Xây dựng mô hình học kết hợp dạy học sinh lớp 10 " Virus và các bênh truyền nhiễm" - Pdf 27

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt thành từ tập thể, gia đình, cá
nhân và bè bạn.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn
Văn Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
mọi mặt để tôi tiến hành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể thầy, cô trong Bộ
môn Phương Pháp Dạy học Sinh Học, Khoa Sinh Học, Trường ĐHSP
Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, thầy cô và bè bạn
đã luôn giành những tình cảm thân thiết, động viên, khuyến khích tôi
trong thời gian học tập và làm khóa luận này. Hà Nội ngày .........., tháng .........., năm 2010

Tác giả
PHẠM XUÂN LAM
2.1.2. Giới thiệu về Moodle ..................................................................................................... 25
2.1.3. Đặc điểm của phần mềm Moodle ................................................................................. 27
2.2. Cấu trúc, nội dung chương III "Virus và bệnh truyền nhiễm" ..................... 28
2.2.1. Mục tiêu .......................................................................................................................... 28
2.2.2. Cấu trúc ........................................................................................................................... 29
2.2.3. Nội dung ......................................................................................................................... 30
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
2

2.3. Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và bệnh truyền
nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle ..... 30
2.3.1. Đánh giá một số mô hình học trực tuyến hiện nay ...................................................... 30
2.3.1.1. Phân loại website dạy học hiện nay ...................................................... 30
2.3.1.2. Đánh giá ưu điểm ................................................................................. 31
2.3.1.3. Đánh giá nhược điểm ........................................................................... 32
2.3.1.4. Nguyên nhân ........................................................................................ 33
2.3.1.5. Đánh giá thực trạng dạy học sinh học qua mạng .................................. 33
2.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng mô hình học kết hợp ............................................... 34
2.3.2.1. Nguyên tắc, tiêu chí thiết kế nội dung học kết hợp ................................ 34
2.3.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy kết hợp ...................................................... 35
2.3.3. Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương III "Virus và các bệnh truyền
nhiễm" ...................................................................................................................................... 37
2.3.4.1. Thiết kế mô hình ................................................................................... 37
2.3.4.2. Vận hành: ............................................................................................ 49
CHƯƠNG 3 THAM VẤN CHUYÊN GIA ............................................................... 52
3.1. Mục đích tham vấn ........................................................................................... 52
3.2. Phương pháp tiến hành .................................................................................... 52

02 CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông
03 GV Giáo viên
04 HS Học sinh
05 PM Phần mềm
06 PMDH Phần mềm dạy học
07 PPDH Phương pháp dạy học
08 PTDH Phương tiện dạy học
09 SGK Sách giáo khoa
10 THPT Trung học phổ thông Ph¹m Xu©n Lam - K56A
4

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
1.1. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, một nền kinh tế phát triển phải
biết "Lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức"
[27]. Theo cách nói của nhà tương lai học Alvin Toffler, trong thế kỷ XXI "Người mù
chữ sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người
không biết cách học, cách quên và cách học lại” [25]. Mục tiêu hiện nay của giáo dục,

learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp,
máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen. Vì vậy, việc tìm
ra giải pháp kết hợp học trên lớp với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết
trong giáo dục hiện nay.
1.3. Kiến thức sinh học ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời
sống sản xuất, y tế, sức khỏe, ... Vì vậy, yêu cầu của việc dạy học sinh học phải gắn
với thực tiễn, khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được
kiến thức cho mình. Để làm được điều đó, ngoài việc cải cách nội dung chương trình
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy
học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tế nhiều hơn. Chúng tôi thấy rằng, dạy
học qua mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay, những giải pháp học
trên mạng Internet dưới các hình thức như website, blog, ... đang dần hình thành và
phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này. Tuy
nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng
cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới
chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp dụng trong nhà trường phổ
thông. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao
với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle"
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng mô hình học kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle để góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học chương III "Virus và các bệnh truyền nhiễm", sinh
học 10 (THPT, nâng cao).
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Hình thức tổ chức dạy học và hình thức học kết hợp (Blended Learning).
Ph¹m Xu©n Lam - K56A

Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
7

7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu văn bản của Chính phủ, Bộ GD & ĐT về chủ trương chính sách
trong giáo dục, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục.
- Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học đã công bố có liên quan đến
các nội dung trong đề tài.
- Nghiên cứu công cụ và phương tiễn hỗ trợ dạy học qua mạng Internet như
phần mềm và những ứng dụng trên mạng Internet.
- Nghiên cứu chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 10 THPT nâng cao
để xây dựng bài dạy qua mạng đạt hiệu quả.
7.2. Điều tra cơ bản:
Điều tra tình hình sử dụng và khai thác mạng Internet vào hoạt động dạy và học
cũng như thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc dạy và học qua mạng Internet.
7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia:
Trao đổi, xin ý kiến các thầy, cô giáo có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy
tại một số trường THPT về nội dung, phương pháp triển khai và đánh giá tính hiệu quả
của mô hình đã xây dựng.
8. Cấu trúc khóa luận:
- Mở đầu, giới thiệu vấn đề nghiên cứu
- Chương 1 - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
- Chương 2 - Xây dựng mô hình học kết hợp dạy chương III "Virus và các bệnh
truyền nhiễm", sinh học 10 (THPT, nâng cao) với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle
- Chương 3. Tham vấn chuyên gia

là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và
những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [13, p245].
Trong dạy học sinh học "Hình thức tổ chức dạy học được xác định bởi thành
phần học sinh, vị trí bài, thời gian tiến hành bài học, trật tự các hoạt động của học sinh,
sự chỉ đạo của giáo viên", (Theo Đinh Quang Báo) [1, p30]
Như vậy, những cách định nghĩa trên đều thống nhất ở việc xem hình thức tổ
chức dạy học là biểu hiện bên ngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của
quá trình dạy học, đặc biệt là nội dung dạy học. Hình thức tổ chức dạy học là hình thức
vận động của từng đơn vị nội dung dạy học, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần
học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ
bản: (1) Nội dung dạy học; (2) Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học;
(3) Phương pháp và phương tiện; (4) Hoạt động của giáo viên và học sinh; (5) Không Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
9

gian và thời gian diễn ra quá trình dạy học. Việc xác định hình thức tổ chức dạy học
chính là đi trả lời câu hỏi: đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? quy mô như
thế nào? thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng
phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi. Hình thức tổ chức dạy học có tính "mở", "tính linh hoạt" và "tính lịch sử".
Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với
nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức
tổ chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như
nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lí thuyết với thực hành, ...
Theo đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm
vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng - kỹ xảo, xác định vật mẫu quan
sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận, ...), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ

Đặng Vũ Hoạt [8] đã đưa ra ba nhóm hình thức tổ chức dạy học được áp dụng
trong hệ thống các trường đại học, đó là:
Loại 1: Hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo, bao gồm diễn giảng; thảo luận, tranh luận; xêmina; tự học; giúp
đỡ riêng; làm bài tập thí nghiệm; thực hành học tập, thực hành sản xuất; bài tập nghiên
cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp; dạy học chương trình hóa.
Loại 2: Là hình thức dạy học nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
của sinh viên, bao gồm kiểm tra; sát hạch; thi các thể loại; bảo vệ khóa luận và luận
văn tốt nghiệp.
Loại 3: Các hình thức có tính chất ngoại khóa, bao gồm nhóm ngoại khóa theo
môn học; hình thức câu lạc bộ khoa học; các hình thức nghiên cứu và phổ biến khoa
học; các hoạt động xã hội; hội nghị học tập.
Tác giả Thái Duy Tuyên cũng đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học
trong nhà trường, gồm có: hình thức học tập lên lớp; hình thức học tập ở nhà; hình
thức thảo luận; hình thức hoạt động ngoại khóa; hình thức tham quan học tập; hình
thức bồi dưỡng học sinh kém và học sinh có năng khiếu [20, p251].
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay
dựa trên hai tiêu chí [13]:
(1) Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thức
dạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
11

(2) Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS trong
lớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm,
hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân.
Như vậy, việc phân chia các hình thức tổ chức dạy học đều dựa trên những cơ


1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT
Công nghệ thông tin và truyền thông là "Tập hợp đa dạng các công cụ và tài
nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu trữ và quản lý
thông tin" [25, p6]. Yếu tố công nghệ được sử dụng ở đây bao gồm công nghệ thông
tin (máy tính và Internet) công nghệ truyền thông (Radio, truyền hình, điện thoại, ...).
Vai trò của CNTT & TT trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập chi tiết trong
một số tài liệu [5, 6, 9], với rất nhiều nội dung được nêu ra. Trong đó, một vai trò rất
quan trọng đó là CNTT & TT là góp phần tích cực vào việc đổi mới hình thức tổ chức
dạy học, tạo ra những mô hình dạy học mới. Những mô hình tổ chức dạy học có sự hỗ
trợ của CNTT & TT bao gồm: Học tập được trợ giúp bởi công nghệ (Technology
Enhanced Learning – TEL); Học tập dựa vào công nghệ (Technology Based Learning
– TBL); Dạy học với sự trợ giúp của máy tính (Computer-Assisted Instruction - CAI);
Đào tạo qua máy tính (Computer Based Training – CBT); Dạy học được quản lý trên
máy tính (Computer Managed Instruction – CMI); Dạy học tương tác qua đa phương
tiện (Interactive Multimedia Instruction – IMI); Hệ thống học tập tích hợp (Integrated
Learning Systems – ILS); Đào tạo trên mạng (Web Based Training – WBT)… và học
tập điện tử (Electronic Learning, E-learning) [6, p57] .Có thể thấy với mỗi mức độ ứng
dụng của CNTT & TT lại có môt hình dạy học tương ứng. Những mức độ sử dụng ấy
có thể căn cứ vào việc giáo viên sử dụng vào trong các hoạt động giảng dạy hoặc vào
việc học sinh sử dụng vào trong các hoạt động học. Từ những hình thức trên có thể
thấy, dạy học có sự hỗ trợ của CNTT & TT bao gồm những đặc điểm chính sau:
- Không gian, thời gian và thành phần tham gia vào quá trình dạy học được bố
trí hợp lý hơn so với hình thức tổ chức dạy học không có sự hỗ trợ của CNTT & TT.
- Nội dung, phương pháp, phương tiện sử dụng trong các hoạt động dạy - học
của giáo viên và học sinh được nâng cao do sự hỗ trợ của công nghệ. Trong đó CNTT
& TT vừa là đối tượng, vừa là công cụ và phương tiện trong giáo dục, đào tạo. Yêu
cầu về kỹ năng đối với giáo viên và học sinh cũng có sự thay đổi theo hướng tiếp cận
công nghệ và quan điểm dạy học hiện đại.


Học kết hợp "Blended Learning - BL" xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là
"pha trộn" để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp "hữu
cơ" của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là một hình thức học khá phổ
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
14

biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy nhiên có ba cách
định nghĩa được sử dụng rộng rãi [23].
(1) Blended Learning = kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các
phương tiện truyền thông) (Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh &
Reed, 2001; Thomson, 2002)
(2) Blended learning = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002;
House, 2002; Rossett, 2002)
(3) Blended Learning = kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt
(Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002).
Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương
tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện
nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể". Tác giả
Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học
kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning [25]. Mô
hình học kết hợp có thể được mô tả theo hình 1.1.

Hình 1.1: Mô hình học kết hợp Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc

quen với một khái niệm là dạy học tích hợp CNTT & TT. Qua phân tích khái niệm,
chúng tôi nhận thấy, học kết hợp và học tích hợp CNTT & TT có những điểm giống
nhau và khác nhau. Về bản chất, cả hai đều là hình thức tổ chức dạy học có sử dụng
CNTT & TT. Tuy nhiên, hai hình thức này lại khác nhau về mức độ và phương pháp.
Trong dạy học tích hợp, vai trò của CNTT & TT chỉ là phương tiện và công cụ hỗ trợ
cho phương pháp học trên lớp. Còn trong học kết hợp, CNTT & TT là môi trường tạo
ra tri thức. Xét về chức năng, trong dạy học truyền thống, chức năng của CNTT & TT
với các thành phần khác chỉ là thứ yếu; còn trong học kết hợp, CNTT & TT có vai trò
ngang với các thành phần khác trong quá trình dạy học
Hiện nay, học kết hợp đang chứng tỏ được sự ưu việt của mình so với các hình
thức học khác. Điều này được thể hiện trong các nghiên cứu được công bố của
Thomson Job Impact Study (2002), Texas Instruments and Corning Glass Works
(Zemke, 2006), Results - Oriented Learning (2006) của Microsoft, Schnelle (2006),
Bersin (2004) [25]. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do
để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống học kết hợp, bao gồm: (1) sự phong phú
của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) cơ quan cá nhân
(5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure
(2003) cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư
phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí. Tác giả Victoria
L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực
hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử, đặc biệt là những chương trình
cần giáo viên giảng dạy trực tiếp từ đầu đến cuối" [27, p8]. Đồng thời, tác giả cũng
đưa ra căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết
quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương
pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất. Như vậy, học kết hợp không phải là Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
17


Ph¹m Xu©n Lam - K56A
18 Hình 1.3: Những hình thức kết hợp
Sự kết hợp còn được thực hiện trong một khâu hoặc giữa các khâu của quá trình
dạy học nhằm tận dụng ưu điểm trong quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học, hoặc
kết hợp giữa các phương pháp dạy học khác nhau nhằm tận dụng lợi thế từ sự hỗ trợ
của công nghệ. Có thể thấy, trong học kết hợp, người dạy và người học được lựa chọn
phương án làm việc thuận lợi nhất cho mình trong điều kiện hiện tại cho phép.
1.2.3. Đặc điểm của học kết hợp - Blended Learning
Học kết hợp là một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, áp dụng những
phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ đem lại.
Xét về mặt bản chất của hình thức tổ chức dạy học, học kết hợp có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Linh hoạt về không gian và thời gian diễn ra các hoạt động dạy và
học, sao cho phù hợp với từng nội dung, khả năng tổ chức vì việc học vừa diễn ra trên
lớp vừa diễn ra thông qua mạng máy tính. Thời gian học được thay đổi cho phù hợp
với khả năng học của cá nhân học sinh.
- Thứ hai: Áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến hiện nay, phù hợp với nội
dung dạy, tương thích với từng đối tượng học và khả năng học của học sinh.
- Thứ ba: Tối ưu hóa việc sử dụng phương tiện. Trong học kết hợp, ngoài
những phương tiện CNNTT & TT sử dụng để hỗ trợ trong dạy học truyền thống còn
có sự nâng cao và khai thác tối ưu những tiện ích từ các phương tiện hiện đại khác
trong đó có máy tính và Internet. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
19

hiện một tuần tự theo một lộ trình thích hợp. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng và
những yêu cầu cần thiết, chúng tôi đề xuất lộ trình triển khai việc học kết hợp qua ba
bước như sau:
Bước 1 - làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với
những yếu tố của học kết hợp. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc học kết hợp
như sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập vào hệ
thống. Cùng với đó là việc phát triển hệ thống các tài liệu học tập, từng bước tiếp cận
hệ thống quản lý học tập điện tử. Đây là khâu chuẩn bị, tạo tiền đề cho triển khai các
bước tiếp theo.
Bước 2 - thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét
kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội
dung học. Hoàn thiện dẫn hệ thống tư liệu điện tử.
Bước 3 - triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá
trình dạy học, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến mô hình sao cho phù hợp. Tr­êng §¹i Häc S­ Ph¹m Hµ Néi - Khoa Sinh häc
Bé m«n Ph­¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc
21

Thực tế hiện nay, bước 1 đang được triển khai trong nhà trường với các nội dung
đào tạo về CNTT & TT cho giáo viên và học sinh. Do vậy, trong đề tài chúng tôi tập trung
nghiên cứu triển khai tiếp bước hai của lộ trình tức là thí điểm xây dựng một số nội dung
cụ thể nhằm đánh giá và đưa ra mô hình hợp kết hợp có tính khả thi và hiệu quả nhất.
1.3. Thực trạng khai thác và sử dụng Internet trong dạy học ở một số
trường THPT
Để nghiên cứu và đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng một mô hình dạy
học qua mạng hiệu quả chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong
dạy và học với hai đối tượng là giáo viên và học sinh tại một số trường THPT.
1.3.1. Mục tiêu điều tra

Thỉnh thoảng
44%
Thường xuyên
24%
Ngày nào cũng truy cập
22%
Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập mạng Internet giành cho giải
trí là 64%, chỉ có 30% thời gian giành cho học tập và tìm kiếm thông tin. Mức độ
thường xuyên truy cập Internet để tìm thông tin liên quan đến việc học chỉ là 17%, còn
lại 36% chỉ là thỉnh thoảng và 38% chỉ tìm khi cần thiết. Số học sinh được hỏi đã được
nghe nhắc đến khái niệm E - learning là 45%, trong đó có 18,5% đã được tiếp xúc và
12,5% đã tham gia học trực tuyến chủ yếu là để làm thử đề thi và học ngoại ngữ
Thứ hai, về những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập được
thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh
Những khó khăn gặp phải
Tỉ lệ
Không có thời gian
24%
Chưa biết cách tìm kiếm
10%
Ít thông tin bằng tiếng Việt
06%
Cước phí cao
13%
Quá nhiều thông tin liên quan
31%
Lí do khác
16%
Không gặp khó khăn

Những khó khăn gặp phải khi tìm kiến thông tin trên mạng Internet đối với giáo
viên được thể hiện trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của giáo viên
Khó khăn gặp phải
Tỉ lệ
Quá nhiều thông tin không liên quan
21%
Ít thông tin bằng tiếng Việt
21%
Thông tin có giá trị sử dụng thấp, phải chế
biến lại.
30%
Thông tin có bản quyền, không thể
download được thông tin
21%
Không có thông tin phù hợp
07%
Về kỹ năng sử dụng phần mềm, phần lớn giáo viên đều có khả năng sử dụng
các phần mềm cơ bản vào việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử như MS Word, phần
mềm gõ tiếng việt, phần mềm trình chiếu, chỉ có một số ít biết sử dụng phần mềm
chỉnh sửa ảnh, phần mềm thiết kế Web, còn việc sử dụng phần mềm nguồn mở thì hầu
như không có. Qua đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Ph¹m Xu©n Lam - K56A
24

Thứ nhất: Trong điều kiện hiện nay việc triển khai dạy học qua mạng còn gặp
khó khăn do giáo viên và học sinh còn ít được làm quen với dạy học qua mạng và chưa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status