nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống đậu tương, tại huyện bắc hà tỉnh lào cai - Pdf 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THỊ DƢƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
TẠI HUYỆN BẮC HÀ TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 60 62 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Luân Thị Đẹp Thái Nguyên, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả Chu Thị Dƣơng

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2005 – 2009 5
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số quốc gia sản xuất
đậu tương trên thế giới năm 2009 6
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 9
Bảng 1.4. Diện tích, sản lượng đậu tương tại một số địa phương 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai 4 năm gần đây 24
Bảng 2.1. Nguồn gốc giống đậu tương sử dụng làm vật liệu nghiên cứu 28
Bảng 3.1. Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm 38
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí
nghiệm vụ Thu 2009 và vụ Xuân 2010 tại Bắc Hà 39
Bảng 3.4. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ các giống đậu tương thí
nghiệm 47
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống đậu tương thí nghiệm 50
Bảng 3.6. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm 53
Bảng 3.7. Kết quả phân tích hàm lượng Protein và Lipit của các giống
đậu tương thí nghiệm vụ Xuân năm 2010 55
Bảng 3.8. Năng suất của các giống đậu tương trong mô hình thử nghiệm vụ
xuân 2010 57
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá các giống đậu tương thử nghiệm 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu 3

3.1.3. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm 41
3.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu tương 49
3.1.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất 49
3.1.6. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1. Kết luận 60
2. Kiến nghị 60
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập WTO ngành nông nghiệp nước ta đứng trước
những thời cơ và thách thức lớn. Nông nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với
những nước có nền nông nghiệp phát triển của thế giới và khi rào cản về thuế
không còn giá trị. Thì sự cạnh tranh này càng diễn ra gay gắt. Do vậy tăng
năng suất và sản lượng cây trồng là một việc làm cần thiết của nông nghiệp
nước ta.
Trước năm 1975, khi lương thực chưa đáp ứng đầy đủ thì người dân
quan tâm chủ yếu đến các cây lương thực chính như lúa, ngô, khoai…lúc đó
đậu tương chỉ chiếm một diện tích nhỏ (27.100 ha), năng suất còn rất thấp
(5,09 tạ/ha) (năm 1975). Khi nhu cầu lương thực được thoả mãn thì đậu tương
trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước. Sở dĩ đậu tương quan trọng như vậy là nhờ giá trị của
nó, đậu tương không chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm (đậu phụ, sữa
đậu nành, thịt nhân tạo…) mà còn được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, sử
dụng trong công nghiệp chế biến bánh kẹo, cây cải tạo đất… Đặc biệt là giá

nước thống nhất (1976) diện tích trồng đậu tương bắt đầu được mở rộng
39.400 ha, năng suất đạt 5,3 tạ/ha. Từ năm 1977 đến năm 1995 diện tích tăng
lên rất nhanh, đến năm 1996 là 110.300 ha, năng suất đạt 11,1 tạ/ha (Ngô Thế
Dân và các cs, 1999)[3]. Năm 2009 nước ta đã trồng được 146,2 ha nghìn đậu
tương với năng suất bình quân thấp 14,6 tạ/ha, sản lượng đạt 213,6 nghìn tấn
(FAO, 2010)[32]. Tuy nhiên năng suất đậu tương của Việt Nam còn rất thấp
so với năng suất trung bình của thế giới, đặc biệt là các tỉnh Miền núi phía
Bắc năng suất đậu tương rất thấp như Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai chỉ đạt từ
7,1 - 9 tạ/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Bắc Hà là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, tại đây đậu tương đã trở
thành cây trồng không thể thiếu trong công thức luân canh, tăng vụ (đậu
tương Xuân – lúa mùa – cây vụ đông, ngô Xuân - đậu tương Thu) đậu tương
đã góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên sản
xuất đậu tương tại Bắc Hà còn nhiều hạn chế vì chưa có bộ giống đậu tương
thích hợp, công tác giống chưa được chú trọng đúng mức, canh tác chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, đầu tư thâm canh còn hạn chế, chưa chú ý đến việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Do đó diện tích, năng
suất và sản lượng đậu tương của huyện chưa đồng đều và không ổn định,
Năm 2008, diện tích trồng đậu tương đạt 679 ha (giảm 81 ha so với năm
2005), năng suất đạt 9 tạ/ha (tăng 2,3 tạ/ha so với năm 2005), sản lượng đạt
611 tấn (tăng 99 tấn so với năm 2005) (Niên giám thống kê tỉnh Lào cai, năm
2009) [13].
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, làm tăng
năng suất đậu tương trên một đơn vị diện tích, góp phần chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Lào Cai nói chung và trên

Cai nói riêng, diện tích đất bỏ hoá còn rất nhiều, tập trung chủ yếu ở những
vùng không chủ động nước, đất đồi thấp hoặc ở những vùng này trồng trọt
một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, đất ruộng vùng cao chủ yếu là
trồng 1 vụ lúa. Do đó, việc đưa cây trồng cạn nói chung và cây đậu tương nói
riêng vào sản xuất và tăng vụ trên chân ruộng lúa 1 vụ ở các vùng này là rất
cần thiết, để tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn,
thoái hoá đất, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây lấy hạt, cây lấy dầu quan trọng bậc nhất của thế giới
đứng hàng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô.
Do khả năng thích ứng khá rộng nên ngày nay đậu tương đang được
trồng trên khắp các châu lục và có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế của
nhiều nước trên thế giới. Vì vậy mà diện tích, năng suất đậu tương không
ngừng được mở rộng và nâng cao.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới
từ năm 2005 – 2009
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất

Các quốc gia trồng nhiều đậu tương trên thế giới là Mỹ, Brazil,
Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số quốc gia sản
xuất đậu tƣơng trên thế giới năm 2009
Tên nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Mỹ
30,9
29,57
91,41
Brazil
21,76
26,18
56,96
Argentina
16,76
18,48
30,99
Ấn Độ
9,6
10,64

tố sinh học, nhóm yếu tố phi sinh học.
Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội, Wiliam M.J., Dillon J. L. (1987) [48]
đã chỉ ra rằng: Yếu tố quan trọng nhất hạn chế sản xuất đậu đỗ là sự thiếu
quan tâm chú ý ưu tiên phát triển cây đậu đỗ kể cả phía nhà nước và nông
dân. Nhiều nơi, con người chủ yếu chú trọng phát triển cây lương thực, coi
cây đậu đỗ là cây trồng phụ. Nông dân nghèo không có cơ hội tiếp cận với
những tiến bộ kỹ thuật. Một số quốc gia có sự thay đổi của các chính sách
quản lý, thương mại.
Nhóm các yếu tố sinh học hạn chế sản xuất đậu tương là vấn đề sâu
bệnh hại, thiếu giống cho năng suất cao thích hợp cho từng vùng sinh thái,
giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh và giống phù hợp với từng mục
đích sử dụng. Do cây đậu tương là cây trồng không độc nên nó là đối tượng
của rất nhiều sâu bệnh hại như sâu xanh, sâu đo, sâu ăn lá, côn trùng cánh
cứng , sâu đục quả, bọ xít, rệp Nghiên cứu của Pitaksa và cs (1998) [43] cho
biết: Tổng số quả/ cây, khối lượng hạt giảm dần theo mức tăng của mật độ
rệp, trong khi đó số quả bị hại và số quả không phát triển được có tương quan
thuận chặt chẽ với mật độ rệp (r = 0,86).
Đặc biệt bệnh hại là trong yếu tố hạn chế quan trọng nhất đến năng
suất đậu tương. Theo Mulrooney (1998) [40]: Tại Mỹ bệnh hại đã làm mất
từ 4 - 40% sản lượng đậu tương tùy theo năm và giống. Theo Surin và các cs
(1988) [45]: Trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm bệnh gỉ sắt là bệnh nguy
hiểm và xuất hiện với tỷ lệ cao nhất. Tại Thái Lan bệnh gỉ sắt có thể làm
giảm năng suất từ 10 - 20% (Sangawongse , 1773) [46]. Ở Úc, gỉ sắt là một
bệnh đại dịch xuất hiện ở tất cả các bang trồng đậu tương như Queensland,
New Sougth Wale và có thể làm giảm năng suất và sản lượng tới 60%
(Keogh, 1979) [39]. Sing (1976) [47] cũng cho biết: Tại Ấn Độ vào những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
tương đã phát triển mạnh tăng về cả diện tích và năng suất. Tình hình sản xuất
đậu tương trong nước mấy năm gần đây được trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam
từ năm 2005 – 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
2005
204,1
14,3
292,7
2006
185,6
13,9
258,2
2007
187,4
14,7
260,5
2008
191,5
14,0

2005
2006
2007
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha )
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha )
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha )
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha )
Vĩnh Phúc
6,2
15,6
8,5
15,6
6,9
14,8
4,3
14,4
Bắc Ninh
1,9

6,7
18,5
7,2
19,2
Hà Nam
3,5
17,7
6,2
16,6
7,7
14,4
8,2
14,6
Nam Định
2,8
16,4
3,2
14,1
3,6
14,7
3,2
15,6
Hà Giang
14,9
8,7
15,7
9,4
15,9
8,9
18,2

8,1
5,3
8,9
5,6
8,4
5,7
9,5
Thái Nguyên
3,6
11,9
3,4
12,6
2,9
12,4
2,3
13,0
Lạng Sơn
2,3
12,6
2,4
14,2
2,1
9,5
2,0
15,5
Bắc Giang
4,8
15,0
4,2
14,5

12,4
Hoà Bình
2,2
14,1
2,2
14,5
2,3
14,8
2,7
15,6
Thanh Hoá
6,2
13,9
5,6
13,0
4,9
13,5
5,3
14,3
Đắk Lắk
11,7
8,8
11,5
11,3
9,6
10,8
9,9
10,3
Đắk Nông
14,0

Một số yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương ở việt Nam
Cũng như các nước sản xuất tương tương khác trên thế giới, các
yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương ở Việt Nam bao gồm 3 nhóm yếu
tố là: Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội, nhóm yếu tố sinh học và nhóm yếu tố
phi sinh học.
Theo Trần Văn Lài (1991) [9] yếu tố kinh tế - xã hội hạn chế sản xuất
đậu đỗ là thiếu sự quan tâm của nhà nước, lãnh đạo các địa phương. Đặc biệt
là nông dân có thu nhập thấp nên không có khả năng mua giống tốt, phân bón
vật tư đủ để đầu tư cho trồng đậu tương. Kết quả cho thấy 70 - 80% số hộ
nông dân Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An thiếu vốn đầu tư thâm canh, trong
khi nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ tích cực (Nguyễn Văn Viết và cs,
2006) [21]. Giá bán sản phẩm không ổn định cũng là nguyên nhân cản trở sản
xuất đậu tương. Hệ thống cung ứng giống còn bất cập. Vấn đề thủy lợi hóa
trong sản xuất đậu đỗ chưa được đáp ứng. Do vậy tình trạng thiếu nước vào
thời điểm gieo trồng nhưng lại thừa nước vào thời kỳ thu hoạch đã làm giảm
năng suất và chất lượng sản phẩm.
Do quan niệm của nông dân chưa thực sự coi trọng cây đậu tương là
cây trồng chính nên ở nhiều nơi, nhiều vùng không chú ý đến việc lựa chọn
đất trồng và không đầu tư đúng mức cho chúng. Do vậy chưa khai thác hết
tiềm năng của giống.
Nhóm yếu tố sinh học hạn chế sản xuất đậu tương ở Việt Nam là sâu
bệnh hại và thiếu giống cho năng suất cao thích ứng hợp với từng vùng sinh
thái. Theo Trần Đình Long (1991) [11]: Một số cơ quan nghiên cứu gần đây
giới thiệu một số giống đậu tương mới đề nghị đưa ra sản xuất nhưng thực tế
số giống được nhân dân chấp nhận đưa ra sản xuất còn ít, chủ yếu người dân
vẫn sử dụng giống cũ là chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

13
Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan và
Liên Xô (cũ) với tổng số 45.038 giống (Trần Đình Long, 1991) [11].
Tại trung tâm phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 phân phát được trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới,
Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã đưa vào mạng lưới sản xuất
được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 1994) [20]. Ví dụ AK03
bắt nguồn từ giống đậu tương nhập nội G2261 được đưa vào sản xuất năm
1998 ở Việt Nam, giống Kaosung N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống KPS 292
năm 1992 tại Thái Lan [7].
Hai nước Mỹ và Canada rất chú trọng đến chọn tạo giống đậu tương.
Trong đó, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu
tương nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và chuyển gen.
Hiện nay, đã đưa vào sản xuất trên 100 dòng, giống đậu tương và lai tạo được
một số giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh Phytopthora và thích ứng
rộng như: Amsoy71, Lec 36, Clark 63, Herkey 63 Hướng chủ yếu trong
công tác nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phức
tạp, cũng như nhập nội để làm phong phú thêm quỹ gene chọn lọc, chọn tạo ra
những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với quang chu kỳ,
chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có hàm lượng protein cao
(Johnson H,W, and Bernard R,L, 1967)[36].
Công tác chọn giống đậu tương ở Brazil cũng rất được coi trọng. Từ
1976 đến nay Trung tâm nghiên cứu quốc gia đã chọn từ 1.500 dòng đậu
tương từ những giống thích hợp. Nhiều giống tốt đã được tạo ra như: DoKo,
Numbaira, Cristalina… Thời gian tới Brazil chọn giống đậu tương theo
hướng thời gian sinh trưởng 107-120 ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt,
kháng sâu bệnh (FAO, 2003) [33].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
suất (r = 0,665 và 0,662), thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng có hệ số
tương quan r = 0,500, giữa thời gian ra hoa với chiều cao cây r = 0,602, số
lượng nốt sần với chiều cao cây r = 0,660.
Theo Plazinic (1987) [42] các yếu tố di truyền và sinh thái có ảnh hưởng
rõ rệt đến chiều cao cây, độ cao đóng quả thấp, số đốt hữu hiệu, chiều dài đốt,
số quả và số hạt trên cây.
Một trong những hướng cơ bản của việc nghiên cứu sự biến dị và di
truyền ở đậu tương là xác định hệ số di truyền của các tính trạng khác nhau.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã dùng các phương pháp xác định hệ số di
truyền khác nhau, các đối tương nghiên cứu khác nhau và thực hiện ở các
điều kiện gieo trồng khác nhau nên kết quả thu được không đồng nhất.
Khi nghiên cứu về hệ số di truyền Paz (1974) [41] cho rằng năng suất
hạt có hệ số di truyền thấp nhất và kích thước hạt có hệ số di truyền cao nhất.
Còn Dencescu (1983) [31] lại cho rằng cả hai tính trạng về năng suất và kích
thước hạt đều có hệ số di truyền thấp nhất.
Theo Alams và cộng tác viên (1983) [23] đã xác định được hệ số di
truyền có giá trị cao đối với hạt/quả và thời gian sinh trưởng.
Đánh giá hệ số tương quan di truyền và kiểu hình trên cây đậu tương của
các dạng kết hợp thể của bảy tính trạng ở ba quần thể đậu tương thế hệ F2 cho
thấy, năng suất hạt có mối tương quan thuận chắc chắn với thời gian sinh
trưởng, khối lượng hạt và khi nghiên cứu hệ số tương quan kiểu hình và di
truyền của mười một tính trạng số lượng ở ba tổ hợp lai đậu tương cũng cho
thấy, năng suất hạt có mối quan hệ chắc chắn với thời gian sinh trưởng, số
cành/cây, số quả và số hạt/cây, số hạt/quả và hàm lượng dầu trong hạt; số
đốt/cây có hệ số tương quan di truyền thuận với năng suất hạt. Ở kết quả
nghiên cứu khác, năng suất có tương quan thuận với số quả/cây (r =0,72),
khối lượng 1000 hạt (r = 0,255) và thời gian sinh trưởng (r = 0,16)

khí hậu nhiệt đới, đồng thời phát triển những giống chống chịu cao với bệnh
kháng Virut (Brown, 1960) [26] (Baihaki và cs, 1976)[24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Xác định mức độ biến dị và di truyền của các tính trạng số lượng là cơ sở
đầu tiên để đánh giá giá trị của nguồn gene và xây dựng chương trình chọn
giống thích hợp. Khi nghiên cứu sự biến dị di truyền là do môi trường của hai
quần thể các dòng đậu tương ở nhiều nơi và qua nhiều năm, Johson và cộng
tác viên (1995) [35] cho thấy, phần lớn biến dị của năng suất ở quần thể II ở
hai trong ba môi trường nghiên cứu thì phương sai di truyền được xác định là
cao hơn so với phương sai môi trường.
1.2.2. Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt cao
Đậu tương, vốn là cây trồng tự thụ nên phương pháp tạo giống và chọn
lọc giống cũng giống như những cây tự thụ khác, song cũng có nét đặc thù
riêng của nó. Để tạo ra được giống đậu tương có chất lượng hạt cao, người ta
thường dùng hai phương pháp chính là gây đột biến và lai tạo. Tạo giống
bằng phương pháp gây đột biến thường cho kết quả mong muốn nhanh, rút
ngắn thời gian lai tạo. Nhưng có nhược điểm là thường tốn kém, các thế hệ
sau biến dị ngày càng lớn hơn, vì vậy chất lượng giống bị giảm dần.
Lai hữu tính để tạo giống có chất lượng cao, người ta thường dùng
phương pháp lai lại. Con lai trở lại với bố mẹ đã thích ứng để trở lại các gene
mong muốn từ gene nhập, mức độ trở lại phụ thuộc vào độ khác biệt giữa hai
bố mẹ. Phương pháp này cho ra giống ổn định, lâu bền nhưng đòi hỏi nhiều
thời gian lai tạo.
Trong những năm gần đây bằng gây đột biến mà Trung Quốc đã tạo
được một số giống như: giống Hienou N
0
(cũng được sử lý bằng tia gamma)

Quốc) kết quả đã chọn ra được 2 giống tốt đưa ra sản xuất đại trà đó là:
- Giống V70, gốc là giống “Hoa Tuyển” của Trung quốc, thích hợp cho
vụ Xuân Hè ở miền Bắc Việt Nam.
- Giống V74, gốc là giống “Cáp quả địa” của Trung Quốc, thích hợp cho
vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam.

Trích đoạn Địa điểm và thời gian nghiờn cứu Phương phỏp bố trớ thớ nghiệm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status