thiên nhiên trong tập thơ nhật ký trong tù của hồ chí minh - Pdf 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN NHƯ Ý
MSSV: 6116167

THIÊN NHIÊN TRONG TẬP THƠ
NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ

Cần Thơ, 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

B - PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

2.1.1. Thiên nhiên mag vẻ đẹp hùng vĩ.
2.1.1.1. Thiên nhiên hùng vĩ vào buổi sớm
2.1.1.2. Bức tranh non nước bao la dưới mắt người tù.


2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị.
2.1.2.1. Thiên nhiên đẹp thơ mộng với trăng, hoa, sông, núi, chim muông.
2.1.2.2. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thi vị về cuộc sống.
2.2. Thiên nhiên thể hiện tâm trạng độc đáo.
2.2.1. Sự đối lập giữa con người và thiên nhiên.
2.2.2. Thiên nhiên cản trở bước đi của người tù.
2.2.3. Thiên nhiên khắc nghiệt trên những vùng đất mà Người đã đi qua.
2.3. Thiên nhiên thể hiện khát vọng vĩ đại.

CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN NHIÊN TRONG
NHẬT KÝ TRONG TÙ
3.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
3.1.1. Bút pháp tả thực
3.1.2. Bút pháp tượng trưng
3.2. Thể thơ
3.3. Giọng điệu.
3.3.1. Giọng thơ trữ tình, tâm tình.
3.3.2. Giọng thơ trào phúng.

C – PHẦN KẾT LUẬN


A - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

nhìn sâu sắc và toàn vẹn hơn về tài năng cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và
những cảm xúc tình cảm mà Hồ Chí Minh muốn gửi gắm đằng sau bức tranh thiên nhiên
của mình dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt tù đày như thế.

2. Lịch sử vấn đề
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một áng thơ vô giá, thể hiện nhất quán tư tưởng
đấu tranh cho tự do của con người, là niềm mong mỏi giải phóng cho dân tộc, khát vọng
thiết tha giành độc lập, tự do cho đất nước, cho nhân dân. Thể hiện cốt cách của một bậc
vĩ nhân vừa thanh cao vừa gần gũi với con người, thiên nhiên. Từ khi ra đời cho đến nay
Nhật ký trong tù luôn có sức cuốn hút, lan tỏa kỳ diệu đến đọc giả. Chính vì thế có rất
nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết, những bài bình luận về tập thơ Nhật ký trong
tù của Hồ Chí Minh thể hiện được sự quan tâm cũng như tấm lòng trân trọng với những
giá trị tinh thần vô giá mà Người để lại. Mỗi bài nghiên cứu đều tiếp cận tập thơ ở mỗi
phương diện khác nhau về nội dung hay nghệ thuật.
Đối với đề tài Thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài
bình luận ở nhiều khía cạnh. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Nguyễn Hoành Khung có công trình nghiên cứu về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí
Minh 10/1983. Bài nghiên cứu đã làm rõ vẽ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong thơ Hồ
Chí Minh, được vẽ nên bằng những nét chấm phá cổ điển. Thể hiện “Tình cảm thiên nhiên
của Bác Hồ, trong chiều sâu chính là lòng yêu sự sống và cảm quan nghệ sĩ ở Bác, nhiều
khi chính là cảm quan nhân đạo” [8,tr. 511]. Trần Khánh Thành, Lê Quang Hưng, Hữu
Dinh, Mã Giang Lân cũng đã có bài viết cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Chiều tối góp phần làm
sâu sắc hơn vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của người nghệ sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
Vũ Khiêu với bài viết “Hồ Chí Minh qua Nhật ký trong tù” (5/1990) nhận định: “Qua
Nhật ký trong tù ta thấy nổi lên những quan hệ đẹp nhất giữa con người với xã hội và con


người với thiên nhiên. Hồ Chí Minh, con người gắn bó mật thiết với nhân dân lao động
lại là người thích sống với thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên”. Con người ấy là vị chủ

“Một câu hỏi thiết tha cháy bỏng như bật lên từ câu thơ: Sao tạo hóa vô tình đến thế ?
Sao cái đẹp tồn tại ngắn ngủi và mong manh như vậy ? Con người phải làm gì để cái đẹp
vĩnh hằng, bất tử ?” [8,tr. 419]. Cái đẹp đó không chỉ là hoa mà còn là Hồ Chí Minh. Hoa
kia bất bình vì tạo hóa vô tình, vì sự bất công thì Người cũng thế.
Nguyễn Đăng Mạnh và Đặng Thanh Lê cũng có bài viết về bài thơ Cảnh chiều hôm
của Hồ Chí Minh. Hai tác giả trên cũng làm rõ được cái ý tình mà Hồ Chí Minh muốn gửi
vào bài thơ qua việc miêu tả nỗi buồn của thiên nhiên tạo vật, cụ thể là hoa hồng. Đồng
thời Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhận định Hồ Chí Minh là thi sĩ và thi sĩ sinh ra trên đời là
“để phát hiện ra cái đẹp và để bất tử hóa, vĩnh viễn hóa cái đẹp dù nó chỉ tồn tại một
khoảnh khắc trên cõi đời này” [8, tr. 434].
Hoàng Xuân Nhị với bài viết Những bài đặc biệt hay trong thơ Hồ Chủ Tịch. Bài viết
đã nói lên những vấn đề chính về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Đó là một: “Bức
họa đặc sắc về thiên nhiên” [9, tr. 265], “hoặc nói lên tâm tư tình cảm trong quan hệ với
thiên nhiên” [9, tr. 265], hay “Thiên nhiên, qua thơ Bác, mang sự mãnh liệt của tư tưởng
Bác” [9, tr. 267].
Trong quyển Hoài Thanh toàn tập - tập 3 có bài viết Nói chuyện thơ Bác. Hoài Thanh
đã nhiều lần nói đến hình ảnh thiên nhiên trong thơ của Hồ Chí Minh. Ông nhận định:
“Thiên nhiên trong thơ Bác là những cảnh từ hàng ngàn năm nay đã rất thân thiết với
chúng ta. Ta có cảm giác như cảnh nào cũng là cảnh của quê hương. Nét vẽ trong thơ Bác
cũng là nét vẽ từ rất lâu đã quen thuộc với ta trong thơ, trong tranh thời trước. Nó đơn sơ
mà sinh động” [19, tr. 107]. Ngoài ra, ông còn nhận định: “Thiên nhiên trong thơ Bác vừa
giống thơ xưa lại vừa không giống. Có khi lời giống, ý giống mà tinh thần lại không giống.
Và cứ thế, rất nhẹ nhàng, Bác đưa ta đi theo Bác” [19, tr. 107].
Trong quyển Hồ Chí Minh thơ toàn tập có bài viết của GSTS. Mai Quốc Liên trong
bài lời nói đầu (5/2000) có nói đến vấn đề thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. GSTS viết:
“... Còn sự hòa quyện với thiên nhiên, xem thiên nhiên như người bạn cố tri, vốn là truyền


thống lớn của thơ Phương Đông, thơ dân tôc, từ Lý Trần, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... thì
Bác vẫn nối tiếp và phát huy, qua tâm hồn của một chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do”

lạ, đặc sắc của thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh, thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen và
luôn là đối tượng để khơi nguồn cảm hứng, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng
trong tư tưởng và tình cảm của Người.
Đồng thời, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thiên nhiên trong tập thơ của Hồ Chí Minh ở
ba mặt đó là: thiên nhiên mang vẽ đẹp hùng vĩ và thi vị, tâm trạng của người tù thể hiện
qua bức tranh thiên nhiên đầy thử thách, và thiên nhiên thể hiện khát vọng của người tù vĩ
đại. Sau đó tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả bức tranh thiên nhiên trong thơ của Người. Qua
đó sẽ giúp người đọc cảm nhận được tài năng của Hồ Chí Minh đồng thời hiểu rõ hơn
những giá trị tinh thần mà Người muốn gửi vào tác phẩm của mình để có cái nhìn đúng
đắn hơn và thái độ trân trọng đối với tấm lòng yêu quê hương, đất nước, con người của
Hồ Chí Minh.

4. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, đầu tiên người viết sẽ khái quát hai mảng thiên nhiên trong thơ ca trung
đại và thơ ca hiện đại để có cái nhìn tổng thể, khái quát về vấn đề thiên nhiên trong văn
học. Sau đó mới đi vào tìm hiểu sâu thiên nhiên trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí
Minh. Qua việc tiếp cận nội dung giá trị của tập thơ sau đó đi vào phân tích tìm hiểu sâu
những bài thơ miêu tả thiên nhiên của Hồ Chí Minh trong tập thơ ở cả hai phương diện
giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật để làm sáng tỏ và hiểu một cách sâu sắc cho đề tài
nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giúp cho việc làm rõ đề tài nghiên cứu một cách khách quan, khoa học đồng thời
thuận tiện cho việc nghiên cứu. Ngoài việc sử dụng các thao tác phân tích, giải thích,
chứng minh, bình luận, thống kê. Chúng tôi tiến hành xem xét, nghiên cứu đề tài bằng
cách kết hợp nhiều phương pháp như:
Phương pháp tiểu sử: vận dụng phương pháp này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về
cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, những biến chuyển trải qua trong cuộc đời của Hồ Chí
Minh nhằm hiểu hơn về Người và những tư tưởng mà Người gởi vào thơ văn, cụ thể là


thuộc địa. Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của
Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận
rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công
nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền
tự do cho nhân dân Việt Nam và quyền tự do cho các nước thuộc địa.


Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội
Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1921, tại Pháp, cùng với một số ngườii yêu nước tại các nước thuộc địa Người
tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền Cách mạng
trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng
khổ”, “Đời sống thợ thuyền”,... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước
thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền
trong mọi tầng lớp nhân dân.
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, Người làm việc trong
Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất
Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.
Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số
thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, Người trực tiếp mở lớp huấn
luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách
“Đường Cách mệnh". Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3.2.1930, tại Hương Cảng, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày
8.2.1941, Người trở về Tổ quốc, triệu tập Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần

Văn chính luận của Người bộc lộ rõ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn với lí
luận thực tiễn, giàu tính luận chiến, giọng văn thì hùng hồn dõng dạc. Văn chính luận của
Người viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến vào trực diện kẻ thù, lên
án và tố cáo chế độ thực dân với những chính sách tàn bạo của chúng. Những tác phẩm
tiêu biểu như: Tuyên ngôn độc lập (1945), đây là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử
lớn lao, thể hiện khát vọng độc lập, tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của
nhân dân đã giành được thắng lợi, tuyên bố hùng hồn về độc lập của dân tộc Việt Nam đối


với nhân dân trong nước và thế giới. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), không có
gì quý hơn độc lập tự do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng làm rung động
hàng triệu trái tim yêu nước, nói lên tiếng gọi của non sông đất nước trong thời khắc quan
trọng lúc bấy giờ. Và vào những giây phút cuối đời, Người viết bản Di chúc (1969), đó là
lời căn dặn thiết tha với đồng bào dân tộc thấm đượm và chan chứa tình thương. Những
tác phẩm chính luận của Hồ Chí Minh là những mẫu mực đã đi vào lịch sử văn học của
dân tộc ta.
Truyện và ký
Trong sáng tác của Người bên cạnh những áng văn chính luận có giá trị sâu sắc còn
có phải kể đến mảng truyện và ký. Truyện và ký của Người giàu chất trí tuệ, tính hiện đại,
tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo. Những truyện của Người nói chung đề nhằm
mục đích tố cáo tội ác của bọn thực dân tư bản, đồng thời đề cao tấm gương yêu nước và
cách mạng. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923) hai tác phẩm này cùng lên án tên vua bù nhìn Khải Định, Pari (1922) với ngòi bút
phóng sự linh hoạt, giọng văn đi từ mỉa mai đến căm giận xót xa. Con người biết mùi hun
khói (1922) có thể gọi là một truyện viễn tưởng chính trị. Những trò lố hay là Varen và
Phan Bội Châu (1925) tác phẩm này tạo ra những đoạn tường thuật sắc sảo đồng thời khai
thác triệt để thủ pháp đối lập để làm nổi bật sự khác biệt về tính cách của hai nhân vật.
Varen thì ba hoa, ti tiện còn Phan Bội Châu thì uy nghi, lẫm liệt. ... Ngoài truyện ngắn
Người còn có các tác phẩm kí như: Nhật kí chìm tàu (1935), Vừa đi vừa kể chuyện (1963).
Đọc những bài ký của Hồ Chí Minh chúng ta dễ bắt gặp một cái tôi rất trẻ trung, yêu đời

1.1.1.3. Quan niệm sáng tác
Hồ Chí Minh là một anh hùng Cách mạng vĩ đại, là tình yêu tha thiết nhất trong lòng
dân và trái tim nhân loại. Sinh thời Người không cho mình là một nhà văn nhưng Người
nhận ra được tầm quan trọng lớn lao của văn học, nó tác động mạnh mẽ đến Cách mạng,
đến nhân dân. Với tâm hồn đa cảm, một trái tim yêu nước, một sự am hiểu sâu sắc về


hoàn cảnh đất nước, con người, thiên nhiên Người đã sáng tác ra những tác phẩm có giá
trị sâu sắc bộc lộ rõ quan điểm sáng tác của Người.
Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, là một thứ vũ khí
sắc bén phục vụ có hiệu quả cho Cách mạng. Người quan niệm văn chương phải gắn bó
sâu sắc với cách mạng, với cuộc đời. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như các
chiến sĩ ở ngoài mặt trận.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Người cũng từng nói trong “Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triễn lãm hội họa 1951” là
“Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận còn anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Trong sáng tác của mình Người luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn
chương. Tính chân thật được coi là một giá trị của văn chương nghệ thuật. Nhà văn phải
miêu tả cho hay, cho chân thật hùng hồn hiện thực đời sống cách mạng, chú ý nêu gương
“người tốt việc tốt”, uốn nắn và phê bình những cái xấu. Người nhắc nhở nhà văn “nên
chú ý phát huy cốt cách dân tộc”, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng
tạo của người nghệ sĩ “ chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẽ sáng tạo”.
Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết
định được nội dung và hình thức của tác phẩm. Khi viết, Người luôn đặt ra câu hỏi: “Viết
cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “Viết cái gì?”
( nội dung), và “Viết như thế nào?” (hình thức). Người vận dụng phương châm này tùy
vào từng trường hợp cụ thể. Vì thế, tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, gắn bó

lớn ở Ấn Độ đã dịch ra tiếng Anh. Nó đã được giới thiệu và sắp được xuất bản ở Irac và


cả văn xuôi Arap để được đưa đi các nước Arap. Nhật ký trong tù đã được dịch và phổ
nhạc một phần ở Hunggari; là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam đầu tiên được
đến với bạn đọc ở thế giới Mỹ Latinh: Cuba, Chile, Braxin. Ở Tiệp Khắc có ba tờ báo văn
học lớn giới thiệu một lần. Ở Italia, Nhật, Bỉ và nhiều nước khác đã giới thiệu các bài thơ
Nhật ký trong tù. Quyển sách “Journal de Prison” từ Hà Nội đã đi đến tay nhiều bạn bè
trên thế giới ở cả những nước còn đen tối như trong ngục tù, và được đáp lại với một mối
tình cảm đặc biệt” [15, tr. 319].
Với tập thơ Nhật ký trong tù, vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh càng được bộc lộ rõ
ràng hơn. Với từng trang nhật ký nơi lao tù, Người không chỉ viết cho mình, viết về mình
mà người vẽ nên bức tranh của nhà tù đầy đủ và rõ nét với tất cả những sắc màu của nó.
Giá trị nổi bật trong tập thơ có thể thấy là tấm lòng yêu nước, thương dân và lạc quan
Cách mạng của người tù vĩ đại. Động lực tinh thần ấy đã tiếp thêm cho Người niềm tin,
sức mạnh với khát vọng tự do, thoát khỏi xiềng xích để đến với nhân dân, với cách mạng
mang lại tự do, hạnh phúc ấm no cho cả một dân tộc đang làm nô lệ đứng lên để đòi
quyền sống chính đáng cho mình. Người khao khát tự do ngay cả trong giấc mơ, trong
suy nghĩ, trong lúc ngồi một mình và giao cảm với thiên nhiên... Điều đó cho ta thấy dù là
suy nghĩ hay hành động Hồ Chí Minh luôn là một con người vĩ đại đáng yêu và đáng kính
của dân tộc. Ta có thể nhận ra rằng tự do chính là cảm hứng chủ đạo trong tập thơ, vì có gì
đáng quý hơn với một người tù là được tự do. Nhật ký trong tù có 13 bài thơ trực tiếp
nhắc đến tự do, và có khoảng 10 bài nói về cảm hứng ấy.
Hồ Chí Minh quan niệm văn chương phải chân thật, thật thà. Chính vì thế, mà từng
trang thơ của Người thấm đượm màu sắc của hiện thực cuộc sống. Ở nơi lao tù một nhân
cách vĩ đại không tách rời cuộc sống hiện thực, Người cũng phải chịu những nỗi thống
khổ như những người tù khác đêm đến cũng chịu lạnh rét, vì không được tắm nên Người
cũng bị bệnh, cũng phải mệt mỏi khi phải chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác... càng
thấu hiểu bao nhiêu thì Người càng muốn tự do bấy nhiêu. Thế nhưng, đọc thơ Hồ Chí
Minh ta không nhận thấy sự chán chường, tuyệt vọng mà càng cơ cực, con người ấy càng

vấn đề lớn, có giá trị đối với dân tộc. Là một người tù, một công dân đất Việt đang bị kìm
kẹp dưới sự thống trị của bọn cướp nước gian ác, Hồ Chí Minh mang trong mình một tư


tưởng vĩ đại, một khát vọng lớn lao là được độc lập, tự do. Chính vì thế tâm sự của Người
phản ánh qua nội dung của tập thơ cũng không nằm ngoài những tư tưởng, khát vọng ấy.

1.1.2.2.1. Phản ánh bộ mặt xấu xa của chế độ nhà tù cũng như của xã hội
Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ trước hết là vẽ lại bộ mặt Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, đó là một chế
độ nhà tù hà khắc, tàn bạo và bất công. Có lẽ, Người không thể hiểu hết những điều ấy
nếu như Người không trực tiếp nếm trải qua sự đau khổ, đọa đày đó. Chắc hẳn, tâm trạng
của Hồ Chí Minh phản ánh trong tập thơ cũng giống như ý của Nguyễn Du trong hai câu
thơ này vậy:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Truyện Kiều)
Là một Người cộng sản vĩ đại với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc khi phải
nhìn thấy cảnh những tù nhân, đồng bào của mình bị đọa đày hành hạ, bắt giam vô cớ, kể
cả những đứa trẻ thơ chưa hiểu biết gì thì làm gì có tội thế mà cũng bị giam hãm nơi lao
tù. Trong khi bọn quan lại thì nhởn nhơ đánh bạc ăn tiền, hút thuốc phiện, vô phép, vô tắc
như thế chẳng khác nào nhà tù lại chính là nơi dung túng, khơi mầm cái xấu, tiếp tay cho
kẻ ác.
Oa...! Oa...! Oaa...!
Gia phạ đương binh cứu quốc gia;
Sở dĩ ngã niên tài bán tuế,
Yếu đáo ngục trung căn trước ma
(Tân Dương ngục trung hài - bài 86)
Với bài Tân Dương ngục trung hài tức Cháu bé trong ngục Tân Dương của Hồ Chí
Minh. Bài thơ có ý nghĩa tố cáo sâu sắc bọn Tưởng Giới Thạch được diễn tả thông qua



Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tan y cựu thái bình thiên”.
(Lai Tân - bài 96)
Bài thơ là một sự đã kích, tố cáo mạnh mẽ cái xã hội nhố nhăng lúc bấy giờ. Hồ Chí
Minh đã mang cái nghịch lí vào trong thơ của mình. Bởi làm sao có thế thái bình khi
những tên chức trách mang bộ mặt nạ giả kia vẫn còn tồn tại. Làm sao có thể thái bình khi
ban trưởng thì đánh bạc, Cảnh trưởng thì kiếm ăn quanh, huyện trưởng lại làm việc vào
ban đêm (chỉ những công việc đen tối). Một điều khiến cho người đọc phải suy nghĩ nữa
đó là những ban trưởng, huyện trưởng phải là những người được giáo dục tốt, để có thể
giáo dục tù nhân chứ đâu phải những kẻ thấp hèn mang mặt nạ để đóng vai một con người
cao quý. Lao tù là nơi bắt con người ta phải nhìn nhận lại tội lỗi của mình mà hối hận, sửa
sai thế nhưng những điều xấu xa, những tệ nạn vẫn thản nhiên, công khai trước mặt mọi
người. Cái nhà tù là một xã hội riêng biệt, một xã hội còn mục nát, xấu xa hơn bên ngoài.
Thật bất bình thay khi những người dân ngoài kia thì bị bắt vào tù vì đánh bạc, nhưng
trong tù thì lại được công khai tệ nạn ấy, khiến cho người ta phải hối tiếc sao không vào
trốn này sớm thì chẳng phải khỏe hơn sao?.
Dân gian đổ bác bị quan lạp,
Ngục ký đổ bác khả công khai;
Bị lạp đổ phạm thường ta hối:
Hà bất tiên đáo giá lý lai!?
(Đổ - bài 24)
Hồ Chí Minh đã vẽ nên bức tranh bọn quan lại lạm chức lạm quyền, hà hiếp nhân dân.
Những con người đánh bạc ngoài kia bị bắt vào tù là đúng vì họ biết luật mà vẫn còn
phạm luật, nhưng vào tù rồi họ mới chứng kiến được cảnh ngang trái rằng những người
bắt mình vì tội cờ bạc lại là những con người đam mê cờ bạc, kẻ biết luật mà phạm luật
thì đã là đáng trách nhưng chính kẻ tạo ra luật, kẻ cầm gương giáo huấn người khác cũng
ngang nhiên làm trái luật định thì thử hỏi công lí nằm ở nơi đâu. Vậy mà Hồ Chí Minh lại




Khả liên dư tố tù trung khách,
Vị đắc cung thân thướng chiến trường.
(Việt hữu tao động - bài 79)
Thế nhưng, nỗi bất bình đó càng làm cho người chiến sĩ cách mạng càng trở nên kiên
cường bất khuất, dù là trong đọa đày Người vẫn rất ung dung tự tại, tràn đầy nhựa sống.
Đối với Người giữ vững tinh thần kiên định, chân không lui, chí không nãn là điều quan
trọng:
Hĩnh tý tuy nhiên bị khẩn bang,
Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương;
(Lộ thượng - bài 50)
Cũng có khi Hồ Chí Minh cảm thấy bản thân đang bất lực trước mọi việc, Người
ngồi trong tù như ngồi trong đóng lửa, Người khao khát được tự do không phải vì sợ cảnh
tù đày đau khổ, mà là vì ngoài kia chiến sĩ đang anh dũng hy sinh trên chiến trường nhưng
Người cứ ngồi mãi một nơi, nhàn rỗi quá đỗi cũng khiến Người đau khổ, có chí lớn mà
chẳng được dùng:
Hoàn cầu chiến hỏa thước thương thiên,
Tráng sĩ tương tranh phó trận tiền;
Ngục lý nhàn nhân nhàn yếu mệnh,
Hùng tâm bất trị nhất văn tiền.
(Nạp muộn - bài 59)
Hồ Chí Minh, một nhân cách lớn và con người lớn. Người dành tình yêu thương bao
la đến nhân dân, đồng bào yêu quý, tình yêu thương ấy như ngọn lửa càng soi sáng hơn
trái tim đỏ màu Tổ Quốc của Người, máu Người chảy về nguồn dân tộc, chân Người bước
theo ánh sáng cách mạng, theo trái tim màu đỏ yêu thương. Ở trong tù đày Người hiểu,
đồng cảm hết thảy nổi khổ mà những người bạn tù phải chịu. Cái tình người chan chứa,
Người nói trong thơ mình nhẹ nhàng mà sâu lắng biết bao. Ở trong tù nhìn thấy cảnh vợ



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status