Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội - Pdf 28


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ HỒNG MINH GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Thủy
HÀ NỘI - 2009

TOÁN NGÂN HÀNG
5
1.1.
Khái niệm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng
5
1.1.1.
Khái về bảo lãnh ngân hàng
5
1.1.2.
Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
8
1.2.
Khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
10
1.2.1.
Khái niệm về bảo lãnh thanh toán ngân hàng
10
1.2.2
Đặc điểm của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
11
1.2.2.1.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là mối quan hệ đa phương
11
1.2.2.2.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng mang tính độc lập
12
1.2.2.3.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng
của ngân hàng
13

19
1.5.2.
Quyền tự chủ của bảo lãnh đối ứng
20

Chương 2: CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH THANH TOÁN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
23
2.1.
Các qui định pháp luật về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng
thương mại Việt Nam
23
2.1.1.
Trình tự, thủ tục bảo lãnh thanh toán ngân hàng
24
2.1.2.
Chủ thể của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
30
2.1.3.
Phạm vi của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
32
2.1.4.
Hình thức pháp lý của quan hệ bảo lãnh thanh toán ngân hàng
34
2.1.5.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh thanh
toán ngân hàng
36

ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua
62
2.3.1.
Những thuận lợi
62
2.3.2.
Những khó khăn, vướng mắc và bất cập
64
2.3.3.
Nguyên nhân
67
2.3.3.1.
Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
67
2.3.3.2.
Nguyên nhân khách quan
68

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
72
3.1.
Hoàn thiện môi trường pháp lý
72
3.1.1.
Cơ sở hoàn thiện
72
3.1.1.1.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong hoàn thiện pháp

KẾT LUẬN
87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
88
DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu
bảng
Tên bảng

Trang

2.1
Doanh số bảo lãnh của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn Hà Nội
46
2.2
Số dư bảo lãnh thanh toán so với các bảo lãnh khác
47
2.3
Cơ cấu khách hàng bảo lãnh
48
2.4
Một số chỉ tiêu bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng
thương mại Hà Nội
49
2.5
Thời hạn các loại hình bảo lãnh

48 1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước nhà,
đây là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi Việt
Nam đang vươn mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham
gia tích cực vào công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa
mạnh mẽ với nhịp điệu không ngừng, với áp lực cạnh tranh gay gắt đặt ra cho
hệ thống ngân hàng nhiều thời cơ và không ít những thách thức đòi hỏi phải
phát triển, đổi mới tiến tới hoàn thiện và đa dạng hóa các loại hình nghiệp vụ.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi trên
thế giới từ đầu thập niên 70 và ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong
các giao dịch kinh tế toàn cầu, nghiệp vụ này chỉ mới thật sự phát triển tại các
Ngân hàng Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Điều đó chứng tỏ các ngân hàng
Việt Nam mới chỉ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ở mức độ còn sơ khai, chủ yếu
là nhằm đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng. Trong khi đó, nghiệp vụ bảo lãnh
lại là nghiệp vụ vừa đa dạng vừa phức tạp, chứa đựng rất nhiều rủi ro và liên
quan đến nhiều yếu tố vượt khỏi biên giới quốc gia. Chính vì vậy việc không
ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là yêu
cầu cấp thiết đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trên địa bàn Hà Nội thời gian vừa qua, hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là
hoạt động bảo lãnh thanh toán của hệ thống các ngân hàng thương mại đã có
những bước khởi sắc đáng mừng, góp phần tích cực vào sự thành công của
các giao dịch kinh tế và sự phát triển của hoạt động thương mại trên địa bàn.
Nghiệp vụ bảo lãnh đã khẳng định được vị trí và tính ưu việt không thể phủ
nhận của nó đối với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết


3
- Phân tích thực trạng pháp luật về bảo lãnh thanh toán ở Việt Nam có
sự đối chiếu với pháp luật nước ngoài.
- Đánh giá tình hình thực thi các qui định về bảo lãnh thanh toán trong
hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội.
- Nêu các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về
bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, các
qui định pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng mà cụ thể là bảo lãnh
thanh toán và thực tiễn tổ chức triển khai và thực hiện các qui định của các
ngân hàng thương mại tại Hà Nội, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến
nghị liên quan đến pháp luật về bảo lãnh thanh toán ngân hàng nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn trọng tâm nghiên cứu các qui định
pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thanh toán ngân hàng và các qui định cụ thể
hóa về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng thương mại từ khi có hai Luật về
Ngân hàng có hiệu lực thi hành năm 1998. Quá trình phân tích dựa vào thực
tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội thời gian từ
năm 2005 đến tháng 9 năm 2009.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu từ phương
pháp duy vật biện chứng đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể như điều tra,
khảo sát, tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Các lý luận liên quan đến hoạt động ngân hàng đã được tổng hợp,
đúc kết sẽ được sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu đề tài cùng với vận

4

đến tại Điều 40 và 41 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 như là một
chế định đặc biệt cho phép người có quyền yêu cầu trong một hợp đồng dân
sự có thêm một người có nghĩa vụ ngoài người có nghĩa vụ là bên giao kết
hợp đồng đó, trong trường hợp bên giao kết không thực hiện nghĩa vụ.
Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
tại Điều 361 có định nghĩa về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến
thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên
bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình [28].
Theo Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng và tại Khoản 1, Điều 2 trong Quy
chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN
ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bảo lãnh ngân hàng
được định nghĩa như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng
(bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện

6
nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng
số tiền đã được trả thay.
Cam kết văn bản được qui định ở đây là văn bản bảo lãnh của tổ
chức tín dụng bao gồm:
- Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín
dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

với bên nhận bảo lãnh là điều kiện bắt buộc để thiết lập quan hệ bảo lãnh. Đối
với cam kết bảo lãnh mà tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) đưa ra thì không nên
xem đó chỉ là cam kết đơn phương, mà về bản chất pháp lý thì đó là văn bản
dự thảo hợp đồng và nếu không được bên nhận bảo lãnh chấp nhận thì quan
hệ bảo lãnh đó xem như không được thiết lập.
Việc xác định đúng bản chất pháp lý của quan hệ bảo lãnh ngân hàng
sẽ là cơ sở để phân định tư cách chủ thể trong quan hệ bảo lãnh: bên bảo lãnh,
bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh được đưa ra và
chấp nhận giữa hai bên là người thứ ba (người bảo lãnh) và bên có quyền (bên
nhận bảo lãnh), còn việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được qui
định như sau: khi người bảo lãnh hoàn thành xong nghĩa vụ của mình thì có
quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong
phạm vi bảo lãnh nếu không có thỏa thuận khác. Pháp luật hiện hành cho
phép ngân hàng được sử dụng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm
bảo cho người nhận bảo lãnh.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, khi ngân hàng thực hiện bảo
lãnh thì sẽ có các quan hệ sau đây phát sinh:
- Quan hệ giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh;

8
- Quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với
khách hàng (bên được bảo lãnh) phát sinh do thỏa thuận giữa các bên trong
việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng và nghĩa vụ
hoàn trả của khách hàng với tổ chức tín dụng.
Vậy bảo lãnh ngân hàng dù được thể hiện dưới hình thức là thư bảo
lãnh hay hợp đồng bảo lãnh hay các hình thức pháp luật khác không cấm phù
hợp với thông lệ quốc tế thì về bản chất đều là sự thể hiện của một hợp đồng
bảo lãnh giữa các bên. Ngoài ra việc phân định rõ hai loại quan hệ tồn tại
song song trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của tòa
án giải quyết các tranh chấp trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng.

Bảo lãnh không chỉ là công cụ đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng
mà còn là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong rất
nhiều trường hợp, nhờ có bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải xuất
quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được kéo dài thời gian thanh toán hàng hóa,
dịch vụ, nghĩa vụ nộp thuế… Như vậy, bảo lãnh ngân hàng đã tạo điều kiện
cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi cho vay
thực sự.
Bảo lãnh là công cụ thúc đẩy thực hiện hợp đồng
Ngoài hai chức năng là công cụ đảm bảo và công cụ tài trợ bảo lãnh
ngân hàng còn có chức năng thúc đẩy thực hiện hợp đồng.
Khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh, ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của người
được bảo lãnh và thúc đẩy họ thực hiện hợp đồng. Đối với người được bảo
lãnh, khi vi phạm hợp đồng họ luôn phải đối mặt với việc hoàn trả ngân hàng
số tiền mà ngân hàng đã trả thay với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất đi
vay thông thường đồng thời còn bị phạt tiền. Mà quan trọng hơn nữa là họ sẽ

10
mất uy tín đối với ngân hàng và đối tác kinh doanh điều này ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Do vậy bảo lãnh sẽ giúp họ có
ý thức thực hiện hợp đồng.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO LÃNH THANH TOÁN NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm về bảo lãnh thanh toán ngân hàng
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh,
về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường
hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh
toán của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh này thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị
hàng hóa trả chậm. Quan hệ giữa người bán và người mua ở đây thực chất là
quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa

Ngoài ra, nếu nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán còn xuất hiện thêm các
bên khác nữa như ngân hàng xác nhận bảo lãnh thì còn xuất hiện thêm các
mối quan hệ khác nữa giữa ngân hàng xác nhận bảo lãnh và ngân hàng bảo
lãnh thanh toán Còn quan hệ giữa ngân hàng và bên nhận bảo lãnh thể hiện
trong thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành, quy định những điều kiện để bên
nhận bảo lãnh có thể nhận được thanh toán của ngân hàng trong trường hợp
bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Như vậy, hoạt động bảo lãnh thanh toán chỉ hình thành khi có sự thỏa
thuận thống nhất từ cả ba chủ thể trên, được thể hiện cụ thể qua ba hợp đồng
có liên quan đó là hợp đồng gốc, hợp đồng cấp bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh
ngân hàng. Ba hợp đồng này tuy có sự độc lập với nhau song nó vẫn có những
ảnh hưởng qua lại. Đó chính là đặc điểm khác biệt giữa bảo lãnh thanh toán
với các hình thức cho vay và bảo hiểm.

12
1.2.2.2. Bảo lãnh thanh toán ngân hàng mang tính độc lập
Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho bên nhận
bảo lãnh những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của bên được bảo
lãnh trong quan hệ hợp đồng nhưng việc thanh toán bảo lãnh chỉ hoàn toàn
căn cứ vào các điều khoản và các điều kiện như trong cam kết bảo lãnh. Như
vậy một khi các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng về mặt
pháp lý, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu thanh toán tiền mà không cần
thiết phải chứng minh các vi phạm của bên được bảo lãnh.
Trong quan hệ giữa ngân hàng và người nhận bảo lãnh, các quyền và
nghĩa vụ của hai bên chỉ bị chi phối duy nhất bởi các điều khoản ghi nhận
trong cam kết bảo lãnh. Bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòi tiền bảo lãnh
theo bảo lãnh nếu điều kiện ghi nhận trong đó xảy ra và ngân hàng cũng
không thể viện ra các điều khoản trong hợp đồng để từ chối thực hiện nghĩa
vụ của mình. Tuy nhiên, các điều khoản trong hợp đồng gốc chính là căn cứ
phát sinh các điều khoản trong cam kết bảo lãnh. Việc thanh toán của ngân

động tín dụng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên được bảo
lãnh, khi đó bảo lãnh là một khoản cho vay bắt buộc. Ngoài ra, thu nhập của
ngân hàng bảo lãnh là từ việc thu phí (xếp vào các hoạt động dịch vụ) chứ
không dựa trên chênh lệch lãi suất như các hoạt động tín dụng.
Như vậy, nếu hoạt động bảo lãnh có chất lượng kém thì không những
có ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngân hàng mà còn có ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng tài chính của ngân hàng. Vì vậy, việc đưa ra quyết định bảo lãnh
đúng đắn là rất quan trọng.
1.2.2.4. Bảo lãnh thanh toán ngân hàng tiến hành trên cơ sở chứng từ
Giao dịch truyền thống của ngân hàng là bằng chứng từ và trên cơ sở
chứng từ, bảo lãnh không phải là một ngoại lệ. Bảo lãnh là một cam kết bằng
văn bản, việc ngân hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong bảo lãnh cũng

14
như thực hiện quyền đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh cũng căn cứ vào các
chứng từ. Chỉ cần người thụ hưởng xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dung thư
bảo lãnh thì ngân hàng phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Dựa vào những đặc điểm nêu trên cần phân biệt hoạt động bảo lãnh
thanh toán ngân hàng với hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng (hay còn gọi
là L/C) bởi có nhiều ý kiến cho rằng hình thức bảo lãnh thanh toán ngân hàng
và thanh toán L/C gần như hoàn toàn giống nhau. bảo lãnh thanh toán và L/C
đều dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Đối với L/C: Sau khi ngân hàng đồng ý mở thư bảo lãnh cho người
bán theo yêu cầu của người mua, nghĩa là ngân hàng có trách nhiệm thanh toán
cho người bán khi người bán thực hiện nghĩa vụ nộp chứng từ hợp lệ. Người bán
cũng có thể yêu cầu bên mua mở thư tín dụng không thể hủy ngang có xác
nhận để đảm bảo chắc chắn được thanh toán nếu ngân hàng mở L/C do một
nguyên nhân nào đó không thanh toán.
- Đối với bảo lãnh thanh toán ngân hàng, trước hết bên nhận bảo lãnh
phải yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình và chỉ trong

cam kết của khách hàng.
- Do chất lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc, trình độ
thẩm định của cán bộ chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm nên không đánh giá
chính xác tình hình và khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng ngân
hàng có thể gặp rủi ro không lường trước được.
- Do công nghệ ngân hàng còn thấp, thông tin không đầy đủ cũng là
cản trở đối với ngân hàng. Thiếu hụt thông tin, chất lượng thông tin thấp cán
bộ ngân hàng sẽ không đủ cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
hiện tại và tương lai, cũng như khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng,
không dự đoán được những biến động có thể xảy ra.

16
Ngoài ra, ngân hàng cũng phải chịu những ảnh hưởng của những yếu
tố khách quan bên ngoài như tình hình diễn biến nền kinh tế trong nước và
quốc tế, tình hình chính trị, pháp luật quốc gia…Tất cả những yếu tố này đều
ảnh hưởng đến chất lượng và nguy cơ rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động bảo lãnh
ngân hàng.
1.3.2. Rủi ro đối với bên đƣợc bảo lãnh
Rủi ro đối với bên được bảo lãnh trước hết là rủi ro trong kinh doanh
thương mại đơn thuần. Mặt khác, trong bảo lãnh người được bảo lãnh là
người có nghĩa vụ chính và trực tiếp đối với người thụ hưởng. Vì thế, người
được bảo lãnh sẽ phải đền bù về tài chính nếu trong thời gian hiệu lực của bảo
lãnh có chứng minh sự vi phạm hợp đồng. Hơn nữa, người được bảo lãnh
luôn phải đề phòng trường hợp người thụ hưởng làm chứng từ giả về việc vi
phạm hợp đồng của mình trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh trong khi trên
thực tế bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã ký kết.
1.3.3. Rủi ro đối với ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh
Mặc dù bảo lãnh là một hình thức đảm bảo cho người thụ hưởng tránh
được rủi ro trong các giao dịch thương mại song thực tế người thụ hưởng vẫn
có thể gặp rủi ro trong quá trình bảo lãnh vì người thụ hưởng bảo lãnh bị chi

vốn rẻ, ổn định và an toàn của ngân hàng.
1.4.2. Đối với doanh nghiệp
Đối với bên thụ hưởng: Nhờ có bảo lãnh họ có thể yên tâm ký kết và
thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra hợp đồng không thực
hiện được thì họ sẽ được ngân hàng bồi hoàn ngay lập tức khi họ xuất trình
đầy đủ chứng từ chứng minh sự vi phạm của bên được bảo lãnh mà ngân hàng
không được viện dẫn lý do nào. Hơn nữa nhờ có bảo lãnh mà họ tiết kiệm được
thời gian và chi phí tìm hiểu bạn hàng, không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

18
Đối với bên được bảo lãnh: Bảo lãnh có vai trò rất lớn đối với bên
được bảo lãnh. Trước hết họ được cung cấp một khoản vay với chi phí nhỏ
hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng thương mại thậm chí họ còn tiết kiệm
được một khoản vốn đáng kể. Hơn nữa họ còn được các chuyên gia của ngân
hàng giúp phân tích đánh giá việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.
Mặt khác, bảo lãnh ngân hàng còn tạo ra cơ hội kinh doanh cho các
doanh nghiệp. Nhất là đối với các doanh nghiệp chưa có uy tín trên thị trường
khó có thể ký kết được hợp đồng, đặc biệt với đối tác nước ngoài. Chính vì
vậy bảo lãnh ngân hàng giúp họ có thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại
nhất là các giao dịch thương mại quốc tế. Đồng thời bảo lãnh cũng khuyến
khích và thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả để
tăng thêm uy tín trên thị trường.
Đối với nền kinh tế: Bảo lãnh thực sự là chất xúc tác tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất phát triển kinh tế. Bảo lãnh đáp ứng nhu cầu vốn của nền
kinh tế để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các hoạt động bảo lãnh vay vốn
nước ngoài mua máy móc vật tư thiết bị sản xuất theo phương thức trả chậm
có bảo lãnh của ngân hàng tạo điều kiện mạnh mẽ để thu hút vốn, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển để giúp các nước này có điều kiện ứng dụng
công nghệ tăng năng suất lao động.
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hiện đại hóa,

phí tùy theo chất lượng tín dụng hoặc rủi ro tổn thất của bảo hộ. Việc ra quyết
định cấp bảo lãnh phải nằm trong tầm kiểm soát của tổ chức tín dụng tức là tổ
chức tín dụng cấp bảo lãnh phải có được đầy đủ các thông tin về khách hàng,
khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Tổ chức tín
dụng được phép đơn phương tăng hoặc giảm mức phí nếu chứng minh được
có rủi ro tín dụng sẽ xẩy ra, điều này khác với qui định của Việt Nam, các

Trích đoạn Đặc điểm của cỏc ngõn hàng thương mại trờn địa bàn Hà Nộ Khỏch hàng trong quan hệ bảo lónh thanh toỏn ngõn hàng Phớ ỏp dụng đối với bảo lónh thanh toỏn ngõn hàng Những thuận lợ Những khú khăn, vƣớng mắc và bất cập
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status