Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn - Pdf 29


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG ĐIỆP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ỚT CAY
TẠI THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN ĐIỀN THÁI NGUYÊN - 2014

những kiến thức khoa học, giúp tôi có định hướng đúng đắn trong học tập cũng
như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy TS. Trần Văn Điền
giảng viên trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ths Đặng Hiệp Hòa
nghiên cứu viên bộ môn rau gia vị Viện nghiên cứu Rau quả trung ương đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và thực tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lạng Sơn, ngày 2 tháng 11 năm 2014
Tác giả khóa luận
Học viên Hoàng Điệp

iiiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC :

Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á
C. annuum :


GS :

Giáo sư
IBPGR :

Tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế giới

ICPN6 :

Chương trình cải tiến giống ớt cay quốc tế 6
LM :

Lưỡi mác
NSCT :

Năng suất cá thể
NSLT :

Năng suất lý thuyết
NSTT :

Năng suất thực thu
PGS :

Phó giáo sư
PTNN :

Phát triển nông thôn
QCVN :


2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại ớt 4
1.1.1. Nguồn gốc 4
1.1.2. Phân loại cây ớt 5
1.2. Đặc điểm thực vật học và di truyền của cây ớt cay 7
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây ớt 7
1.2.2. Cấu tạo hoa và đặc điểm thụ phấn 8
1.2.3. Các yếu tố di truyền liên quan tới năng suất 9
1.2.4. Di truyền tính trạng kháng bệnh thán thư 10
1.2.5. Di truyền tính trạng quy định độ cay 11
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt 11
1.3.1. Nhiệt độ 11
1.3.2. Ánh sáng 12
1.3.3. Ẩm độ 13
1.3.4. Đất và dinh dưỡng 14
1.4. Giá trị dinh dưỡng, tình hình sản xuất, tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt
Nam 14
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt. 14
1.4.2. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới 17
1.4.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam 20

vvi

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
1. Tiếng Việt 65
2. Tiếng Anh 67
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm thực vật học của các loài trong chi Capsicum 6
Bảng 1.2. Thành phần các chất trong 100g ớt cay 16
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010 - 2012 17
Bảng 1.4. Sản lượng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2009-2011 18
Bảng 1.5. Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 -
2012 19
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm
vụ Đông Xuân (2013 - 2014) tại Lạng Sơn 39
Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ớt cay (Capsicum annuum spp.) là loại rau gia vị có lịch sử trồng trọt
lâu đời ở nước ta được ưa chuộng nhất trong nhóm các cây gia vị, tiềm năng
phát triển ớt ở nước ta rất lớn. Trong quả ớt có chứa nhiều vitamin A, B, C
đặc biệt là vitamin C (163mg/100g) cao nhất là so với các loại rau. Bên cạnh
đó ớt cay còn chứa lượng Capsicin là một loại Alcaloid không màu dạng tinh
thể có vị cay. Gần đây người ta còn chứng minh được vai trò của quả ớt trong
việc ngăn ngừa các chất gây ung thư. Quả ớt có thể sử dụng ở nhiều dạng
như: ăn tươi, ăn khô, hoặc chế biến thành tinh bột ớt (Viện Nghiên cứu Rau
quả, 2009)[27].

2.1. Mục tiêu
Đánh giá khẳ năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay ở
thành phố Lạng Sơn nhằm giới thiệu bổ sung thêm các giống ớt mới phục vụ
cho sản xuất ớt của thành phố Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các giống ớt
nghiên cứu.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống.
- Đánh giá khả năng chống chịu với một số loại bệnh chính phá hoại
trên cây ớt hay xuất hiện tròng vùng sản xuất ớt ở Lạng Sơn.
- Xác định yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của từng giống ớt.
- Đánh giá chất lượng quả của các giống ớt.
- Xác định được hiệu quả kinh tế của từng giống ớt.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được đặc tính nông học, năng suất và khả năng chống chịu
với một số loại sâu, bệnh hại của các giống ớt cay.
- Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống ớt triển vọng góp phần
xây dựng cơ sở khoa học để giới thiệu giống mới cho sản xuất, góp phần làm
phong phú cơ cấu giống ớt tại địa phương. 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sẽ lựa chọn được 1 - 2 giống ớt có khả năng sinh trưởng phát
triển tốt, chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, có chất lượng cao,

1986)[31].
Khu vực châu Á, cuối thế kỷ 14 cây ớt đã được trồng ở Trung Quốc và
lan rộng ra Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đâu thế kỷ 15. Các giống ớt trồng ở
khu vực này đều thuộc nhóm cay và không cay. Các nước Đông Nam Á như
Indonesia, cây ớt được trồng sớm hơn Châu Âu và hiện nay cây ớt được trồng
hầu hết ở các nước trong khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu (S.Hinohara,
1993)[43].
Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2012) cây ớt được xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. diện tích trồng ớt thế 5

giới vào khoảng 1.914.685 ha cho mục đích lấy quả tươi với sản lượng
31.171.567 tấn
Các nước nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ,
Mexico, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ (Zhejiang Univ Sci B, 2008)[46].
Cây ớt có mặt ở nước ta, được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện
tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam
diện tích trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do người Pháp đưa
sang (Trung tâm khuyến nông Tiền Giang, 2001)[25].
1.1.2. Phân loại cây ớt
Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] cây ớt thuộc họ cà
(Solanaceae), chi Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại được biến
đến và 5 loài được thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero


Màu tràng
hoa
Đốm trên
tràng hoa
Màu bao
phấn hoa

Răng
đài hoa

Màu
hạt
Số hoa/
đốt
C. annuum Trắng không Xanh tía

Có Vàng

1
C.frutescens Trắng không Xanh Không Vàng

1-3(5)
C.chinense Trắng xanh

không Xanh Có Vàng

1-5
C.baccatum Trắng xanh


2n=24, nhưng khi thực hiện lai không phải luôn thu được hạt lai và con lai hữu
dục (Bosland P.W and Votava, 2000)[30]. Đặc điểm chung của các loài hoang
dại là quả nhỏ, rất cay, quả các loài trồng trọt có sự thay đổi lớn về độ cây (Mai
Thị Phương Anh và cs, 1996); (Bosland P.W and Votava, 2000)[1]; [30].
1.2. Đặc điểm thực vật học và di truyền của cây ớt cay
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây ớt
- Thân: ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có
thể gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-
1,5m, có thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhưng thường được gieo
trồng là cây hàng năm.
- Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc
chính đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có
hệ rễ chùm.
- Lá: Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình
dạng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngược, mép lá
hình răng cưa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi
thơm. Lá thường mỏng có kích thước trung bình 1,5-12,0cm x 0,5-7,5cm.
- Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và
chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn,
màu sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín
có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ.
- Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens
có màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng
220 hạt (Mai Thị Phương Anh, 1999)(Bosland P.W and Votava, 2000)[3][30].
Trong điều kiện nóng ẩm, ẩm độ không khí thấp, ớt có thể giao phấn
đến 91% (TansKey), đồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khác chênh
lệch nhau ở một số giống (Vũ Hữu Yêm, 1995); (Bosland P.W and Votava,
2000)[24] [30].
Thông thường ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy để sản xuất hạt giống nên
trồng cách ly (Vũ Hữu Yêm, 1995)[24]. 9

Theo Bosland P.W and Votava (2000)[30] nhiệt độ lý tưởng để hạt
phấn nảy mầm 20-25
o
C, sự hình thành hạt phấn bị tổn hại ở nhiệt độ 30
o
C. Ở
0
o
C hạt phấn có thể bảo quản 5-6 ngày, mất khoảng 6-42 giờ để hạt phấn nảy
mầm trên đầu nhụy và thực hiện quá trình thụ tinh.
Theo Martin (1995) hiện tượng bất dục đực tìm thấy ở ớt. Tính di
truyền của dạng bất dục đực này do hệ thống gen tế bào chất (S,N) và gen
nhân (MS,ms) chi phối. Hisoe (1966) còn sử dụng chất Dichloride-
Isobutylate-Soda (DCIB) để tạo bất dục. Tuy nhiên, hiện nay công tác sản
xuất hạt giống lai F1 vẫn sử dụng phương pháp thụ phấn và khử đực bằng tay
là chủ yếu (trích: Trần ngọc hùng, 1999)[11].
1.2.3. Các yếu tố di truyền liên quan tới năng suất
Trên thế giới năng suất ớt giao động từ 1,7-38 tấn/ha, tùy thuộc vào
điều kiện trồng trọt và giống ớt. Ở ớt cay năng suất được quyết định bởi số
quả trên cây và khối lượng quả Đa gen chi phối di truyền tính trạng năng
suất, nhưng trong quẩn thể xác định có thể xác định những tính trạng này

C bào
tử nấm nảy mầm với tốc độ nhanh.
Khả năng nhiễm bệnh của Isolate Colletotrichum nigrum trên giống ớt
Chìa vôi Huế là rất mạnh. Các Isolate nấm ở các vùng sinh thái khác nhau có
khả năng gây bệnh khác nhau. Sự phân bố, mức độ gây hại của hai loài nấm
Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici có sự khác nhau. Ở vùng
trồng ớt tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Nội loài C. Nigrum là phổ biến, ngược
lại Hải Dương, Hưng Yên loài Colletotrichum capsici là phổ biến. Tuy
nhiên, hai loài phá hoại vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ớt ở khắp các
vùng. Cây ớt đặc biệt mẫn cảm với bệnh vào giai đoạn quả già và chín, quả
càng già tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao, ở quả xanh tỷ lệ nhiễm bệnh là 8,64%,
Quả ương 23,9%, quả chín 44,47%. Bệnh gây hại nếu gặp mưa nhiều, độ ẩm
cao nên biện pháp phòng trừ bằng hóa học ít hiệu quả, cần áp dụng biện
pháp phòng trừ tổng họp với bệnh này. Theo tác giả hai loài nấm C. nigrum
và Colletotrichum capsici có khả năng tồn tại trên hạt giống 16 tháng bảo
quản (Ngô Bích Hảo, 1991)(Ngô Bích Hảo, 1993)[7] [8].
Thán thư là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt, bệnh thường xuất
hiện vào các tháng nóng ẩm trong năm (tháng 5,6,7) và gây hại hầu hết ở các
vùng trồng ớt. Nấm bệnh thường xâm nhập vào quả lúc xanh nhưng triệu chứng
thường không biểu hiện tới khi trái chín hoàn toàn, bệnh có thể phát ra trên đồng
ruộng hoặc làm thối trái ớt đã thu hoạch (Bùi Bách Tuyến, 1998)[23]. 11

Hầu hết các giống trồng trọt đều bị nhiễm bệnh này, có một số giống
được ghi nhận kháng bệnh thán thư là C. Chinense. 1555, 1554, 906. Tính


12

trưởng bình thường, ở nhiệt độ > 30ºC phần trên sinh trưởng bình thường
nhưng rễ ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ không khí thích hợp là 20 - 25ºC. Nhiệt
độ này thay đổi đáng kể đặc tính thực vật học của ớt. Khi nhiệt độ đất và nhiệt
độ không khí xuống thấp làm kéo dài thời gian sinh trưởng. Hạt bắt đầu mọc
ở nhiệt độ > 13ºC. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có ý nghĩa rất quan trọng để
tăng chiều dài quả, đường kính quả, trọng lượng quả. Ban đêm nhiệt độ xuống
thấp 8 - 10ºC sẽ làm tăng số lượng quả không hạt (Pasthenocaspic) giảm sức
sống hạt phấn (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5].
Theo V.E. Rubatzky, M. Yamaguchi (1986)[44] nhiệt độ trung bình ngày
là 20 - 25ºC, cây sinh trưởng tốt khi nhiệt độ ban đêm không vượt quá là
20ºC, nhiệt độ có khuynh hướng làm giảm mùi vị và sự phát triển của màu
sắc quả.
Nhìn chung, ớt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với khoai tây hoặc
cà chua. Tuy nhiên, hoa không thụ tinh ở nhiệt độ dưới 16ºC hoặc trên 32ºC
do số lượng hạt phấn ít. Nhiệt độ tối cao cho hoa đậu là nhiệt độ ban ngày và
ban đêm trong khoảng 16 - 21ºC, nhiệt độ ban đêm trên 24ºC dẫn đến hiện
tượng rụng hoa, nhưng quả đậu có thể rụng nếu nhiệt độ trên 32ºC (Bosland
P.W and Votava, 2000)(V.E. Rubatzky, M.Yamaguchi, 1986)[30][44].
Nghiên cứu của Egorova (1975) cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng lên
cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Cây ớt không
mẫn cảm với quang chu kỳ, Tuy nhiên, trong điều kiện ngày ngắn (thời
gian chiếu sáng 9 - 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trưởng và có thể
tăng năng suất từ 21 - 24% (trích: Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5]
1.3.2. Ánh sáng
Theo Egovora (1975) ảnh hưởng của ánh sáng đến cây trồng bao gồm
thời điểm chiếu sáng và cường độ ánh sáng. Ớt là cây trồng không mẫn cảm
với quang chu kỳ (ở nước ta cây ớt có thể trồng được quanh năm), Tuy nhiên,

rụng quả chỉ còn 20-30%. Do vậy, duy trì ẩm độ từ 70 - 80% là thích hợp cho
quá trình sinh trưởng, phát triển, nhất là thời kỳ cây non, ra hoa và hình thành
quả. Ẩm độ cao sẽ làm rễ sinh trưởng kém và chết hoặc cây còi cọc làm giảm
tỷ lệ nảy mầm. Ngược lại, ẩm độ thấp ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả sẽ
hạn chế vận chuyển các chất dinh dưỡng (Nguyễn Thị Minh Phương và cs,
2010)[18]. 14

1.3.4. Đất và dinh dưỡng
Với cây ớt, đất tương đối phù hợp là đất nhẹ, giàu vôi. Ớt có thể sinh
trưởng trên đất cát nhưng phải đảm bảo tưới tiêu và bón phân. Đất chua và
kiềm đều không thích hợp cho ớt phát triển. Ớt có thể sinh trưởng ở đất màu
nhưng tỷ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu của
Kaliappan và Rajagopal (1970) thì ớt có thể nảy mầm trong điều kiện độ muối
4.000 ppm và pH =7,6 (Mai Thị Phương Anh, 1999)[3].
Về độ pH đất, cây có thể sinh trưởng ở độ pH từ 6-7 nhưng lý tưởng
nhất là 6-6,5 (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996)[1].
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ớt tương đối lớn do cây sinh trưởng và phát
triển mạnh, cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa ra hoa kết quả, thời gian sinh
trưởng và thu hái kéo dài.
Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trước hết là phân hữu cơ, nó cần
lượng phân bón cao, bón sớm và cân đối lượng N:P:K. Trong quá trình sinh
trưởng của cây ớt cần xới xáo, làm cỏ để cây sinh trưởng và phát triển tốt
(Nguyễn Xuân Điệp, 2010)[5]
Nghiên cứu về liều lượng bón phân NPK trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên

capsicin giúp cơ thể phòng được sự hình thành của các cục máu đông, giảm
đau trong nhiều trứng viêm do ức chế các yếu tố P trong cơ thể, gần đây
người ta còn chứng minh được vai trò của ớt trong ngăn cản các chất gây ung
thư (Mai Thị Phương Anh, 1999)[3].
Trong thịt quả có chứa khoảng 25% chất dầu có tên là capsicin màu đỏ,
không cay, năng suất chiết suất 20-25% dịch chiết alcoholic gây đỏ da và
nóng (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996)[1].
Theo Vũ Văn Chuyên (1995)[4] ớt dùng dưới dạng cồn chống khản cổ,
chữa đau do trĩ, chữa đầy hơi, chữa lị, còn capsicin dùng chế bông đắp cho
nóng. Ớt được dùng để trị phong thấp, đau lưng, đau khớp, sát khuẩn. Lá ớt
còn được kết hợp với các loại thuốc nam khác trong các bài thuốc dân gian có
giá trị.
Theo Bajajj và CS (trích: Mai Thị Phương Anh và cs, 1996)[1] cho rằng
thành phần của ớt đỏ như sau:
- Chất khô 22,01%;
- Axit acorbic 131,06mg/100g tươi; 16

- Chất khô có màu 67,38 đơn vị ASTA;
- Capsicin 0,34% trọng lượng khô;
- Chất sơ thô 26,75% và tro tổng số 6,69%
Bảng 1.2. Thành phần các chất trong 100g ớt cay
Chất
Giá trị
dinh

Canxi 14 mg 1.5 %

Vitamin E 0.69 mg 4.5%
Đồng 0.129 mg

14% Vitamin K 14 mcg 11.5%

Sắt 1.03 mg 13% Carotene-ß 534 mcg
Magiê 23 mg 6% Carotene-α 36 mcg
Mangan 0.187 mg

8% Cryptoxanthin-ß 40 mcg
Phôt-pho 43 mg 6% Lutein-zeaxanthin 709 mcg
Selen 0.5 mcg 1% Kẽm 0.26 mg 2%
[Nguồn: Cơ sở dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ USDA]

Ngày nay các sản phẩm từ ớt đỏ (cay hoặc không cay) là một loại gia vị
quan trọng. Ớt cay được sử dụng khác rộng rãi trên thế giới, ngoài tạo màu

Trích đoạn Quy trình kỹ thuật Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá Điều kiện tự nhiên Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của các giống ớt
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status