Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay - Pdf 27

“Tác động của toàn cầu hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế
nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu
hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay”
Lời mở đầu
Ngày nay cả thế giới đang có xu hướng nói đến toàn cầu hóa nhiều hơn. Toàn cầu
hóa đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng mỗi quốc gia
mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới. Toàn cầu hóa tác động tới tất cả
các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…ở trên hai lĩnh vực vừa tích cực,
vừa tiêu cực. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung
đó. Trong phạm vi bài tập này em xin phép tìm hiểu đề tài: “Tác động của toàn cầu
hóa tới nhà nước Việt Nam hiện nay như thế nào? Việt Nam làm gì để ngăn chặn tác
động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với chủ quyền quốc gia hiện nay” để làm rõ thêm
về xu thế chung và những tác động của nó lên lĩnh vực nhà nước nói chung cũng
như chủ quyền quốc gia nói riêng.
I. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia,
các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế…trên quy mô toàn cầu. Đặc
biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của
thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng.
Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu
kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá
(wikipedia.org).
II. Tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước hiện nay
Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển (cho đến nay) không cưỡng lại được, vừa
có thể đem lại sự tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh cho nhiều nơi, nhiều người
nhưng lại vừa gây ra những xáo động to lớn trong lối sống của nhiều người khác.
1
Nhà nước, với vai trò là chủ thể quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa không thể
tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng từ xu thế tất yếu đó.


trọng, quyết định một phần hiệu quả thu hút và đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
vào nước ta…
Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng có những mặt trái của nó. Toàn cầu hóa với những
định chế như WTO đã hạn chế năng lực điều hành của nhà nước, không chỉ trong
quan hệ với bên ngoài mà còn ở các chính sách trong nước. Hầu hết các đạo luật
chúng ta thông qua trong những năm gần đây là nhằm sửa đổi cách điều hành đất
nước phù hợp với thông lệ quốc tế - tức là theo khuôn mẫu chung, không được
quyền có ngoại lệ. Bản báo cáo của Ban công tác WTO về việc Việt Nam gia nhập
WTO liệt kê rất rõ, rất chi tiết các cam kết của Việt Nam mà nhìn ở một góc độ nào
đó, là sự thu hẹp việc can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sau
cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu yêu cầu doanh
nghiệp phải bán doanh thu bằng ngoại tệ cho nhà nước từ năm 1998 nhưng sau đó
phải hạ dần tỉ lệ này xuống, còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và
còn 0% kể từ năm 2003. Trong đàm phán, đã có nước nhắc lại chuyện này và yêu
cầu Việt Nam cam kết không làm trái với các qui định của WTO và IMF. Các nhà
đàm phán các nước, xuất phát từ lợi ích của dòng chảy tài chính tự do của các công
ty đã thu hẹp khả năng chống đỡ của nhà nước, mà nó từng phát huy tác dụng trong
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Thậm chí, có những cam kết mà để thực hiện
phải sửa đổi nhiều luật lệ. Hiện tượng thu hẹp vai trò nhà nước trong điều hành kinh
tế không chỉ xảy ra ở những nước chuyển đổi như Việt Nam mà còn ở các nước phát
triển.
3
Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối
quan tâm của các nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an
ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao
lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Các nền kinh tế
mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát từ một
nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở
thành những giá trị gần như chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của
dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa

vẫn ở vào thời đại quốc gia dân tộc, quan niệm "chủ quyền quốc gia" vẫn là chuẩn
tắc hành động cao nhất của các bên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế.
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta cần
quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây:
Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề giáo dục. Giáo dục trong mọi thời đại luôn
được coi là quốc sách, đặc biệt là ngày nay, khi xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa
diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong thời đại toàn cầu hóa, tri thức trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết, đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh hơn.
Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là một phương án tối ưu, mang tính lâu dài, bền vững,
đem lại hiệu quả to lớn, góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng hơn cùng với bạn
bè quốc tế. Hơn nữa, đối tượng của giáo dục đào tạo chủ yếu là thế hệ trẻ - chủ nhân
tương lai của đất nước, những con người nắm giữ trong tay quyền quyết định vận
mệnh của đất nước. Nếu họ được đào tạo, giáo dục chu đáo, được chuẩn bị một nền
tảng kiến thức và bản lĩnh vững vàng thì chính họ sẽ là những con người đưa đất
nước phát triển, hội nhập thế giới một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả.
Hai là, cần có chiến lược tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế một cách
chủ động tích cực với một “lộ trình " phù hợp. Không nên cho rằng vì toàn cầu hoá
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status