nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Pdf 28

Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I
ĐỀN YASUKUNI.............................................................................................................................................5
1.Lịch sử hình thành và đôi nét về đền Yasukuni....................................................................................5
2.Ý nghĩa tôn giáo của đền Yasukuni đối với người Nhật........................................................................8
3.Ý nghĩa chính trị của đền Yasukuni.......................................................................................................9
CHƯƠNG II
ĐỀN YASUKUNI VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN- TRUNG QUỐC- HÀN QUỐC.....................................................14
1.Vài nét về quan hệ Nhật- Trung- Hàn trong thời kì chiến tranh Lạnh (1947-1991)...........................14
2.Bối cảnh các nước từ sau Chiến tranh Lạnh tới nay...........................................................................17
2.1.Trung Quốc..................................................................................................................................17
2.2.Hàn Quốc.....................................................................................................................................18
2.3.Nhật Bản......................................................................................................................................19
3.Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn...................................................................20
3.1.Những chuyến viếng thăm đầy tranh cãi....................................................................................20
3.2.Phản ứng của Trung Quốc và Hàn Quốc và các nước xung quanh.............................................23
3.3.Những tranh cãi trong lòng nước Nhật.......................................................................................32
3.4.Sự thật là như thế nào?...............................................................................................................37
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................43
Phạm Ngọc Anh Page 1
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực Đông Bắc Á là một khu vực chiến lược ở châu Á- Thái Bình
Dương. Những mối quan hệ trong khu vực chịu sự chi phối và tác động mạnh
mẽ cũng như có ảnh hưởng rất lớn tới các quan hệ lợi ích và mâu thuẫn giữa các
cường quốc bậc nhất trên thế giới về kinh tế- chính trị như: Mỹ, Nga, Nhật Bản
và Trung Quốc. An ninh và chính trị trong khu vực không chỉ có ảnh hưởng nội
bộ mà ảnh hưởng đó còn lan toả ra các khu vực xung quanh và tới các mối quan

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp luận mang tính khoa
học, khách quan và biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lenin kết hợp với tính dân tộc và
tính thời đại. Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thống nhất logic và
lịch sử, nghiên cứu tổng hợp, so sánh đối chiếu và thống kê để làm sáng tỏ vấn đề.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối
ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có thể kể vài công trình tiêu
biểu sau
1
:
_ Japan's Foreign Policy Since 1945 của Kevin J. Cooney, NXB M.E. Sharpe,
2006.
_ Japanese Foreign Policy in Asia and the Pacific: Domestic Interests, American
Pressure, and Regional Integration của Akitoshi Miyashita và Yoichiro Sato,
NXB Palgrave Macmillan, 2001.
Nghiên cứu về vấn đề đền Yasukuni thì có các nghiên cứu tiêu biểu sau
2
_ Japan's Yasukuni Shrine: Place of Peace or Place of Conflict? Regional Politics
of History and Memory in East Asia của William Daniel Sturgeon, NXB
Dissertation.Com, 2006.
_ Yasukuni, the War Dead and the Struggle for Japan's Past của John Breen, NXB
Columbia University, 2008.
_ Class-A War Criminals: Enshrined at Yasukuni Shrine của Viện lịch sử hiện đại
Trung Quốc, NXB China Intercontinental, 2005.
11+2
Nguồn: www.Amazon.com
2
Phạm Ngọc Anh Page 3
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Trong nước có công trình nghiên cứu Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản
Thời Kỳ Sau Chiến Tranh Lạnh của TS Ngô Xuân Bình, NXB Khoa học xã hội

mong ước cho đất nước luôn được bảo vệ bình yên. Đền trở thành nơi để tưởng
niệm và vinh danh những người lính đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh của nước
Nhật từ năm 1853 tới hết năm 1945 khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Điều
đặc biệt là trong số những người được thờ, không chỉ có binh lính người Nhật mà
còn có cả những người dân thường (phụ nữ và các nữ sinh) hi sinh khi làm công tác
cứu tế trong chiến tranh và có cả những người Đài Loan và Triều Tiên bị bắt đi lính
cho Nhật thời Chiến tranh thế giới thứ hai
4
. Theo thống kê hiện tại có khoảng hơn
2,466,000 người đang được thờ cúng tại đây.
Để được vinh danh tại Đền Yasukuni, đối tượng được vinh danh phải nằm
trong số các trường hợp sau (vì theo qui định những người này phải hi sinh trong lúc
đang thi hành nhiệm vụ nên những người chết đơn thuần do chiến tranh sẽ không
được kể vào).
3
Nội chiến Boshin: cuộc chiến giữa phe Mạc phủ và phe bảo hoàng (gồm Thiên Hoàng Meiji, lãnh chúa
Satsuma, lãnh chúa Choshu, lãnh chúa Tosa) từ tháng 1/1868 đến 5/1869. Cuối cùng, thắng lợi thuộc về phe bảo
hoàng, và Thiên hoàng Meiji chính thức tuyên bố chấm dứt 250 năm cầm quyền của Mạc phủ Tokugawa, mở ra
thời đại mới, thời đại Minh Trị duy tân.
4
Theo website chính thức của đền Yasukuni: http://www.yasukuni.or.jp/
Phạm Ngọc Anh Page 5
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
 Điều kiện để được vinh danh
1. Các quân nhân, hay công dân được tuyển mộ cho quân đội mà:
o Hi sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ, hay do bị thương nặng bên ngoài
Nhật Bản (và trên đất Nhật kể từ sau tháng 9/1931).
o Mất tích hay bị xem như đã mất trong lúc bị thương hay bệnh tật khi làm
nhiệm vụ.
o Bị tử hình do quyết định của tòa án chiến tranh được kí kết trong Hiệp

Phạm Ngọc Anh Page 7
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Ngôi đền hiện nay
6
2. Ý nghĩa tôn giáo của đền Yasukuni đối với người Nhật
Theo tín ngưỡng Thần đạo thì khi chết, con người trở thành những những
linh hồn. Đạo này cho rằng những linh hồn (kami) vốn không hề biết gì về sự hận
thù hay trả oán nhưng họ có thể sẽ trở nên như vậy nếu không có một nơi yên bình
để họ an nghỉ. Do vậy cần phải có nơi để thờ cúng và an ủi những linh hồn này. Theo
thống kê, 1945 cả nước Nhật có 148 ngôi đền thờ những người tử trận giống đền
Yasukuni. Tuy nhiên, Yasukuni lại trở thành ngôi đền trọng yếu nhất, ngôi đền trung
tâm của hệ thống này. Những đền khác chỉ thờ lính chết trận và dân địa phương còn
đền Yasukuni được coi như một trung tâm, tập trung toàn bộ những người lính tử
trận trong cả nước. Những người này được tôn vinh với đầy đủ tên tuổi, chức vụ,
phiên hiệu và đơn vị lúc họ còn sống.
Thông thường hàng năm đền đều tổ chức 2 kì tế chiêu hồn vào tiết xuân và
tiết thu. Kì tế vào mùa xuân lấy mốc ngày 30/4, kì mùa thu lấy mốc ngày 18/10, mỗi
kì tế kéo dài 3 ngày liền. Việc thờ cúng này nhằm tưởng niệm những người đã chết,
6
Nguồn: http://www.dcine.com/asia2006/
Phạm Ngọc Anh Page 8
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
cảm tạ sự phù hộ tốt đẹp mà họ đã làm cho trần thế. Các nghi lễ hàng năm được các
đạo sĩ tư tế trong đền đảm nhận và thực hiện theo nghi thức Thần đạo.
Lúc đầu, đền Yasukuni chỉ là một ngôi đền nhỏ, giản dị nằm khiêm tốn ở
quận Chiyoda. Dần dần, do được Nhật hoàng bảo trợ, sự ngưỡng mộ của người dân
với ngôi đền ngày càng tăng. Cuối cùng nó trở thành ngôi đền Thần đạo lớn nhất cả
nước, sánh vai với đền thờ của gia tộc Nhật Hoàng (Meiji Jingu) và về mặt tôn kính
chỉ đứng sau đền Ise, thờ nữ thần Amaterasu, vị nữ thần sinh ra dân tộc Nhật Bản.
tính đến ngày 18/9/1931 khi Thiên Hoàng ban chiếu về “Sự biến Mãn Châu” thì đền

long trọng ở ngôi đền mang lại một hiệu quả tân lý chính trị rất cao. Trước hết, đối
với những người ra trận, nó khuyến khích tinh thần tận tuỵ, sẵn sàng hiến dâng, hi
sinh bản thân mình để phụng sự cho Thiên hoàng. Hi sinh để hoàn thành bổn phận là
một vinh quang. Thứ hai, những người thân của người lính, khi thấy con em mình đã
hi sinh vì đất nước, và đã được được đích thân Thiên hoàng tôn vinh như thế thì nỗi
đau vì mất người thân sẽ giảm đi rất nhiều. Họ sẽ cảm thấy được an ủi và nỗi đau trở
thành một niềm vui sướng, niềm vinh dự, tự hào. Hơn thế nữa, nó sẽ làm nảy sinh
tình cảm trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng và người ta càng ham muốn tận tuỵ
phục vụ, thi hành những sứ mệnh mà Thiên hoàng trao cho.
Chính vì lí do đó mà đền Yasukuni được coi là biểu tưởng của chủ nghĩa
quân phiệt bành trướng. Người ta cho rằng chính quân phiệt Nhật đã lợi dụng tinh
thần Yasukuni để động viên chiến tranh, và chính với tinh thần đó nhiều tên tội
phạm chiến tranh đã gây rất nhiều tội ác với nhân dân các nước bị Nhật Bản xâm
chiếm.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, người Mỹ vào Nhật Bản đã
muốn xoá bỏ ngôi đền. Nhưng xét tới yếu tố văn hoá và nguyện vọng chính đáng của
người thân của những người lính chết trận muốn có một nơi để tưởng niệm con em
mình, chính quyền chiếm đóng Nhật lúc đó do Mỹ nắm quyền, đã đưa ra 2 lựa chọn:
1. Yasukuni phải trở thành bộ phận thuộc chính phủ, nhưng không được
liên quan đến tôn giáo.
2. Yasukuni vẫn là nơi thờ cúng, nhưng phải được độc lập từ chính phủ.
Phía Nhật đã chọn phương án 2. Và kể từ đó mọi đóng góp cho Yasukuni
đều do phía các cá nhân đảm nhiệm.
Phạm Ngọc Anh Page 10
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Danh sách số người đang được thờ trong Yasukuni
Các cuộc chiến Năm Số người
Cuộc chiến Boshin và
Thời kì cải cách Minh Trị
1868-1869 7,751

Sự cố 54 thủy thủ Ryukyuan bị giết bởi các bộ lạc Đài Loan sau việc 69 người bị gặp nạn trong một vụ đắm tàu
tại đây, xảy ra sau khi chính quyền nhà Thanh tại Trung Quốc từ chối lời xin lỗi đến Nhật Bản với lí do Đài
Loan là: "Vùng đất chưa có ánh sáng văn minh!"
11
Diễn ra từ 1/8/1894 đến 17/ 4/1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của nhà
Thanh và chứng tỏ sự thành công của quá trình hiện đại hóa do công cuộc Minh Trị duy tân. Kết quả là sự
chuyển dịch chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản. Đây là một đòn chí mạng vào nhà Thanh và
truyền thống cổ truyền Trung Quốc. Các xu hướng này sau đó đã dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
12
Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn là một cuộc khởi nghĩa của Trung Quốc diễn ra từ 11/1899 đến 7/9/1901) chống
lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Nhiều người nước
ngoài và những người theo Cơ đốc giáo ở Trung Quốc đã bị giết. Chính quyền nhà Thanh bất lực đành phải nhờ
liên quân 8 nước gửi 20 000 quân đến chi viện. Trong số này có quân của Nhật Bản
13
Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên giữa hai nước đế quốc. Nơi diễn ra cuộc chiến là
Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, và các
khu vực biển quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và Nhật Bản.
14
Đối đầu với Đế chế Đức (Liên minh Trung tâm) ở Sơn Đông
Phạm Ngọc Anh Page 11
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
Thế chiến thứ hai
16
1941-1945 2,133,885
Tổng cộng 2,466,532
Tuy nhiên, điều khiến người ta tranh cãi nhiều nhất và bị các nước láng giềng
Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối mạnh mẽ đó là việc 1068 tội phạm chiến tranh
trong đó có 14 người thuộc hàng tội phạm loại A đã được bí mật đưa vào thờ trong
ngôi đền này. Danh sách những người này bao gồm:
• Những người bị treo cổ :

Các tài liệu này cho thấy chính phủ Nhật Bản đã tham gia tích cực vào quyết
định thờ các tội phạm chiến tranh tại ngôi đền này.
17
Theo http://vietbao.vn/
Phạm Ngọc Anh Page 13
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
CHƯƠNG II
ĐỀN YASUKUNI VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN-
TRUNG QUỐC- HÀN QUỐC
1. Vài nét về quan hệ Nhật- Trung- Hàn trong thời kì chiến tranh Lạnh (1947-
1991)
Chiến tranh Lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị
giữa 2 phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai. Thuật ngữ
này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1947 khi Bernard Baruch, một nhà tài chính
và là cố vấn tổng thống Hoa Kỳ, có bài phát biểu tại Nam Carolina nói rằng “Hãy
để chúng ta không bị lừa gạt: chúng ta hiện ở giữa một cuộc chiến tranh lạnh.” Về
sau, thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi nhờ cuốn sách Cold War của nhà báo
người Mỹ Walter Lippmann
18
.
Đặc điểm của thời kì này là thế giới bị phân thành 2 cực: một bên là Liên Xô
và các đồng minh phe Xã hội chủ nghĩa, bên còn lại là Mỹ và các đồng minh Tư bản
chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Bắc Á cũng bị cuốn vào sự phân cực này.
Trung Quốc chính thức trở thành đồng minh của Liên Xô sau “Hiệp ước hữu nghị,
đồng minh và tương trợ” giữa Liên Xô và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (2/1950) ,
trong khi đó, với “Hiệp ước an ninh” Nhật- Mỹ (1951) Nhật Bản là đồng minh được
Mỹ bảo trợ. Mặc dù vậy, giữa Nhật Bản và Trung Quốc không có sự đối đầu quân
sự trực tiếp nào. Hai bên chỉ ngầm đối đầu nhau thông qua hệ thống đồng minh như
đã nói ở trên. Cả hai cố gắng không gây xích mích, né tránh những đối đầu quân sự.

1978, Trung Quốc và Nhật Bản đã ký kết "Hiệp ước hoà bình hữu nghị Trung -
Nhật".
Sau hiệp ước này, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc được thúc
đẩy nhanh. Nguồn vốn ODA và FDI của Nhật Bản đổ vào Trung Quốc ngày càng
nhiều, đến năm 1988 ước đạt 2.01 tỷ USD vốn FDI và 1.24 tỷ USD vốn ODA.
Khác với quan hệ Nhật- Trung ở 2 phía đối địch, Nhật và Hàn đều là đồng
minh của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á nên quan hệ đối ngoại có vẻ “xuôi chèo mát
mái” hơn. Mỹ với vai trò là cầu nối giữa 2 đồng minh, luôn khuyến khích 2 bên tạm
gác lại những vấn đề trong lịch sử để có được mối quan hệ hữu nghị, hợp tác. Nhờ
đó, Nhật và Hàn đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1965. Thời gian này, nhiều
19
Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Thời Kỳ Sau Chiến Tranh Lạnh- Ngô Xuân Bình
Phạm Ngọc Anh Page 15
Vấn đề đền Yasukuni và mối quan hệ Nhật- Trung- Hàn
chương trình tăng cường trao đổi du lịch song phương, trao đổi hàng hóa giữa hai
nước đã góp phần tăng cường hiểu biết và quan hệ hợp tác giữa 2 bên. Lãnh đạo hai
nước Hàn Quốc và Nhật Bản thường xuyên gặp gỡ lẫn nhau. Thủ tướng Nhật Bản
Nakasone Yasuhiro đã sang thăm Seoul tháng 1 năm 1983, Tổng thống Hàn Quốc
Chun Doo-hwan cũng tới thăm Nhật Bản tháng 9 năm 1984, đánh dấu bước khởi
đầu cho các hội nghị thượng đỉnh diễn ra gần như hàng năm giữa hai nước, với các
chuyến thăm Nhật của Tổng thống Roh Tae-woo, Kim Young-sam và Kim Dae-
jung.
Mặc dù cùng đứng trên một chiến tuyến nhưng không phải giữa hai nước
không có vấn đề. Và nổi bật nhất trong các vấn đề đó là việc tranh chấp quần đảo
mà phía Hàn Quốc gọi là Dokdo, còn phía Nhật Bản gọi là Takeshima. Tranh chấp
này đã diễn ra rất lâu. Và cả hai bên cũng đưa ra nhiều chứng cứ để tranh cãi. Nhóm
đảo này nằm ở vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, gồm 2 đảo nhỏ và một số
dải đá ngầm rộng khoảng 0.23km
2
. Năm 1905, Nhật Bản đã sát nhập nhóm đảo này

nhưng Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, dần trở thành một cường quốc về kinh
tế, quân sự, có vai trò lớn trong khu vực và trên thế giới.
Từ sau ngày cải cách mở cửa, nhiều tiềm năng kinh tế đối nội, đối ngoại
được phát huy, nhất là sau nhiều năm chuyển sang kinh tế thị trường, Trung Quốc đã
đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục đứng đầu thế giới. Trong 20
năm, Trung Quốc đã đạt được kỉ lục về tốc độ tăng trưởng kinh tế. từ 1980-1995,
GDP của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm 10.2%. Năm 1995, GDP tăng gấp 4
lần so với năm 1980. Trung Quốc còn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ tăng
GDP gấp đôi so với năm 2000. Các nhà lãnh đạo kinh tế Trung Quốc cũng như các
cơ quan WB, IMF, Ngân hàng châu Á đều nhận định rằng Trung Quốc rất có khả
năng giữ được tốc độ phát triển kinh tế trên 9%. Nhiều dự báo lạc quan còn cho rằng
đến năm 2010, GDP của Trung Quốc sẽ đuổi kịp Nhật Bản, sau đó tới năm 2020 sẽ
vượt qua Nhật Bản và Mỹ đứng đầu thế giới.
Với một sức mạnh kinh tế như thế, đương nhiên Trung Quốc cũng phải tính
toán cho mình những tham vọng chính trị. Trung Quốc có lợi thế là tình hình chính
trị trong nước vẫn giữ được trạng thái ổn định. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
Phạm Ngọc Anh Page 17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status