Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên - Pdf 28

Lời mở đầu
Một nền kinh tế phát triển là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của đất
nước. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hôị nhập một cách nhanh chóng
trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém chúng ta cần thiết
phải xây dựng những ngành mang tính chất chiến lược như thông tin, năng lượng,
ngân hàng…
Ngân hàng là ngành đòi hỏi phải có sự phát triển nhanh hơn một bước so với
các ngành kinh tế khác. Hoạt động ngân hàng là một trong những mắt xích quan
trọng cấu thành sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Bởi vì, ngân hàng là một
ngành kinh doanh tiền tệ mà tiền tệ là một “ hàng hoá “ đặc biệt cho nên một sự
biến động nhỏ trên thị trường cũng tác động đến nền kinh tế. Cùng với sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển
mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười năm
đổi mới ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp
phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp
ở nước ta. Sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Hàng Hải cùng với sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập,
em đã từng bước hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Đây là bản báo
cáo tổng quan về tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng Hàng Hải.
Bản báo cáo thực tập gồm ba phần:
Chương 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải
và chi nhánh Long Biên
Chương 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới.
1
Chương 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của
Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên
1. Quá trình hình thành ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và chi
nhánh Long Biên.
1.1. Quá trình hình thành và tổng quan về ngân hàng TMCP Hàng Hải.

hàng đại lí trên toàn cầu.
Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ mang tính truyền thống và không ngừng
phát triển các sản phẩm dịch vụ, có nhiều kinh nghiệm, có thế mạnh trong lĩnh vực
tài trợ thương mại và thành toán quốc tế, tín dụng chứng từ.
Sớm có quan hệ giao dịch ngân hàng với các Ngân hàng nước ngoài. Thiết lập quan
hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh ngâ hàng ở nhiều nước trên thế giới,
nhắm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy,MSB hoàn
toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Hiện nay ngân hàng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên ngân hàng
trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng
Châu á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu
Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính
Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới.
3
Hiện nay Maritime Bank đang tiếp tục thực hiện tin học hoá Ngân hàng,
hoàn thiện nghiệp vụ Ngân Hàng điện tử ( đã xong giai đoạn 1, đang triển khai thực
hiện giai đoạn 2 ). Với chiến lược đưa Maritime Bank trở thành một ngân hàng bán
lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phát triểm hệ thống rộng khắp, củng cố và phát triển
nghiệp vụ Ngân hàng, tăng quy mô vốn hoạt động ( năm 2010 là 2.000 – 3.500 tỷ
VNĐ ) . Với Slogan là “ tạo lập giá trị bền vững”, với phương châm hoạt động “là
người bạn đồng hành của quý khách hàng”, Maritime Bank luôn sát cánh cùng
khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng, sẵn sàng cung cấp
cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của Ngân hàng
Triển khai thành công Dự án Hiện địa hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán
MSB do Ngân hàng Thế giới tài trợ. MSB đang không ngừng đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trên cơ sở sử dụng hệ thống Công nghệ thông tin
hiện đại, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Thực hiện chính sách giao dịch mở cửa ( uni-teller ), đảm bảo sự nhanh
chóng, thuận lợi tối đa cho khách hàng.

1.4. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh; đăng báo theo quy định của
pháp luật.
5
2. Việc mở, quản lý bộ máy tổ chức và hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1
Quyết định này phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và
Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
Điều 3: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có
trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc Ngân hàng Thương Mại cổ phần Hàng
Hải Việt Nam thực hiện các yêu cầu nêu tại Điều 2 Quyết định này trước khi khai
trương hoạt động và giám sát hoạt động chi nhánh theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Chủ tịch và các
thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm Soát, Tổng
Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
1.2.2. Ngày 09- 08 – 2007 : quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: số 97/QĐ – NHNN
1.2.3. Ngày 09- 08 – 2007: quyết định bổ nhiệm ông Bùi Quyết Thắng giữ chức vụ
Giám đốc Maritime Bank Long Biên : số 98 / QĐ – NHNN.
2. Cơ cấu tổ chức – Chức năng nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ trong hệ
thống Ngân hàng Hàng Hải và của chi nhánh .
2.1. Hệ thống tổ chức của ngân hàng HH
6
2.2 Mô hình tổ chức của ngân hàng HH
Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Chi nhánh Long Biên: Tại điều 2:
Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán

của Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt
2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHDN.
3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chăm sóc & phát triển khách hàng
doanh nghiệp theo quy định, quy trình của Maritime Bank
4. Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh Maritime Bank khác
5. Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp
của Maritime Bank;
6. Phối hợp với các Phòng ( Tổ ) nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng và
thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank
cho khách hàng doanh nghiệp; phát triển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh;
7. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime Bank;
8. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động
của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của
Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank
2.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng cá nhân
 Chức năng
9
Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ( KHCN )
bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăng trưởng và
tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững
 Nhiệm vụ và quyền hạn
1.Khảo sát, đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách
hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách
hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHCN
3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo quy
định, quy trình của Maritime Bank
4. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp

5. Tham gia lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị và toàn
hệ thống Maritime Bank. Quản lý chi phí một cách hiêuị quả thông qua giám sát
việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và giao tới từng chi nhánh,
phòng ban Maritime Bank
6. Chịu trách nhiệm phân tích các khoản chi phí của Maritime Bank và định kỳ
phân tích các hệ số tài chính của các Ngân hàng cạnh tranh làm cơ sở so sánh;
Đánh giá lại các chi phí vốn nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong các cơ
cấu đầu tư.
7. Kiểm tra, giám sát, phân tích và báo cáo về tình hình tại chính ( tháng, quý,
năm ) của Maritime Bank
11
8. Thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc về phân cấp phê duyệt chi phí
cho các cấp quản lý và kiểm soát việc thực hiện.
9. Quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phiếu đã phát hành và các Quỹ chủ sở hữu của
Maritime Bank và phân phối lợi nhuận
10. Quản lý giá trị toàn bộ Tài sản nợ và Tài sản có của Maritime Bank
11. Xây dựng và giám sát thực hiện các chỉ tiêu định mức chi tiêu trong toàn
hệthống và định mức các khoản mục thu nhập, chi phí cho các Đơn vị MSB;
12. Tổ chức quyết toán trong hệ thống, thực hiện chế độ thuế, đề xuất phân phối lợi
nhuận và thực hiện chi trả cổ tức theo nghị quyết của Đại hội Cổ đông
13. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm điều hành
và kế toán tổng hợp của Maritime Bank.
14. Kiểm soát, chấm dứt và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ của phòng ban Trung tâm
điều hành
15. Tính toán dự trữ bắt buộc cho toàn hệ thống. Phân bổ lãi sử dụng vốn hệ thống
cho Sở Giao dịch và các chi nhánh theo quy định
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
và Ban Điều hành Maritime Bank.
2.3.3. Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank
 Chức năng

13
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu của
Phụ trách Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ.
2.3.4. Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank
 Chức năng
1.Kiểm soát hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình
nghiệp vụ của Maritime Bank.
2.Xác nhận giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác theo
yêu cầu của Phòng Giao dịch vốn và ngoại tệ và theo quy trình nghiệp vụ của
Maritime Bank;
 Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ chung:
- Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả
năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank;
- tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ;
- Tham gia đào tạo nghiệp vụ;
- Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao;
- Theo dõi ; kiểm tra, phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro;
2. thực hiện nghiệp vụ kiểm soát trực tiếp và trên bề mặt hồ sơ của các giao dịch
vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank;
3. Kiểm soát và và báo cáo tuân thủ hạn mức giao dịch của các Nhân viên Giao
dịch vốn và ngoại tệ theo hạn mức được phân cấp và theo quy trình nghiệp vụ của
Maritime Bank;
14
4. Xác nhận các giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác
theo yêu cầu của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và theo quy trình
nghiệp vụ của Maritime Bank
5. Soạn thảo hợp đồng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giao dịch giữa
Maritime Bank với các đơn vị khác.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status