tư tưởng hồ chí minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở việt nam hiện nay - Pdf 24

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi
trường ở Việt Nam hiện nay Hoàng Diệu Thảo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 270
Người hướng dẫn : GS.TS. Phùng Hữu Phú
Năm bảo vệ: 2014
88 tr .

Abstract. Phân tích và làm rõ những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên; Thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường,
cạn kiệt tài nguyên ở Việt Nam; Định hướng bảo đảm an ninh môi trường của Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Keywords.Chính trị học; Tư tưởng Hồ Chí Minh; An ninh môi trường; Môi trường
Việt Nam
Content.
1. L‎‎‎‎ý do chọn đề tài
Loài người và các dân tộc trên thế giới chỉ có một ngôi nhà chung duy nhất với
nền văn minh rực rỡ: đó là Trái Đất. Trái Đất của chúng ta là một hành tinh duy nhất
có sự sống trong chín hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Trái Đất - ngôi nhà chung của loài người - được xây dựng trên bốn cột trụ lớn:
đó là dân số, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển kinh tế. Nếu trong bốn
cột trụ lớn đó gây mất cân bằng thì ngôi nhà chung sẽ bị lệch đi để rồi chẳng bao lâu sẽ
có thể bị sụp đổ.
Hành tinh của chúng ta đã trải qua năm tỷ năm tiến hóa, trong đó chỉ có con
người là sinh vật duy nhất có lý trí, đã lao động hàng triệu năm và đã sáng tạo ra kì tích

quan điểm chỉ đạo của “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X” và “Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”. Hầu hết các nội dung liên quan đến vấn đề môi
trường đều được nhìn nhận đúng sự thật và nghiêm túc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế
để có phương thức giải quyết tốt trong tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam
phấn đấu trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Vì những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ
giữa con người với tự nhiên và vấn đề an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học với mong muốn góp một phần
nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và di sản của
Người đối với ngành tài nguyên môi trường nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và những vận
dụng của nó với vấn đề an ninh môi trường hiện nay là một vấn đề đặt ra hết sức quan
trọng trong quá trình Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, có một số nhà nghiên cứu với một số công trình, chuyên đề, bài báo
khoa học… có giá trị đã được công bố về vấn đề này. Trong đó xin được nêu ra một số
tác giả với những công trình tiêu biểu được chia ra làm hai nguồn tư liệu như sau:
* Bàn về tự nhiên, môi trường:
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được các nhà triết học nghiên cứu
trong lịch sử. Trong triết học Mác, vấn đề này cũng đã được các nhà kinh điển phân
tích rất sâu sắc qua nhiều tác phẩm như: “Bản thảo kinh tế - triết học”(1844), “Tư
bản”,“Chống Đuy rinh” và đặc biệt tập trung trong tác phẩm “Biện chứng của tự
nhiên”. Trong tác phẩm này, Ph. Ănghen đã cảnh tỉnh chúng ta về những nguy cơ mà
con người có thể gây ra, đồng thời nêu lên những luận điểm có tính nguyên tắc trong
quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên. Về sau, đây chính là những “cái cốt” cơ bản
cho việc hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa con
người với tự nhiên.
Tập thể tác giả PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển, Phạm Văn Đức, Đinh Minh Trí với
công trình “Thực thi luật và chính sách Bảo vệ môi trường tại Việt Nam” đã phân tích
thực trạng môi trường và các chính sách Pháp luật liên quan đến môi trường làm thay

của cả loài người thì việc xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên
phải được coi là một yêu cầu mới của thời đại đối với phẩm chất con người.
* Bàn về Hồ Chí Minh với vấn đề môi trường:
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, môi trường sống của chính chúng ta đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:
Năm 2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội cho xuất bản cuốn Về tài nguyên
thiên nhiên. Đây là công trình của tập thể tác giả Lê Văn Yên và Vũ Thị Hương đã tập
hợp những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi
trường sống từ những năm hai mươi của thế kỉ XX cho đến khi Người về cõi vĩnh
hằng. Tuy nhiên, đây chỉ là tổng hợp các bài báo, đoạn trích… từ các tác phẩm của Hồ
Chí Minh mà chưa có sự phân tích để làm nổi bật các giá trị trong tư tưởng của Người
về vấn đề này.
Phan Ngọc Liên, Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, 1995,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là tác phẩm GS. Phan Ngọc Liên đã phân tích
tầm nhìn thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên rất nhiều các lĩnh vực trong đó có
mối quan tâm của Người tới vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống. Bằng việc phân tích: “Tết trồng cây”, “Rừng vàng, biển bạc”… tác giả đã chỉ ra
ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội và cả khoa học, thẩm mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ nêu một số nội dung liên quan
chứ không có điều kiện đi sâu vì cuốn sách đề cập tới rất nhiều vấn đề quốc tế khác.
Về chủ đề này có các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Nguyễn Đình Hòa,
2005, Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường, Tạp chí Triết
học, số 4; Nguyễn Thị Thấn, 2005, Tư tưởng Hồ Chí Minh Về bảo vệ môi trường, Tạp
chí Giáo dục số 114; Đỗ Trọng Hưng, Bùi Văn Dũng (2012), Bảo vệ môi trường theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí cộng sản (Số 65); Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10 năm 2012… Các tác giả trên đã phân tích, làm rõ về sự
vượt trước thời đại của Hồ Chí Minh khi Người luôn có những nhận định về tầm quan
trọng, ‎ý nghĩa to lớn của tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu phải bảo vệ môi trường sống
Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 2 chương, bảy tiết.
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong việc bảo đảm an ninh môi trường ở nước ta hiện nay
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Ngô Vương Anh (2013), An ninh môi trường - Một yếu tố của tăng trưởng
bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 9, T72 - 75
2
Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long (2002), Tài nguyên môi trường và
phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
3
Ban tuyên giáo trung ương (2011), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu
các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội
4
Vũ Văn Bằng (2010), Con người và môi trường sống, NXB Văn hóa - Thông
tin
5
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010”
6
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011”
7
Bộ khoa học công nghệ và môi trường, (1998, 1999, 2000), Báo cáo hiện
trạng môi trường hàng năm
8
Bộ tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu 2012
9

lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
18
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên CNXH, NXB Sự thật, Hà Nội
20
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương Khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội
21
Vũ Trọng Dung (2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22
Nguyễn Ngọc Dung (2008), Quản lý tài nguyên và môi trường, NXB Xây
dựng, Hà Nội
23
Bùi Văn Dũng (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ thiên nhiên, môi
trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 1 - tháng 9 năm 2012

24
Bùi Văn Dũng (1997), Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, Tạp chí triết học (Số 3)
25
Võ Nguyên Giáp (2007), Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Công an nhân dân Hà Nội.
26
Kim Hà, Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, Sở tài nguyên và môi trường
tỉnh Quảng Ngãi, http//www.quangngai.gov.vn, 09/11/2011
27

37
Vũ Ngọc Lân (2012), Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ
tài nguyên, môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Kỳ 2 - tháng 10
năm 2012
38
Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử, NXB Văn hóa, Hà Nội
39
Phan Ngọc Liên (1995), Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề
quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
40
Phan Thị Lý, Trần Thanh Hùng, Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc
bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, Trang điện tử Ban quản lý lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, http//www.bqllang.gov.vn, 10/5/2013
41
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
42
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
43
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
44
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
45
C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
46
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Nguyễn Thọ Nhân (2009), Biến đổi khí hậu và năng lượng, NXB Tri thưc, Hà
Nội
61
Phạm Thị Oanh (2003), Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và vấn đề
đặt ra trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ khoa
học triết học
62
Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường
63
Hồ Sỹ Quý (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát
triển xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
64
Hồ Sỹ Qu ý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của
C.Mác và Ph. Ăngghen, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
65
Nguyễn Thị Thấn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh Về bảo vệ môi trường, Tạp
chí Giáo dục, số 114.
66
Lê Văn Thăng (2011), Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại
vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

67
Hà Huy Thành (2001), Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
68
Nguyễn Thế Thôn, Hà Văn Hành (2007), Môi trường và phát triển, NXB Xây
dựng, Hà Nội
69
Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp, NXB


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status