Báo cáo thực tập tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Pdf 28

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình thực tập tốt nghiệp là một cơ hội tốt để sinh viên cũng cố, nâng cao
kiến thức đã học, vận dụng kiến thức lý luận đó vào thực tế để gắn lý luận với
thực tiễn. Phân tích, đánh giá các hoạt động quản lý và kinh doanh tại cơ sở,
kiến nghị phương hướng, biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các
hoạt động kinh doanh…qua đó giúp sinh viên hoàn thiện và nâng cao kiến
thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế, rèn luyện tác
phong, phương pháp của một người cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kinh
doanh thương mại dịch vụ.
Được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và khoa Thương mại –
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, em được phân công về Viện Chính sách
và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn để thực hiện công tác thực
tập.
Qua 5 tuần thực tập tổng hợp đã giúp em hiểu rõ hơn về Viện Chính
sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, và đây là bản báo cáo
tổng hợp nêu lên những vấn đề cơ bản nhất của Viện về quá trình hình thành
và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thực trạng hoạt động của
Viện và qua đó xác định được hướng đề tài nghiên cứu phù hợp với tình hình
cơ sở thực tập.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
1.1. Giới thiệu chung về Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông

có sự quản lý của nhà nước. Quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
dẫn đầu bằng sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong
đó chích sách và thể chế luôn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thắng lợi cho
quá trình phát triễn này.
Ngày nay, chúng ta đang bước vào một giai đoạn phát triển với những
thách thức và cơ hội mới, đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa trong hoàn cảnh lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và dân cư nông
thôn chiếm đa số, tốc độ chuyển đổi cơ cấu nông thôn diễn ra chậm.
Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu và
hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Nhiều cơ hội và thách thức lớn
đang đặt ra đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải đưa ra được
những quyết sách sáng tạo, hiệu quả. Trong bối cảnh đó, phát triến Nông
nghiệp Nông thôn, xóa đói giảm nghèo được coi là ưu tiên quan trọng của
Việt Nam, việc đổi mới chính sách và chiến lược là giải pháp quyết định. Để
thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Chính phủ đã ra quyết định số 930/QĐ-
TTg ngày 09/9/2005 phê duyệt đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bao gồm quyết định thành lập Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, và đến cuối
năm 2005 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
đã được thành lập trên nền tảng của Viện Kinh tế Nông nghiệp và một số bộ
phận khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với vai trò là cơ quan
nghiên cứu và tham mưu chính sách và chiến lược cho Chính phủ và Bộ,
Ngành.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển
Nông nghiệp Nông thôn
1.3.1. Chức năng của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp
Nông thôn
Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, thông tin, đào tạo, tư vấn,

chuyển giao công nghệ, đào tạo, tư vấn, xây dựng mô hình với các tổ chức và
cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật. Được thành lập doanh nghiệp
khoa học trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật.
d. Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ và đào tạo về lĩnh vực chính sách và chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
e. Quản lý tổ chức, kinh phí, tài sản và các nguồn lực được giao; thực
hiện các chế độ, chính sách với viên chức và người lao động; thực hiện các
hoạt động của đơn vị theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa
học và công nghệ công lập.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các mối quan hệ của
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông
thôn
2.1. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện
2.1.1. Thị trường, ngành hàng
Ngày nay, Việt Nam đã trở thành một nước sản xuất và xuất khẩu nhiều
loại nông sản đóng vai trò quan trọng trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả…Để giúp cho các nhà quản lý và người sản xuất
kinh doanh ra các quyết định đúng đắn về tổ chức, đầu tư, phát triển thị
trường, Viện đã và sẽ cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ như sau :
a. Trước mắt
Báo cáo đánh giá thị trường hàng quý và năm tóm tắt, đánh giá diễn
biến thị trường của các mặt hàng chính. Bản tin thị trường và ngành hàng
được xuất bản hàng tháng, Báo cáo và cung cấp thông tin giá cả, các bài viết
chuyên đề, hướng dẫn thị trường. Báo cáo hồ sơ nghành hàng tổng quan,
nghành hàng từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ và phân tích các yếu tố tác động
đến các ngành hàng. Báo cáo được xuất bản thành các chuyên đề và được cập
nhật theo thời gian. Trang web thị trường và ngành hàng và enews thị trường

gia của nông dân, người nghèo vào chuỗi giá trị, nhờ đó tăng thu nhập và thúc
đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức
ngành nghề và doanh nghiệp nông thôn, giúp xây dựng các mô hình tổ chức
(hợp tác xã, hiệp hội…) nhằm nâng cao quy mô sản xuất, bổ sung dịch vụ
công và tăng khả năng cạnh tranh ngành hàng…Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa
lý và thương hiệu xuất xứ cho các mặt hàng đặc sản có giá trị đặc biệt của các
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
địa phương. Xây dựng mô hình chính sách phát triển nông thôn, mô phỏng
kết cấu của các tổ chức ở nông thôn để dụ đoán các phản ứng, tác động của
chính sách và biến động thị trường đến các tác nhân. Nghiên cứu chuyên đề
về tổ chức, hệ thông canh tác, quy hoạch nông thôn…nhằm đưa ra căn cứ
khoa học cho các đề xuất chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
nông thôn. Sản phẩm thông tin (ấn phẩm, bản tin phát triển nông thôn…)
cung cấp các kết quả nghiên cứu nông thôn, tạo cơ chế trao đổi thôn tin đa
chiều, giúp cho người dân nắm bắt chính sách và có ý kiến phản hồi đóng góp
xây dựng chính sách.
b. Lâu dài
Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo,
sử dụng cách tiếp cận xây dựng tài nguyên cộng đồng và phát triển cộng
đồng…để huy động nội lực và đưa người dân vào quá trình ra quyết định.
Mạng lưới các trạm quan sát nông thôn thu thập thông tin thường xuyên của
các hộ nông thôn đại diện để giám sát diễn biến về lao động, việc làm, dinh
dưỡng, thu nhập…, đánh giá tác động của chính sách, thị trường và các biến
động khác. Diễn đàn điện tử về phát triển nông thôn trình bày ý kiến, giới
thiệu thông tin, trang bị kỹ năng và kiến thức cho các đối tượng làm việc
trong lĩnh vực Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Diễn đàn sẽ tư vấn, trực
tiếp trả lời người dân.
2.1.3. Chính sách chiến lược
Để làm tham mưu hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước của Bộ, cần

Nghiên cứu chuyên đề để cung cấp cơ sở khoa học xây dựng chính
sách.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Lâu dài
Trang tin điện tử và diễn đàn chính sách về quản lý tài nguyên môi
trường : tạo cơ chế trao đổi thông tin, đề đạt ý kiến trực tuyến giữa các đối
tượng khác nhau và người lập chính sách. Mô hình phân tích tác động chính
sách mô phỏng các phương án chính sách quản lý tài nguyên môi trường đối
với các đối tượng khác nhau.
2.1.5. Lĩnh vực hoạt động của các trung tâm/cơ sở độc lập trực thuộc Viện
a. Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp ( CAP )
Trung tâm được phát triển theo mô hình Trung tâm xuất sắc để thu hút
các chuyên gia kinh tế chính sách đựơc đào tạo từ các trường Đại học có uy
tín quốc tế.
Trung tâm tập chung chủ yếu vào 2 lĩnh vực : nghiên cứu, phân tích thị
trường ngành hàng và xây dựng, khai thác mô hình kinh tế mô phỏng phân
tích chính sách.
b. Trung tâm Thông tin phát triển Nông thôn (AGROINFO)
Lĩnh vực hoạt đông của trung tâm là cập nhật thông tin diễn biến ngành
hàng tại khắp các vùng nông thôn, huy động các công cụ hiện đại để kết nối
giữa người nghiên cứu với các đối tượng ra quyết định, găn kết các nhà
nghiên cứu ở các cơ quan hợp tác với Viện và liên kết giữa Viện với người
nông dân trong cả nước, cung cấp dịch vụ công.
c. Trung tâm phát triển Nông thôn (RUDEC)
Trung tâm phát huy lợi thế bám sát địa bàn nghiên cứu tại địa phương,
tiếp thu được sức sáng tạo và hiểu biết nhu cầu thiết thực của nông dân và các
tác nhân nông thôn.
Lĩnh vực chính của trung tâm là nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức
tác nhân và quản lý chất lượng theo chuỗi ngành hàng; nghiên cứu và hỗ trợ

ST
T
Họ và tên Chức vụ Chuyên môn Học
hàm
Học
vị
1 Đặng Kim Sơn Viện trưởng Kinh tế phát
triển trồng trọt
Tiến
sỹ
2 Nguyễn Đình Long Phó Viện
trưởng
Kinh tế nông
nghiệp
PGS Tiến
sỹ
3 Dương Ngọc Thí Phó Viện
trưởng
Kinh tế nông
nghiệp
Tiến
sỹ
Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng do Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bổ nhiệm theo quy định hiện hành.
3.1.2. Các phòng chức năng và Bộ môn nghiên cứu
a. Phòng Khoa học
b. Phòng Tổ chức và Hành chính
c. Phòng Tài chính
d. Bộ môn nghiên cứu Chiến lược và Chính sách
e. Bộ môn nghiên cứu Thị trường và Ngành hàng

nông dân và các tác nhân nông thôn. Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nắm
vững các phương pháp nghiên cứu xã hội, thể chế và hệ thống nông nghiệp.
Trung tâm có 3 thế mạnh chính là : nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức
tác nhân và quản lý chất lượng theo chuỗi ngành hàng; nghiên cứu và hỗ trợ
xây dựng mô hình thể chế nông thôn; áp dụng cách tiếp cận huy động cộng
đồng vào công tác phát triển nông thôn.
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2.3. Trung tâm Thông tin Phát triển Nông thôn (AGROINFO)
Sản phẩm thông tin của Trung tâm có giá trị cao nhờ vào kết quả
nghiên cứu của các Bộ môn, Trung tâm/cơ sở trong Viện. Ngoài ra, Trung
tâm luôn cập nhật thông tin bằng hệ thống cộng tác viên bám sát diễn biến
ngành hàng tại khắp các vùng nông thôn. Thế mạnh chính của Trung tâm là
huy động các công cụ hiện đại để kết nối giữa người nghiên cứu với các đối
tượng ra quyết định ở cả cấp trung ương và cơ sở, gắn kết các nhà nghiên cứu
ở các cơ quan hợp tác với Viện và liên kết giữa Viện với hàng triệu nông dân
trong cả nước thông qua sự phối hợp hoạt động của các phương tiện truyền
thông đại chúng, là cơ quan cung cấp dịch vụ công, ngân sách của Trung tâm
được đóng góp bởi nhà nước và người sử dụng tin.
3.2.4. Cơ sở phía Nam (SOIPSARD)
Các tỉnh miền Nam là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước. Cơ sở
phía Nam là đơn vị đại diện cho Viện tại các tỉnh phía Nam, trụ sở của Viện
đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động như một phân Viện với chức
năng nghiên cứu, thông tin và tư vấn.
Ngoài nhiệm vụ chung, Cơ sở phía Nam còn tập trung nghiên cứu các
ngành hàng có lợi thế ở phía Nam như: lúa gạo, cà phê…Cán bộ ở đây thường
xuyên bám sát địa bàn và thường nghiên cứu bằng mô hình thực tiễn.
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
15

Doanh nghiệp và hiệp hội 1 150 1 350 1 350
Phát triển nông thôn 1 150
Hội nhập kinh tế quốc tế 1 250
Môi trường đầu tư 1 350
Nguồn lực 1 350 1 350
1.2 Kinh phí theo nhiệm vụ được
giao
650 1.700 2.800
1.2.1 Đề tài trọng điểm cấp Bộ 3 450 6 1150 5 1.200
Thị trường và Ngành hàng 2 300 3 550 3 600
Doanh nghiệp và hiệp hội
Phát triển nông thôn 2 400 2 600
Hội nhập kinh tế quốc tế 1 150
Môi trường đầu tư 1 200
1.2.2 Đề tài thường xuyên 3 200 7 550 1.600
Thị trường và Ngành hàng 2 150 1 70 1 200
Doanh nghiệp và hiệp hội 1 50 1 100
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phát triển nông thôn 3 180 2 300
Hội nhập kinh tế quốc tế 2 300
Môi trường đầu tư
Cơ chế quản lý và NC KHCN 2 300 4 700
2
DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN
2 650 3 1000 1.050
3
MỘT SỐ SẢN PHẨM
3.1 Đề xuất luận cứ khoa học xây dựng Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002
về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

Nguồn vốn
1 Xuất bản 4 đầu sách và
báo cáo của dự án MISPA
Triệu đ 319,00 Dự án MISPA
2 Xuất bản 1 đầu sách cho tổ
chức GRET và dịch vụ
truyền thông thông tin
Triệu đ 120,00 GRET
3 Xuất bản Bản tin Phát
triển và Hội nhập
Triệu
đ/tháng
42,02 Từ T5/2005-T4/2006
do dự án MISPA; Từ
T5/2006 do dự án
DANIDA
4 Xuất bản Bản tin Thị
trường nông sản
Triệu
đ/tháng
25,00 Từ T5/2006 do dự án
DANIDA
1.2. Đánh giá chung thực trạng hoạt động của Viện
1.2.1. Về hoạt động nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ
a. Thuận lợi
Kể từ năm 2005 cho đến nay, Bộ đã tập trung đổi mới lại hoạt động của
Viện; bổ sung cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, tăng đầu tư, thay đổi
tên, tăng cường chức năng, nhiệm vụ… Nhờ đó đã tạo ra nguồn sinh khí mới
cho quá trình phát triển của Viện.
Có thể khẳng định, sau 1 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế

kế hoạch sang kinh tế thị trường. Rất nhiều các tài liệu, phương pháp nghiên
cứu, ngôn ngữ sử dụng,…phải thay đổi nhiều, thậm chí phải đầu tư lại từ đầu.
Chất lượng nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý ngành và những vấn đề do thực tiển đặt ra.
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mô hình về tổ chức và xây dựng chính sách và chiến lược của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian qua có nhiều thay đổi do sát
nhập các Viện, thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Bộ, thay đổi bộ máy của các
Cục, Vụ…Cơ chế quản lý Khoa học Công nghệ cũng đang trong giai đoạn
chuyển đổi. Vì vậy, công tác tham mưu chính sách cũng phải thay đổi rất
nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển Nông nghiệp Nông thôn và Viện đang
từng bước thay đổi về chức năng, nhiệm vụ.
Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên
cứu chính sách rất ít (tỷ lệ kinh phí dành cho nhóm nghiên cứu này chỉ chiếm
3-4% trong tổng kinh phí của Bộ, trong khi đó số lượng cán bộ nghiên cứu chỉ
chiếm 6-7%). Chất lượng tham gia đấu thầu đề tài, dự án rất hạn chế và thiếu
chuyên nghiệp.Hơn nữa, do đặc thù là Viện nghiên cứu chính sách, chiến lược
khác với các viện nghiên cứu khác, tuy nhiên các công cụ phục vụ công tác
nghiên cứu như máy vi tính, các phần mềm về mô hình phân tích và xử lý số
liệu, tài liệu,…đến nay vẫn chưa được đầu tư đồng bộ và cập nhật hàng năm.
Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu KHCN của Viện còn lạc
hậu, nghèo nàn vào loại nhất trong Bộ.
Bên cạnh những khó khăn khách quan nêu trên cần phải kể đến các
nguyên nhân chủ quan như: mô hình quản lý và cơ chế hoạt động của Viện
chậm thay đổi (Viện là một trong hai đơn vị cuối cùng của Bộ vẫn chưa
chuyển đổi sang thực hiện nghị định 10 quản lý theo cơ chế sự nghiệp có thu),
nội bộ mất đoàn kết, kiện cáo kéo dài, một số kết luận của thanh tra chưa
được xử lý, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, tác
phong, nề nếp làm việc chậm đổi mới.

hạn chế. Phần lớn mối quan hệ mang tính cá nhân và ngắn hạn. Viện không
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có hoạt động dịch vụ hoặc chuyển giao công nghệ có hiệu quả lớn trên quy
mô rộng.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của
Bộ, với quyết tâm đổi mới của cán bộ công nhân viên, Viện đã có chuyển biến
rõ rệt, gần đây các đơn vị và một số cán bộ đang chuyển hướng, hướng về
phục vụ sản xuất và kinh doan, phục vụ công tác quản lý của nhà nước theo
cơ chế thị trường. Một loạt các đề tài, nhiệm vụ nhà nước đã được chuyển
sang hình thức đấu thầu và đã được viện tham gia một cách tích cực. Các
trung tâm trực thuộc Viện tuy mới được thành lập, còn trong giai đoạn củng
cố tổ chức nhưng đã nhanh chóng hình thành một số sản phẩm được xã hội
chấp nhận, mở ra những triển vọng về cung cấp dịch vụ cho nông dân.
Ví dụ:
Trong công tác thông tin, “Bản tin phát triển và hội nhập” ra mắt từ năm
2005 đã chiếm được lòng tin của đông đảo bạn đọc trong lĩnh vực kinh tế và
chính sách nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp trung ương và địa phương. Các
chương trình hợp tác với đài truyền hình để giới thiệu chính sách và thông tin
thị trường bước đầu nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người xem.
Về công tác thị trường và ngành hàng, các nghiên cứu về dự báo cung cà
phê thu hút sự chú ý của cả các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế và tuy
còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đã tỏ ra triển vọng có thể áp dụng
vào thực tế trong tương lai. Hoạt động về thông tin thị trường trong các mô
hình về rau quả ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thực sự đem lại hiệu quả
trong sản xuất và kinh doanh, được các tổ chức quốc tế và một số địa phương
đầu tư mở rộng.
Về phát triển nông thôn, các hoạt động về nghiên cứu tổ chức dịch vụ
của nông dân và nông thôn bước đầu đã tạo nên các mô hình về chuỗi ngành
nghề thành công (vải thiều Thanh Hà, gạo tám Hải Hậu, nhãn lồng Hưng

Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Quốc tế, chắc chắn sẽ có những tác động toàn diện đến các mặt kinh tế - xã
hội của đất nước nói chung, đến nông nghiệp nông thôn và nông dân nói
riêng; Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cần tiếp tục bổ
sung, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức làm việc và
tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ…nhằm chủ động trong công tác tham
mưu về chiến lược và chính sách cho ngành và nhà nước.
Bên cạnh đó, Viện tiếp tục cùng với Cục, Vụ chức năng thực hiện tổng
kết 5 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa IX về
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chuẩn bị
xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X về tam
nông; cùng với vụ khoa học công nghệ tiếp tục xây dựng cơ sở khoa học cho
đề án đổi mới quản lý khoa học công nghệ và xây dựng chiến lược khoa học
công nghệ; cùng với vụ hợp tác quốc tế xây dựng cơ sở khoa học triển khai
hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiến hành
sắp xếp lại hệ thống nghiên cứu của ngành theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn sẽ là một
trong 6 Viện chính của các ngành trực thuộc Bộ.
25

Trích đoạn Các giải pháp phát triển củaViện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status