Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức - Pdf 28

Bài tập học kỳ
Môn : Luật luật so sánh
Đề bài: Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong
hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức.

Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời và là
láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ
dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật, tuy nhiên thì thực tế
đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm
chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có
những nét đặc trưng riêng.

Hệ thống pháp luật của Đức và Pháp chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của
pháp luật La Mã. Các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự Napo leon năm 1804 của
Pháp, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở của việc kết
hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã. Trải qua quá trình phát triển cộng
thêm với việc du nhập, tác động qua lại của các hệ thống pháp luật không thành
văn thuộc dòng họ pháp luật common law đã khiến cho hệ thống pháp luật của
hai quốc gia Pháp và Đức nói riêng và cả dòng họ pháp luật civil law nói chung
mang tính hoàn thiện tương đối cao. Chính vì sự phát triển khá sớm của luật
pháp thành văn nên ở Đức và Pháp, việc đào tạo luật và nghề luật đã bắt đầu từ
khá sớm và ngày càng có xu hướng phát triển rộng. Ngay từ thế kỉ XI khi ở
Châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường đại
học tổng hợp, trong đó trường đại học tổng hợp Bologna của Ý được biết đến
như một cái nôi của giảng dạy luật đầu tiên trên toàn Châu Âu lục địa và đó là
nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp Châu Âu, trong đó có các học viên
của Pháp và Đức. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp
áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna là những người
đã đặt nền móng cho truyền thống pháp luật ở quốc gia của họ sau này.
Tại Pháp và Đức, tuy cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống pháp luật
La Mã, nhưng cho tới hiện nay, thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế và thế mạnh

2. GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT
Tại Pháp, bằng đại học luật vẫn là điều kiện cần thiết hành nghề luật, sau
4 năm học luật muốn trở thành thẩm phán hoặc công tố viên thì phải học qua
trường đào tạo thẩm phán ở Bordeaax 31 tháng và trải qua một thời gian thực
tập, học viên tốt nghiệp được bổ nhiệm làm thẩm phán hoặc công tố viên; những
người muốn trở thành thẩm phán tại toà án hành chính thì phải học tại học viện
hành chính quốc gia, riêng có một điểm đặc biệt thẩm phán toà án thương mại
lại được cử ra từ các thương nhân có uy tín và kinh nghiệm. Để trở thành luật sư
học viên phải hoàn thành khoá học 12 tháng ở trung tâm đào tạo luật sư và phải
là thành viên của hội luật sư địa phương thực tập từ 2-5 năm. Nghề luật sư ở
Pháp được coi là một nghề tự do, độc quyền trong trợ giúp và đại diện cho các
bên trước toà.
Còn tại Đức, việc đào tạo luật và nghề luật của Đức cũng có nét đặc trưng
riêng, nhìn chung ở Đức không có mô hình đào tạo nghề luật như ở Pháp, bậc
đại học kéo dài 4 năm và kết thúc bằng kỳ thi quốc gia thứ nhất, sau khi có
chứng chỉ phải có tiếp 3 năm thực tập, trong 3 năm thực tập phải có 1,5 năm học
kỹ năng (chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, tranh tụng…), nửa năm thực
tập tại toà án, nửa năm thực tập tại văn phòng luật sư và nửa năm dành cho việc
thi quốc gia lần hai. Người tốt nghiệp sau kỳ thi quốc gia lần hai mới có bằng
chính thức, người muốn trở thành luật sư không phải học để lấy bằng luật sư và
người muốn trở thành thẩm phán thi xong ra thực tập có thể được bổ nhiệm
không phải học như ở Pháp. Nghề luật sư ở Đức được coi là nghề phục vụ công
lý không giống như ở Pháp là một nghề tự do phục vụ cho khách hàng, có thoả
thuận thù lao với khách hàng, còn ở Đức thì không được tự ý thoả thuận, luật sư
chỉ được lấy thù lao theo qui định. Luật sư có thể chuyên sâu vào một lĩnh vực
nếu đã có chứng chỉ chuyên ngành, đã hành nghề 2 năm và chỉ được chuyên sâu
tối đa 5/ 5 lĩnh vực.
Như vậy, việc quy định hai bước trong quy trình đào tạo pháp luật ở
Đức vừa có những điểm tương đồng với các nước trong hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa, đồng thời, cũng có những đặc điểm riêng, thể hiện rõ nét ở việc đào

thống pháp luật trên thế giới, đặc biết là các quốc gia có nền luật pháp phát triển
như Pháp và Đức có một ý nghĩa rất thiết thực trong đời sống của mỗi chúng ta,
giúp chúng ta nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật, văn hoá, cách
sống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khác nhau, đồng thời tạo điều kiện giao lưu
quốc tế và đối thoại với đồng nghiệp nước ngoài. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
pháp luật nước mình, nhìn nhận hệ thống pháp luật nước mình với một quan
điểm mới, để từ đó xây dựng một mô hình đào tạo luật và ngành luật thích hợp
áp dụng vào trong giảng dạy ở nước ta.…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status