16 Vận dụng PP luận duy vật biện chứng trong việc xây dựng & phát huy nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam - Pdf 27

I. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, tháng 12 năm 2006, nước ta chính thức gia
nhập WTO. Sau sự kiện này, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn dịch vụ tài
chính, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm… cho các đối tác nước ngoài. Điều
này dẫn đến một yêu cầu thực tế bức thiết là thông tin về thị trường tài
chính Việt Nam phải được minh bạch và có độ tin cậy cao. Do đó, sự bùng
nổ về cầu đối với lĩnh vực kiểm toán sẽ là điều tất yếu. Công tác kiểm toán
sẽ là một trong những chìa khóa tăng cường sự minh bạch cũng như sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động kiểm toán,
nguồn lực con người được coi như là yếu tố quyết định đối với chất lượng
dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên điều kiện thực tế Việt Nam cho thấy: nguồn
nhân lực phục vụ cho ngành kiểm toán còn đang rất thiếu hụt cả về số
lượng lẫn chất lượng, do đó mà chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng còn
nhiều hạn chế. Vì vậy việc xây dựng và phát huy đầy đủ sức mạnh nguồn
nhân lực cho ngành kiểm toán trở thành một vấn đề bức thiết của nền kinh
tế hiện nay.
Với những kiến thức về phương pháp luận triết học đã lĩnh hội được
từ các bài giảng triết học, em chọn đề tài “Vận dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng trong việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực
cho ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam” để trình bày một số quan
điểm của mình về phương pháp luận triết học trong việc định hướng giải
quyết vấn đề này. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đánh giá của các giảng
viên để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn!
1
II. LUẬN CHỨNG LÝ DO NÊU VẤN ĐỀ
Căn cứ vào đâu mà lại coi vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực cho ngành kiểm toán là một trong những vấn đề bức thiết của yêu cầu
phát triển kinh tế hiện nay? Điều này xuất phát từ đòi hỏi khách quan của
nền kinh tế đối với hoạt động kiểm toán cũng như trong chính khả năng
thực tế về nhân lực của ngành kiểm toán trong việc đáp ứng yêu cầu thị
trường.

2. Thực trạng nguồn nhân lực kiểm toán
Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động của ngành kiểm toán cho thấy
nguồn nhân lực của ngành vẫn còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng
Về số lượng, nhân lực ngành kiểm toán đang ở tình trạng thiếu hụt
trầm trọng. Hiện nay, cả nước chỉ có gần 1.000 kiểm toán viên có chứng
chỉ hành nghề. Con số này quá ít ỏi trước sự bùng nổ của nhu cầu kiểm
toán. Hơn nữa, tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán là
rất cao như phải có bằng đại học chuyên ngành, rồi 5 năm kinh nghiệm và
phải trải qua 8 môn thi rất khó khăn... Do vậy tính đến nay số lượng kiểm
toán viên chuyên nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp so với yêu cầu của nền
kinh tế.
Bên cạnh đó, số lượng nhân lực của ngành luôn biến động xáo trộn
vì đây là một trong những nghề luôn phải đối mặt với những thách thức
pháp lý. Áp lực công việc, đặc biệt trong mùa kiểm toán, làm cho các kiểm
3
toán viên căng thẳng quá mức thường xuyên, khiến họ dễ dàng bỏ nghề
hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác. Một số kiểm toán viên sau khi đã có
chứng chỉ kiểm toán quốc tế lại chuyển công tác hay định cư ở nước ngoài.
Tình trạng chảy máu chất xám thường xuyên diễn ra trong ngành làm cho
nguồn nhân lực về kiểm toán lại càng trở nên thiếu hụt hơn so với yêu cầu
của nền kinh tế.
Về chất lượng, số lượng kiểm toán viên đạt trình độ chuẩn Việt Nam và
quốc tế còn rất thấp. Theo Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), hiện
Việt Nam chỉ có gần 1.000 kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, trong khi
nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng. Trong khi đó, chứng chỉ kiểm toán viên
của Việt Nam còn chưa được công nhận rộng rãi và con số trên 200 kiểm toán
viên có chứng chỉ quốc tế trong tổng số gần 1.000 kiểm toán viên Việt Nam là
một con số quá ít để có thể có được sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đa số kiểm toán viên Việt Nam nắm rất vững lý thuyết, thành thục về chuyên
môn, nhưng khả năng tư vấn cho doanh nghiệp chưa cao. Ngoài ra, khả năng

từ các nguyên nhân sau:
- Kiểm toán độc lập tại Việt Nam mới ra đời trong kinh tế thị trường
còn rất non trẻ và chưa hề có một cơ sở gì làm nền tảng mà hoàn toàn phải
tự thân vận động. Do đó mà vấn đề đầu tư vào nguồn nhân lực cũng còn
nhiều hạn chế
5
- Thời kỳ mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại
những quan điểm chưa đúng về vai trò của kiểm toán độc lập. Các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn còn tư tưởng “chuộng” kiểm toán và thanh tra Nhà
nước. Vì thế lao động trong ngành kiểm toán độc lập vẫn chưa được đánh
giá đúng mức
- Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh. Mặc dù trong thời gian gần đây,
hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm toán, kế toán đã được đổi mới và
ban hành khá đầy đủ, bao gồm Luật Kế toán, các nghị định, các chuẩn mực
kế toán, kiểm toán dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn còn một khoảng cách khá xa so với thế giới. Các văn bản vẫn mang
nặng tính chất hành chính và chưa tạo ra được sự đồng bộ, thống nhất cũng
như chưa xây dựng được chính sách bồi dưỡng đào tạo và đãi ngộ thỏa
đáng cho kiểm toán viên để giữ chân họ lại trước yêu cầu và áp lực công
việc quá cao.
- Một điểm cần lưu ý là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn
chưa nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của công việc kiểm toán.
Một số chắc phải đến khi vấp ngã mới thấy tầm quan trọng của kiểm toán,
kế toán. Đơn cử như việc thị trường chứng khoán vừa qua đã nóng lên. Một
số doanh nghiệp đổ xô đầu tư vào nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm các
số liệu, báo cáo sổ sách kiểm toán ra sao...
Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nhân lực ngành kinh tế nói
riêng, vốn được đánh giá là dồi dào, cần cù, thông minh. Tuy nhiên do
những hạn chế nhất định về điều kiện khách quan chủ quan của đất nước
trong thời kỳ đổi mới nên việc huy động và phát huy nguồn lực to lớn này

hình hoạt động; mới chỉ nhìn nhận thực tế mà chưa truy tìm tận gốc nguyên
nhân tạo ra kết quả đó; mới chỉ nhìn thấy hiện thực mà chưa đánh giá được
đúng đắn khả năng và tiềm lực trong tương lai…Đôi khi xem xét theo kiểu
bình quân, cào bằng vai trò của nguồn nhân lực với các yếu tố khác. Kết
quả là các giải pháp đề ra không thực sự hữu hiệu đối với việc phát huy sức
mạnh nguồn nhân lực.
Khi đánh giá vai trò kiểm toán nói chung, kiểm toán độc lập nói
riêng, đặc biệt là nguồn nhân lực kiểm toán còn phiến diện, cục bộ, mới chỉ
nhìn đến một mặt một góc độ nhất định chứ chưa xét đến tất cả các mối
liên hệ tác động qua lại giữa kiểm toán độc lập với các doanh nghiệp và
quan hệ giữa hỗ trợ giữa kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Vẫn
còn coi trọng kiểm toán nhà nước và chưa có đánh giá đúng đắn về vai trò
to lớn của kiểm toán độc lập với sự an ninh và lành mạnh của nền tài chính
quốc gia. Do đó nguồn nhân lực mới chỉ được ưu tiên cho khu vực kiểm
toán nhà nước còn kiểm toán độc lập thì vẫn rất yếu ớt vì chưa được đầu tư
nhiều. Điều này làm hạn chế số lượng và chất lượng nhân lực ngành kiểm
toán độc lập.
Trong giai đoạn trước đây có những lúc chưa nhìn nhận đầy đủ về
vai trò nguồn lực con người, chưa coi đó là một nguồn tài nguyên quý giá
của quốc gia, mà chỉ coi trọng các nguồn lực vật chất, nên chưa phát huy
được sức mạnh và vai trò to lớn của nguồn lực con người. Từ sau quá trình
đổi mới, nhận thức đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, đã
nhận ra được con người là một nguồn lực quý báu của quốc gia để xây
8


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status