Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn - huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An. - Pdf 29

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

VƯƠNG THị MINH ANH

Tờn ti:
NGHIÊN CứU THựC TRạNG, Đề XUấT MộT Số GIảI PHáP Để NÂNG CAO
HIệU QUả SảN XUấT CủA CáC Hộ NUÔI Cá TRÊN ĐịA BàN Xã TRUNG SƠN
HUYệN ĐÔ LƯƠNG - TỉNH NGHệ AN
KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC

H O to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip
Lp : K42B - KTNN
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : ThS. Cự Ngc Bc

3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng Đào tạo và Khoa Kinh tế và Phát triển nông xóm cùng các thầy cô giáo,
những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo
Tuuh.s Cù Ngọc Bắc, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo UBND xã
Trung Sơn, hội nông dân xã Trung Sơn, các hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn
đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tốt nghiệp của tôi chắc hẳn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các
thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

Bảng 3.19: So sánh kết quả, HQKT của các hộ nuôi cá năm 2013 (tính trên 1ha) 45
Bảng 3.20: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ nông hộ
điều tra 47

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 GT Giá trị
2 ĐVT Đơn vị tính
3 CC Cơ cấu
4 TM-DV Thương mại - Dịch vụ
5 CN-XD Công nghiệp - Xây dựng
6 BQ Bình quân
7 BQ/H Bình quân/hộ
8 LĐ Lao động
9 SL Số lượng
10 CCDC Công cụ dụng cụ
11 HĐND Hội đồng nhân dân
12 KHKT Khoa học kĩ thuật
13 DV Dịch vụ
14 Pr/1đ chi phí Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí
15 Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
16 Pr Lợi nhuận
17 HQKT Hiệu quả kinh tế
18 UBND Ủy ban nhân dân
19 DS&KHHGĐ Dân số và kế hoạch hóa gia đình
20 GO Tổng giá trị sản xuất
21 IC Chi phí trung gian
22 GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian


1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất các hộ nuôi cá tại tỉnh Nghệ An 15
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 16

2.4.2. Phương pháp duy vật lịch sử 19
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 19
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 20
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ trang trại 20
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất 20
2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 20
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1. Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Trung Sơn 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2. Tài nguyên nước 24
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
3.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của một số hộ nuôi cá trên địa bàn xã Trung Sơn . 28
3.2.1. Đối tượng nuôi và loại hình nuôi 28
3.2.2 Tình hình về diện tích nuôi cá trên toàn xã 31
3.2.3. Số lượng và các loại hình nuôi cá của các nông hộ. 31
3.2.4. Tình hình cơ bản hộ điều tra 32
3.2.5. Quy mô đất đai của các mô hình kinh tế nuôi cá trên địa bàn xã 33
3.2.6. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá của các nông hộ 34
3.2.7. Nguồn nhân lực trong nuôi cá của các hộ 35
3.2.8. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các hộ nuôi cá 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất động thực vật thủy sinh trong điều
kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát hoặc như người ta vẫn thường nói, nuôi trồng
thủy sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Nuôi trồng thủy sản ở Việt
Nam và trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, sản lượng
và diện tích liên tục tăng. Tuy nhiên, đứng về góc độ quản lý, ngành nuôi trồng thủy
sản thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn
đề, trong đó việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản là một vấn đề cần được
quan tâm đúng mức.
Trong những năm gần đây, ngành nuôi cá nước ngọt ngày càng có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Sản phẩm cá là nguồn thực phẩm thơm ngon, giàu
chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Khi dân số gia tăng và nhu cầu
của con người ngày càng được nâng cao thì khai thác và nuôi trồng được nhiều
người quan tâm và hướng đến. Báo cáo của FAO cho thấy, nhu cầu thủy sản trên
đầu người cũng đang tăng dần với mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là
1,6%. Cụ thể, từ 17,4 kg/người (năm 2006) lên 17,6 kg/người (năm 2007); 17,8
kg/người (năm 2008); 18,1 kg/người (năm 2009), 18,6 kg/người (năm 2010); 18,8
kg/người (năm 2011) và có thể lên đến 19,1 kg/người (năm 2015) và 19 - 20
kg/người (năm 2030) [15]. Tổng giám đốc FAO, José Graziano da Silva cho biết:
“Sinh kế của 12% dân số thế giới phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào nghề cá.
Ngành thủy sản góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và dinh
dưỡng, đồng thời cũng là nguồn chủ yếu cung cấp protein cho 17% dân số thế giới
và gần ¼ các nước thu nhập thấp và khan hiếm thực phẩm” [20].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển nuôi cá trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi nguồn lợi về cá dễ bị tổn thương thì
nhu cầu của con người về chúng lại gia tăng không ngừng. Cá và những sản phẩm về

xã hội.
- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất
của các hộ nuôi cá tại địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển, mở
rộng diện tích nuôi cá trong những năm tiếp theo.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đây là cơ hội và điều kiện giúp cho bản thân tôi tập duyệt vận dụng các kiến
thức đã học vào thực tiễn và làm quen với thực tế, bổ sung và hệ thống hoá một số
kiến thức về nuôi cá, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng phát
triển nghề cá trên địa bàn xã Trung Sơn huyên Đô Lương, từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại thúc đẩy phát triển chăn nuôi cá
trong các nông hộ. Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên
cứu khoa học cho mỗi sinh viên trước khi ra trường.
3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch những năm tiếp
theo đối với phát triển nuôi cá nước ngọt. Đề tài có thể là cơ sở khắc phục những vấn
đề bất cập mà các hộ nuôi cá đang gặp phải. Đề tài có thể đưa ra những định hướng,
giải pháp thiết thực giúp người lao động, các chủ hộ nuôi cá phát triển quy mô của
mình. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các ban
ngành đưa ra phương hướng để phát huy những tiềm năng thế mạnh, giải quyết những
khó khăn, trở ngại nhằm phát triển nghề cá ngày càng hiệu quả và bền vững.
3.3. Ý nghĩa với sinh viên
Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với
thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có
cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế. Biết cách thực hiện một đề tài khoa học
và hoàn thành một khóa luận.
3.4. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 4 chương

+ Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hình nuôi
cá-lúa luân canh hoặc xen canh. Đây chính là hướng chuyển đổi cơ cấu trong
nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông
xóm. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các loài cá
nước ngọt. Phát triển nuôi cá trong ruộng trũng đã trở thành một hướng quan
trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp, nông xóm và nâng
cao giá trị xuất khẩu [4].
- Nuôi cá nước lợ:
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài cá trong vùng nước lợ cửa sông, ven
biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa.
Đối tượng nuôi chủ yếu là một số loài cá như cá vược (chẽm), cá mú (song), cá chình.
5
Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều
đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi cá
trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích
thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nuôi cá nước mặn.
Nuôi cá nước mặn (nuôi biển): Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài cá
mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng
bè hoặc nuôi trên bãi triều. Đối tượng nuôi chính là các loại cá biển (cá mú, cá giò,
cá hồng, cá cam…).
Như vậy để phát triển ngành cá thì không thể chỉ quan tâm đến khai thác truyền
thống mà hiện nay và sau này cần tập trung các nguồn lực vào phát triển hai tiểu ngành
nuôi trồng và chế biến. Đặc biệt ưu tiên phát triển nuôi trồng cá vì phát triển tiểu ngành
này có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển ngành cá nói chung.
1.1.2. Vai trò thực tiễn của hoạt động nuôi cá
- Cung ứng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu xã hội:
Nuôi cá cung cấp những loại thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
con người, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia

đình nông xóm.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi cá
- Đối với việc nuôi cá thì đất đai và diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất
chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể nào thay thế được.
Đất đai là tư liệu sản xuất song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt khác với các tư
liệu khác ở chỗ: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản
xuất của chúng thì không giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích
mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn, mặt khác, đất đai diện tích mặt nước
là tư liệu sản xuất không đồng nhất do cấu tạo thổ nhưỡng, vị trí địa hình dẫn đến
đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường khác nhau. Chính vì vậy khi sử
dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ cả 3
mặt pháp chế, kinh tế, kĩ thuật, chú trọng việc bảo vệ môi trường nước, thực hiện
những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn mọi nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước. Mặt khác, phải thường xuyên cải tạo nguồn nước, tăng nguồn dinh dưỡng cho
các loại thuỷ sinh vật nhằm nâng cao năng suất sinh học của nguồn nước. Sử dụng
nguồn nước một cách tiết kiệm, đặc biệt cần hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng
các ao, hồ, các thùng đấu…sang đất xây dựng cơ bản hay mục đích khác.
- Về trữ lượng, khó xác định một cách chính xác trữ lượng cá có trong một
ao hồ hay ngư trường. Đặc biệt ở các vùng mặt nước rộng lớn, cá có thể di chuyển
tự do trong vùng hoặc di cư từ vùng này sang vùng khác không phụ thuộc vào ranh
giới hành chính.
- Cá sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động nhiều của điều kiện thời tiết,
khí hậu, dòng chảy, địa hình thuỷ văn…Trong nghề cá cần tạo những điều kiện
thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cao của các loại cá như: Tạo dòng chảy bằng
máy bơm, tạo ôxy bằng quạt sục nước.
7
- Các sản phẩm của cá sau khi thu hoạch hoặc đều rất dễ ươn thối, hư hỏng vì
chúng đều là những sản phẩm sinh vật đã bị tách ra khỏi môi trường sống. Để tránh
tổn thất trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải có sự liên kết
chặt chẽ giữa các khâu từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và kinh doanh tiêu thụ

1.1.4.1. Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
8
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường
khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ
cho lợi ích của con người.
- Cách sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất
định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở
một khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản
xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là quá trình thể hiện sự liên hệ mật thiết giữa các
yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối
liên hệ này là thể hiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất, với cách xem xét này, hiện
nay có nhiếu ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khai thác hiệu
quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được với lượng chi phí bỏ ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là
phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần của các
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng
như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một
giải pháp kinh tế cao là được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số)
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu hiện này
đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ
đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, những nhược
điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô của hiệu quả nói chung.
+ Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa

C
Q
H =

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
H = Q - C
+ Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần tăng
thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Nó được
so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
10
Trong đề tài tôi sử dụng hai công thức tính toán hiệu quả kinh tế đây cũng là
công thức thông dụng mà mọi người thường sử dụng.
1.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, của bất kỳ mô
hình nào đó thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo cơ hội để mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng thu nhập. Không ngừng nâng
cao mức sống cả về vật chất lẫn tình thần trên cơ sở đó thực hiện công bằng dân
chủ, công bằng xã hội.
1.1.4.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường
sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nông thôn theo
hướng bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khi thác hợp lý các nguồn
lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai.

tham gia sản xuất. Lao động nuôi cá chuyên nghiệp là những người có thu nhập chủ
yếu từ các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nuôi cá. Họ
có những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Ngoài ra, còn một số lượng đông đảo lao
động nuôi cá bán chuyên nghiệp, họ tham gia sản xuất nuôi cá vào thời kỳ nông
nhàn hoặc kết hợp làm thủy sản vào trong quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp để
tăng thêm thu nhập. Lao động nghề cá mang tính thời vụ, điều này làm phức tạp
thêm cho việc sử dụng lao động của các hộ nuôi cá. Tuy nhiên, lao động của con
người cũng có thể hạn chế sự phát triển của ngành nuôi cá đó là khi con người tiến
hành khai thác nuôi cá bừa bãi như đánh bắt nuôi cá bằng thuốc nổ, thời kỳ cá đẻ,
bắt cá bé… gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kết nguồn cá.
- Vốn
Cũng như các ngành kinh tế khác, nghề cá tiến hành sản xuất thì cần phải có
các tư liệu lao động như máy móc, thiết bị nhà xưởng, tư liệu sinh học, các điều kiện
vật chất phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và một khoản tiền để mua các yếu tố
đầu vào cho sản xuất. Tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi có vốn. Vốn
sản xuất tác động vào toàn bộ quá trình nuôi trồng và khai thác cá thông qua môi
trường nước và vật nuôi. Có thể nói vốn có vai trò rất quan trọng đối với việc nuôi cá,
ngành có thể phát triển được hay không là còn phụ thuộc vào lượng vốn.
Có hai loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định là khoản tiền ứng trước để mua sắm tư liệu lao động. Tư liệu lao
động bao gồm những yếu tố đầu vào cần thiết như máy móc, thiết bị cơ khí, nhà
xưởng, các điều kiện vật chất phục vụ cho lao động…, giá trị của chúng được
chuyển dần từng phần và sản phẩm mới.
Vốn lưu động là khoản tiền ứng trước để mua các yếu tố đầu vào dự trữ cho
sản xuất. Chúng là loại yếu tố chuyển ngay một lần toàn bộ vào sản phâm mới.
- Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường
tiêu thụ sản phẩm cá có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo
12
hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao. Ngoài ra thị trường tiêu thụ còn có vai trò quan

nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ.
+ Nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn bằng
con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao.

13
- Chính sách vĩ mô
Nghề cá là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân được vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước
quản lý vĩ mô nghề cá, định ra các mục tiêu chung, hệ thống công cụ quản lý nhà
nước là toàn bộ phương tiện được Nhà nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh
doanh cá nhằm thúc đẩy nó phát triển theo hướng nhất định. Nhà nước có những
chính sách đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực
nuôi cá nói riêng, bên cạnh đó có đầu tư gián tiếp bằng hình thức tín dụng.
1.1.5.3. Nhân tố xã hội
Nhân tố xã hội bao gồm tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng…, tập quán
sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động nuôi cá nhưng nếu
tập quán sản xuất lạc hậu, tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của ngành
như tập quán sản xuất của người dân ven biển chỉ quen khai thác nuôi cá ven bờ.
Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng tới xu hướng sản xuất mà cụ thể là ngành chuyên
môn hoá hẹp.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình phát triển nghề cá ở Việt Nam
Trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển
mạnh, sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Những
năm vừa qua, sản lượng cá xuất khẩu đã tăng nhanh, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất
nước. 55 năm xây dựng và phát triển, nghề cá Việt Nam đã có những bước tiến vượt
bậc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước, với quy mô ngày càng
sâu rộng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, từ chỗ là một nghề phụ mang tính tự cấp tự túc,
đến nay đã trở thành một ngành hàng hóa tập trung, với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nuôi cá - lúa là phương
thức hỗ trợ nhau cùng phát triển: Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và thải
phân làm tốt lúa. Bón phân cho lúa sẽ góp phần bổ sung thức ăn cho cá, đồng thời,
khi thu hoạch, cá ăn thóc rơi vãi và rơm rạ mục. Vì vậy, so với ao nuôi cá thâm
canh, mỗi ngày anh Dũng chỉ cần bổ sung cám công nghiệp cho cá ăn một lần vào
buổi sáng. Cá nuôi từ ruộng lúa do sử dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thơm
ngon, bán được giá. Tính đến nay, anh Dũng thu hoạch được trên 30 triệu đồng từ
việc bán cá mà vẫn còn một số lượng khá cá trong ruộng. “Năm nay, tôi lại tiếp tục
thực hiện mô hình cá - lúa xen kẽ này. Hơn nữa, chúng tôi ở đây đều có ao nuôi cá
thâm canh nên có thể kết hợp mua cá giống với mức ưu đãi. Đây là mô hình hiệu
quả, tốn ít vốn, phù hợp với khả năng của các hộ nông dân vùng trũng”.
Anh Dũng chia sẻ:
“Điểm đặc biệt lưu ý khi nuôi cá - lúa là chân ruộng phải có khả năng điều
tiết nước tốt để phù hợp với từng giai đoạn thời gian sinh trưởng của cá. Do đó, các
hộ nông dân tùy điều kiện, cần phải đào rãnh trong khu vực trồng lúa. Khi cần phun
thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, phải di chuyển cá sang các rãnh nước này, tránh cho
cá bị nhiễm độc.”
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, mô hình cá -
lúa tương đối dễ áp dụng trên địa bàn tỉnh, dự kiến đến năm 2015, diện tích nuôi cá -
lúa của tỉnh có thể mở rộng đạt 500ha. Mô hình được triển khai rộng rãi sẽ tạo điều
kiện để các hộ ít vốn tận dụng được diện tích nuôi trồng, tăng thu nhập và hạn chế
được thuốc hóa học làm giảm ô nhiễm môi trường.
15
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất các hộ nuôi cá tại tỉnh Nghệ An
Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè - thu, trong thời gian nông nhàn
mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy) huyện Tân kì tỉnh Ngệ An đã
tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao,
cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.
Mô hình nuôi cá vụ 3 ở Tân Thủy xuất hiện từ hơn chục năm trước. Ngoài hai
vụ lúa chính, mỗi năm tới mùa mưa lũ, nước từ hồ Bàu Sen dâng lên tràn vào ruộng

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng sản xuất, quá trình tiêu thụ của các hộ nuôi cá tại xã
Trung Sơn - huyện Đô lương - tỉnh Nghệ An.
- Điều tra những hộ nuôi cá và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình
nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi cá.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại xã Trung Sơn - Huyện Đô Lương -
Tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Thu thập những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho
khóa luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của
xã trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và số liệu điều tra các hộ nuôi cá năm 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ
nuôi cá tại xã Trung Sơn. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất cho các hộ nuôi cá tại xã.
- Thực trạng phát triển nuôi cá của xã Trung Sơn.
- Thực trạng ở những hộ điều tra.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất của
các hộ nuôi cá.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất
của các hộ nuôi cá tại địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho các năm tiếp theo.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao phải phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ nuôi cá tại
xã Trung Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An?
- Tình hình thực trạng ra sao, liệu có tăng hiệu quả kinh tế được không?
- Có những giải pháp chủ yếu nào để nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ

gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ
bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.
Chọn mẫu điều tra:
Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất nuôi cá, cách tổ chức sản xuất,
kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi cá ở
các xóm trong xã. Tôi chọn ra 40 hộ ở các xóm: xóm 1, xóm 3, xóm 6, xóm 8 để
điều tra bởi vì: Năm 2013 tổng diện tích nuôi cá cho thu hoạch toàn xã là 30 ha
trong đó xóm 1 là 7 ha, xóm 3 là 5,2 ha, xóm 6 là 5,1 ha, xóm 8 là 4 ha còn lại thuộc
các xóm là xóm 2, xóm 4, xóm 5, xóm 7. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn mẫu điều tra
tại 4 xóm là xóm 1, xóm 3, xóm 6, xóm 8.
Tuy nhiên, xóm 1 có diện tích cá cho thu hoạch lớn hơn, đồng thời 35% hộ

Trích đoạn Điều kiện tự nhiên Số lượng và các loại hình nuôi cá của các nông hộ Phòng chống dịch bệnh trong các hộ nuôi cá Tình hình tiêu thụ sản phẩm Phân tích SWOT về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức các yếu tố ảnh
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status