Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội hiện nay - Pdf 28

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây –
Thành phố Hà Nội hiện nay Phạm Thị Hoa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Chính trị học: 60 31 27
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn
Năm bảo vệ: 2013
110 tr .

Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí
Minh về dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân.Trên cơ sở tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luận văn làm rõ kết quả
và hạn chế trong xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở Thị xã Sơn Tây –
Thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2000 đến nay.Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm
củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân trong tình hình nhiệm vụ
của Thị xã Sơn Tây – Thành phố Hà Nội hiện nay.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thị xã Sơn Tây; Hà Nội; Chính trị
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Người đã kế
thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng “lấy dân làm gốc” của cha ông ta, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” vào xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng mác xít. Người đặt nền móng tư tưởng
cách mạng về mối quan hệ và sự cần thiết phải gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng - nhân dân của Đảng ta. Nghiên cứu, vận dụng bài học của Đảng về “lấy dân làm
gốc” cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với nhân dân hiện nay, đang là vấn

về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực
trạng và đề ra đúng các giải pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Nghị quyết chỉ rõ “công tác xây dựng Đảng
vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài
qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự
tồn vong của chế độ” [19,1]. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh báo trong bối cảnh
hiện nay: “nếu Đảng ta không giữ được bản chất cách mạng của mình, không thật vững
vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch
về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không
thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên” [20,11].
Thời gian qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang triệt để lợi dụng,
khoét sâu những thiếu sót, khuyết điểm của Đảng và Nhà nước để chống phá Đảng, chia
rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng
của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Việc nghiên cứu sâu sắc, tìm những giải pháp thuyết phục đầy đủ về lý luận và
thực tiễn để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề trọng yếu, cần
thiết trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta hiện nay.
Sơn Tây là thị xã trực thuộc Thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội phía Tây Bắc Thủ đô; nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời giành quan tâm
đặc biệt, đã từng về thăm và căn dặn với Đảng bộ và nhân dân nơi đây: “Vào Đảng, vào
Đoàn không phải để làm “quan” cách mạng, hay là để nói chính trị suông. Tất cả đảng
viên và đoàn viên phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành các chính sách của Đảng và
Chính phủ,… làm gương mẫu, làm đầu tàu lôi cuốn quần chúng ” [42, 202-204]. Rõ
ràng, vấn đề giáo dục cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, đảng viên thị xã Sơn Tây nói
riêng nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân luôn được Người chú trọng.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiệm vụ phát triển toàn
diện của thị xã ngày càng đòi hỏi cao; đặc biệt là nhiệm vụ thực hiện thắng lợi Nghị
quyết TW 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
ở thị xã đang được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thì việc

2004. Các tác giả đã khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của
Đảng, phương hướng nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trên cơ sở
tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ TS. Phạm Ngọc Anh, PGS.TS. Bùi Đình Phong với các cuốn “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
xuất bản năm 2005 và cuốn “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong thời kỳ đổi mới” của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006.
Các tác giả đã phân tích, lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch
vững mạnh: Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, giữ vững
và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, cốt lõi là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân.
+ GS.TS. Nguyễn Văn Huyên viết cuốn “Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011.
Tác giả đã khái quát quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng sản cầm quyền, vận dụng phương thức cầm quyền của Đảng trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước.
+ Có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong thời kỳ đổi mới bàn
trực tiếp về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân ở nước ta. Như tác giả
Vũ Oanh với cuốn “Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, Nxb Sự thật, Hà
Nội xuất bản năm 1990; tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân, khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, chỉ rõ sự cần thiết và đưa ra một số
giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Tác giả Đàm Văn Thọ, Vũ Hùng với cuốn sách “Mối quan hệ giữa Đảng và dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 1997.
Cuốn sách là kết quả trực tiếp của luận án PTS Triết học của hai tác giả, đã trình bày:
Khái niệm về dân và những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử. Quá
trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và dân. Nội dung chủ yếu của mối
quan hệ Đảng và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực trạng và nguyên nhân tồn tại
của mối quan hệ Đảng và dân hiện nay. Tăng cường mối quan hệ Đảng và dân trong
thời kỳ mới trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh.

/2/ 1930 - 3/ 2/ 2000), bao gồm: các báo cáo khoa học đề cập đến cương lĩnh và đường
lối chính trị, khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản Việt
Nam; các chặng đường lịch sử của Đảng và những thành tựu xây dựng, phát triển của
Đảng; những thành tựu của đất nước trên mọi lĩnh vực dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Hội thảo về “Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân” diễn ra ngày
21/10/2009, tại Hà Nội, do Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, đã làm rõ quá trình nhận thức và tình hình thực
tiễn mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong hơn
20 năm đổi mới của đất nước.
Với những góc độ, khía cạnh, và mục đích nghiên cứu khác nhau, các công
trình nghiên cứu trên đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tư tưởng Hồ
Chí Minh khá sâu sắc và toàn diện. Các công trình khoa học trên là nguồn tư liệu giá
trị để tác giả tiếp thu, kế thừa nhằm hoàn chỉnh đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Song chưa có một công trình nào nghiên cứu, luận giải vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân ở thị xã Sơn Tây. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng với các công trình nghiên
cứu đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Hệ thống hóa, khẳng định tính đúng đắn và giá trị to lớn tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng cầm quyền với nhân dân.
- Làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây hiện nay.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng bộ và nhân dân
thị xã Sơn Tây - TP. Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, làm rõ những quan điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về “dân”,
“nhân dân” và mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
- Đánh giá khách quan, khoa học giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, ý nghĩa với sự nghiệp đổi
mới hiện nay.

Vì vậy, thực tiễn đặt ra cần phải củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền thị xã
trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ bền chặt giữa Đảng bộ và nhân dân
thị xã.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận:
+ Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân,
về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
+ Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân.
+ Quan điểm của Đảng ta qua các kỳ Đại hội về xây dựng mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân.
+ Các Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Sơn Tây về tình hình thị xã.
- Cơ sở thực tiễn: luận văn dựa trên thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
trong phạm vi cả nước và ở thị xã Sơn Tây hiện nay.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Phương pháp cụ thể: luận văn sử dụng phương pháp logic - lịch sử và các
phương pháp liên ngành khác như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá
thực tiễn, điều tra xã hội học (điều tra 300 phiếu, thời gian tháng 8/2013, tại phường
Quang Trung, xã Thanh Mỹ, xã Xuân Sơn của thị xã Sơn Tây) để luận giải một cách
khoa học những vấn đề thực tiễn đặt ra được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận của Hồ Chí Minh về dân, nhân dân và
về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với dân.
- Chỉ ra những kết quả đạt được, những yếu kém, khuyết điểm và nguyên
nhân trong xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở thị xã Sơn Tây - TP. Hà

30/05/2011.
7.
C. Mác - Ph.Ăng ghen (1983), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
8.
C. Mác - Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9.
Bảo Cầm - Anh Vũ (2013), Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh
đạo cao cấp, 11/06/2013, http://www.thanhnien.com.vn.
10.
Dịch giả Đoàn Trung Còn, Luận ngữ, Sài Gòn, 1950.
11.
Công ty văn hóa Trí Tuệ Việt (2007), Sơn Tây - Thành phố Xứ Đoài, Nxb
Văn hóa thông tin, HN.
12.
Lê Duẩn (1976), Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Trong cuốn
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác phẩm chọn lọc, tập I, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
13.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
14.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI), Nxb Sự thật, Hà Nội.
15.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
16.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25.
Nguyễn Thạc Hân (2005), Mối quan hệ Đảng - dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, in trong quyển "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân
vận trong thời kỳ mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện xây dựng Đảng (1999),
Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27.
Vũ Hùng (1996), Dân và mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án PTS triết học, Viện nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
28.
Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn
tham chiếu, Nxb Văn học, Hà Nội.
29.
GS.TS. Nguyễn Văn Huyên (2011), Đảng cộng sản cầm quyền, nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.
Trần Đình Huỳnh, Ngô Kim Ngân (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng
cầm quyền, Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
31.
Đặng Xuân Kỳ (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32.
Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, Nguyễn Văn Khánh (2000), Hội thảo khoa
học kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-
2000), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
33.
Lê Văn Lý (ch.b), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú (2002), Tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong điều

Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48.
Dương Xuân Ngọc (ch.b), Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Chí Dũng (1998), Mối
quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49.
Lê Hữu Nghĩa (2005), Củng cố và tăng cường quan hệ gắn bó giữa Đảng
với nhân dân trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Cộng sản, Số 21, tr. 9-13.
50.
Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mới quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51.
Vũ Oanh (1990), Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
52.
Hoàng Phê chủ biên (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
53.
Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (ch.b.), Lý Thị Bích Hồng (2006), Vận
dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ
đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54.
GS.TS. Phùng Hữu Phú, Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó máu thịt
giữa Đảng - Nhà nước - nhân dân, in trong cuốn “Bí quyết thành công Hồ
Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55.
Rôdentan chủ biên (1986), Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ.
56.
TS. Nguyễn Văn Sáu, PGS, TS. Trần Xuân Sầm, PGS, TS. Lê Doãn Tá
(đồng ch.b) (2002), Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong giai đoạn

66.
V.I. Lênin (1970), Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
67.
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
68.
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva.
69.
La Trấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1964.
70.
http:// sontay.gov.vn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status