). Các giống còn lại có P
1000
hạt cao hơn
đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó giống ĐVN6 có P
1000
hạt đạt cao nhất
(207,43g) cao hơn chắc chắn so với các giống khác.
Vụ Thu P
1000
hạt của các giống đậu tương thí nghiệm có xu hướng thấp hơn
vụ Xuân, biến động từ 142,83 - 203,23g. Vụ này giống ĐVN5 và VX93 có P
1000
hạt thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, giống Đ9804 có P
1000
hạt tương
đương đối chứng (DT84:161,2g). Các giống còn lại có P
1000
hạt cao hơn đối
chứng ở mức tin cây 95%, trong đó giống ĐVN6 có P
1000
hạt cao nhất (203,23g)
chắc chắn so với các giống trong thí nghiệm.
3.1.6. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một giống mới trước khi
đưa vào sản xuất. Năng suất được đánh giá trên 2 phương diện là năng suất lý

8 ĐVN6 35,63 31,00 19,7 15,0
9 Đ9804 26,82 25,94 16,2 10,7
10 ĐVN9 28,73 25,14 16,8 13,6
Cv% 8,5 4,0 4,7 4,8
LSD 05 4,4 1,90 1,43 1,10
- Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu tổng hợp, đó là kết quả cuối cùng của quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Năng suất lý thuyết phản ánh
tiềm năng cho năng suất của một giống đậu tương trong điều kiện trồng trọt
nhất định.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy vụ Xuân năng suất lý thuyết của các
giống đậu tương thí nghiệm cao hơn vụ Thu, biến động từ 26,82 tạ/ha - 40,2
tạ/ha (vụ Xuân) và từ 22,81 tạ/ha - 38,89 tạ/ha (vụ Thu). Trong thí nghiệm
giống ĐT26 có các yếu tố cấu thành năng suất đạt từ khá đến tốt, do vậy giống
này có năng suất lý thuyết cao nhất kể cả 2 vụ (vụ Xuân 40,2 tạ/ha và vụ Thu
38,89 tạ/ha), tiếp đến là giống ĐVN6 (vụ Xuân 35,63 tạ/ha và vụ Thu 31 tạ/ha),
2 giống này có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy
95%. Các giống còn lại có năng suất tương đương đối chứng kể cả 2 thời vụ
DT84: 30,29 tạ/ha (vụ Xuân) và 26,92 tạ/ha (vụ Thu).
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Banadjanegra và Umar (1988)
[25] là năng suất đậu tương có tương quan thuận với số quả chắc/cây và P
000
hạt.
- Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị
diện tích trong điều kiện trồng trọt cụ thể.
19
Số liệu bảng 3.6 cho thấy năng suất thực thu của các giống đậu tương thí
nghiệm vụ Xuân cao hơn vụ Thu. Vụ Xuân biến động từ 16,2 - 22,1 tạ/ha, trong
thí nghiệm giống ĐT26 và ĐVN6 có năng suất thực thu cao hơn đối chứng chắc
chắn ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại có năng suất thực thu tương đương

Hàm lượng Lipit của các giống tương đương nhau biến động từ 15,17 - 16,42%.
Nhìn chung hàm lượng Protein và Lipit của các giống đậu tương thí
nghiệm ở mức trung bình.
3.3. Mô hình trình diễn đậu tương tại huyện Bắc Hà, Lào Cai
Qua 2 vụ thí nghiệm chúng tôi thấy 3 giống đậu tương có triển vọng: giống
20
ĐT26 là giống có năng suất thực thu cao nhất (22,1 tạ/ha vụ Xuân và 16 tạ/ha
vụ Thu), cao hơn đối chứng kể cả 2 vụ (1,4 - 4,5 tạ/ha). Tiếp đến là giống
ĐVN6 vụ Xuân có năng suất cao hơn giống đối chứng là 2,1 tạ/ha, vụ Thu
năng suất tương đương với giống đối chứng. Giống ĐVN5 có năng suất
tương đương với đối chứng trong cả 2 vụ nhưng có những đặc điểm ưu việt
như: thời gian sinh trưởng ngắn, màu sắc hạt đẹp. Do vậy chúng tôi đã chọn
3 giống này để xây dựng mô hình thử nghiệm trong vụ xuân năm 2010 tại 2
vùng sản xuất đậu tương chính của huyện: Vùng trung tâm và vùng thượng huyện.
3.3.1 Năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia mô hình vụ xuân
tại 2 vùng huyện Bắc Hà
Mô hình được xây dựng trong vụ Xuân trên đất 1 vụ lúa cho 2 vùng
của huyện. Năng suất thực thu của mô hình thử nghiệm thu được trình bày
ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Năng suất của các giống đậu tương trong mô hình thử nghiệm vụ
xuân 2010
TT Tên hộ gia đình Giống
Diện tích
(m
2
)
Năng
suất
(tạ/ha)
Chênh lệch

3.3.2 Đánh giá của người dân đối với các giống tham gia mô hình trình diễn tại
2 vùng của huyện,
Để lựa chọn giống có đặc tính ưu việt chúng tôi đã xây dựng tiêu chí đánh
giá giống có sự tham gia của người dân bằng phương pháp cho điểm để giúp họ
lựa chọn và xác định được giống tốt cho sản xuất. Qua thăm dò ý kiến của
người dân về việc lựa chọn giống mà mình ưa thích, dựa vào các đặc điểm hình
thái, thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chúng
tôi đã thu được kết quả ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá các giống đậu tương thử nghiệm
Chỉ tiêu
Số điểm của các giống
tham gia đánh giá
Tổng
(điểm)
giống
ĐT26
giống
ĐVN6
giống
ĐVN5
giống
DT84(Đ/C)
Màu sắc, hình dạng hạt 24 25 32 23 100
Khả năng chống chịu (Sâu,
bệnh và chống đổ)
35 26 15 24 100
Các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất
35 25 20 20 100
Khả năng nhân rộng 32 28 20 20 100

- Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có hàm lượng Protein và Lipit
mức trung bình, Protein dao động từ 33,14 – 37,42%, hàm lượng Lipit dao động
từ 15,17 – 16,42%.
- Kết quả mô hình thử nghiệm tại 2 vùng đại diện là vùng trung tâm
và vùng cao huyện Bắc Hà, kết quả cho thấy cả 3 giống đều đạt năng suất
thực thu cao hơn DT84, trong đó giống ĐT26 là giống đạt năng suất cao
nhất ở cả 2 vùng được nhân dân ưa thích và đánh giá cao nhất trong 3 giống
tham gia mô hình thử nghiệm (126 điểm).
2. Kiến nghị
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật của ĐT26 để bổ sung vào cơ cấu giống huyện Bắc Hà.
23


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status