Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ - Pdf 27

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang ngày một hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng,
đòi hỏi việc nắm bắt và hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng ngày một
cao và mang tính thiết thực trong cuộc sống, giúp chúng ta nâng cao nhận thức, sự
hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách sống của mỗi dân tộc khác nhau, tạo điều kiện mở
rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về pháp luật nước mình, nhìn
nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan điểm mới. Là một trong bốn dòng họ
- dòng họ common law đã thực sự chiếm được một vị trí quan trọng khi có tới 1/3 các
nước trên thế giới có hệ thông pháp luật chịu ảnh hưởng của common law, mà điển
hình là hệ thống pháp luật của hai cường quốc Anh và Mĩ. Song cùng chịu ảnh hưởng
của một dòng họ common law nhưng hệ thống pháp luật của hai quốc gia này vẫn có
nhưng điểm khác nhau cơ bản.Tìm hiểu, bình luận về sự khác nhau đó cũng chính là đề
tài mà em chọn để nghiên cứu“ Bình luận về sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống
pháp luật Anh và Mĩ”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1: Khái quát về hệ thống pháp luật Anh và Mĩ
Ở Anh pháp luật được mở rộng chủ yếu là do công cuộc mở rộng thuộc địa, không có
xự tự nguyện tiếp nhận như hệ thống pháp luật ở Pháp. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt là
những nước đã tiếp nhận hệ thống pháp luật của Anh thì lại không muốn từ bỏ, bởi pháp
luật của Anh vừa có tình mềm dẻo vừa có tình thực tiễn đặc biệt. Do đó hệ thống pháp
luật Anh đã mở rộng ra nhiều nước trên thế giới, như Đức, Hồng kong, Canada…
Còn tại Mĩ, một quốc gia rộng lớn với khoảng 300 triệu dân và dân số tăng lên hàng
năm do sự xuất hiện của những người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp từ khắp nơi trên
thế giới.Sự đa sắc tộc, đa tôn giáo, đòi hỏi pháp luật Mĩ phải có tính điều chỉnh tương đối
và ổn định linh hoạt . Tuy nhiên hai hệ thống pháp luật này vẫn có nền tảng chung, pháp
luật Mỹ vẫn sử dụng khái niệm, cách thức lập luận, lý thuyết và nguồn luật của pháp luật
anh
2: Sự khác biệt điển hình giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mĩ
Anh và Mĩ là hai quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau, có bộ máy nhà nước, chính
trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử hoàn toàn khác nhau. Bởi nên cho dù là có cùng một
nền tảng hay cùng thuộc dòng họ common law thì hệ thống pháp luật của hai quốc gia này

bên buộc tội và bị buộc tội trong vụ án hình sự…
Ba là. Luật hiến pháp và luật hành chính của Mĩ cũng khác với Anh.
Trái với nước Anh, nước Mĩ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều có
hiến pháp viết. Một vài điểm khác biệt điển hình nữa là việc thừa nhận quyền con người
và nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp
luật – là nguyên tắc không được biết đến ở Anh trong quá khứ. Trong khi hiến pháp Mĩ
thừa nhận học thuyết tam quyền phân lập theo đó 3 cơ quan nhà nước (lập pháp, hành
pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập) thì ở Anh, học thuyết này lại bị phủ nhận, thể hiện ở
chỗ Thượng nghị viện Anh đồng thời là cấp xét sử phúc thẩm cao nhất trong hệ thống tòa
án ở Anh.
Luật hành chính của Mĩ cũng không giống luật hành chính ở Anh vì luật hành chính
ở Mĩ điều chỉnh cả về mặt tổ chức và hoạt động của hàng loạt các ủy ban ở cấp liên bang
và cấp bang mà ở Anh không hề có.
Bốn là. Thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở hai quốc gia nay cũng khác nhau:
Ví dụ “high court” ở Mĩ được hiểu là tòa án tối cao, trong khi đo ở Anh “high court”
laị được hiểu là tòa án sơ thẩm và có thẩm quyền xét sử những vụ việc dân sự có giá trị
tranh chấp lớn và xét sử phúc thẩm với một số vụ việc hình sự từ tòa án hình sự cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Anh và Mĩ còn một số nét khác biệt khác như:
Tại Anh việc đào tạo nghề luật không có tính bài bản họ thiên về đào tạo từ thực tiễn
và thủ tục tố tụng. Nghề luật sư được chia làm hai loại, luật sư bào chữa và luật sư tư vấn.
Thẩm phán ở Anh được cử ra từ các luật sư có uy tín và kinh nghiệm, thẩm phán xuất phát
từ các luật sư tranh tụng và được giữ chức vụ suốt đời, đến năm 1990 ở Anh đã cho phép
luật sư tư vấn tranh tụng ở các toà án cấp dưới. Còn tại Mĩ việc đào tạo nghề luật có đặc
trưng khác với các nước khác, một người muốn vào học đại học thì phải có bằng cao đẳng
(đào tạo từ 3-4 năm) để có văn hoá cơ bản, sau đó sẽ được vào các trường luật để học một
chương trình chủ yếu thiên về kinh thánh. Quá trình học chủ yếu bằng phương pháp thực
hành như tình phương pháp huống. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 1 triệu luật gia có mật độ
đông nhất thế giới. Điều kiện để trở thành luật sư ở mỗi bang cũng khác nhau, toà án bang
là cơ quan có thẩm quyền công nhận luật sư và cho phép hành nghề. Luật sư bang này
không thể là luật sư của bang khác. Tại phiên toà, thẩm phán đưa ra chế tài còn bồi thẩm

3. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật so sánh, Nxb. CAND, Hà Nội 2002.
4. Nông Quốc Bình, Tìm hiểu về common law, Tạp chí luật học, số
4/1998.
5. http:// www.chinhphu.gov.vn
6. http:// www.sinhvienluat.com.vn
7. http:// www.diendanphapluat.com.vn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status