BÁO CÁO THỰC TẬP-ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCNGHIÊN CỨU MARKETING - Pdf 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NGHIÊN CỨU MARKETING
THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC
1. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được nghiên cứu marketing là gì, ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu
marketing, và các lĩnh vực ứng dụng của nó trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Giải thích được tiến trình nghiên cứu marketing.
- Nắm vững các phương pháp thu thập và các phương pháp xử lý, phân tích
thông tin đã thu thập được.
- Xây dựng được kế hoạch nghiên cứu và đề cương nghiên cứu marketing.
- Biết trình bày kết quả nghiên cứu để báo cáo cho các nhà quản trị.
2. Yêu cầu của môn học:
− Trong chương trình đào tạo, Nghiên cứu marketing. là môn học được
giảng dạy ở năm thứ hai, thứ ba. Nó có liên quan đến một loạt những môn mà
sinh viên đã học trong các học kỳ trước đó: quản trị học, marketing căn bản,
thống kê ứng dụng trong kinh doanh, phân tích định lượng. Đó cũng là yêu
cầu kiến thức mà các sinh viên phải nắm vững để tiếp thu môn Nghiên cứu
marketing này.
− Để gia tăng hiệu quả học tập, các bạn sinh viên tích cực tự đọc tài liệu ở
nhà, trước hết là giáo trình, các tài liệu tham khảo, sau đó là các bài báo, tạp
chí có liên quan. Các bạn sinh viên nên quan sát các cuộc nghiên cứu
marketing đang diễn ra trên thị trường. Các bạn sinh viên nên mạnh dạn chia
sẻ hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm và cùng thảo luận cách vận
dụng các nguyên tắc, các phương pháp nghiên cứu marketing để chọn đề tài
và cùng tiến hành giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tổ chức tiến hành thu thập
dữ liệu và xử lý rồi viết báo cáo.
3. Thời lượng của môn học:

3. Lập kế hoạch nghiên cứu và đề cương nghiên cứu. 4
4. Phương pháp sử dụng dữ liệu có sẵn. 3
5. Các phương pháp nghiên cứu định tính
4
6. Phương pháp thử nghiệm
4
7. Các phương pháp điều tra. 4
8. Thiết kế bảng câu hỏi điều tra.
4
9. Chọn mẫu nghiên cứu. 4
10. Xử lý dữ liệu.
4
11. Phân tích dữ liệu.
4
12. Trình bày kết quả nghiên cứu
3
Tổng số tiết lý thuyết 45
Phần bài tập
Chọn đề tài nghiên cứu, soạn đề cương 5
Thiết kế bảng câu hỏi, tổ chức tiến hành thu thập dữ liệu 5
Xử lý và viết báo cáo 5
Tổng số tiết bài tập 15
Tổng số tiết cả môn học 60

NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
Bài 1 : Tổng quan về nghiên cứu marketing.
2

Mục tiêu yêu cầu :
Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể :

- Xác định vấn đề marketing cần nghiên cứu

Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
− Vấn đề marketing có liên quan đến thị trường mục tiêu, người tiêu
dùng, sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị,…
− Trong công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing nhà quản trị
cần liên tục liệt kê các vấn đề nảy sinh để biết được cần phải đối phó
với vấn đề nào. Trong đó vấn đề quan trọng nào có ảnh hưởng to lớn
cho lợi nhuận hay thua lỗ của công ty cần phải nghiên cứu sâu.
− Vấn đề marketing phải được xác định cụ thể rõ ràng bằng văn bản với
sự nhận thức và đóng góp ý kiến của nhiều bộ phận phòng ban, các câu
hỏi quan trọng được nêu ra như thế làm cho vấn đề được định nghĩa rõ.
Nó là cơ sở cho việc soạn thảo kế hoạch nghiên cứu.
3
Bài 3 : : Lập kế hoạch nghiên cứu và đề cương nghiên cứu.

Mục tiêu yêu cầu :
Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể:
− Hiểu được và có thể soạn thảo các nội dung của kế hoạch nghiên cứu
marketing.
− Hiểu được yêu cầu và có thể viết một bản đề cương nghiên cứu.
Nội dung chính :
- Kế hoạch nghiên cứu và ý nghĩa của việc lập KHNC.
- Nội dung cuả một bản KHNC.
- Đề cương nghiên cứu và những yêu cầu khi lập ĐCNC.
.
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
− Kế hoạch nghiên cứu là một khuôn mẫu định trước cho việc thiết kế, thực
hiện và theo dõi công trình nghiên cứu.
− Kế hoạch nghiên cứu phải nêu được các nội dung sau: các thông tin cần

- Nguồn thông tin bên ngoài công ty: các số liệu tổng điều tra,
các số liệu thống kê của các cơ quan được công bố định kỳ, các nghiên cứu
chuyên đề của các bộ, các ngành, các cơ quan trung ương hay địa phương,
các tài liệu này có sẵn tại các thư viện, trên báo, trên mạng hay được lưu
trữ trong CD, DVD, internet, … Thông tin về nội dung quảng cáo của đối
thủ. Thông tin từ dư luận, công chúng.
Bài 5 : Các phương pháp nghiên cứu định tính

Mục tiêu yêu cầu :
Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể:
- Mô tả và phân biệt các phương pháp quan sát, phương pháp
nhóm chuyên đề, phương pháp điều tra bằng nhóm cố định.
- Biết ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp kể trên và
sử dụng phương pháp thích hợp.
Nội dung chính :
- Khái niệm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng nhóm chuyên đề.
- Phương pháp điều tra bằng nhóm cố định.
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng có
chủ định các giác quan của người quan sát, các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ
để ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người.
- Nhà nghiên cứu phải hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của mỗi
phương pháp mà tùy trường hợp có thể sử dụng một trong các phương
pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hay quan sát gián tiếp; Quan sát có ngụy
trang hay quan sát công khai; Quan sát có cấu trúc định sẵn hay quan sát
không theo cấu trúc; Quan sát do con người hay quan sát bằng máy móc
thiết bị.
- Phương pháp nhóm chuyên đề là một phương pháp phỏng vấn

tích bằng những kỹ thuật thống kê hiện có; Tiến hành thử nghiệm; Áp dụng kỹ
thuật thống kê đối với các kết quả, để xem những tác động đo lường được từ
cuộc thử nghiệm đúng hay sai; Rút ra những kết luận.
Bài 7 : Các phương pháp điều tra.
-
Mục tiêu yêu cầu :
Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể:
- Mô tả và phân biệt các phương pháp điều tra bằng thư tín.,
phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phương pháp
phỏng vấn qua điện thoại.
- Biết ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp kể trên và
sử dụng phương pháp thích hợp.
Nội dung chính :
- Phương pháp điều tra bằng thư tín.
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.

Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Mô tả mỗi phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp, phương
pháp phỏng vấn qua điện thoại, vai trò của vấn viên, các yêu
cầu đối với vấn viên. Ưu điểm và hạn chế của mỗi phương
pháp này. Trường hợp nên áp dụng chúng.
- Mô tả phương pháp điều tra bằng thư tín. Ưu điểm và hạn chế
của phương pháp này. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả
của điều tra bằng thư. Trường hợp nên áp dụng nó.
Bài 8 : : Thiết kế bảng câu hỏi điều tra.
6
Mục tiêu yêu cầu :
Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể thiết kế
một bảng câu hỏi hòan hảo theo nhu cầu thong tin và phương pháp điều tra đã chọn

- Qui trình chọn mẫu nghiên cứu cần thực hiện lần lượt qua các bước: Xác định
tổng thể nghiên cứu & đơn vị chọn mẫu; Thiết lập một khung khổ chọn mẫu
hay danh sách chọn mẫu; Lựa chọn phương pháp chọn mẫu; Quyết định về
quy mô mẫu hay cỡ mẫu; Viết ra các chỉ thị chọn mẫu; Kiểm tra quá trình
chọn mẫu.
- Nhà nghiên cứu cần cân nhắc nên chọn các đơn vị cấu tạo nên mẫu nghiên
cứu theo: phương pháp xác suất hay phương pháp phi xác suất. Cân nhắc
nếu chọn mẫu theo pp xác suất thì chọn theo pp nào: chọn mẫu ngẫu nhiên
thuần tuý, chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ, chọn mẫu tập trung hay chọn
mẫu có hệ thống. Nếu chọn pp phi xác suất thì chọn theo pp nào : chọn mẫu
7
tuỳ hứng hay thuận tiện, chọn mẫu theo phán đoán, chọn mẫu theo hạn
ngạch, chọn mẫu theo lối kết nối.
- Quy mô mẫu càng lớn thì độ tin cậy và chính xác càng cao nhưng càng tốn chi
phí và ngược lại. Do đó, nhà nghiên cứu cần quyết định số lượng các đối
tượng được chọn vào mẫu nghiên cứu cần xem xét 4 yếu tố : Độ chính xác
cần có của công trình nghiên cứu sắp tiến hành.; Có sẵn một khung khổ chọn
mẫu hay danh sách chọn mẫu để tiến hành chọn mẫu hay không?; Phương
pháp thu thập thông tin.; Chi phí. Nhà nghiên cứu áp dụng các công thức
thích hợp để tính qui mô mẫu.
Bài 10 : Xử lý dữ liệu.
Mục tiêu yêu cầu :
. Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể thực
hiện việc xử lý dữ liệu sau khi thu thập.
Nội dung chính :
- Qui trình xử lý dữ liệu.
- Phê chuẩn dữ liệu.
- Hiệu chỉnh dữ liệu.
- Mã hoá.
- Lập bảng dữ liệu, lập bảng tính.

Bài 12 : Trình bày kết quả nghiên cứu.
Mục tiêu yêu cầu :
. Sau khi học xong bài này, các bạn sinh viên có thể viết và
trình bày báo cáo kết quả của cuộc nghiên cứu.
Nội dung chính :
- Vai trò và chức năng của bản báo cáo kết quả nghiên cứu
- Các nguyên tắc trình bày bản báo cáo.
- Nội dung và hình thức trình bày một bản báo cáo.
- Đánh giá báo cáo kết quả nghiên cứu.
Những kiến thức cốt lõi cần nắm :
- Các nguyên tắc cơ bản cần vận dụng khi viết và trình bày
bản báo cáo nghiên cứu là: logic, cô đọng dễ dàng theo dõi,
rõ ràng nhờ tận dụng các đồ thị, bảng biểu, in ấn đẹp, từ
ngữ phổ thông, hành văn dễ hiểu.
- Nội dung của bản báo cáo nghiên cứu có thể thay đổi tùy
theo dạng nghiên cứu, theo nhà quản trị. Tổng quát thì bản
báo cáo nghiên cứu có các phần chính sau: trang bìa; tóm
tắt cho nhà quản trị; mục lục; giới thiệu; phương pháp; kết
quả; các hạn chế; kết luận và kiến nghị; phụ lục; tài liệu
tham khảo.
Viết đề cương : Ths. Nguyễn Văn Thi
9


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status