Phân tích tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh - Pdf 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
Tiểu luận
Đề tài: Phân tích tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị giang
Sinh viên : Đặng Thị Thu
Lớp : K50- Sư phạm văn
Hà Nội 2008
1
“Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ” – câu nói ấy của nhà văn
Cu Ba khiến mỗi người Việt Nam chúng ta thêm tự hào bởi Hồ Chí Minh không
chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn đầy bản lĩnh và
giàu lòng nhân ái. Chúng ta không chỉ kính yêu Người vị sự nghiệp cách mạng
mà còn vì sự nghiệp văn chương đồ sộ, lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể
loại thể hiện rõ tài năng và phong cách của Người. Trong sự nghiệp văn chương
Người để lại cho chúng ta ngày nay, Thơ là một lĩnh vực nổi bật nhất. Điều đó
thể hiện rất rõ qua tập Nhật ký trong tù của Người. Nhật ký trong tù là tập nhật
ký bằng thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị giam cầm trong
lao tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch Trung Quốc những năm 1942 – 1943.
Người không chỉ ghi lại những gì đã trải qua mà đằng sau những áng Đường thi
bất hủ đó là tinh thần, là tấm lòng, là bản lĩnh, là phong thái của người chiến sĩ
cộng sản. Chính vì vậy, Nhật ký trong tù đã trở thành tác phẩm lớn có giá trị sâu
sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong nền văn học Việt Nam.
Lỗ Tấn đã từng nói: “Từ trong mỗi mạch nước phun ra đều là nước, từ
trong mạch máu phun ra đều là máu”. Chính vì vậy mà mỗi bài thơ trong tập
“Nhật ký trong tù”, dù chỉ là sản phẩm bất đắc dĩ – “nhân vị tù trung vô sở vi”
nhưng những tác phẩm ấy vẫn mãi là máu thịt tâm hồn Bác còn lưu lại cho
muôn đời.
Cũng về Nhật ký trong tù, nhà thơ Xuân Diệu viết: “càng đọc đi đọc lại,
càng thấy chùm thơ này là một chuỗi ngọc, một tràng hoa duy nhất”.

Nhưng đọc Nhật ký trong tù, chúng ta nhận ra rằng : đó chính là giá trị
độc đáo của Nhật ký trong tù. Thơ tù xưa nay không ít, văn học Việt Nam ra có
cả một truyền thống thơ tù nhưng chúng ta thấy rằng chưa có tác phẩm nào phản
ánh tỉ mỉ bộ mặt của những cái địa ngục trần gian do bọn đế quốc, phong kiến
dựng lên. Mà đó không phải chỉ là một cái nhà tù, đó là cả “một phần bộ mặt xã
hội Trung Quốc cũ khoảng 1942-1943” (Quách Mạt Nhược).
Xưa nay thơ tù thường hướng vào nội tâm hơn là ngoại cảnh “ tầm thường
nhạt nhẽo” trong nhà tù. Không chịu bó buộc mình trong giới hạn của một
3
không gian chật hẹp, nhà thơ đã mượn cảnh trữ tình để bay theo những ước
vọng, tìm đến một triết lý, hay quay về một kỷ niệm của quãng đời đã qua. Cuộc
vượt ngục về tinh thần ấy cũng là một nội dung đặc sắc của Nhật ký trong tù.
Nhật ký trong tù trước hết và căn bản là một tâm hồn cộng sản Việt Nam
vĩ đại. Dù khó khăn, vất vả, dù bị xiềng xích giam cầm nhưng lúc nào người
chiến sĩ vĩ đại ấy cũng toát lên một vẻ kiên cường, bất khuất, một phong thái
ung dung tự tại:
“Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.”
(Bốn tháng rồi)
Mặc dù bị gông cùm trong ngục, nhưng cứ chợp mắt đi, con người tự do
đã thấy “ sao vàng năm cành mộng hồn quanh”, một hình ảnh toả sáng rất thú vị.
Sự gắn bó của Bác với lý tưởng cách mạng, với Tổ quốc của mình, đồng
bào mình, với đất trời, hoa cỏ, không ngục tù nào có thể ngăn cấm được:
“ Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.”
(Nhật ký trong tù)
Nhà tù không thể nào làm nao núng được tinh thần đấu tranh cho dân tộc
của Người, không thể giam hãm ý chí của Người. Bọn đế quốc có thể hành hạ

Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường”
Tiếng nói tố cáo của Người đã vạch mặt cái xã hội Trung Quốc đương
thời - một xã hội nhiều nhà tù, đầy rẫy những bất công, những thế lực đen tối.
Cũng chính từ hiện thực khắc nghiệt đó, Hồ Chí Minh nêu ra quyền sống của
con người trong xã hội ấy.
Giá trị nội dung của tập thơ còn ở chỗ thể hiện tâm trạng. Đối với một
con người vừa phong phú về tâm hồn và đa dạng về tình cảm như Hồ Chí Minh
thì những ngày trong tù là những ngày có oán, có thương, có đau xót, có uất hận,
có u sầu. Nghĩ đến nhiệm vụ còn dang dở của mình, lòng chiến sĩ bừng lên như
lửa cháy:
5
“Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh.
Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận”
Cái u sầu tiếp theo là niềm uất hận, giống như bóng đen của cây đa ngoài
cửa ngục, cứ đêm ngày trùm lên nhà lao, trùm lên thân phận con người:
“Bóng đa đè nặng nhà lao,
Đêm sao lặng ngắt, ngày sao tối sầm!”
(Đến Quế Lâm)
Ưu sầu và uất hận còn nặng nề hơn nữa trong lúc ốm đau:
“Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn”
(Ốm nặng)
Không khóc mà hát. Tiếng hát đó đã biến nỗi bất hạnh thành niềm tin, từ
đó vang lên tiếng cười kiêu hãnh và khinh bỉ của một người đứng trên cao nhìn
xuống. Tác giả tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng của mình, vào tương lai của
nhân loại. Đêm tàn rồi hửng sáng, đông qua rồi xuân sang, khổ hết thì vui đến...
Với tinh thần ấy, tác giả nhìn mọi sự khổ cực của mình và mọi hành vi của kẻ
địch với một cái nhìn kiên nghị và lạc quan. Bọn cai ngục dùng dây thừng để
trói thì Người coi đó là “tua đai quan võ bằng kim tuyến”. Khi chúng thay dây
thừng bằng xích sắt thì Người lại thấy :

Xong bài gác bút nghỉ ngơi,
Nhòm qua cửa ngục, ngăm trời tự do.”
(Đêm không ngủ)
Trong thơ, Bác nhắc lại nhiều lần đến bầu trời tự do. Trong bầu trời tự do
ấy có một hình ảnh rất hấp dẫn, biểu tượng của vẻ đẹp, của tự do, đó chính là
hình ảnh vầng trăng. Vầng trăng đã trở nên gần gũi, hiện thân của tự do. Nữ thi
sĩ Blaga Đimitơrôva đã có lý khi chị tìm thấy trong thơ Hồ Chí Minh mối liên hệ
giữa ánh trăng và khát vọng tự do. “Những bài thơ của Người viết trong tù chứa
đầy ánh trăng dịu hiền và khát vọng tự do”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp hôm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status