Nghiên cứu khảo sát chất lượng môi trường đất tại một số kho thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp khắc phục - Pdf 27

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
LỜI CẢM
ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đặng
Kim Chi, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn, người luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo của Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang
bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy
bảo trong những năm vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và tập thể cán bộ
phòng thí nghiệm trung tâm về môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi thực tập và thí nghiệm phục vụ cho Luận văn thạc sỹ
khoa học này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và làm Luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm
2011
Học
viên
Nguyễn Thị Hà Châu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG 6

1.6.Vấn đề ô nhiễm đất tại các kho thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An 32
2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu 34
2.2.3. Phương pháp phân tích hóa chất BVTV trong đất 36
2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 36
2.2.3.2. Quy trình phân tích mẫu 37
2.2.4. Xác định độ thu hồi của phương pháp 41
2.2.5. Phân tích một số tính chất của đất 41
3.1. Độ thu hồi các chất của phương pháp chuẩn bị mẫu và phương pháp phân tích 42
3.2. Sự tồn lưu hóa chất BVTV tại các điểm nghiên cứu 42
3.2.1. Xác định tồn dư hóa chất BVTV tại kho thuốc BVTV xã Nghĩa Trung 42
3.2.2. Xác định tồn dư hóa chất BVTV tại xóm 6, Tân Sơn, Tân Kỳ 45
3.2.3. Xác định dư lượng HCBVTV tại kho HTX Diễn Hải, huyện Diễn Châu 47
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của tổng cacbon hữu cơ và pH của đất đến sự tồn lưu của hóa
chất BVTV 49
3.3.1. Ảnh hưởng của tổng hàm lượng cacbon tới sự tồn lưu HCBVTV 50
3.3.2. Ảnh hưởng pH đến sự tồn lưu của HCBVTV trong đất 51
PHẦN 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM ĐẤT TẠI MỘT SỐ 53
KHO HÓA CHẤT BVTV TỒN LƯU 53
4.1. Một số công nghệ xử lý đất ô nhiễm hóa chất BVTV ở Việt Nam 53
4.1.2. Xử lý kho và đất ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu bằng phương pháp atphan hóa
và cô lập 54
4.1.3. Xử lý đất ô nhiễm bằng công nghệ sử dụng lò đốt 2 cấp 56
4.2. Đánh giá một số công nghệ xử lý đất ô nhiễm HCBVTV ở Việt Nam 58
4.2.1. Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý đất ô nhiễm HCBVTV 58
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
4.3. Đánh giá công nghệ xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV, lựa chọn công nghệ phù hợp để

EPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency)
FAO Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
GC/MS Sắc kí khí khối phổ
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
LD
50
Liều gây chết 50% vật thí nghiệm (Lethal Dose)
LD
1
Liều gây chết 1% vật thí nghiệm (Lethal Dose)
POPs Hợp chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
K
0w
Hệ số phân bố của một chất giữa hai pha n – octanol và nước
TOC Tổng Cacbon hữu cơ (total organic cacbon)
ppb
Phần tỉ (part per billion)
ppm Phần triệu (part per million)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO
Bảng 1.2 Độc tính của một số hóa chất BVTV (Fiedler, 2003)
Bảng 1.3 Mức độ rửa trôi, hoà tan của các loại thuốc BVTV trong đất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
Bảng 1.4 Ảnh hưởng của nồng độ một số thuốc trừ cỏ và pH đất đến lượng hấp phụ
Bảng 1.5 Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV trong đất
Bảng 1.6 Hàm lượng DDTs và HCHs trong đất tại một số vùng trên thế giới
Bảng 1.7. Mức độ tồn lưu của các hợp chất hữu cơ clo trong đất và trầm tích ở
một số địa điểm của Việt Nam

.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà
Châu
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vòng chu chuyển của hóa chất BVTV trong môi trường
Hình 2.1 Quy trình xử lý mẫu đất chứa hóa chất BVTV
Hình 2.2 Chương trình nhiệt độ cột sắc ký trên GC/MS
Hình 4.1 Quy trình xử lý đất ô nhiễm hóa chất BVTV bằng phương pháp
atphan hóa và cô lập
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ đồng xử lý đất ô nhiễm HCBVTV trong lò nung
xi măng
Hình 4.3
Hình 4.4
Một số hình ảnh về hệ thống lò nung xi măng của Công ty Ximăng
Holcim – Kiên Giang
Sơ đồ công nghệ xử lý đất ô nhiễm HCBVTV trong lò đốt 2 cấp
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển như vũ bão của các
ngành khoa học khác, lĩnh vực hoá học và kỹ thuật sử dụng hoá chất BVTV đã có
sự thay đổi mạnh mẽ. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về phương thức tác động đã cho
phép phát hiện ra nhiều hoạt chất mới có phương thức tác động khác trước, có hiệu
lực cao với dịch hại, dùng ở liều lượng thấp nhưng lại an toàn với con người và hệ
động thực vật.

vật trên phạm vi cả nước, tỉnh Nghệ An có 189 điểm cần xử lý từ nay cho đến năm
2015 và 79 điểm cần xử lý trước năm 2020. Lượng thuốc tồn dư tại các điểm này
ngày càng gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người dân. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi
trường đất tại một số kho hóa chất BVTV trọng điểm nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ
An nhằm đưa ra các giải pháp xử lý tại các khu vực này là rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần vào việc này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
khảo sát chất lượng môi trường đất tại một số kho thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn
tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp khắc phục ”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm hóa chất BVTV trong đất tại một số kho thuốc
BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá mối quan hệ giữa một số thuộc tính của đất (hàm lượng tổng
Cacbon hữu cơ và pH) đến sự tồn lưu của thuốc BVTV trong đất.
- Đánh giá một số công nghệ xử lý đất ô nhiễm thuốc BVTV đang được áp
dụng ở Việt Nam. Từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý ô nhiễm đất tại một
số kho hóa chất tồn lưu được chọn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 03 kho hoá chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: môi trường đất tại 03 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn
lưu trên địa bàn tỉnh Nghệ An:
+ Kho hóa chất BVTV tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn.
+ Kho hóa chất BVTV tại xóm 6, xã Tân Sơn, huyện Tân Kỳ.
+ Kho hóa chất BVTV tại HTX Diễn Hải, huyện Diễn Châu.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
2
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
Trong khuôn khổ thời gian của luận văn, chúng tôi lựa chọn các khu vực trên
để lấy mẫu nghiên cứu. Theo Quyết định số 1946 /QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ, đây là những điểm tồn lưu hóa chất BVTV nằm

a. Phân loại thuốc BVTV
Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV:
• Theo đối tượng phòng trừ:
Thuốc BVTV được được phân chia thành các nhóm chính sau:
+ Thuốc trừ sâu: là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng,
nông sản, gia súc, con người.
+ Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phòng trừ các loại vi sinh vật gây bệnh cho
cây (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng).
+ Thuốc trừ cỏ: là loại thuốc phòng trừ những loài thực vật, rong, tảo mọc lẫn
với cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng cây trồng.
+ Thuốc diệt chuột: là những thuốc phòng trừ chuột và các loài gặm nhấm khác.
Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ nhện, thuốc điều tiết
sinh trưởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trưởng…)
• Theo cơ chế tác động có thể phân chia thành các loại sau:
+ Thuốc gây độc tiếp xúc: thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua da.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
4
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
+ Thuốc gây độc vị độc: là tác động của thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu
hóa của động vật (côn trùng, chuột, chim).
+ Thuốc nội hấp (lưu dẫn): thuốc có khả năng xâm nhập, di chuyển trong cây để
diệt dịch hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc.
+ Nhóm thuốc thấm sâu: thuốc có khả năng thấm qua các lớp tế bào biểu bì cây
để giết dịch hại nằm dưới lớp biểu bì mà không có khả năng di chuyển trong cây.
+ Nhóm thuốc xông hơi: thuốc có thể sinh ra khí, khói, mù có tác dụng diệt côn
trùng, nấm, vi khuẩn, chuột.
• Phân loại theo gốc hóa học có thể chia thuốc BVTV thành nhiều nhóm:
+ Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl). Nhóm này có
độ độc cấp tính thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể con người, động vật và môi
trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử dụng. Các

Ia- Cực độc ≤5 ≤20 ≤10 ≤40
Ib - Độc tính cao 5 - 50 20 -200 10 - 100 40 – 400
II - Độc tính trung bình 50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 – 4000
III- Độc tính nhẹ >500 >2000 >1000 >4000
- Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi
là nhiễm độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc được biểu thị qua liều gây chết
trung bình, viết tắt là LD
50
(Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho
50% số cá thể thí nghiệm (thường là chuột), được tính bằng mg hoạt chất/kg trọng
lượng cơ thể.
Bảng 1.2. Độc tính của một số hóa chất BVTV (Fiedler, 2003)
Chất
LD50 (mg/kg) LD1 (mg/kg)
Liều tối thiểu gây chết
(mg/kg)
Giống đực
Giống
cái
Giống
đực
Giống
cái
Giống
đực
Giống
cái
Aldrin 39 60 18 27 25 46
pp’-DDT 113 118 52 80 75 100
pp’-DDE 880 1240 360 460 750 500

đau bụng, vùng dưới sườn phải và loạn vận động ống mật. Còn có biến đổi hành vi
như rối loạn chức năng cảm giác và thăng bằng. Những triệu chứng trên đây có thể
hồi phục sau khi ngừng tiếp xúc.
Thuốc BVTV có thể gây tổn thương gan và thận. Sự tổng hợp protein, lipid,
sự giải độc, sự đào thải và chức năng gan đều bị tác động. Ở công nhân tiếp xúc với
pentachlorophenol bị rối loạn tim mạch với các biểu hiện phổ biến là khó thở, tim
đập nhanh, đau và có cảm giác nghẹt vùng tim, tăng thể tích tim.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
7
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
Biểu hiện của rối loạn huyết học và mao mạch có thể thường gặp là giảm tiểu
cầu, thiếu máu, giảm các tế bào máu, mắc chứng bệnh bạch cầu hạt, tan máu; và rối
loạn mao mạch như ban xuất huyết sau khi tiếp xúc lâu dài hoặc tiếp xúc ngắn
nhưng liều cao. Trong một nhà máy, ở công nhân tiếp xúc lâu dài nghề nghiệp, có
thể thấy giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, và thiếu máu nhược sắc. Nhiễm
độc mãn tính có thể giảm đi nếu sự tiếp xúc gián đoạn [14].
c. Đặc trưng của thuốc BVTV
- Các hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi bằng hình thức phun lên lá
hoặc rơi trực tiếp xuống đất nên chúng được gọi là nguồn gây ô nhiễm diện trong
đất. Do đặc điểm của quá trình sử dụng, chúng dễ dàng phân bố vào các thành phần
môi trường như không khí, nước mặt, nước ngầm, đất và các sinh vật sống (cá, các
loài chim, con người…)
- Rất độc đối với các cơ thể sinh vật. Tác dụng gây độc phụ thuộc vào cấu
tạo phân tử, nhóm chức…Chúng thường tác động đến hệ thần kinh làm cho sinh
vật bị uể oải, tê liệt và chết.
- Có khả năng xâm nhập vào chuỗi thức ăn cao. Ở trong đất chúng tác động
vào khu hệ vi sinh vật đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của
chúng giảm, chất hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng. Sau đó
chúng được tích lũy sinh học qua chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể động vật và
người gây nhiều tai biến.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
9
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
Quá trình này phụ thuộc vào 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là bản chất dễ bay hơi của
hoá chất (áp suất hơi bão hoà thấp). Chẳng hạn, nhóm thuốc BVTV hydrocacbon
chứa clo có áp suất hơi bão hòa thấp sẽ thoát hơi mạnh do đó sẽ phân hủy khỏi đất,
nước nhanh hơn nhóm áp suất bay hơi cao (ví dụ nhóm phospho hữu cơ). Yếu tố
thứ 2 là liên kết phụ trong nước, đất: nếu một chất BVTV có liên kết, hấp phụ chặt
với đất thì khả năng bay hơi yếu. Nếu chất đó có liên kết cầu nối với nước chặt hơn
thì khi nước bay hơi sẽ làm chất đó bay hơi theo [5].
Các loại thuốc BVTV có bản chất dễ bay hơi có thể đi sâu vào các lỗ hổng
trong đất để tiếp xúc với các đối tượng cần diệt. Nhưng cũng chính do đặc tính này
mà thuốc dễ mất nhanh vào khí quyển, nước và cuối cùng là tích đọng trong môi
trường đất. Cũng chính do khả năng bay hơi mà các loại thuốc bay hơi có thể bay
rất xa. Trong tuần hoàn bay hơi, giáng vũ hồi lưu lâu dài các phần tử thuốc đã bay
hơi có thể lại được trả lại cho đất một lần nữa hoặc có loại thuốc dù địa phương
không sử dụng mà vẫn tìm thấy vết tích trong đất là do nước mưa đem lại [15].
1.2.2. Hoà tan, rửa trôi, chảy tràn
Bảng 1.3: Mức độ rửa trôi, hoà tan của các loại thuốc BVTV trong đất [15]
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5
Parathion Siduron Propachlor Picrlaram TCA
Disulfuton Prome tryne Fenuron Fenac Dalapon
Diquat Propanil 2,4,5 T MCPA 2,3,6 TBA
Paraquat Diuron Propham Amitrole Tricaba
Trifurabin Dinuron Fluome turon Dinoseb Dicamba
Benefin Puraron Monuron Chloramben
Heptachlor Vernolate Atrazin
Aldrin Chlorprapham Simazin
Chlordan Azinphosme thyl Proprin
Toxaphen Diazinon

mặt hấp phụ. Những phản ứng phân huỷ đó liên hệ trực tiếp với điều kiện pH, thế
ôxy hoá khử, độ axit tại bề mặt, nồng độ các chất hoá học, mức độ linh động của
các chất trong hệ thống và các tác nhân xúc tác có mặt.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
11
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
Sự thuỷ phân trên lớp bề mặt với xúc tác cần thiết là cơ chế chủ yếu để phân
huỷ các hoá chất BVTV thuộc nhóm S-Triazin và Diazinon cũng như nhóm
phospho hữu cơ trong đất
Trong môi trường nước thì thuỷ phân là điều kiện chính để phân huỷ
các hoá chất BVTV. Trong quá trình thuỷ phân với xúc tác axit ( hoặc kiềm) thường
thực hiện tác động vào các loại este, amid và amin. Kết quả nghiên cứu động học đã
cho thấy: malathion bị phân hủy đến 50% ở 27
0
C tại pH = 8 sau 38h. Trường hợp
pH axit (< 5,0 ) thì phân giải độc chất, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp sẽ hình
thành chất độc cao hơn [5].
CH
3
O S CH
3
O O
P P
CH
3
O O NO
2
CH
3
O

thuốc
Lượng
dùng
(Kg/ha)
Khoáng sét
Nồng độ trong dung dịch/ hấp phụ
pH pH
5,5 6,5 7,3 5,5 6,3 7,3
DNC
4
Illit 0,07 0,19 6,70 99,00 97,00 0,00
Kaolinit 2,50 6,70 6,70 63,00 0,00 0,00
Montmorilonit 0,06 0,18 6,70 99,10 97,00 0,00
Dinaseb
1
Illit 0,02 0,05 0,05 1,70 97,00 0,00
Kaolinit 0,63 1,70 1,70 1,70 0,00 0,00
Montmorilonit 0,02 0,02 0,04 97,00 95,00 0,00
2,4D 1 Illit 0,05 0,09 1,70 97,00 96,00 0,00
2,4,5T Montmorilonit 1,70 1,70 1,70 0,00 0,00 0,00
1.2.6. Tác dụng phân giải của vi sinh vật
Phân giải hoá chất BVTV bằng con đường sinh học thường do 2 tác nhân
chính. Thứ nhất là VSV, thứ 2 là thực vật. Trong đó vai trò của thực vật là hết sức
quan trọng. Trong thực tế, các loại cây trồng (nhất là rừng) có khả năng hấp thụ hầu
hết lượng khí độc phát tán từ nguồn hoá chất BVTV trong không khí và hấp thụ cả
phần hoà tan trong nước theo bộ rễ và bộ lá.
Còn đối với VSV thì có rất nhiều loại VSV sống trong môi trường
nước, đất có khả năng sử dụng tồn dư của hoá chất BVTV như loại thức ăn để sinh
trưởng phát triển (cacbua hydro, N-trong cacbamat, S- trong nhiều loại thuốc
BVTV ). Mặt khác các loại VSV phân huỷ phospho lại tác động vào hoá chất

biến của đất nhanh và độ bền vững của thuốc kém đi. Do vậy trong thực tiễn nông
nghiệp để giảm tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, người ta thiên về biện
pháp bón nhiều phân chuồng, chất hữu cơ phân giải nhanh để tăng cường sinh tính
cho đất.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
14
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hà Châu
Bảng 1.5: Thời gian tồn tại của một số loại thuốc BVTV trong đất [15]
Loại thuốc Thời gian tồn tại
Thuốc trừ sâu clo hữu cơ 2- 35 năm
Thuốc trừ cỏ: Triazin, atrarin, Simazin 1- 2 năm
Thuốc trừ cỏ: Axitbenzoic, Amiben, Dicamba 2- 12 tháng
Thuốc trừ cỏ có ure: Monuron, Diuron 2- 10 tháng
Thuốc trừ cỏ Phenoxy 2- 5 tháng
Thuốc trừ sâu Lân hữu cơ 1- 12 tuần
Thuốc trừ sâu Carbamat 1- 8 tuần
Thuốc trừ cỏ Carbamat 2- 8 tuần
Sự biến đổi của thuốc bảo vệ thực vật trong đất là rất phức tạp, hậu quả càng
lớn nếu thuốc có lượng tồn dư càng cao và đặc biệt là thuốc tham gia vào dây
chuyền thực phẩm thì tác hại càng nhân lên nhanh chóng.
1.3. Ảnh hưởng của một số tính chất đất đến tồn dư thuốc BVTV trong đất
1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng phân hủy các hóa chất
BVTV với xúc tác vi sinh vật trong đất. Nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt
động sống của vi sinh vật. Tùy theo chủng loại vi sinh vật mà mức độ ảnh hưởng
khác nhau.
Một số loại thuốc trừ cỏ, nhiệt độ cao làm tăng khả năng phân huỷ của
thuốc, hiệu lực và thời gian hữu hiệu của thuốc do thế cũng bị giảm. Do đó,
thời gian tồn lưu của thuốc trong đất cũng giảm. Nhưng cũng có trường hợp,
tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ độc của

Thành phần cơ giới của đất cũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng tích tụ của
hóa chất BVTV trong đất. Cùng một nồng độ thuốc đưa vào đất lượng hấp phụ của
đất giảm dần theo thứ tự sau: Đất sét, đất limon, đất cát [15].
1.3.4. Ảnh hưởng của pH
Giá trị pH của đất cũng có những ảnh hưởng đến tồn lưu của hóa chất BVTV.
Theo báo cáo của Alawi và cộng sự [25], pH có ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc
BVTV qua tác động đến sự phân ly của axít humic, một thành phần quan trọng
trong Cacbon hữu cơ có khả năng tích lũy, lưu giữ các HCBVTV.
Bên cạnh đó, pH có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, tác nhân
chính trong quá trình phân hủy các hóa chất BVTV trong đất. pH ảnh hưởng trực
tiếp tới quá trình trao đổi chất của tế bào và độ hòa tan của một số muối khoáng K,
Na, Mg [16].
Đa số vi sinh vật thích ứng với pH nằm trong khoảng 4,5 – 9. Tùy theo từng
chủng vi sinh vật khác nhau mà sự thích ứng khác nhau. Như vậy, pH của đất có
ảnh hưởng gián tiếp đến việc tích lũy và phân hủy các hóa chất BVTV trong đất.
1.4. Tình hình ô nhiễm môi trường do HCBVTV trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - (INEST) Đại học Bách khoa Hà Nội
16

Trích đoạn Xác định tồn dư hóa chất BVTV tại kho thuốc BVTV xã Nghĩa Trung Xác định tồn dư hóa chất BVTV tại xóm 6, Tân Sơn, Tân Kỳ Xác định dư lượng HCBVTV tại kho HTX Diễn Hải, huyện Diễn Châu Ảnh hưởng của tổng hàm lượng cacbon tới sự tồn lưu HCBVTV
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status