Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Pdf 27

LỜI MỞ ĐẦU
Sau bốn năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế
Việt Nam đã được nâng lên một vị thế mới. Có được sự thành công như hiện
nay không thể không kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực logistics (DNL). Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá
trình phân phối, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ, và đặc biệt hơn cả là
vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh cạnh tranh mạnh mẽ của nền
kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập hiện nay, các DNL đang phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu mặt bằng kinh doanh,
thiếu công nghệ, thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển còn yếu kém, thiếu thông tin về thị trường, khách
hàng, đối thủ cạnh tranh …. Điều đó cho thấy rằng các DNL Việt Nam có khả
năng cạnh tranh rất yếu trong khi lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ logistics
để các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt
Nam theo cam kết hội nhập sắp đến (2014).
Nhìn trên tổng thể, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, sự
hình thành và phát triển của các DNL Việt Nam trong thời gian qua còn có
nhiều bất cập, phần lớn là do các DN tự tìm hướng đi cho DN mình. Cả Nhà
nước và DN còn thiếu những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế
Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng, hiểu biết về đặc điểm loại hình, mô
hình DNL …vv còn không ít bất cập. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng đó là chúng ta còn thiếu những
nghiên cứu, tổng kết mang tính toàn diện, khoa học về DNL và xu hướng phát
triển của khu vực DN này để làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải
pháp phát triển DNL ở Việt Nam.
Vì vậy việc đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số
giải pháp phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics ở
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” là rất cấp thiết trong thời
điểm hiện nay.
MỤC LỤC

TÓM TẮT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về logistics,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics
- Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển của DNL trong thời gian
qua, khả năng phát triển các DNL ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đánh giá những
thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong việc phát triển các DNL.
- Phân tích đưa ra định hướng phát triển của các DNL ở Việt Nam, cùng
với những hận chế còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại các hạn chế đã phân tích
trên, đề ra những giải pháp nhằm phát triển DNL ở Việt Nam trong thời gian tới.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là logistics và các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu tiếp cận trên góc độ vĩ mô,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển của các DNL, những điều kiện ảnh
hưởng đến sự phát triển của DNL ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất
giải pháp phát triển DNL định hướng đến năm 2020.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích thống kê.
- Phương pháp lịch sử, kế thừa những thành quả nghiên cứu và tư liệu
thống kê.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp tham dự, phương pháp chuyên gia.
4. Nội dung thực hiện
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Thu thập tài liệu nghiên cứu
- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát
- Tiến hành khảo sát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

động logistics trong doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam hiện nay.
2. Hội thảo quốc tế "Thực tiễn về vận tải đa phương thức và điều hành
logistics ở các nước hiệp hội Đông Nam Á và Việt Nam" tổ chức tại Hà Nội
2002 đã phân tích thực trạng, thuận lợi, khó khăn, điều kiện và xu hướng phát
triển của hình thức vận tải đa phương thức tại các quốc gia Đông Nam Á và
Việt Nam; Sự cần thiết, vai trò quản lý của các cấp đối với hoạt động
logistics, thực trạng và giải pháp phát triển.
3. Đại hội hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) 5/2009 đã
phân tích thực trạng, điều kiện cơ sở hạ tầng đường bộ, hàng không, đường
sắt, đường biển, bến cảng, sân bay, quỹ đất dành cho kho bãi, đội tàu, khả
năng bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa …. phục vụ logistics, khả năng phát
triển trong những năm tới.
4. Nghiên cứu ứng dụng vận tải đa phương thức của Viện khoa học kinh
tế Giao thông vận tải năm 2004 đã chỉ ra sự cần thiết phát triển vận tải đa
phương thức nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh cho
các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới trước những doanh nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm trong kinh doanh
1
vận tải đa phương thức của các nước trong khu vực và trên thế giới. Công
trình cũng chỉ ra những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng vận
tải đa phương thức tại Việt Nam như sự phân tán về nguồn nguyên liệu đầu
vào, thị trường truyền thống không tập trung, các hình thức bán lẻ văn minh
hiện đại chưa phát triển ….
5. Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bằng
container, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - Hà Nội 2007 đã phân tích về
năng lực vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của
Việt Nam; điều kiện thuận lợi từ địa lý (có đường bờ biển trải dài 3200km);
tiềm năng phát triển trong tương lai; thực trạng quy hoạch hiện tại thiếu cảng
lớn, thiếu tàu lớn, thừa cảng nhỏ, tàu nhỏ …. Sự đầu tư không tập trung cho
phát triển cầu cảng; đường bộ chưa phù hợp với những xe container lớn đẫn

quả nhiệt đới cũng như hoa quả làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế
xuất trong chuỗi logistics.
3. Donald J. Bowersox, Logistics Strategic Plalnning for the 2000's đề cập
đến kế hoạch chiến lược cho logistics trong những năm đầu của thế kỷ XXI;
phân vùng và tiềm năng phát triển logistics cho các khu vực kinh tế trên thế giới.
4. ESCAP, Global trends in logistics and supply chain management,
Training material, Bangkok đề cập đến những xu hướng phát triển logistics và
quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu.
5. Logistics and Internatinal Shipping, Institute of International Maritime
Affairs, Korea Maritime Universtiy đề cập đến vận chuyển đường biển quốc
tế trong hoạt động logistics trên thế giới, khả năng, điều kiện thuận lợi và khó
khăn cũng như ảnh hưởng của các quốc gia trên thế giới đến vận chuyển
đường biển quốc tế.
6. FIATA, the Law of freight forwarding-by Jan Ramberg, Professor
Emeritus of Private Law, Stockholm University đề cập đến vấn đề vận chuyển
hàng hóa chuyển tiếp và luật quốc tế về vận chuyển hàng hóa chuyển tiếp.
Bên cạnh những nghiên cứu kể trên cũng đã có những nghiên cứu không
chính thức của các tổ chức nước ngoài về thị trường dịch vụ logistics ở Việt
Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị
trường Việt nam. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào để phát triển các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam hiện nay.
3
1.2 LOGISTICS
1.2.1 Khái niệm về logistics
Bước vào thế kỷ XX, sản xuất vật chất của xã hội đã đạt được năng suất
lao động cao nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và đặc biệt là những
thành tựu mới trong công nghệ thông tin song muốn tối ưu hoá quá trình sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị
trường, chỉ còn cách cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật
chất (Phisical Distrbution Management) để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại

* Trong cuốn « An Intergrated Approach to logistics Management » của
viện kỹ thuật công nghệ Florida – Mỹ, thì « logistics » được hiểu như sau :
Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu giữ của nguyên vật liệu vào trong
doanh nghiệp của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành
phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp.
* Logistics được uỷ ban quản lý logistics của Mỹ định nghĩa như sau :
Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc
quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn
nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm,
cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng
hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
* Theo khái niệm của liên hiệp quốc được sử dụng cho khoá đào tạo
quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tổ chức tại ĐH Ngoại
thương Hà Nội tháng 10/2002 thì : Logistics là hoạt động quản lý quá trình
lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho
tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng…
* Luật thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm
« logistics » mà đưa ra khái niệm « dịch vụ logistics » như sau : Dịch vụ
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá
theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao (Điều 233 – Luật Thương
Mại Việt Nam năm 2005).
Qua các khái niệm trên đây, chúng ta thấy cho dù có sự khác nhau về từ
ngữ diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho
5
rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu
từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới
tay người tiêu dùng. Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc phát sinh với

Kho dự trữ
sản phẩm
(Finished
Goods
Storage)
Thị trường
tiêu dùng
(Markets)
Kho
Kho
Nhà máy
Nhà máy
Kho
Kho
A
B
v/c
v/c
v/c
v
Logistics nội biên
(Inbound Logistics)
Logistics ngoại biên
(Outbound Logistics)
tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Con người có thể nhận thức được
về nhu cầu như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu… Logistics
sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phần thiết yếu
trong một xã hội công nghiệp hoá. Logistics sinh tồn cung cấp nền tảng cho
logistics hoạt động.
- Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các

nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố logistics tuỳ theo cấp độ yêu cầu của
doanh nghiệp mình.
Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện: Sản xuất
được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật
liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.
Marketing được logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ
hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến
yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố
nào khác của logistics.
* Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho
khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách
hàng đề được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các
yếu tố này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics.
Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản
trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất. Tuy nhiên
trong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu
tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêm
các dịch vụ khác của logistics.
Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ đòi hỏi sự
hỗ trợ từ các yếu tố các yếu tố logistics. Một yếu tố logistics cụ thể được cung
cấp từ một nhà chuyên nghiệp chứ không phải từ trong doanh nghiệp. Nhưng
trách nhiệm đối với chất lượng của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của
logistics trong doanh nghiệp.
* Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao
nhận; vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.
Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và
hoàn thiện. Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận
8
tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ
thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn điệu, lẻ tẻ, tách biệt như:

9
thực tế (Actual carrier). Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh
doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người
lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hóa, giám sát mọi sự di chuyển của hàng
hóa để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người
giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics sẽ
giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, từ đó nâng cao hiệu quả
trong kinh doanh.
Dịch vụ logistics chính là sự phát triển sâu rộng của dịch vụ vận tải đa
phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo một hợp
đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hóa do
người tổ chức dịch vụ logistics đảm nhiệm. Điểm giống nhau ở chỗ, trên cơ
sở nhiều hợp đồng mua bán, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ nhận hàng tại
cơ sở của từng người bán, gom hàng thành nhiều đơn vị, gửi hàng tại kho hay
nơi xếp dỡ hàng trước khi chúng được gửi đến nước người mua trên các phương
thức vận tải khác nhau. Tại nước người mua, người tổ chức dịch vụ logistics sẽ
thu xếp tách các đơn vị gửi hàng và hình thành các chuyến hàng thích hợp để
phân phối đi đến những địa chỉ cuối cùng theo yêu cầu khách hàng.
Tóm lại logistics là sự phối hợp đồng bộ các hoạt động, là dịch vụ hỗ trợ
các hoạt động, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải
và là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức. Đây chính là
những đặc điểm cơ bản của logistics.
1.2.3 Vai trò của logistics
Những năm cuối của thế kỷ XX và bước vào thế kỷ XXI, kinh tế thế giới
có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động
kinh tế quốc tế, vai trò của logistics hết sức quan trọng. Vai trò của logistics
thể hiện như sau:
1.2.3.1. Logistics là công cụ liên kết hoạt động kinh tế quốc tế như cung
cấp, sản xuất, lưu thông phân phối; mở rộng thị trường cho các hoạt động
kinh tế.

nhận thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì hàng tồn kho.
Vì vậy muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất phải cắt giảm tất cả các chi phí
không chỉ trong hoạt động sản xuất mà cả trong các lĩnh vực khác như vận tải,
lưu kho phân phối hàng hóa. Làm thế nào để cắt giảm được những chi phí này
11
trong chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động này
chỉ có thể kiểm soát được bằng hệ thống logistics tiên tiến có sử dụng công
nghệ thông tin hiện đại.
* Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục đích sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận
như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tối ưu.
Nhưng quá trình thực hiện, người sản xuất kinh doanh còn phải đối mặt với
nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, để giải quyết được phải có cơ sở
để đưa ra những quyết định chính xác. Nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu,
thời gian nào, phương tiện vận tải nào sẽ được lựa chọn để vận chuyển, địa
điểm kho chứa nguyên liệu, hàng hóa… tất cả những vấn đề này muốn giải
quyết có hiệu quả không thể thiếu được vai trò của logistics. Logistics cho
phép người quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác những vấn đề như
vật liệu cung ứng, lưu trữ trong kho, thời gian địa điểm cung ứng, phương
thức vận chuyển… để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh.
* Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi và hoàn thiện
dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (Just in
time – JIT).
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của
chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu
mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các
doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là
hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông phân phối nói chung, một

bảo được lợi ích chung.
1.2.4 Tác dụng của dịch vụ logistics
Trong xã hội, mục đích sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng ở thời
đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ
thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu
sắc hơn. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa
dần và mở rộng, dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn đối với sản xuất, phân
phối vật chất của xã hội.
13
Tác dụng của logistics được thể hiện trên các mặt sau đây:
* Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Cho đến nay theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics
như viện nghiên cứu logistics của Mỹ cho biết chi phí cho hoạt động logistics
chiếm tới khoảng 10 – 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các
nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15 – 20% (Trung Quốc là 16%, Ấn
Độ là 15%). Điều này cho thấy chi phí cho logistics là rất lớn. Vì vậy với việc
hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như
toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi logistics, làm cho
quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí
trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh
doanh được nâng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Thực tế những năm qua tại các nước châu Âu, chi phí logistics đã
giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới.
* Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động
lưu thông phân phối.
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng
với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải
chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị
trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan

Sản xuất mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh
doanh vấn đề thị trường là vấn đề quan trọng luôn được các nhà sản xuất kinh
doanh quan tâm. Thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm càng rộng càng
tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Sản xuất kinh doanh phát
triển thì càng đạt được hiệu quả cao. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa
diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc đã làm cho khoảng cách về mặt không gian giữa
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng trải rộng. Các nhà sản xuất kinh
doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải
có sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu
nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị
trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Dịch vụ logistics
phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh
15
doanh cho các doanh nghiệp.
* Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu
chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế.
Thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các
loại giấy tờ, chứng từ. Theo ước tính của liên hiệp quốc cho thấy chi phí về
giấy tờ để phục vụ mọi mặt giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã
vượt quá 420 tỷ USD. Và theo các chuyên gia buôn bán quốc tế thì riêng các
giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm khoản chi phí tiêu tốn cho nó cũng chiếm
tới hơn 10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động
buôn bán quốc tế.
Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm
rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Người vận
tải giao nhận ngày nay trở thành người cung cấp các dịch vụ logistics như
gom hàng, tổ chức giao nhận và chuyên chở hàng. Tổ chức thực hiện việc
giao nhận vận chuyển hàng từ kho người bán tới tận kho người mua “Door to
Door”, trên các phương thức vận tải khác nhau mà chỉ cần một hợp đồng vận
tải thể hiện trên một chứng từ với một chế độ trách nhiệm thống nhất. Dịch vụ

sản xuất và tiêu dùng. Những yếu tố này hạn chế khả năng mua hàng trực tiếp
từ nhà cung ứng, sản xuất đưa ra thị trường. Trực tiếp nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan …vv, các thủ tục giấy tờ khác cho đến
tư vấn khách hàng, đóng bao bì, ghi ký mã hiệu, đưa hàng hóa ra thị trường
(hoạt động logistics) trong nhiều trường hợp không có hiệu quả thoả mãn nhu
cầu các doanh nghiệp sản xuất bằng việc thực hiện các công đoạn đó gián tiếp
qua các doanh nghiệp thực hiện hoạt động logistics. Trong trường hợp này, để
thoả mãn nhu cầu của mình các doanh nghiệp sản xuất cần đến sự “giúp đỡ” –
dịch vụ mà các DNL cung cấp cho họ. Họ chấp nhận hoạt động kinh doanh
của các DNL và chấp nhận trả tiền cho hoạt động đó – trả khoản bớt giá dự
kiến của nhà sản xuất cho DNL.
Sản phẩm của DNL là tập hợp các dịch vụ đồng bộ, đa dạng mà doanh
nghiệp này đã thực hiện để thoả mãn yêu cầu của nhà sản xuất và của người
tiêu dùng. Nó có thể gồm một hoặc một tập hợp các dịch vụ trong hoạt động
logistics. Thông thường, các dịch vụ đó được thể hiện qua một loạt các hoạt
17
động tác nghiệp trong kinh doanh của DNL có thể kể đến như:
+ Tìm kiếm và nghiên cứu các công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt
động vận tải, giao nhận …vv có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn phục vụ.
+ Thay mặt khách hàng tiềm năng của mình làm các thủ tục thông quan,
phân loại, đóng gói, bảo quản, đồng bộ hoá, vận chuyển …vv chuẩn bị trước
cho sự thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Đáp ứng các nhu cầu tài chính, vốn, cho nhà sản xuất.
+ Tự chấp nhận gánh chịu rủi ro có thể xảy ra khi vận chuyển và dự trữ
hàng hoá chờ đáp ứng nhu cầu đồng bộ của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Như vậy, hoạt động dịch vụ làm trung gian cho cả nhà sản xuất và người
tiêu dùng là hoạt động chủ yếu tạo ra cơ hội và khai thác trong hoạt động kinh
doanh của DNL.
Hiện nay, trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hầu hết các

trên góc độ kinh tế - xã hội và do đó tồn tại những luật (thành văn và bất
thành văn) được thừa nhận và tôn trọng. Đó chính là nói tới tính chất phường
hội kinh doanh rất chặt chẽ của hoạt động logistics.
Từ các đặc trưng này, ta thấy sự khác biệt về bản chất của các DNL so
với các doanh nghiệp sản xuất đó là tính đa dạng của các hoạt động, ngoài các
hoạt động có đặc tính công nghệ và quản trị hậu cần (thông quan, vận chuyển,
bảo quản, lưu kho bãi, ), còn bao hàm một hỗn hợp phức tạp, linh hoạt và
nhạy cảm của các hoạt động có đặc trưng tổ chức và quản trị thương mại để
xác định, lựa chọn, xâm nhập, khai thác và phát triển tiềm năng thị trường.
Đồng thời, vì những khác biệt về chức năng tác nghiệp nên hoạt động của các
DNL sẽ liên quan đến các quá trình có đặc trưng tiếp thị, marketing, tổ chức
kênh, mạng phân phối, tổ chức vận hành hàng hóa …. Vv. Tóm lại, hoạt động
của DNL rất sinh động, đa dạng và toàn diện.
Xu hướng đang phát triển là các DNL có quan hệ chặt chẽ, xâm nhập
vào các doanh nghiệp sản xuất dưới hình thức cung cấp các dịch vụ chuẩn bị
cho quá trình sản xuất, hạch toán hàng tồn kho …vv giúp các doanh nghiệp
lập kế hoạch sản xuất.
1.3.3 Vai trò của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, các DNL đóng vai
19
trò rất quan trọng trong viêc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và có vai trò quan
trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch
vụ. Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay vai trò của các DNL được
thể hiện ở các khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, đóng góp vào kết quả hoạt động của nền kinh tế, góp phần làm
tăng GDP. Cũng như ở tất cả các nước, DNL ở Việt Nam cung cấp các dịch
vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Thứ hai, giúp nền kinh tế phát triển ổn định và hiệu quả hơn. Trong quá
trình kinh doanh, DNL hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một
cách hiệu quả hơn như đảm bảo cho quá trình chuẩn bị nguyên liệu đầu vào,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status