Hoàn thiện qui trình Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện - Pdf 28

Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, thị trường kiểm toán
cũng có sự khởi sắc và phát triển không ngừng. Đó là một trong những thuận lợi quyết
định đến sự thành công của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, nhiều công ty mới
hình thành đáp ứng nhu cầu của dịch vụ kiểm toán trong nước. Nhưng bên cạnh đó là có
sự cạnh tranh đáng kể giữa các công ty kiểm toán, sự thành công của các công ty kiểm
toán không chỉ đo bằng sự may rủi, hoạt động lâu năm, mà còn được đo bằng chất lượng
của các hợp đồng kiểm toán, mà công ty đó cung cấp do khách hàng và người quan tâm
đánh giá. Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cũng không nằm
ngoài qui đạo đó. Có thể nói, sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết
vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của KTV. Bằng chứng kiểm
toán không chỉ giúp KTV đưa ra kết luận mà còn là tiêu thức để đánh giá chất lượng hoạt
động kiểm toán. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, để thu thập được bằng chứng kiểm
toán có giá trị và hiệu quả cần vận dụng những phương pháp kỹ thuật phù hợp. Thực tế,
mỗi công ty kiểm toán vận dụng các kỹ thuật này rất khác nhau. Để hiểu rõ hơn việc vận
dụng thực tế và tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán, cùng với việc nghiên cứu và
đánh giá việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại Công ty thực tập, từ đó có sự
so sánh, làm rõ giữa lí thuyết và thực tế, em chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện qui
trình Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo
tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
AASC thực hiện ”.
Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập hướng vào tìm hiểu thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập
bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực
hiện trên cơ sở lý luận về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói chung và trong
kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Từ đó có cơ sở để so sánh giữa thực tế và lý
thuyết và có cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện việc vận dụng các kỹ
thuật thu thập bằng chứng kiểm toán do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán thực hiện.
Nội dung của Đề tài

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc biệt Thạc sĩ Bùi Thị Minh Hải, cùng
các anh chị tại Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã đã tận tình giúp
đỡ chỉ bảo em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề. Trong quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy kính mong cô cùng bạn đọc
có thể góp ý thêm để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 2-
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN
1.1 Khái quát về thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
1.1.1.Các quyết định về bằng chứng kiểm toán tại AASC
Kiểm toán tài chính cũng có thể hiểu là kiểm tra các thông tin liên quan đến toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp trong một năm tài chinh phản ánh trên báo cáo tài chính.
Với đối tượng như vậy, chi phí của việc kiểm tra và đánh giá tất cả các bằng chứng sẽ
trở nên rất cao. Cụ thể, KTV không thể kiểm tra chi tiết tất cả các chứng từ liên quan
đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó, vấn đề đặt ra là phải xác định số lượng bằng
chứng đầy đủ và thích hợp cần thu thập để có thể đánh giá một cách toàn diện về đối
tượng kiểm toán. Và các quyết định về bằng chứng là một trong những nội dung quan
tâm hàng đầu của KTV khi bắt đầu cho một cuộc kiểm toán, bao gồm các quyết định:
1.1.1.1 Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng
Thứ nhất: Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng. Công ty TNHH Tư vấn
Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã đưa ra quy chuẩn chung về các thủ tục kiểm toán sẽ
được áp dụng ứng với từng phần hành. Chương trình kiểm toán mẫu quy định chi tiết
các bước tiến hành thủ tục kiểm toán, nguồn số liệu, giấy tờ làm việc tương ứng với
phần hành cụ thể như Tiền, HTK, Tài sản cố định… Các thể thức trong chương trình
kiểm toán dựa trên cơ sở dẫn liệu có thể bị ảnh hưởng. Chương trình kiểm toán tại

sắm..., kiểm tra các bút toán hạch toán,...
+ TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của
nghiệp vụ giảm TS: kiểm tra thủ tục thanh lý, hợp đồng mua bán, …
Thứ sáu: Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định
rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp.
Thứ bảy: Kiểm tra lân niên độ để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị
ghi nhận vào năm sau hay không ?, cụ thể kiểm tra các hóa đơn, biên bản bàn giao các
nghiệp vụ tăng tài sản trong năm tài chính sau ngày kết thúc niên độ đang được kiểm
toán.
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 4-
Chuyên đề thực tập
Thứ tám: Khấu hao TSCĐ:Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu, thời
gian khấu hao áp dụng cho từng loại TSCĐ. Kiểm tra, tính toán lại để đảm bảo rằng
phương pháp khấu hao TSCĐ được áp dụng nhất quán.
……………..
1.1.1.2 Quyết định về xác định qui mô mẫu được chọn
Qui mô mẫu được chọn sau khi kiểm toán viên quyết định về thể thức kiểm toán cần
áp dụng. Quy mô mẫu có thể gồm một phần tử hay tất cả các phần tử trong tổng thể
đang nghiên cứu. Quy mô mẫu thay đổi trong các cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, với khoản
mục phát sinh nghiệp vụ ít, giá trị lớn, ta có thể kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát
sinh đối với khoản mục này.
Ví dụ: Đối với khoản mục TSCĐ, nghiệp vụ phát sinh trong kỳ thường không nhiều
nhưng giá trị lớn, KTV thường áp dụng kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh
đối với TSCĐ.
Đối với khoản mục có các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính là lớn, và có xu
hướng lặp lại nội dung phát sinh thì công ty áp dụng phương pháp chọn mẫu. Việc quyết
định sử dụng phương pháp chọn mẫu trong Công ty kiểm toán AASC phụ thuộc vào tiến
độ cụ thể của cuộc kiểm toán; việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của cuộc kiểm toán của các
KTV. KTV cần tin tưởng vào sự hữu hiệu của phương pháp đã sử dụng để thu thập bằng

đơn vị được kiểm toán): kiểm tra chọn mẫu một số hóa đơn như hóa đơn về chi tiền mặt
xem phiếu chi có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền không, …
1.1.1.4 Thời gian hoàn thành các thể thức
KTV xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra sau khi thỏa
thuận với khách hàng. Thường thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ quyết định thời gian hoàn thành
công việc và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
Kết quả của các quyết định này được thể hiện trong chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán cụ thể sẽ mô tả các thể thức kiểm toán, quy mô mẫu các khoản
mục cụ thể, mẫu được chọn và thời gian hoàn thành cho từng yếu tố cấu thành của báo
cáo tài chính.
1.1.2.Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính do Công ty AASC thực hiện
Hiện nay, để phục vụ cho việc kiểm toán Báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao cả về
chất lượng và chi phí, AASC sử dụng cả bảy kỹ thuật theo chuẩn mực kiểm toán do Bộ
Tài chính ban hành, đó là các kỹ thuật: kiểm kê, phân tích, tính toán, gửi thư xác nhận,
phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu.
1.1.2.1.Kiểm kê
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 6-
Chuyên đề thực tập
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, các KTV đến công ty
khách hàng tham gia kiểm kê vào cuối niên độ kế toán. Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là
cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao. Vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu
của tài sản, mang tính khách quan, quá trình thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp
với chức năng xác minh của kiểm toán. Qui trình kiểm kê của các KTV đối với các loại
tài sản của khách hàng kiểm toán được thực hiện:
Thứ nhất, đối với tài sản tiền mặt:
Trước khi tham gia kiểm kê, các KTV thu thập các thông tin từ phía khách hàng về thời
gian, địa điểm của kiểm kê tiền mặt, đồng thời thông báo cho khách hàng về sự tham gia
của KTV: thời gian, địa điểm tham gia và số người tham gia kiểm kê.

5 000 8 40 000
500 0 0
Cộng tiền mặt 88 640 000
Số dư trên sổ 88 640 890
Chênh lệch 890 đ
Giải thích chênh lệch: Thiếu là do có không tiền lẻ
……………………………………………………………………………..
KTV chứng kiến kiểm kê Đại diện khách hàng
KTV Kế toán trưởng
Hoàng Thi Nga Hoàng Lê Nga
Thứ hai, đối với tài sản là hàng tồn kho, TSCĐ:
Tìm hiểu khách hàng có bao nhiêu kho, chủng loại vật tư, hàng hóa, TSCĐ. Tìm hiểu
xem khách hàng có nhận hàng hóa ký gửi hay gửi hàng hóa ở nơi khác? Tính toán số
mẫu cần phải thu thập trong quá trình quan sát kiểm kê. Số mẫu thông thường là theo
mặt hàng. Do vậy khi chọn một mặt hàng và mặt hàng đó để rải rác trong kho thì phải
đếm hết mặt hàng đó trong một kho.
Dựa trên số mẫu đã chọn, tiến hành quan sát kiểm kê, đếm lại hoặc cùng đếm với khách
hàng so sánh với số ghi trên sổ hoặc thẻ kho, và trên bảng theo dõi TSCĐ.
Chọn ngẫu nhiên một số mặt hàng, vật tư tại thực tế, đếm hoặc yêu cầu khách hàng
đếm, đối chiếu số liệu thực tế với sổ hoặc thẻ kho. Còn TSCĐ thì phải đếm toàn bộ.
Tìm hiểu nguyên nhân của mọi chênh lệch giữa số đếm thực tế và số ghi nhận trên sổ
sách. Lấy chữ ký xác nhận của những người tham gia đếm vào biên bản kiểm kê thực tế.
1.1.2.2. Phân tích
Qui trình phân tích tại AASC sử dụng cả ba loại hình phân tích gồm: phân tích xu
hướng biến động số dư của các khoản mục, phân tích tỷ suất, kiểm tra tính hợp lý về số
dư giữa các khoản mục và trong từng khoản mục giữa các tháng với nhau. Cụ thể là
phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng; tìm ra những xu hướng biến động;
tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn khác biệt.
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 8-

Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm
toán
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service
Company Ltd. (AASC)
thành viên inpact quốc tế
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 9-
Chuyên đề thực tập
Tên khách hàng Công ty ABC
Niên độ kế toán 01/01/2009 - 31/12/2009 Tham chiếu C1S
Khoản mục Tiền mặt Người thực hiện TDQ
Bước công việc Phân tích biến động theo tháng Ngày thực hiện 4/4/2010 Tài khoản: 111 Tiền mặt
Tháng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Tỷ trọng Nợ Tỷ trọng Có Ghi chú
1 9,746,353,584 9,568,443,849 5.21% 5.12%
2 12,192,906,878 12,252,599,967 6.52% 6.56%
3 10,866,687,121 4,670,632,657 5.81% 2.50%
4 4,596,102,072 10,393,331,491 2.46% 5.56%
5 10,340,712,142 10,550,176,759 5.53% 5.65%
6 23,486,579,873 17,889,899,187 12.56% 9.58%
7 42,664,478,242 48,009,535,166 22.81% 25.70%
8 4,019,647,816 4,371,808,646 2.15% 2.34%
9 9,811,181,016 9,427,651,390 5.25% 5.05%
10 11,484,044,001 11,044,496,932 6.14% 5.91%
11 22,290,607,014 22,642,170,956 11.92% 12.12%
12 25,513,750,316 26,000,465,751 13.64% 13.92%
Cộng 187,013,050,075 186,821,212,751 100.00% 100.00%


Ví dụ thực hiện kỹ thuật tính toán lại đối với khoản mục thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ của các KTV Công ty AASC, với khách hàng là Công ty X: thu thập sổ tổng
hợp chữ T của tài khoản 133:
Biểu 1.3: Mẫu sổ tổng hợp chữ T mà AASC thu thập
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA CÁC TÀI KHOẢN
(Từ ngày: 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009)
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 11-
Chuyên đề thực tập
Tên tài khoản: TK 133
Dư đầu kỳ: 4 827 000 Ly
TK đối ứng Tên tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có
111 Tiền mặt 1 215 768 200 25 869 000
112 Tiền gửi ngân hàng 86 224 642
… … …. ….
Tổng phát sinh nợ: 2 513 866 429
Tổng phát sinh có: 2 414 478 429
Số dư cuối kỳ: 104 215 000 Ag
KTV thực hiện phương pháp công dọc trên cột phát sinh nợ, phát sinh có, đối chiếu
với số tổng xem có khớp không.
Đồng thời KTV thu thập tờ khai thuế các tháng tại Công ty X, ghi ra giấy tờ làm
việc số thuế được khấu trừ phát sinh trong tháng, thực hiện phép tính tổng, đối chiếu với
tổng phát sinh nợ, nếu có chênh lệch thì tìm nguyên nhân:
Biểu 1.4: Mẫu trang kết luận đối với khoản mục 133
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
Tên khách hàng
Công ty Cổ Phần X
Tham chiếu O1S

Quá trình gửi thư xác nhận có thể được tiến hành bởi các kế toán viên công ty
khách hàng từ trước hoặc do KTV trực tiếp gửi thư xác nhận nếu công ty khách hàng
chưa cung cấp. Mẫu thư xác nhận thường là văn bản gửi đến đối tượng liên quan xác
nhận thông tin mà KTV quan tâm để phục vụ cho mục đích kiểm toán.
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và kiểm toán có yêu cầu rất nghiêm ngặt về
việc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận nhằm đảm bảo thông tin thu thập được là đáng tin
cậy. KTV cũng cần phải đảm bảo rằng đã gửi các nội dung đề nghị xác nhận đến đúng địa
chỉ và các phản hồi sẽ được gửi trực tiếp tới KTV. KTV cũng phải xem xét tới việc các
thông tin phản hồi có được gửi cho những người liên quan hay không.
Nếu việc gửi thư xác nhận không có phản hồi, KTV thực hiện các thủ tục kiểm
toán khác thay thế. Các thủ tục kiểm toán bổ sung đó phải cung cấp đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp về các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính mà yêu cầu xác nhận
định đưa ra. Các thủ tục kiểm toán thay thể có thể là kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát
sinh hình thành số dư, hoặc kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ để đảm
bảo số dư được ghi nhận là có thực.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao trong việc sử dụng công nghệ thông tin, thư xác
nhận ngày càng được các KTV Công ty AASC quan tâm và sử dụng nhiều, vì nó đảm bảo độ
tin cậy cao và tính chính xác của nguồn thông tin phản hồi mà họ nhận được thông qua các
hình thức lưu chuyển điện tử như fax hay thư điện tử.
Một số mẫu thư xác nhận liên quan đến đối tượng công nợ tại AASC:
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 13-
Chuyên đề thực tập
Biêu 1.5: Mẫu thư xác nhận các khoản phải thu, phải trả
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ
Kính gửi: Ông (Bà)_Kế toán trưởng Công ty X
Địa chỉ:
Để phục vụ cho yêu cầu kiểm toán hàng năm, xin Quý Ông (Bà) vui lòng điền vào mẫu
dưới đây các thông tin tại thời điểm 31/12/2009

Lập kế hoạch phỏng vấn: KTV chuẩn bị các câu hỏi cho các khoản mục phục vụ
cho quá trinh kiểm toán, thông thường hệ thống các câu hỏi đã được soạn trước trong
chương trình kiểm toán. KTV xác định mục đích, đối tượng và nội dung cần thiết để đưa ra
trọng điểm cần phỏng vấn, thời gian phỏng vấn …
Thực hiện phỏng vấn. KTV đặt ra câu hỏi, có thể ở dạng “đóng” để xác nhận với
cụm từ có hay không hay “mở” thu thập thông tin đầy đủ, chi tiết đảm bảo độ tin cậy
cho quá trình kiểm toán về tính rủi ro. Nếu cảm thấy câu trả lời chưa cung cấp bằng
chứng cần thiết, KTV có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan nhưng phải đi vào trọng
điểm của vấn đề đang nghiên cứu.
Dưới đây là hệ thống câu hỏi trong quá trình kiểm toán TSCĐ tại AASC bằng kỹ
thuật phỏng vấn, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ tại Công ty X:
Bảng 1.1: Bảng đánh giá hệ thông KSNB đối với khoản mục TSCĐ
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng: Công ty cổ phần X Tham chiếu: C1S
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện: TDQ
Người được phỏng vấn: Chị Lan Ngày thực hiện: 23/02/2010
ơ
Tài sản cố định
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không
được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của DN
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách
hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác
Câu hỏi phỏng vấn về: Tài sản cố định Có Không
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 15-
Chuyên đề thực tập
1 Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì và cập nhật kịp thời
không?

x
11 Có sổ theo dõi, quản lý các tài sản được tạm thời đưa ra khỏi
Công ty hoặc đang sử dụng ngoài văn phòng Công ty (ví dụ như
máy tính xách tay hay các tài sản mang đi công tác, cho thuê)
không?
x
12 Những TSCĐ đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản
vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không?
x
13 Công ty có giao cho một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý
các vấn để khi TSCĐ bị hỏng không?
x
14 Các nhân viên có buộc phải báo cho bộ phận chuyên trách khi
TSCĐ bị hỏng trong quá trình sử dụng không?
x
15 Các nhân viên có buộc phải báo cho bộ phận chuyên trách khi
TSCĐ bị hỏng trong quá trình sử dụng không?
x
16 Các nhân viên có được phép tự sửa chữa TSCĐ khi TS bị sự cố
mà không cần xin phép cấp lãnh đạo (hoặc xin phép sau) không?
x
17 Tất cả các sự cố hỏng của TSCĐ có được ghi lại thành biên bản
và lưu giữ lại không?
x
18 Các TSCĐ chưa cần dùng có được bảo quản riêng trong kho để
đảm bảo chúng không bị hư hại không?
x
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 16-
Chuyên đề thực tập

Công ty có theo dõi, ghi chép đối với các TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý,
tạm thời chưa sử dụng, đó khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng không?
ok
…………………. ……..
Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống
(Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là tối đa thì sẽ không thực hiện bước này)
Kiểm soát nội bộ đối với phần hành TSCĐ tại khách hàng thực hiện tương đối tốt.
Kết thúc phỏng vấn: Sau khi thu được các câu trả lời, KTV kết luận bằng một phần
tóm tắt ngắn và ghi chép kết quả thu được vào giấy tờ làm việc.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán các khoản mục, KTV có thể đặt ra các câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp kế toán viên phụ trách khoản mục đó, để có thể hiểu rõ hơn qui trình
kế toán, tiết kiệm được thời gian, đồng thời có thể đánh giá được phần nào về kiểm soát
nội bộ.
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 17-
Chuyên đề thực tập
Ví dụ, khi kiểm toán phần hành TSCĐ với nội dung tăng tài sản, KTV phỏng vấn về
qui trình tăng tài sản tại công ty có những thủ tục nào và yêu cầu kế toán cho xem luôn
các chứng từ chứng minh. Từ đó nhận xét và đánh giá luôn về qui trình hạch toán và kiểm
soát nội bộ của Công ty khách hàng về khoản mục TSCĐ.
Để đảm bảo cho việc đánh giá thông tin một cách đúng đắn, KTV Công ty AASC
luôn tập trung vào lời giải trình từ phía kế toán khách hàng, phân tích câu trả lời nhằm
đánh giá xem câu trả lời có nhất quán không. Tuy nhiên, KTV cần kiểm tra chọn mẫu
ngẫu nhiên một số nghiệp vụ để khẳng định để khẳng định tính chính xác và trung thực
của thông tin thu được qua phỏng vấn. Kĩ thuật phỏng vấn được áp dụng kết hợp với tất
cả các kĩ thuật thu thập bằng chứng khác, trong mọi giai đoạn của quá trình thực hiện
kiểm toán.
Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này giúp KTV có được cái nhìn sâu và toàn diện
hơn về những vấn đề chưa biết nhưng độ tin cậy không cao do đối tượng phỏng vấn chủ
yếu là người trong đơn vị, hơn nữa, chất lượng của phỏng vấn cũng tùy thuộc vào trình

Có TK 131: 987 589 020
1.1.2.7. Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách liên
quan có sẵn trong đơn vị được kiểm toán như hóa đơn, phiếu nhập-xuất kho … Việc
kiểm tra được thực hiện theo hai hướng khai khống (kiểm tra từ sổ sách rồi đối chiếu
với chứng từ) và khai thiếu (kiểm tra từ chứng từ rồi đối chiếu với sổ sách). Với các
khoản mục Tài sản và Chi phí, KTV thường xác minh theo hướng khai khống. Ngược
lại, với các khoản mục Doanh thu và Công nợ, KTV thường xác minh theo hướng khai
thiếu. Việc kiểm tra này thuận tiện do tài liệu có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng không
lớn nhưng nói chung, bằng chứng cung cấp có độ tin cậy cao hay thấp là hoàn toàn phụ
thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Phương pháp này nên kết hợp với Quan sát và Lấy
xác nhận.
Kiểm tra chi tiết trong quá trình kiểm toán tại AASC được thực hiện bởi các trợ lý
kiểm toán, dựa trên mẫu chọn của các KTV. Kiểm tra chi tiết với các khoản mục, các
KTV có thể áp dụng kiểm tra toàn bộ với các nghiệp vụ phát sinh, ví dụ khoản mục
TSCĐ, các nghiệp vụ thường phát sinh ít nhưng giá trị lớn. Đối với các khoản mục
nguyên vật liệu, doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ, …KTV thường áp dụng phương
pháp chọn mẫu.
Ví dụ về khoản mục TSCĐ: KTV thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo nhóm các tài
sản về nguyên giá TSCĐ, khấu hao, giá trị còn lại, thu thập bảng tổng hợp chữ T thể
hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm trước của Công ty xem có khớp
không? Nếu khớp ký hiệu: Ly.
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 19-
Chuyên đề thực tập
Đối chiếu số dư cuối kỳ với báo cáo tài chính năm đang kiểm toán, khớp ghi Ag.
Kiểm tra chi tiết các danh mục tài sản hiện có đầu năm có đủ điều kiện ghi nhận
không? ( Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó, Nguyên giá

Hai công ty được chọn nghiên cứu trong chuyên đề là hai công ty nằm trong lĩnh
vực xây dựng với quy mô vừa và nghiệp vụ tương đối phức tạp, một công ty là khách
hàng thường niên, và một là khách hàng năm đầu tiên. Đây là hai khách hàng áp dụng
tương đối đầy đủ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. Đối với Công ty AASC
ngoài nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, KTV Công ty còn thực hiện công tác tư vấn
cho khách hàng về công tác kế toán để hoàn thiện báo cáo tài chính cho những năm tài
chính tiếp theo.
1.2.1.1.Công ty Cổ phần ABC
Công ty ABC là công ty Cổ phần, thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 0103000600, đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 01 năm 2001, đăng
ký thay đổi lần thứ năm ngày 14 tháng 06 năm 2007, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp. Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực lắp đặt máy móc, thiết bị xây dựng, …
phục vụ các công trình xây dựng. Công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên được AASC
kiểm toán nên KTV xác định thu thập và đánh giá các bằng chứng kểm toán một cách chi
tiết và đầy đủ. AASC thu thập bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của
Công ty ABC trong năm qua:
Bảng 1.2: Báo cáo tài chính của Công ty ABC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY ABC

số
Chỉ tiêu 31/12/2009
VND
1/1/2009
VND
100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 47 942 558 244 46 265 069 532
110 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1 936 370 312 1 347 184 799
111 1. Tiền 348 191 509 417 132 947
112 2. Tiền gửi ngân hàng 1 588 178 803 930 051 852
130 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 23 094 287 058 20 294 823 946
131 1. Phải thu khách hàng 16 134 945 047 11 846 303 978

21 4. Doanh thu hoạt động tài chính 1 165 756 889 229 667 542
22 5. Chi phí tài chính 2 710 362 700 3 573 753 485
24 6. Chi phí bán hàng 1 617 616 492 1 580 808 753
25 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 959 176 388 5 457 252 098
26 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3 219 251 903 2 097 844 098
31 9. Thu nhập khác 1 060 336 234 20 225 943
32 10. Chi phí khác 7 735 459 35 084 980
40 11. Lợi nhuận khác 1 052 600 775 (14 859 037)
50 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4 271 852 678 2 082 985 061
51 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 702 220 846 488 243 420
60 14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3 569 631 832 1 678 703 236
1.2.1.2.Tổng công ty XYZ
Công ty XYZ tổ chức theo mô hình tổng công ty mẹ, bao gồm nhiều công ty con, công
ty liên kết và các chi nhánh. Công ty được thành lập theo Quyết định số 97/2005/QĐ - UB
ngày 07/07/2005 trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Xuất - Nhập khẩu và Đầu tư Xây dựng Hà
Nội với Văn phòng Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Công ty kiểm toán AASC ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài
chính cho công ty XYZ từ ngày 1/1/2009 đến 31/12/2009. Các thông tin về hoạt động
kinh doanh hay các thông tin về cơ cấu tổ chức, bộ máy sẽ được lấy từ hồ sơ kiểm toán
năm trước và công ty kiểm toán chỉ bổ sung thêm những thông tin mới nếu nó có ảnh
hưởng trọng yếu đến hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn cùng kết
quả kinh doanh của XYZ trong năm tài chính 2009 như sau:
Bảng 1.3: Báo cáo tài chính của Công ty XYZ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY XYZ
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 22-
Chuyên đề thực tập

số
Chỉ tiêu 31/12/2009

440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.746.156.923.194 1.518.481.122.794
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

số
Chỉ tiêu Năm 2009
VND
Năm 2008
VND
10 1. Doanh thu thuần 289,860,323,174 180,330,018,304
11 2. Giá vốn hàng bán 275,146,714,235 167,798,384,738
20 3. Lợi nhuận gộp 14,713,608,939 12,531,633,566
21 4. Doanh thu hoạt động tài chính 135,107,802,674 76,390,284,715
22 5. Chi phí tài chính 138,939,346 907,944,524
24 6. Chi phí bán hàng 740,000
25 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,440,303,806 13,232,187,162
30 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
127,241,428,461
127 241 428 461 74,781,786,595
31 9. Thu nhập khác 649,062,017 293,318,367
32 10. Chi phí khác 76,559,803 4,000,003
40 11. Lợi nhuận khác 572,502,214 289,318,364
50 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 127,813,930,675 75,071,104,959
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 23-
Chuyên đề thực tập
51 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 2,015,104,556 7,213,634,495
60 14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 125,798,826,119 67,857,470,464
1.2.2.Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế
hoạch khoản mục tiền tại Công ty AASC
1.2.2.1 Khách hàng ABC

Vũ Thị Hải Phượng
Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị
Ủy viên Hội đồng quản trị
Thành viên ban giám đốc tại ngày lập báo cáo tài chính:
Ông Trần Mạnh Hà Tổng giám đốc
Ông Lê Thanh Tâm Giám đốc kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty cho kỳ hoạt động từ
ngày 01/012009 đến ngày 31/12/2009 là 3 569 631 832 VNĐ.
+ Phỏng vấn: Trưởng nhóm là người đại diện cho cuộc phỏng vấn với Ban giám đốc
khách hàng về bộ máy tổ chức, quy trình hoạt động. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ
kiểm toán viên tiền nhiệm. Qua quá trình phỏng vấn, KTV được biết Báo cáo tài chính
kết thúc 31/12/2008 của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
kiểm toán.
+ Kiểm tra tài liệu: Thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty;
các BCTC như Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh…; Biên
bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các
cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan
trọng…Biên bản kiểm toán năm trước do A&C phát hành.
b, Nghiên cứu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
KTV và công ty kiểm toán phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội
bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định thời gian cũng như phạm vi của các cuộc
kiểm toán phải thực hiện. Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV ở
AASC tiến hành tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về quy trình kế toán… của khách
Bùi Thị Thơm Kiểm toán48B
- 25-

Trích đoạn Bảng 1.10: Bảng cân đối phát sinh TGNH theo đối tượng ngân hàng tại ABC Biểu 1.13: Trang kết luận kiểm toán khoản mục TGNH tại ABC Biểu 1.15: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 112 tại Công ty XYZ Bảng 1.10: Bảng cân đối phát sinh theo đối tượng TK 112 Biểu 1.15: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 112 tại Công ty XYZ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status