SKKN ve giao duc ki nang song cho hoc sinh trong van ban nhat dung - Pdf 26

.Đặt vấn đề:
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn
ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc
dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện qua
một tiết học lịch sử cụ thể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc THCS.
II. Cơ sở phương pháp luận của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch sử:
1. Dạy học lịch sử là quá trình truyền thông mang tính đặc thù:
Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách
quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là
tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành
dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học,
tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên
và học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu đảm nhiệm vai trò trung gian của quá trình
dạy học đó chính là phương tiện dạy học.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng
chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến
một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Điểm
khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thông khác là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học
sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ở phạm vi
hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy học lịch sử là quá trình
giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá
khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hay
nói cách khác đó cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng kiến thức,
kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những
sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một
cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện
nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số
phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó cho nên hiệu quả của các
tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy
học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và
hứng thú cho học sinh.

phương tiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế
Trước những khó khăn thực tế, việc dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp tích cực, là
hướng đi kịp thời để giải quyết những khó khăn nêu trên. Tuy vậy việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện
dạy học hiện đại trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
- Thứ nhất, trình độ tin học của giáo viên (đặc biệt là người lớn tuổi) còn gặp nhiều hạn chế Thứ hai, chi phí cho việc mua
sắm thiết bị còn quá cao Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có một mô hình thống nhất cho việc bài giảng điện tử nên việc ứng
dụng còn mang tính chất tuỳ tiện, hiệu quả mang lại không cao.Mặc dù còn nhiều khó khăn, cản trở song không phải là
không có hướng giải quyết. Thực tế dạy học ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế cho thấy việc phổ biến kiến thức tin
học cho giáo viên là vấn đề có thể giải quyết được. Những giáo viên trẻ đã biết ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là những
hạt nhân để tạo ra mô hình thí điểm. Sau khi xây dựng mô hình thí điểm là quá trình đào tạo và hướng dẫn các kĩ năng
ứng dụng cho những giáo viên khác. Kết quả, sau một năm thí điểm chúng tôi đã có một đội ngũ biết ứng dụng công nghệ
thông tin vào soạn bài giảng điện tử. Còn việc mua sắm trang thiết bị cũng không khó, chúng ta thử làm một bài toán về
kinh tế để so sánh giữa việc phải bỏ kinh phí mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, projector) với việc mua
sắm hàng chục triệu đồng những thiết bị dạy học khác (tranh ảnh, bản đồ, bảng phụ …) thì sẽ thấy tính kinh tế và hiệu quả
của nó. Trong lúc đó một hệ thống phương tiện dạy học hiện đại có thể sử dụng cho tất cả các môn và thời lượng sử dụng
lên đến hàng chục ngàn giờ cùng với giá thiết bị đang giảm dần thì vấn đề kinh tế chắc chắn sẽ không còn lo ngại.Đối với
bộ môn lịch sử, ngoài việc hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án và cách khai thác tư liệu trên mạng internet chúng tôi
còn phổ biến cách sử dụng các phần mềm đa phương tiện để chỉnh lí tư liệu.
Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả là
vấn đề quan trọng nhất. Chính vì vậy, các giáo viên lịch sử chúng tôi đã thống nhất và đưa ra quy trình soạn giảng và sử
dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây.
3. Quy trình soạn một giáo án điện tử có sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện:
Sau đây là quy trình soạn giảng một bài lịch sử có sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện ( Lịch sử 7, tiết 11:
Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, phần I)
a. Bước chuẩn bị tài liệu:- Các phần mềm được sử dụng: PowerPoint 2003 (để thiết kế bài giảng); Photozoom (để phóng
các lớn các hình ảnh); paint (để chỉnh lí các hình ảnh); window movie maker (để cắt các đoạn phim) (Tôi xin giới thiệu các
phần mềm này bởi vì nó được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành và sử dụng đơn giản. Quý vị có thể sử dụng các phần
mềm khác có chung công năng)
- Các tư liệu cần cho bài giảng: sau khi định hướng bài giảng và các tài liệu cần thiết như một đoạn phim về Đinh Tiên
Hoàng và kinh đô Hoa Lư; sơ đồ về bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê và lược đồ về cuộc kháng chiến chống Tống.

* Khi giảng dạy cần lưu ý:
+ Nguyên tắc của việc sử dụng trực quan: nêu vấn đề trước khi cho học sinh xem phim hoặc sơ đồ, bản đồ…trên cơ sở
đó giúp học sinh khai thác và rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà chúng ta đưa ra chỉ mang tính chất
minh hoạ, không đem lại hiệu quả cho bài học.
+ Để tạo nên hiệu quả, khi sử dụng các đoạn phim câm (không có âm thanh), sơ đồ, bản đồ… lời nói của giáo viên phải đi
liền với các hiệu ứng để cho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
IV. Kết luận:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin với thủ pháp truyền thông đa phương tiện đối với môn lịch sử ở trường THCS
đang được thí điểm và bước đầu đã thu được những hiệu quả đáng kể. Qua quan sát ở tiết dạy này và
thông tin điều tra thu được có 100% học sinh trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm cuối bài; học sinh trình
bày lại được 90% nội dung diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (981) ngay tại lớp; 100% học sinh
cảm thấy có hứng thú khi được học theo mô hình này. Điểm hạn chế của mô hình này là một số học sinh
không ghi chép kịp các nội dung chi tiết trên màn chiếu.
Như vậy, thực hiện mô hình nêu trên chúng ta đã khắc phục được nhiều hạn chế của việc dạy học lịch sử với
phương pháp và phương tiện truyền thống và đã tạo ra một số hiệu quả tích cực. Tuy vậy cũng không có
phương pháp và phương tiện nào là vạn năng, mỗi phương pháp, phương tiện đều có ưu điểm và nhược
điểm của nó. Để thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn nữa chúng tôi cần sự
góp ý của quý thầy cô và chuyên gia về lĩnh vực này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN1. Một số khái niệm cơ bản về CNTT và việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hiện
nay
Ngày nay, CNTT và truyền thông đang là một ngành công nghiệp phát triển như vũ bão, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công
nghiệp sang kỉ nguyên thông tin - kinh tế tri thức, nhưng khái niệm về “Công nghệ thông tin” và những thuật ngữ liên quan đến
nó vẫn chưa được nhiều người trong Ngành giáo dục thống nhất. Vì vậy, để ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, chúng ta cần đưa ra và thống nhất các thuật ngữ, khái niệm cơ bản dưới

dưới hình bàn tay (khi người sử dụng di chuyển con chuột trên màn hình). Nhờ có các địa chỉ kết nối này, giáo viên có thể dễ dàng truy
cập đến các Web khác để khai thác, tìm kiếm nguồn tài liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh hỗ trợ cho thiết kế “bài giảng điện tử” của
mình.
* E - Learning:
E-learning viết đầy đủ theo tiếng Anh là “Electronic Learning”, có nghĩa “lớp học điện tử, học tập điện tử, học tập qua mạng”. Tuy
nhiên, vì là một thuật ngữ mới, nên nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người, mỗi người hiểu theo một cách khác
nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau.
Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để “mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông,
đặc biệt là công nghệ thông tin”.
Hiểu theo quan điểm hiện đại, E-learning là “sự phân phát các nội dung học tập có sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính,
mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD – Rom, băng video, audio,…
thông qua một máy tính hay tivi, người dạy và người học đều có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo
luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video,….
Từ những quan niệm trên ta thấy, dù hiểu theo cách nào thì E – Learning đều mang ba đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, việc học tập bằng E
– Learning đều phải dựa trên CNTT và truyền thông, cụ thể là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính
toán,… Thứ hai, E – Learning hỗ trợ và bổ sung rất tốt cho các phương pháp học tập truyền thống vì nó mang tính tương tác cao, dựa
trên công nghệ Multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với
khả năng và sở thích của từng người. Thứ ba, E – Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, đang thu hút sự quan
tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E – Learning ra đời.
E – Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới, mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, kế đến là châu Âu, còn ở châu Á
(bao gồm cả Việt Nam) thì việc ứng dụng công nghệ này ít hơn, mới chỉ ở giai đoạn đầu.
* Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử:
Khi CNTT và truyền thông được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì những thuật ngữ ghép đi cùng với từ
“điện tử” cũng xuất hiện và được sử dụng phổ biến, như: thư điện tử (E – mail), sách điện tử (E – book), lớp học điện tử (E – Learning),
giáo án điện tử (E – Lesson plan), bài giảng điện tử (E – Lecture),… Tuy nhiên, nếu các thuật ngữ ghép như E – mail, E – book,… sớm
được người ta thống nhất cách hiểu, dễ chấp nhận thì việc sử dụng thuật ngữ “giáo án điện tử và “bài giảng điện tử”” lại có nhiều cách
hiểu khác nhau, chưa có sự thống nhất cao, thậm chí trái ngược nhau(*). Vì vậy, chúng ta cần làm sáng tỏ, thống nhất thuật ngữ này khi
ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.
Trước hết cần phải hiểu rằng, giáo án là “bản kế hoạch của một tiết lên lớp, trong đó nêu rõ các bước chủ yếu trong công việc của thầy
giáo và HS ở trên lớp, đồng thời cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích

tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất(*), gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể. Trong học tập lịch sử, học
sinh không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, các em chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các
tài liệu được lưu lại”. Giáo viên cũng không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử để dựng lại quá khứ đúng như nó từng tồn tại để cho học
sinh quan sát, nhất là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra cách ngày nay hàng triệu năm, thậm chí những sự kiện, nhân vật chỉ cách đây
vài chục năm. Ví như, khi dạy học về sự kiện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954),
giáo viên không thể “dựng” nhân vật ấy “sống lại” để diễn lại hành động dũng cảm của mình cho giáo viên và học sinh quan sát.
Khó khăn của việc dạy – học lịch sử ở trường phổ thông là như vậy, nhưng nhiệm vụ tiên quyết của bộ môn là phải làm thế nào để giúp
học sinh đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc những chuyện “đã xảy ra” trong xã hội loài người, nay không còn nữa. Càng khó khăn hơn khi
thông qua từng tiết học lịch sử, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu, nghiên cứu cái “đã từng tồn tại” nhưng nay “không
hiện có” (ví dụ về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới
thứ hai trong quá khứ đã từng tồn tại, có thật nhưng nay không hiện có). Công việc này hoàn toàn khác với việc dạy học ở một số môn
thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học,… là giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu “cái hiện có”
và “đang tồn tại”. Đây là tính quá khứ, là điểm khác biệt lớn nhất giữa việc nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử với các sự kiện,
hiện tượng tự nhiên.
Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc nhận thức của học sinh là một quá trình phức tạp, mang tính đặc thù với ba đặc
điểm chủ yếu: tính gián tiếp, tính lãnh đạo – được hướng dẫn và tính giáo dục(*). Tính gián tiếp tức là đối tượng của sự nhận thức và
phương thức nhận thức của học sinh chủ yếu thông qua kiến thức đã được các khoa học cơ bản phát hiện, khẳng định, chứ không phải
tìm ra cái mới trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm của người khác một cách gián tiếp thông
qua các nguồn tài liệu và giáo viên. Tính lãnh đạo (được hướng dẫn) là nói đến việc nhận thức của học sinh diễn ra dưới sự tổ chức,
giảng dạy của người thầy. Trong quá trình học tập, học sinh không thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức độc lập nếu như không
có sự hướng dẫn, điều khiển, tổ chức của giáo viên. Và nếu trong một vài trường hợp nào đó, học sinh tự mình tìm hiểu kiến thức
không có sự điều khiển, tổ chức của giáo viên thì kết quả đạt được sẽ không đi đúng hướng, không hoàn thành mục tiêu học tập. Vì thế,
quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông chính là quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò.
Thầy không chỉ “dạy học” (hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức khoa học, có tính giáo dục), mà còn “dạy học trò cách học”, dạy các
em biết sử dụng những phương pháp nào trong học tập thì hiệu quả nhất. Dĩ nhiên, dù học sinh là chủ thể của hoạt động học chịu sự chỉ
đạo của việc dạy (từ người thầy), nhưng cách học của các em luôn mang tính sáng tạo, chủ động, chứ không bị động trong tiếp nhận
kiến thức. Tính giáo dục tức là nói đến quá trình học sinh nhận thức, tiếp thu sự giáo dục từ người thầy để phát triển toàn diện về đức,
trí, thể, mĩ, lao động (theo quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ qua bộ môn lịch sử).
Về đại thể, để phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong óc mình, trong quá trình học tập, học sinh phải trải qua một quá trình
nhận thức tích cực do giáo viên hướng dẫn, điều khiển và phải tuân theo luận điểm nổi tiếng của Lênin về con đường biện chứng của sự

trước, cái gì gần nhất thì lại học sau. Ví như:
Ở lớp 6 THCS, học sinh bắt đầu học Lịch sử Thế giới từ thời nguyên thủy (cách ngày nay khoảng 4 – 6 triệu năm) đến hết thời cổ đại,
rồi quay trở lại học Lịch sử Việt Nam có thời gian tương ứng từ nguyên thủy đến hết thế kỉ X. Ở lớp 7, học sinh học tiếp phần Lịch sử
Thế giới thời trung đại (giữa thế kỉ V đến giữa thế kỉ XVI), rồi học tiếp phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX). Lên
lớp 8, các em học phần Lịch sử Thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945, rồi học tiếp phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến
năm 1918. Ở lớp 9, học sinh sẽ học phần Lịch sử Thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và phần Lịch sử Việt Nam nối tiếp ở lớp 8 – từ
năm 1919 đến năm 2000.
Tương tự như vậy, khi học lịch sử ở bậc THPT, học sinh bắt đầu quá trình “học lại” lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến năm 2000,
nhưng trên cơ sở cao hơn và lại tiếp tục học tập đi từ “xa đến gần”.
Ở lớp 10 (chương trình chuẩn), các em học khởi đầu phần Lịch sử Thế giới từ thời nguyên thủy đến hết thời trung đại – giữa thế kỉ
XVI, sau đó chuyển sang học Lịch sử Việt Nam có cùng thời gian tương ứng – từ thời nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX, rồi học tiếp
phần Lịch sử Thế giứi từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. Đối với lớp 10 (nâng cao), các em học Lịch sử Thế giới từ thời nguyên
thủy đến hết thời trung đại – giữa thế kỉ XVI, sau đó chuyển sang học phần Lịch sử Việt Nam giống như chương trình chuẩn, song nội
dung kiến thức đi vào cụ thể hơn, sâu hơn.
Lên lớp 11 (chương trình chuẩn), học sinh học nối tiếp phần Lịch sử Thế giới từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, rồi chuyển sang học
phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918. Lớp 11 (nâng cao), các em học phần Lịch sử Thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến
năm 1945, sau đó học phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918 với mức độ sâu hơn.
Ở lớp 12 (chương trình chuẩn và nâng cao), học sinh đều học phần Lịch sử Thế giới trước từ năm 1945 đến năm 2000, sau đó chuyển
sang học nối tiếp phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. Tuy nhiên, kiến thức lịch sử ở lớp 12 chương trình nâng cao sẽ đi
chi tiết hơn, tạo điều kiện cho những em yêu thích bộ môn có điều kiện tìm hiểu kĩ về lịch sử.
Từ quy luật nhận thức chung về thế giới khách quan và sự nhận thức đặc thù của học sinh qua học tập môn lịch sử đã giúp chúng ta
hiểu rằng, nếu giáo viên không được trang bị tốt về phương pháp dạy học, chỉ“dạy chay, học chay”, lại kém về chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm thì rất khó khăn trong việc giúp học sinh nhận thức đúng quá khứ, các em dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử.
Để tích lũy không ngừng kiến thức lịch sử của thế giới khách quan đã được khoa học lịch sử thừa nhận, quá trình học tập lịch sử của
học sinh còn tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn. Ở trường phổ thông, những kiến thưc cơ bản của một số môn học có thể lặp đi lặp lại
nhiều lần trong suốt quá trình dạy học. Ví như, những công thức toán trong môn Toán học, các thí nghiệm, hiện tượng trong môn Vật lí,
những phản ứng trong môn Hóa học, … lặp đi lặp lại nhiều lần, học sinh được củng cố một cách tự nhiên. Nhưng trong môn lịch sử,
những sự kiện, hiện tượng và khái niệm lịch sử có liên quan đến chúng, nói chung sau khi giảng dạy một lần không còn lặp lại nữa.
Chẳng hạn, khi dạy học bài 11 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” ở lớp 10 THPT (chương trình chuẩn), các nhân vật B. Đi-a-xơ, C. Cô-
lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan, Đê-các-tơ,… hoặc những khái niệm, thuật ngữ “Phát kiến địa lí”, “Rào đất cướp ruộng”,

khoa học (thầy đọc – trò chép) thì các em sẽ không có biểu tượng chân thực trong trí nhớ, không có khái niệm; hoặc khái niệm nếu
được hình thành trên những biểu tượng nghèo nàn cũng sẽ là những khái niệm trống rỗng, không có nội dung phong phú.
Cũng giống như người bộ môn khoa học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học,… Lịch sử có nhiều khẳ năng để ứng dụng CNTT vào dạy
học, giúp học sinh dễ dàng nhận thức, tái hiện lại sự kiện, hiện tượng của quá khứ. Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và trình chiếu các
loại kênh hình lịch sử, rồi tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự kiện được ví như “chiếc cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa các
em vào con đường nhận thức biện chứng để đạt tới chân lí khách quan. Do được quan sát những hình ảnh lịch sử thiết kế sinh động, hấp
dẫn và phóng to trên màn ảnh lớn với sự hỗ trợ của công nghệ Multimelia, kết hợp với phương pháp dùng lời của giáo viên, học sinh sẽ
tham gia quá trình nhận thức chủ động, tích cực. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, cùng một lúc, các em huy động nhiều giác
quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh, nhân vật,… tốt hơn, tái hiện lại quá khứ dễ dàng hơn. Không có đồ dùng trực
quan, dù giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói dù có sống động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khó có thể tạo cho HS biểu tượng cụ thể,
chính xác về quá khứ. Thậm chí, nếu giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan theo phương pháp truyền thống (hình ảnh kém rõ ràng,
chỉ ở dạng tĩnh, kích thước kênh hình bé hơn,…) thì biểu tượng về quá khứ lịch sử được học sinh thu nhận vẫn kém hơn. Khi ứng dụng
CNTT vào dạy học lịch sử, chỉ với một vài thao tác đơn giản, cùng một lúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: cung cấp sự kiện,
tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho hình thành khái niệm.
Mặt khác, vận dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn cũng giúp học sinh học tập tích cực
hơn ở giai đoạn nhận thức lí tính và vận dụng
(*) Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Phương pháp dạy học lịch sử, tập II. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Hà Nội, tr. 75

những tri thức lịch sử mới tiếp thu vào đời sống. Để tư duy được lịch sử, học sinh phải nắm vững sự kiện và có biểu tượng đúng đắn về
quá khứ. Tư duy lịch sử bao
gồm tư duy tái tạo (tưởng tượng) và tư duy sáng tạo. Việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm mà giáo viên
luôn hướng tới, nhưng các em muốn tư duy sáng tạo thì phải trên cơ sở của tư duy tái tạo – tưởng tượng. Học sinh sẽ không thể tiến
hành phân tích, so sánh, hệ thống hóa kiến thức, rút ra kết luận khái quát và vận dụng kiến thức nếu không biết rõ sự kiện, hiện tượng
ấy. Nói khác đi, các em sẽ không thể “hiểu – bình luận” được lịch sử nếu không dựa trên cơ sở của “biết” sử. Liên quan đến vấn đề
này, từ năm 1956 Bloom – Giáo sư trường Đại học Chicago (Mĩ) đã đưa ra sáu bậc thang về mức độ nhận thức của học sinh khi học
tập: nhận biết (knonwledge), hiểu (comprehension), áp dụng (application), phân tích (analysis), tổng hợp (synthesis) và đánh giá
(evaluation) (*).
Ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử một cách hiệu quả thông qua trình bày những nội dung có tính trực quan, chính xác, cụ thể, theo
trình tự lôgic,… sẽ giúp học sinh nhận thức được lịch sử theo những quan điểm trên. Chẳng hạn, để tổ chức cho học sinh trả lời được
câu hỏi: “Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Sự hùng mạnh của tập

trình nghiên cứu và bài viết của các nhà giáo dục lịch sử, người ta đã trích dẫn quan điểm của J. A. Cômenxki về sự cần thiết phải sử
dụng tính hình ảnh, trực quan trong dạy học: “Lời nói là cái vỏ ngoài, sự thật là cái thật ở trong. Lời nói là cái áo khoác ngoài, sự thật
là thân thể. Nghiên cứu sự thật không thể chỉ dựa vào những cái mà người khác quan sát và chứng minh, mà phải dựa vào những cái
mà chính mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe được,…”. Ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử ở trường THPT cũng không nằm ngoài nguyên tắc dạy học ấy.
Trước hết, đối với giáo viên: Sử dụng CNTT trong dạy học lịch sử sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ
sư phạm sử dụng công nghệ và phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Nếu việc soạn giáo án trên văn bản (Word), hoặc thiết kế
giáo án điện tử trên phần mềm PowerPoint thường xuyên sẽ giúp giáo viên nhanh chóng hình thành kĩ năng, kĩ xảo sử dụng công nghệ,
nhất là với những thao tác cơ bản trong phương pháp soạn bài giảng như xây dựng bản đồ giáo khoa điện tử, chèn kênh hình, tạo hiệu
ứng chuyển động, âm thanh, tạo đường liên kết giữa các Slide bài giảng (Hiperlink),… Mặt khác, nhờ có tính năng “lưu văn bản” của
máy vi tính (save), nên giáo viên chỉ cần soạn thảo, thiết kế bài giảng một lần, rồi các năm học sau vẫn tiếp tục sử dụng, điều chỉnh lại
cho phù hợp với ý tưởng sư phạm. Trường hợp giáo viên chưa làm xong, máy vi tính cũng cho phép lưu trữ văn bản tạm thời để “khi
nào có thời gian thì soạn thảo tiếp”. Đây là ưu điểm nổi bật của CNTT, nó hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong khâu chuẩn bị bài soạn ở
nhà mà phương pháp soạn bài giảng thủ công trước đây không có.
Khi bài học lịch sử trên lớp có ứng dụng CNTT nó cũng tiết kiệm được thời gian cho cả giáo viên và học sinh, nhất là với những nội
dung có sử dụng nhiều đoạn miêu tả, tường thuật, hoặc cụ thể hóa sự kiện lịch sử. Bình thường, khi sử dụng các loại phương tiện trực
quan truyền thống, giáo viên sẽ tốn thêm một số thời gian nhất định, mà hiệu quảlại không cao bằng sử dụng CNTT. Ví như, khi sử dụng những bức ảnh lịch sử có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp hướng
dẫn học sinh quan sát, sử dụng lược đồ treo tường giáo viên phải mất công treo, hoặc nếu lập niên biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị lịch sử trên
bảng đen thì giáo viên cũng mất khá nhiều thì giờ, trong kho đó độ chuẩn xác và tính thẩm mĩ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên
ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp chúng ta đỡ vất vả và đơn
giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mĩ lại cao. Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho
thấy, một tiết học trên lớp cả thầy và trò chỉ có 45 phút, song không phải giáo viên có đủ 45 phút để tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài
mới: giáo viên phải ổn định trật tự lớp đầu giờ mất khoảng 1 – 2 phút, rồi kiểm tra bài cũ mất từ 5 đến 7 phúc và lại tổ chức kiểm tra sự
nhận thức của HS cuối giờ – củng cố bài học mất khoảng 5 phút. Như vậy, thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến
thức mới trong mỗi tiết học chỉ có khoảng 35 phút, nếu chúng ta ứng dụng CNTT vào dạy học thì sẽ tiết kiệm được một khoảng thời
gian đáng kể, tạo điều kiện cho HS làm việc nhiều hơn. Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh
khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình phối hợp với kênh chữ sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để HS

khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình phối hợp với kênh chữ sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để HS
cả lớp quan sát. Những mũi tên chuyển động khi tường thuật về một trận đánh, hướng tấn công, hoặc việc sơ đồ hóa các mốc thời gian
quan trọng, cụ thể hóa cho đối tượng cần miêu tả trên màn hình lớn kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn
tới tâm lí học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như
những ưu điểm nổi bật của CNTT và truyền thông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy
– học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học.
Đối với học sinh: Khi được học những tiết học lịch sử có sự hỗ trợ của CNTT sẽ góp phần tạo biểu tượng, bồi dưỡng kiến thức và làm
phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc. Trong dạy học lịch sử, để học sinh có thể đi từ
nhận thức “cảm tính” đến nhận thức “lí tính”, trước hết các em phải có được biểu tượng lịch sử - những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng
được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Sử dụng CNTT trong dạy học thật hiệu quả, kết hợp với các
phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt công việc này.
Ví như, khi dạy học bài 13, mục 2 “Chính sách của tổng thống Mĩ Rudơven” ở lớp 11 THPT (chương trình chuẩn), giáo viên sử dụng
“Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới”, xây dựng trên phần mềm PowerPoint để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức “ẩn”
trong kênh hình. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, miêu tả bức hình thông qua một số câu hỏi gợi ý: Bức hình nói lên điều gì?
Tại sao người khổng lồ trong bức hình lại tượng trưng cho nhà nước Mĩ? Em có nhận xét gì về Chính sách mới của Rudơven?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, các bạn khác bổ sung, giáo viên nhận xét và chốt lại nội dung kiến thức lịch sử mà bức hình phản ánh:
“Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm cho các nước tư bản chủ nghĩa đứng bên bờ vực thẳm, trong đó, Mĩ là nước
chịu hậu quả nặng nề nhất. Năm 1932, Rudơven lên làm tổng thống trong tình trạng nước Mĩ đã bị khủng hoảng đến đỉnh điểm. Chính
vì vậy, ngay sau khi lên nắm quyền, Rudơven đã ban hành “Chính sách mới” nhằm nhanh chóng đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
Hình ảnh mà lớp ta đang quan sát trên màn hình lớn chính là bức tranh đương thời mô tả “Chính sách mới” của tổng thống Rudơven.
Trong bức hình, người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước Mĩ với hàng nghìn sợi dây tượng trưng cho mối liên hệ
và sự ràng buộc của Nhà nước đối với các ngành kinh tế lúc bấy giờ. Người khổng lồ vươn hai cánh tay to lớn, thâu tóm toàn bộ nền
kinh tế Mĩ cho thấy ảnh hưởng và ức mạnh của nhà nước đối với nền kinh tế. Trước khi thực hiện “Chính sách mới”, nền kinh tế Mĩ
luôn đề cao “chủ nghĩa tự do” thái quá trong sản xuất, nhà nước không có quyền hành gì đối với sự phát triển kinh tế. Nhưng khi
“Chính sách mới” được ban hành, Nhà nước Mĩ đã can thiệp tích cực vào các ngành kinh tế, sử dụng sức mạnh và biện pháp của mình
để điều tiết toàn bộ các khâu trong tể chế kinh tế, đồng thời kích cầu để tăng sức mua của người dân. Kết quả, “Chính sách mới” đã
nhanh chóng đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và trở thành bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết khủng hoảng
cho các nước tư bản châu Âu”.
Một ví dụ khác, khi dạy học bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1964) ở lớp 12
THPT (chương trình chuẩn) và bài 21 có cùng nội dung (nâng cao), giáo viên sử dụng hình “Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng

Cùng với các phương pháp dùng lời, việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng vào giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức cách mạng cho học sinh. Chẳng hạn, khi dạy học về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima
(6/8/1945) và Nagasaki (9/8/1945) của Nhật Bản (sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT), giáo viên trình chiếu cho học sinh quan sát bức
hình chụp được khoảnh khắc lịch sử trên, kết hợp với phương pháp miêu tả, kể chuyện sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với học sinh.
Nhìn thấy đám mây hình nấm trên bầu trời Hirôsima sau khi quả bom phát nổ, nghe được số liệu hàng chục vạn người bị chết và bị
thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà, công trình bị phá hủy,… học sinh sẽ cảm nhận được sự rùng rợn chiến tranh, căm ghét và lên án
hành động ném bom của chính quyền Mĩ vào thời điểm bấy giờ là không cần thiết. Rõ ràng, nếu học sinh chỉ được đọc tài liệu thoáng
qua, hoặc chỉ được nghe giáo viên kể bằng phương pháp dùng lời sẽ không gây xúc cảm ở các em bằng việc được trực tiếp quan sát
hình ảnh trên màn ảnh lớn, kết hợp lời kể của giáo viên. Chính thông qua sự hỗ trợ của CNTT thì mọi tâm tư, tình cảm, thái độ yêu ghét
của học sinh sẽ được thể hiện ra bên ngoài.
Cuối cùng, ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc
biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm những kiến thức về địa lý cho học sinh,… Trên cơ sở đó giúp các em nhớ kỹ, hiểu sâu những
kiến thức lịch sử đã học.
Ví như, khi dạy học về phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở lớp 12 THPT, giáo viên có thể thiết kế “Lược đồ phong trào Đồng khởi
ở miền Nam” trên phần mềm PowerPoint và tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức liên quan. Khi quan sát lược đồ và thông qua lời
trình bày sinh động của giáo viên, các em sẽ thấy được phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như
cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) vào tháng 2 – 1959, đến Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, đã lan
nhanh ra khắp miền Nam thành một cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre diễn ra ở các huyện Giồng Trôm,
Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại,… Vì được “trực quan sinh động” những địa điểm diễn ra cuộc nổi dậy của nhân dân miền
Nam, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức lịch sử, về mối liên hệ giữa thời gian, không gian với những diễn biến chính của phong trào.
Một cách khái quát, ứng dụng những thành tựu của CNTT vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc
đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Công việc này không chỉ giúp giáo viên từng bước nâng cao trình độ
chuyên môn và khả năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học, mà còn tiết kiệm được thời gian trong bài giảng có
sử dụng đoạn tường thuật, miêu tả,… Sử dụng CNTT trong dạy học bộ môn cũng không làm mất đi vai trò của giáo viên là người
hướng dẫn, điều khiển, tổ chức cho học sinh học tập, ngược lại còn làm cho các em thêm say mê, hứng thú, yêu thích lịch sử hơn.
4. Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng có thể được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, hình thức và mức độ
khác nhau, tuỳ thuộc từng nội dung, đối tượng và bài học lịch sử cụ thể. Chúng ta có thể thấy được khả năng nổi bật của CNTT trong
dạy học lịch sử ở những mặt sau:
Thứ nhất, giáo viên khai thác nội dung lịch sử (bài viết, hình ảnh, phim tư liệu,…) trên mạng Internet có liên quan đến bài học, dùng

5. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VÀ TRONG KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ
Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của bộ môn là 3 khâu quan trọng (ngoài ra còn có đánh giá, kiểm tra) của quá trình dạy học,
với những hình thức và phương tiện dạy học phù hợp. Trong mối quan hệ này mục tiêu chỉ đạo việc truyền thụ, tiếp nhận nội dung về
thực hiện qua phương pháp dạy học (và kiểm tra đánh giá). Nội dung và phương pháp dạy học lại tác động trở lại mục tiêu, khi thực
hiện yêu cầu của mục tiêu, giữa nội dung và phương pháp dạy học lại có tác động ảnh hưởng với nhau. Phương pháp dạy học phải xuất
phát từ nội dung ; trên cơ sở nội dung được xác định, theo sự chỉ đạo của mục tiêu. Nội dung truyền thụ, tiếp nhận kiến thức phải thông
qua những con đường, biện pháp sư phạm thích hợp có hiệu quả. Thành công của việc dạy học các bộ môn, trong đó có lịch sử được
quyết định không chỉ ở nội dung mà còn ở phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Ngày ngay công nghệ thông tin là một trong
những phương tiên có vai trò quan trong trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Xột về một mặt nào đấy, phương
pháp và phương tiện còn có vai trò tương đối quyết định đối với kết quả dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học cần quán triệt, thể hiện trong mọi khâu của quá trình dạy học.
ở đây, chúng tôi chưa trình bày về phương pháp giáo ứng dụng công nghệ thụng tin trong dạy học môn Lịch sử mà chỉ đề cập đến một
vài nguyên tắc chủ yếu của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn Lịch sử. Những yêu cầu về sư phạm cần thực hiện
gồm những điểm sau :
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ trong dạy học môn lịch sử, không chỉ là phương tiện đơn thuần mà nó chính là sử dụng những
phương pháp để trong điều kiện có sự hỗ trợ đắc lực và tối đa của phương tiện kĩ thuật, góp phần làm cho phương pháp dạy học có hiệu
quả hơn.
Điều này có nghĩa là phải lấy phương pháp dạy học làm nền tảng trong việc thực hiện các ý đồ sư phạm coi công nghệ thông tin là phương
tiện có hiệu quả để thực hiện ý đồ nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm, tư tưởng .
Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học
qua tất cả các chương, bài cụ thể. Điều quan trọng là cần chọn lựa, xác định nội dung một số bài cụ thể (đúng hơn là các loại bài của
chương trình) có sở trường, ưu thế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử không chỉ tiến hành trong bài nội khoá (dù hình thức dạy học này có
vai trò quan trọng bậc nhất trong dạy học lịch sử) mà phải tiến hành các hoạt động ngoại khoá, kết hợp bài học nội khoá với hoạt động
ngoại khoá, đặc biệt là trong các bài dạy học lịch sử địa phương, dạng bài tại thực địa, việc tiến hành cùng công tác công ích của xã hội.
Thứ tư, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải, cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng thái độ. Các nội dung có liên
quan đến ứng dụng cụng nghệ thông tin cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức sử dụng, đảm bảo cho học
sinh vừa nắm vững kiến thức lịch sử của bài học vừa tăng thêm kĩ năng thực hành.
Thứ năm, việc ứng dụng cụng nghệ thông tin trong dạy học lịch sử phải xoá bỏ triệt để phương pháp “độc thoại”, thầy đọc, trò chép,

(công cụ tìm kiếm Bách khoa toàn thư -tiếng Việt)
(Từ điển Bách khoa toàn thư VN)
( báo điện tử Đảng CSVN)
(Bộ Ngoại giao Việt Nam)
(báo Nhân dân)
(Thông Tấn Xã Việt Nam)
(báo Quân đội Nhân dân)
(báo Thanh Niên)
(Website của Bộ Giáo dục – Đào tạo)
(Giới thiệu về Văn hoá Việt Nam)
(Giới thiệu chung về Khoa học)
(Tra cứu các loại bản đồ),…
Một số phần mềm khác và các loại CD Rom:
Hiện nay có sản phẩm CD Rom có nội dung lịch sử để tham khảo hoặc trích lưu và biên tập lại phục vụ dạy học. Chẳng hạn như: Bộ
CDROM : tài liệu hỗ trợ dạy và học Lịch sử THCS ( 6,7,8,9) ; Bộ CDROM CD “Hồ Chí Minh toàn tập” của Nxb Chính trị Quốc gia;
CD “Đất nước cuộc sống con người Việt Nam” của Bộ Văn hoá Thông tin, Nxb Văn hoá dân tộc; CD“ Cuộc tiến công chiến lược
Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ” của Nxb Giáo dục và Nxb Bản đồ ; Chiến tranh thế giới thứ hai của Công ty thiết
bị Giáo dục Trung ương I, PreTeaching…
- Phần mềm PreTeaching…
Hiện nay ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy đã được áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Tuy nhiên tại Việt Nam, các phần mềm hiện nay trong lĩnh lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Trong khi
đó các phần mềm của nước ngoài yêu cầu trình độ người sử dụng cao, đòi hỏi các hệ thống đắt tiền, phức tạp và không thích hợp với hệ
thống giáo dục của Việt Nam nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Công ty Cổ phần Công nghệ Dự báo đã nghiên cứu và phát triển phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học THPT dành cho các
giáo viên/giảng viên nhằm hỗ trợ trong công tác soạn giáo án, chia sẻ tài nguyên giữa các giáo viên/giảng viên với mục tiêu: “Đơn giản
trong sử dụng, hiệu quả trong công việc”. Phần mềm Hỗ trợ dạy học cài đặt đơn giản, giao diện thân thiện với người sử dụng, cho phép
người sử dụng tuỳ biến theo yêu cầu. Hệ thống được thiết kế linh hoạt, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới dạy học là một công cụ hữu ích dành cho các giáo viên/giảng viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Phần mềm có các tính năng hỗ trợ người sử dụng như soạn giáo án, tra cứu, tìm kiếm, chia sẻ tài nguyên. Các tính năng này đều đơn
giản trong sử dụng, sử dụng giao diện tiếng Việt thân thiện với người dùng, giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhanh chóng sử dụng

Công ty Cổ phần Công nghệ Dự báo đã nghiên cứu và phát triển phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học THPT dành cho các
giáo viên/giảng viên nhằm hỗ trợ trong công tác soạn giáo án, chia sẻ tài nguyên giữa các giáo viên/giảng viên với mục tiêu: “Đơn giản
trong sử dụng, hiệu quả trong công việc”. Phần mềm Hỗ trợ dạy học cài đặt đơn giản, giao diện thân thiện với người sử dụng, cho phép
người sử dụng tuỳ biến theo yêu cầu. Hệ thống được thiết kế linh hoạt, rất thuận tiện cho người sử dụng.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới dạy học là một công cụ hữu ích dành cho các giáo viên/giảng viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Phần mềm có các tính năng hỗ trợ người sử dụng như soạn giáo án, tra cứu, tìm kiếm, chia sẻ tài nguyên. Các tính năng này đều đơn
giản trong sử dụng, sử dụng giao diện tiếng Việt thân thiện với người dùng, giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhanh chóng sử dụng
được phần mềm.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học là một phân hệ con của hệ thống đào tạo trực tuyến của công ty Predict (Predict
Elearning), có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống đào tạo trực tuyến tổng thể, truy xuất và thừa kế dữ liệu từ hệ thống này, cũng như dễ
dàng tích hợp với nhiều module của các hệ thống đào tạo trực tuyến hiện tại do một số đơn vị sản xuất phần mềm cung cấp.
Cấu hình yêu cầu của phần mềm là cấu hình phù hợp với việc phát triển công nghệ thông tin của các trường học hiện nay ở Việt Nam,
đáp ứng được các yêu cầu phát sinh trong tương lai. Màn hình đăng nhập của phần mềm :
Màn hình màn hình giao diện chính của phần mềm :
- Ưu điểm của phần mềm
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học là một công cụ hiệu quả dành cho giáo viên/giảng viên.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học giúp các giáo viên tạo giáo án nhanh chóng, hiệu quả.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học giúp các giáo viên tìm kiếm, tra cứu thông tin nhanh chóng, tức thời, có được thông tin
hiệu quả.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học cho phép chia sẻ tài nguyên giảng dạy (giáo án, sách, tài liệu…) giữa các giáo viên với
nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học sử dụng thuần tuý tiếng Việt giúp người dùng có thể nhanh chóng sử dụng được phần
mềm.
Phần mềm Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học có thể chạy trên các nền tảng hệ điều hành khác nhau như Windows 2000/XP.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status