Đánh giá trọng yếu trong quá trình kiểm toán BCTC trong các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam - Pdf 28

ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh
BCTC: Báo cáo tài chính
BGĐ: Ban giám đốc
CMKTVN: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
CP: Cổ phần
CSH: Chủ sở hữu
KSNB: Kiểm soát nội bộ
KTV: Kiểm toán viên
LNST: Lợi nhuận sau thuế
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
MP: Monetary precision
PM: Planning materiality
STM: Significant misstatement threshold
TE: Telerable Error
TK: Tài khoản
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Để khẳng định vị thế kinh tế của mình cũng như tạo niềm tin
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Việt Nam đang cố gắng để ngày càng
hoàn thiện thể chế kinh tế. Một trong những yêu cầu về quản lý kinh tế là đảm
bảo minh bạch hóa tình hình tài chính. Xuất phát từ yêu cầu đó ngành kiểm
toán tại Việt Nam đang phát triển hết sức mạnh mẽ không chỉ về quy mô mà

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Bùi Thị Minh Hải đã giúp em hoàn thành
đề tài này.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU
TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.1 Tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm về trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm dùng để chỉ tầm cỡ quan trọng của sự vật, hiện
tượng. Khi sự vật, hiện tượng đi kèm với trọng yếu sẽ mang ý nghĩa quan
trọng. Trong các lĩnh vực khác nhau, trọng yếu mang ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau.
Trong lĩnh vực kiểm toán, trọng yếu thường xuyên được nhắc đến, đặc
biệt là trong kiểm toán BCTC.
Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính của Mỹ FASB đã đinh nghĩa về
trọng yếu như sau: “trọng yếu là mức độ lớn của vấn đề bị bỏ sót hoặc sai
phạm của thông tin kế toán do các tình huống xung quanh, có khả năng làm
cho sự phán xét của một người hiểu biết dựa trên thông tin đó có thể bị thay
đổi hoặc bị ảnh hưởng bởi điều bị bỏ sót hoặc sai phạm đó.”
Chuẩn mực KTVN số 320 cũng quy định rất rõ về tính trọng yếu trong
kiểm toán. Chuẩn mực nêu rõ khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải
quan tâm đến tính trọng yếu của thông tin. Theo chuẩn mực thì trọng yếu là
một thuật ngữ để chỉ tầm quan trọng của một thông tin trên BCTC và một
thông tin được coi là trọng yếu nếu “việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó
có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính
trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của các khoản mục hoặc các sai
sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hoặc sai sót đó. Vì

thể về quy mô cho những điểm cốt yếu trên BCTC rất khó, đặc biệt là khi trên
đó chứa đựng các yếu tố tiềm ẩn. Do đó để thuận tiện trong quá trình xem xét,
quy mô của các khoản mục được chia thành hai mức độ: Mức độ thứ nhất, khoản
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mục và nghiệp vụ sai phạm với quy mô nhỏ, không gây ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của người sử dụng thông tin thì được xem là không trọng yếu. Mức
độ thứ hai, khoản mục và nghiệp vụ sai phạm với quy mô lớn, có thể gây ảnh
hưởng tới việc ra quyết định của người sử dụng được xem là trọng yếu.
Tuy nhiên việc xác định mức độ, quy mô mô nào là trọng yếu lại phụ
thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV đối với từng khách hàng kiểm toán
cụ thể. Từ đó trong quá trình xem xét quy mô của khoản mục, nghiệp vụ,
kiểm toán viên phải xem xét tới quy mô tuyệt đối và quy mô tương đối
Quy mô tuyệt đối là con số thể hiện mức quan trọng của thông tin mà
không cần xem xét thêm bất cứ một yếu tố nào khác, đây là một việc rất khó
thực hiện. Một con số nào đó là trọng yếu đối với công ty này nhưng lại là
không trọng yếu đối với một công ty khác. Việc đưa ra một con số tuyệt đối
để làm mức trọng yếu áp dụng cho các khách hàng khác nhau là điều không
thể thực hiện được. Vì thế rất ít khi KTV sử dụng mức độ này trong quá trình
kiểm toán.
Thông thường, KTV khi xem xét vấn đề về quy mô của đối tượng kiểm
toán thì họa quan tâm đến quy mô tương đối. Quy mô tương đối là mối quan
hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với con số gốc. Thông thường, đó
là các chỉ tiêu trên BCKQKD, hay trên BCĐKT. Chẳng hạn, số gốc là thu
nhập ròng hoặc bình quân thu nhập của một số năm gần đây. Thông thường
các sai phạm nhỏ hơn 5% so với thu nhập ròng thì được xem là không trọng
yếu.
Ngoài ra, trong quá trình xem xét quy mô của tính trọng yếu thì KTV

thể. Quy mô của tính trọng yếu sẽ được xem xét trên phương diện toàn bộ
BCTC trong mối liên hệ với mức độ sai sót của số dư tài khoản, nghiệp vụ
trên BCTC. Đồng thời, việc xem xét quy mô còn được thực hiện trong mối
liên hệ giữa độc lập hay lũy kế của các sai sót trên BCTC.
1.1.2.2 Đánh giá trọng yếu về bản chất
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xét về mặt bản chất thì khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ trọng của
vấn đề xem xét. Một yếu tố định tính quan trọng cần xem xét đó là bản chất
của khoản mục hoặc vấn đề đang được đánh giá.
Về mặt này, các khoản mục thường được xem là trọng yếu gồm:
♦ Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng
gian lận như:
- Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu, giao dịch không hợp pháp.
- Các nghiệp vụ thanh lý TS.
- Các nghiệp vụ về tiền mặt
- Các nghiệp vụ mua bán và thanh toán
- Các nghiệp vụ bất thường
- Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi
- Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách
- Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp
vụ mới phát sinh
- Các khoản mục có sửa chữa
♦ Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót hệ trọng:
- Các khoản mục, nghiệp vụ phát hiện có sai sót ở quy mô lớn hoặc
có chênh lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có lien quan
- Các nghiệp vụ vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung
- Các nghiệp vụ, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau

hàng, những hiểu biết đó có thể khác với những đánh giá ban đầu của KTV
trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi đó KTV cần tiến hành đánh giá
lại trọng yếu để thay đổi chương trình kiểm toán cho phù hợp. Như vậy, đánh
giá trọng yếu có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán nếu KTV xét thấy cần thiết.
1.2.2 Vai trò của đánh giá trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính
KTV đánh giá trọng yếu nhằm lập kế hoạch kiểm toán, thiết kế chương
trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở đánh giá trọng yếu.
Dựa vào đánh giá trọng yếu, KTV xác định được mức độ sai sót có thể chấp
nhận được đối với BCTC. Trên cơ sở đó, KTV xác định được bản chất, số
lượng, thời gian các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, lập ra kế hoạch
kiểm toán và chương trình kiểm toán phù hợp. Đây chỉ là những vấn đề chung
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhất khi nói về vai trò của đánh giá trọng yếu trong kiểm toán. Vai trò cụ thể
hơn sẽ được trình bày ở những phần sau khi phân tích cụ thể về trọng yếu
trong kiểm toán BCTC.
1.3 Quy trình đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Khái quát chung về quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán
BCTC
Nhìn chung không có chuẩn mực nghề nghiệp nào quy định hay hướng
dẫn về việc đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán, do vậy nhiều công ty
kiểm toán và các tổ chức nghề nghiệp đã đưa ra những chính sách hoặc quy
định nhằm hỗ trợ các KTV trong việc thiết lập mức trọng yếu của từng cuộc
kiểm toán. Tuy nhiên, các công ty thường xây dựng các quy định về đánh giá
tính trọng yếu dựa trên 5 bước cơ bản.
Các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện cụ thể
trên sơ đồ sau:

thu thập nhằm đảm bảo một rủi ro kiểm toán được chấp nhận so với một mức
trong yếu với số tiền cao hơn.
KTV có thể thường xuyên thay đổi mức ước lương ban đầu về mức
trọng yếu trong suốt cuộc kiểm toán, bất cứ khi nào điều này được làm, ước
lượng mới được gọi là ước lượng xét lại về tính trọng yếu. Các lý do khiến
KTV phải sử dụng ước lượng xét lại có thể gồm sự thay đổi của một trong
những yếu tố được dung để xác định ước lượng ban đầu hoặc một quyết định
của KTV cho rằng ước lượng ban đầu quá lớn hoặc quá nhỏ.
♦ Các yếu tố ảnh hưởng đến ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
• KTV phải nhận thức rõ tính trọng yếu là một khái niệm tương đối
hơn là khái niệm tuyệt đối. Một sai sót có quy mô nhất định có thể là trọng
yếu với một công ty nhỏ trong khi cũng cùng sai số đó lại không trọng yếu
đối với một công ty lớn hơn. Do vậy xây dựng bất lỳ một chỉ đạo hay hướng
dẫn nào về giá trị bằng tiền cho sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu khả
thi cho tất cả các kế hoạch được kiểm toán là điều không thể thực hiện được.
• Một yếu tố khác ảnh hưởng đến ước lượng ban đầu đó là nhu cầu
đối với cơ sở đánh giá trọng yếu. Nhìn chung trong việc ước lượng về tính
trọng yếu, KTV nên thiết lập các chỉ tiêu để làm cơ sở cho việc đánh giá, các
cơ sở này được sử dụng để nhân với các hệ số phần trăm, từ đó hình thành
ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Vì tính trọng yếu là tương đối nên việc
có các cơ sở để đánh giá khi nào một sai phạm được coi là trọng yếu là điều
cần thiết. Tổng tài sản, tổng doanh thu và thu nhập thuần thường được sử
dụng để đánh giá trọng yếu do đối với các công ty thì những nhân tố này
thường ít biến động từ năm này qua năm khác. Thu nhập thuần trước đây
thường là cơ sở quan trọng nhất để quyết định cái gì là trọng yếu, vì nó được
xem như một khoản mục thông tin then chốt đối với người sử dụng.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368

ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
♦ Khái niệm về quá trình phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
cho các khoản mục
Bước tiếp theo trong quy trình đánh giá tính trọng yếu là phân bổ ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu đã được xác định ở bước 1 cho từng khoản
mục. Công việc này là cần thiết vì các bằng chứng thường được thu thập theo
các khoản mục hơn là theo toàn bộ BCTC nói chung. Nếu các KTV có ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu thì điều này có thể giúp họ xác định được các
bằng chứng thích hợp để thu thập. Mục tiêu của việc phân bổ ước lượng ban
đầu là hỗ trợ cho KTV trong việc lập kế hoạch về quy mô các thủ tục kiểm
toán cho từng khoản mục hoặc từng phần hành cụ thể.
Ví dụ: đối với số dư của các khoản phải thu là 1 000 000 USD khi sai
số là 50 000 USD trong các khoản mục phải thu được xem là trọng yếu thì
KTV có khả năng sẽ phải thu thập nhiều bằng chứng hơn so với trường hộ sai
số là 30 000 USD được coi là trọng yếu.
Hầu hết các KTV phân bổ tính trọng yếu cho các TK trên BCĐKT
thay vì các TK trên BCKQKD vì kế toán thực hiện theo nguyên tắc ghi sổ
kép do đó phần lớn những sai sót trên BCKQKD đều có biểu hiện trên các
TK thuộc BCĐKT. Vì số lượng các khoản mục trên BCĐKT ít hơn số
lượng các khoản mục trên BCKQKD trong hầu hết các cuộc kiểm toán và
hầu hết các thể thức kiểm toán tập trung vào các khoản mục trên BCĐKT
nên sự phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCĐKT là phương
pháp thích hợp nhất.
Kết quả của việc phân bổ tính trọng yếu cho từng bộ phận được thể hiện
thông qua bảng phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục như sau:
Bảng 1.2: Phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các khoản mục
Tài khoản
Sai số có thể chấp nhận
Sai số thừa Sai số thiếu

thực hiện giảm sẽ giúp KTV đảm bảo chi phí cuộc kiểm toán theo đúng dự
kiến ban đầu. Tuy nhiên, KTV cần thận trọng để đảm bảo việc phân bổ này
vừa đáp ứng được nhu cầu về chi phí vừa không ảnh hưởng đến khả năng của
KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
15
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Bên cạnh đó, rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá
đối với từng khoản mục cũng ảnh hưởng đến việc phân bổ trọng yếu cho các
khoản mục này. KTV không thể kiểm soát được hai loại rủi ro này mà chỉ có
thể đánh giá được chúng. Nếu một khoản mục có rủi ro tiềm tàng hoặc rủi ro
kiểm soát cao thì để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, rủi ro
thực hiện phải ở mức thấp. Muốn vậy, KTV phải phân bổ một mức trọng yếu
cao cho các khoản mục này, giảm bớt số lượng các bằng chứng kiểm toán cần
thu thập phục vụ cho hoạt động kiểm toán, từ đó giảm khả năng KTV đưa ra ý
kiến chấp nhận toàn phần trong khi BCTC vẫn còn những sai phạm trọng yếu.
Trên thực tế thì rất khó có thể đoán trước được những tài khoản nào có
khả năng sai số và liệu các sai số có khả năng là số báo cáo thừa hay số báo
cáo thiếu, tương tự các chi phí liên quan đến việc kiểm soát các số dư tài
khoản khác nhau thường không thể xác định được. Do vậy, việc phân bổ ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các tài khoản là một vấn đề thuộc về
phán xét nghiệp vụ khó.
Nói tóm lại mục đích của việc phân bổ là giúp KTV xác định được
bằng chứng thích hộ đối với từng tài khoản để thu thập. Quá trình phân bổ
phải nhằm tối thiểu hóa các chi phí tiến hành của cuộc kiểm toán , KTV phải
tin tưởng các sai sót kết hợp trong tất cả các tài khoản phải ít hơn hoặc bằng
ước lương ban đầu về tính trọng yếu.
1.3.4 Ước lượng tổng sai số trong từng khoản mục
Mức trọng yếu phân bổ cho các bộ phận, khoản mục là mức sai sót tối

giá việc trình bày hợp lý của BCTC, KTV phải đánh giá xem liệu tổng tất cả
những sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán nhưng chưa được sửa
chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu hay không? Tổng cộng những sai sót
chưa được sửa chữa bao gồm những sai sót cụ thể mà KTV xác định, bao gồm
cả ảnh hưởng của những sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán
kỳ trước nhưng chưa được sửa chữa, những ước tính tối ưu của KTV về
những sai sót có thể đã không được xác định cụ thể.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
17
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu KTV kết luận rằng những sai sót có thể trọng yếu thì cần có biện
pháp giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách tăng cường các thủ tục kiểm tra chi
tiết hoặc yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại BCTC. Nếu ban giám đốc của khách
hàng không chấp nhận điều chỉnh BCTC và các thủ tục kiểm toán thực hiện
thêm không cho phép KTV kết luận rằng tổng sai sót chưa được sửa chữa không
hợp thành sai sót trọng yếu thì KTV cần xem xét sửa đổi lại ý kiến nhận xét cho
phù hợp. Nếu theo KTV, tổng sai sót chưa được sửa chữa đang tiến đến gần mức
trọng yếu thì KTV phải xem xét liệu những sai sót chưa được phát hiện khi kết
hợp với tổng sai sót chưa được sửa chữa có vượt quá mức trọng yếu hay không
và cũng có thể thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán hoặc đề nghị các bút toán
điều chỉnh. Nhìn chung, tùy thuộc vào thái đọ ban quản lý của khách hàng mà
KTV quyết định loại ý kiến KTV cho phù hợp.
Hai bước đầu tiên của việc vận dụng tính trọng yếu liên quan đến việc
lập kế hoạch kiểm toán, trong khi đó ba bước sau lại sinh ra trong quá trình
thực hiện các trắc nghiệm của cuộc kiểm toán. Khi KTV tiến hành các công
việc kiểm toán cho từng phần hành của cuộc kiểm toán, tất cả các sai số tìm
được đều phải được ghi chép vào giấy tờ làm việc.
Một vấn đề nữa mà KTV cần xem xét khi thực hiện đánh giá trọng yếu
trong kiểm toán đó là những rủi ro do chọn mẫu. Rủi ro chọn mẫu là khả năng

Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam được thành lập theo quyết định
165/TC/QĐ- TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ Tài chính và là công ty kiểm toán
độc lập đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Công ty kiểm toán Việt Nam
được chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty
TNHH một thành viên theo quyết định số 129/QĐ/TC/BTC ngày 30/6/2003
của Bộ Tài chính về việc chuyển đổi công ty kiểm toán Việt Nam thành công
ty TNHH kiểm toán Việt Nam. Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty TNHH một thành viên số 1014000112 ngày 19/01/2004 do Sở
Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập công ty là 9 077 000 000 VNĐ. Từ
năm 1992, Deloitte Việt Nam bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche
Tohmatsu và thu được nhiều thành tựu đáng kể, doanh thu của công ty tăng
lên một cách nhanh chóng.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Giai đoạn 2: từ năm 1994 đến tháng 5/2007:
Với sự phát triền không ngừng của công ty kiểm toán Việt Nam, đến
tháng 4/1994 liên doanh Deloittte Việt Nam – DTT được thành lập. Năm
1997 công ty kiểm toán Việt Nam chính thức trở thành nhân viên của hãng
Deloitte Touche Tohmatsu và là đại diện hợp pháp duy nhất của Deloitte Việt
Nam, nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt từ các văn phòng của Deloitte Touche
Tohmatsu trên toàn cầu.
 Giai đoạn 3: Từ 2007 đến nay
Chuyển sang thời kỳ hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia vào tổ
chức WTO, Deloitte Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Ngày 7/5/2007,
công ty hoàn thành xong quá trình chuyển đổi sở hữu từ công ty TNHH một
thành viên trực thuộc Bộ Tài chính trở thành công ty TNHH hai thành viên
theo đúng quy định của nhà nước về kiểm toán độc lập. Theo giấy chứng nhận

Dịch vụ Số tiền(triệu đồng) Tỷ lệ(%)
Kiểm toán BCTC 62953 63,7
Tư vấn thuế 21186 21,5
Kiểm toán XDCB 1856 1,9
Kiểm toán dự án 10880 11
Dịch vụ khác 1888 1,9
Tổng 98763 100
Nguồn: Bảng cáo bạch công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Từ bảng báo cáo trên, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty tương đối
khả quan, công ty ngày càng có nhiều hợp đồng có giá trị lớn, số lượng khách
hàng cũng không ngừng mở rộng, uy tín của công ty ngày càng được khẳng
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
định. Hoạt động của công ty tương đối đa dạng và có thể đạt được thành công
trên nhiều lĩnh vực. Deloitte Việt Nam đã tiến hành kiểm toán cho nhiều công
ty nước ngoài với chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Ngoài ra, công
ty cũng được tin tưởng ký hợp đồng với nhiều tổng công ty của nhà nước.
Điều này làm cho doanh thu của Deloitte Việt Nam tăng nhanh trong những
năm gần đây.
Lĩnh vực nổi bật nhất của công ty là kiểm toán BCTC cũng mang lại
doanh thu cao nhất trong các loại hàng dịch vụ của công ty với mức doanh thu
62953 triệu đồng tương đương 63,7% tổng doanh thu, gấp 3 lần doanh thu của
tư vấn thuế và hơn nhiều lần so với dịch vụ khác.
Số nộp ngân sách nhà nước cũng tăng lên không ngừng. Deloitte Việt
Nam đã nộp lại cho ngân sách nhà nước một nguồn vốn và tăng dần qua các
năm theo hiệu quả kinh doanh thu được, góp phần làm giáu thêm ngân sách,
giảm bớt khó khăn về nguồn kinh phí của nhà nước. Không những công ty
ngày càng phát triển mà còn góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

hưởng của sai phạm.
2.1.2.1.2 Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá tính trọng yếu tại công ty kiểm
toán Deloitte Việt Nam
- Mức trọng yếu ban đầu PM(planning materiality):
- Mức trọng yếu chi tiết MP(monetary precision)
- Ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục, số dư
chi tiết - Threshold
- Ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được trên toàn bộ BCTC - De minimis
Threshold
- Các chỉ tiêu kế toán khác như doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi
nhuận sau thuế…
2.1.2.2 Khái quát quy trình đánh giá tính trọng yếu tại công ty kiểm toán
Deloitte Việt Nam
SV: Nguyễn Thị Ngọc Mai Lớp: Kiểm toán 49A
24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC GVHD: Ths. Bùi Thị Minh Hải
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tại Deloitte Việt Nam, quy trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán
BCTC được thực hiện xuyên suốt từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng
quát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán tổng quát, KTV xác định mức trọng yếu ban đầu MP. Giai đoạn tiếp theo
của cuộc kiểm toán là lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTV sẽ tiến hành xác
định mức trọng yếu chi tiết MP, tính toán Threshold và De Minimis
Threshold, thiết lập các thủ tục kiểm toán chi tiết cần thực hiện. Điểm đặc biệt
trong quy trình đánh giá trọng yếu tại Deloitte Việt Nam là mức trọng yếu cụ
thể được xac định và không thay đổi trong toàn bộ cuộc kiểm toán.
2.1.2.2.1 Đánh giá mức trọng yếu ban đầu PM (planning materiality)
Dựa trên cơ sở những hiểu biết về hệ thống KSNB và đánh giá về rủi ro
kiểm soát, KTV tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu ban đầu PM. Công việc
này phụ thuộc vào kinh nghiệm của KTV, đòi hỏi những xét đoán nghề


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status