Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trong hai năm - Pdf 29

LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý cua Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện chủ trương trên, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 - 1990)
đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hàng một số chủ trương, chính sách nhằm
khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Từ đó, các
loại hình doanh nghiệp như doanh nghiêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ
phần đã phát triển nhanh chóng, đang trở thành lực lượng đáng kể trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Song nhìn chung quy mô hoạt động của các doanh nghiệp đến nay ở
nước ta có tới 70% doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hầu hết các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh thuộc loại vừa và nhỏ. Hiện nay, DNNN ở nước ta
tuy có tốc độ phát triển tương đối khá nhưng đang gặp khó khăn: thiết bị,
công nghệ lác hậu, trình độ tổ chức và quản lý yếu kém, giá thành sản phẩm
cao, thị trường không ổn định, bị hàng hoá nhập lậu và hàng hoá của các
doanh nghiệp lớn cạnh tranh gay gắt.
Nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn hiện có của các DNNN rất ít
trong khi đó nhu cầu vốn để các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, đổi mới
thiết bị, công nghệ lại đòi hỏi rất lớn. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng tín
dụng ngân hàng nhằm tìm ra các biện pháp chủ yếu mở rộng một vấn đề đặt
ra hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng nói trên, em xin chọn
đề tài: "Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đà Nẵng trong hai năm
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG
VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ.
I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

làm nguồn vốn để cho vay đối với các thành phần kinh tế. Kết quả của nghiệp
vụ này là tạo ra nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm:
- Vốn điều lệ: là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng được ghi vào
điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ it nhất phải bằng vốn pháp định do Chính
phu íqui định.
- Các quỹ dự trữ: đây là quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn
tại và phát triển của ngan hàng. Gồm có các quỹ sau:
+ Quỹ dự trữ
+ Quỹ dự phòng rủi ro
+ Quỹ khen thưởng phúc lợi
+ Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ
- Vốn huy động: đây là nguồn vốn chủ yếu của NHTM, gồm có:
+ Tiền gửi không kỳ hạn của đơn vị, cá nhân
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
+ Các khoản tiền gửi khác
+ Vốn đi vay: vay từ thị trường tiền tệ, vay từ Ngân hàng Trung
ương
- Vốn tiếp nhận: vốn do Nhà nước cấp hay các tổ chức tài chính uỷ thác
cho ngân hàng cho vay theo mục đích chỉ định.
- Vốn khác: đó là nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của
ngân hàng( đại lý, chuyển tiền, các dịch vụ...)
3.2 Nghiệp vụ tài sản có:
Nghiệp vụ tài sản có: là nghiệp vụ phản ảnh khả năng sử dụng nguồn
vốn đó với mục đích sinh lời của NHTM. Bao gồm: Nghiệp vụ ngân quỹ (Dự
trữ), cho vay, đầu tư, tài sản Có khác... Trong nghiệp vụ tài sản Có thì nghiệp
vụ tín dụng và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất. Đây là các
nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của

+ Mua sắm các phương tiện vận chuyển.
+ Các khoản phải thu, các khoản khác...
3.3 Nghiệp vụ trung gian: NHTM thực hiện các nghiệp vụ trung gian
nhằm đem lại sự tiện ích cho khách hàng để thu phí dịch vụ và hoa hồng dịch
vụ. Có những loại dịch vụ sau:
- Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng.
- Bảo quản các tài sản quý giá, giấy tờ, chứng thư quan trọng của công
chúng.
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo ủy nhiệm của khách hàng.
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý ...
- Tư vấn tài chính, giúp đỡ các Công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu ...
II. TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng được hiểu là sự chuyển nhượng việc sử dụng một lượng giá
trị dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản phi tiền tệ từ người cho vay sang người đi
vay với những điều kiện nhất định để sau một khoảng thời gian nhất định theo
thỏa thuận vốn sẽ được hoàn trả với một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn ban
đầu.(Theo quan điểm Mác).
2. Khái niệm Tín dụng Ngân hàng:
TDNH là một giao dịch về tài sản(tiền) giữa bên cho vay( ngân hàng )
và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho
vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định
theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện với gốc và
lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản
trên cơ sở hoàn trả và có những đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ TDNH là hình thức cho vay bằng tiền.
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả
đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quan hệ tín dụng.

thành tín dụng chủ yếu dựa vào uy tín của của bản thân khách hàng... Từng
ngân hàng có cách xác định và lựa chọn, tuy nhiên các ngân hàng thường dựa
vào: uy tín, năng lực tài chính, tính khả thi và hiệu quả mục đích sử dụng
vốn...
4.3 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng tiêu dùng: cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, sinh
hoạt của các cá nhân, gia đình trong xã hội: cán bộ công chức, viên chức,
công nhân, hưu trí..
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá : cho vay đối với các
doanh nghiệp và cá thể khác để tiến hành đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh...
4.4 Phân loại theo hình thái giá trị tín dụng;
- Tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị tín dụng được
cung cấp bằng tiền.
- Tín dụng bằng tài sản: là loại cho vay mà hình thái giá trị tín dụng
được cung cấp bằng một loại tài sản nhất dịnh nào đó.
4.5 Phân loại theo thành phần kinh tế:
- Tín dụng thành phàn kinh tê úquốc doanh: là loại tín dụng được cấp
cho các thành phần kinh tế thuộc sở hửu nhà nước để bổ sung vốn lưu động
và vốn cố định đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cải tạo đổi mới cơ sở
vật chất kỹ thuật của đất nước nhằm phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
- Tín dụng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:là loại tín dụngđược
cấp phátcho các thành phần kinh te úkhông thuộc sở hửu nhà nước để bổ sung
vốn lưu động và cố định phục vụ cho nhu càu sản xuất kinh doanh của họ.
5. Vai trò của tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ
quốc gia nào, nó có vai tro ìrất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là đòn
bẩy được sử dụng một cách linh hoạt đối với mọi thành phần kinh tế .Điều
này thể hiện rõ qua vai trò của Tín dụng Ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng giúp thúc đẩy sản xuất phát triển : Tín dụng Ngân

triển các DNVVN, theo đó, tiêu chí xác định DNVVN là những doanh nghiệp
có số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới
200 người...
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì quy mô hoạt động
của các doanh nghiệp cũng có những bước phát triển vượt bậc. Để hoàn thiện
các văn bản pháp luật về DNVVN, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 23/11/2001 quy định về việc trợ giúp phát triển DNVVN
đã có định nghĩa: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng
hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Với tiêu chí xác
định như trên thì tỷ trọng DNVVN hiện nay đã tăng lên đáng kể với số lượng
trên 100.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp trong cả
nước. Đa phần các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực Thương mại dịch
vụ, công nghiệp chế biến, xây dựng và vận tải...với mức đóng góp đáng kể
trong cơ cấu GDP hằng năm.
2. Ưu thế của DNVVN
2.1. DNVVN năng động, nhạy bén và dể thích ứng với sự thay đổi của
thị trường.
Đây là một ưu thế nổi trội của DNVVN. Với quy mô nhỏ và vừa, bộ máy
quản lý gọn nhẹ, DNVVN dể dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có
hạn trong những thị trường chuyên môn hóa. Mặt khác, DNVVN thường có
mối liện hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có phản ứng nhanh
nhạy với sự biến động của thị trường. Với cơ sở vật chất kỷ thuật không lớn,
DNVVN đổi mới linh hoạt hơn, dể dàng chuyển đổi sản xuất hoặc thu hẹp
quy mô mà không gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội.
2.2. DNVVN tạo lập dể dàng, hoạt động hiệu quả với chi phí cố định
thấp.
Để thành lập một DNVVN chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu tương đối
ít, mặt bằng sản suất nhỏ, quy mô nhà xưởng không lớn. Với ưu thế nhỏ gọn,
năng động, dể quản lý, không cần nhiều vốn như vậy, các DNVVN vừa rất

cấp hàng hóa và dịch vụ cho dân cư địa phương và những vùng phụ cận.
Thông thường, DNVVN cung ứng sản phẩm tại chỗ với 95% sản phẩm
tiêu thụ nội địa mà chủ yếu là tiêu thụ trong vùng, khoảng 5% sản phẩm dành
cho xuất khẩu. Như vậy, các DNVVN vừa thực sự góp phần đắc lực cho sự
tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
3. Hạn chế của DNVVN
Bên cạnh những ưu thế kể trên, các DNVVN hiện nay cũng còn tồn tại
những hạn chế vốn có của nó. Những hạn chế chủ yếu của DNVVN bao gồm:
3.1. Khả năng tài chính của DNVVN hạn chế.
Với ưu thế tạo lập dể dàng do chỉ cần một lượng vốn ít, các Doanh
nghiệp vừa và nhỏ gặp phải hạn chế là năng lực tài chính thấp, từ đó dẫn đến
một loạt bất lợi cho DNVVN trong sản xuất kinh doanh.
Trước hết, vốn chủ sở hữu ít nên khả năng vay vốn vủa DNVVN rất
hạn chế. Các DNVVN thường thiếu tài sản thế chấp cho khoản tiền dự định
vay. Tiếp đến, do khả năng tài chính hạn chế, quy mô kinh doanh không lớn,
cũng rất khó khăn và ít có khả năng huy động được vốn trên thị trường. Chính
vì thế, các DNVVN luôn ở trong tình trạng thiếu vốn. Điều đó khiến cho khả
năng thu lợi nhuận của DNVVN bị giới hạn ngay cả khi có cơ hội kinh doanh
và có yêu cầu mở rộng sản xuất. Với tình trạng đó, khả năng tự tích lũy của
các DNVVN cũng bị hạn chế.
3.2. DNVVN thiếu thông tin, trình độ quản lý, điều hành thường bị hạn
chế.
Trong thời đại ngày nay, thông tin cũng là yếu tố một đầu vào vô cùng
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do khả năng tài chính hạn chế mà
DNVVN thường khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận
công nghệ sản xuất cũng như công nghệ quản lý tiên tiến... Do đó, trình độ
quản lý của đội ngũ điều hành trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị hạn
chế.
3.3. DNVVN bị bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, trang bị

luôn có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, mở rộng
ngành nghề, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đáng kể vào tăng thu ngân
sách hằng năm... Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển của các DNVVN trong
nền kinh tế các nước nói chung hay Việt Nam nói riêng là một tất yếu khách
quan và thật sự cần thiết trong quá trình phát triển của quốc gia.
Ở nước ta, các DNVVN trong quá trình hoạt động, phát triển đã và
đang chiếm giữ vị trí đặc biệt trong một số ngành. Theo thống kê, tỷ trọng
DNVVN trong lĩnh vực khoa học cộng nghệ chiếm 94,1 %; sửa chửa ô tô, xe
máy: 93%; giáo dục đào tạo: 87,5%; công nghiệp chế biến: 86%; xây dựng:
85,7%... và nhiều ngành khác chiếm tỷ trọng cao. Hàng năm, DNVVN đóng
góp khoảng 30% GDP, 30% giá trị sản lượng (GTSL) công nghiệp, 78% tổng
mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa, 100% tổng GTSL hàng
hóa ở một số ngành như: giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ... Về xã hội, với số
lượng trên 100.000 DNVVN (trong tổng số 120.000 của cả nước); đặc biệt
với trên 40.000 DNVVN ra đời sau khi có Luật Doanh nghiệp thì trung bình
mỗi DNVVN tạo việc làm cho khoảng 20 lao động, chiếm 49% lực lượng lao
động cả nước. Từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 5,8% năm 2002 so với tỷ lệ
7,4% năm 1999. (Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, ngày 1/3/2004)
Như vậy, vai trò trong công cuộc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội
quốc gia của các DNVVN là không thể phủ nhận. Song, hiện nay các doanh
nghiệp này đang gặp phải không ít trở ngại, khó khăn làm hạn chế sự phát
triển của mình.
Đầu tiên và cũng là lớn nhất là khó khăn về vốn. Mặc dù số lượng
DNVVN chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, song
tổng số vốn cho sản xuất, kinh doanh mới chỉ bằng 30% so với tổng số vốn
của các doanh nghiệp. Số vốn bình quân của một DNVVN không quá 1 tỷ
đồng (Tạp chí Tài Chính Doanh nghiệp, số 8/2003). Điều này một mặt phản
ánh mức độ thu hút, tập trung vốn vào sản xuất, kinh doanh của các DNVVN
còn thấp; mặt khác phản ánh các DNVVN nhìn chung đều gặp khó khăn,

nhiều hơn những chính sách, cơ chế tài chính phù hợp của Nhà nước để hỗ trợ
phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ; đặc biệt là những chính sách thật sự
thông thoáng về tài chính - tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức
tín dụng nói riêng trong việc cấp tín dụng cho các DNVVN... để một mặt các
Tổ chức tín dụng có thể đa dạng hóa lĩnh vực, dịch vụ kinh doanh, tăng doanh
số cho vay, phân tán rủi ro trong kinh doanh, nâng cao kết quả, hiệu quả kinh
doanh... Mặt khác các DNVVN có cơ hội vượt lên những hạn chế, khó khăn,
có điều kiện phát huy tốt nhất những ưu thế vốn có, từ đó khẳng định được
vai trò to lớn của mình trong sự tăng trưởng phát triển chung của nền kinh tế,
góp phần vào sự thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG.
A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ
NẴNG.
I. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐT & PT ĐÀ NẴNG.
Chi nhánh NH ĐT&PT ĐN trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ.
Hoạt động chủ yếu trong thời gian này là huy động vốn, cho vay trên
địa bàn dân cư, cho các tổ chức kinh tế theo kế hoạch tín dụng của NHNN
Thành phố Đà Nẵng giao cho việc hạch toán báp sổ.
Dần dần, cùng với sự phát triển và ổn định kinh tế của đất nước và do
tình hình thực tế là khu vực trọng điểm lớn của Nhà nước và thành phố đang
xây dựng, hình thành và phát triển.
Trước tình hình kinh tế chung của đất nước khi đó hoạt động tài chính
tiền tệ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt từ năm 1985 - 1988 do những ảnh hưởng
xấu của việc bội chi ngân sách, với số lượng tiền mặt lưu thông lớn, lạm phát
tăng nhanh. Để thích ứng với tình hình trên, ngày 06/03/1988 Hội đồng Bộ
trưởng nay là Chính phủ ban hành Nghị định số 53/HĐBT về tổ chức NHNN

Do hai bên thoả thuận căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp
ứng vốn của ngân hàng.
4. Cách thu nợ gốc và lãi: thường thu nợ 1 lần nếu thời hạn vay vốn là
ngắn và thu theo định kỳ tháng nếu thời hạn vay tương đối dài. Thu lãi theo
định kỳ có lợi hơn so với thu lãi một lần và thu lãi kiểu này tạo ra những dòng
luân chuyển có tính chất thường xuyên giúp cho công tác cố định vốn của
ngân hàng dễ dàng hơn và ngân hàng không thể theo dõi thường xuyên tất cả
các khảon vay nên điều này giúp ngân hàng sớm phát hiện được những khoản
cho vay không bình thường
III. QUI TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ
NẴNG.
Error: Reference source not foundB. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ NẴNG.
I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NH ĐT&PT
ĐÀ NẴNG.
1. Tình hình huy động vốn qua hai năm 2003, 2004.
Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất cứ một tổ chức kinh tế nào
muốn tồn tại và phát triển. Nguồn vốn là nhân tố vững chắc góp phần quyết
định quy mô hoạt động kinh doanh từ đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh
của các tổ chức. Đối với Ngân hàng, nguồn vốn của NHTM chính là nguồn
hình thành nên tài sản Có để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của từng ngân
hàng. Tình hình nguồn vốn và huy động vốn của NH ĐT&PT Đà Nẵng trong
hai năm qua được thể hiện trong bảng báo cáo sau: (Bảng 1).
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua hai năm 2003, 2004.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
Chênh lệch
ST TL(%)

- Tiền gửi tiết dân cư năm 2004 làü tăng 25,57% so với năm 2003 .Vì
Ngân hàng đã có những biện pháp thích đáng để khơi dậy nguồn vốn tai chỗ
nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của NH.
- Nguồn huy động ngắn hạn và dài hạn có tăng nhưng chủ yếu là nguồn
dài hạn còn nguồn ngắn hạn tăng không đấng kể :nguồn ngắn hạn năm 2004
đạt 1.1274 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 16,55%.
Nguồn vốn huy động qua 2 năm có tăng không đáp ứng nhu cầu vay
vốn ngày càng tăng của khách hàng nên bên cạnh nguồn vốn huy động được
NH ĐT&PT Đà Nẵng phải vay vốn điều từ NHTƯ vào năm 2003 là 545 tỷ
đồng, năm 2004 là 845 tỷ đồng.
Nhìn chung, năm 2004 đánh dấu một năm khá thành công của NH
ĐT&PT Đà Nẵng trong công tác huy động vốn, tuy nhiên so với quy mô hoạt
động ngày càng mở rộng, nguồn vốn huy động tại chỗù vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu vốn vay của các đơn vị, tổ chức trên đại bàn. Trong năm tới,
Ban lãnh đạo chi nhánh sẽ có những biện pháp tăng cường nguồn huy động,
điều chỉnh cơ cấu huy động để đảm bảo sự chủ động trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh trong những năm tới.
2. Tình hình cho vay chung tại NH ĐT&PT Đà Nẵng .
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của Thành phố, nhu cầu vốn của các
tổ chức, cá nhân ngày càng tăng. Hoà nhịp với sự tăng trưởng đó, NH
ĐT&PT Đà Nẵng đã chủ trương mở rộng quy mô cho vay, đầu tư cho các dự
án phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động tín
dụng. Chính vì vậy năm 2004, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ bình quân tại
chi nhánh đã có bước tăng trưởng lớn.
Bảng 2: Tình hình biến động chung về hoạt động cho vay
qua 2 năm 2003, 2004.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch
ST % ST % ST TL(%)

quả tốt trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH ĐT&PT Đà Nẵng
năm 2003, 2004.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm2004
Chênh lệch
ST TL(%)
I. Thu nhập 136.641 152.355 15.714 11,50
1 Thu lãi cho vay 131.116 144.228 13.112 10,00
2.Thu phí dịch vụ 4.723 6.801 2.078 44,00
3. Thu khác 802 1.326 524 65,34
II. Chi phí 121.201 134.533 13.332 11,00
1. Chi trả lãi 110.479 121.527 11.048 10,00
2. Chi khác 10.722 13.006 2.284 21,30
III. Lợi nhuận (3) = (1) - (2) 15.440 17.822 2.382 15,43
(Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh)
Qua bảng trên cho thấy lợi nhuận kinh doanh năm 2004 đã tăng trưởng
khá mạnh, do hoạt động kinh doanh hiệu quả tổng thu nhập tăng11,50% làm
lợi nhuận giảm tăng 15,43% tương ứng 2.382 tỷ đồng, từ đó phần nào ảnh
hưởng tốt đến hoạt động của chi nhánh trong năm vừa qua. Mặc dù chỉ tiêu
lợi nhuận vẫn chưa đánh giá được thực chất tình hình hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng nhưng nó cũng nói lên đựoc đến chất lượng dịch vụ của Ngân
hàng.
Qua tìm hiểu khái quát về tình hình chung của NH ĐT&PT Đà Nẵng
trong năm 2003-2004, với những thuận lợi như vậy trong năm hy vọng trong
năm tới chi nhánh sẽ tiếp tục duy trì, đạt được những thành tích lớn và phát
huy những thế mạnh vốn có để NH ĐT&PT Đà Nẵng ngày càng là chỗ dựa
vững chắc và đáng tin cậy của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNVVN TẠI TP ĐÀ
NẴNG.

Ương năm 1997 đã tạo điều kiện cho các DNVVN hoạt động và phát triển.
Hoạt động của các DNVVN thành phố chủ yếu trong ngành Thương mại, hoạt
động trên tất cả các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, đại lý, dịch vụ, tiêu thụ sản
phẩm các mặt hàng đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn
của người dân trong thành phố. Ngoài ra, một số các DNVVN có thị trường
tiêu thụ vươn tới các địa phương khác hay tham gia xuất khẩu...
Có thể nói, với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp ra đời năm
2000, nguồn vốn đầu tư vào các DNVVN ngày càng tăng mạnh, các DNVVN
ngày càng có điều kiện khẳng định được vai trò to lớn của mình trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
III. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI
GIAN QUA
1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN nói chung .
Bảng 4:Tình hình cho vay ngắn hạn dối với DNVVN năm 2003, 2004.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch
ST % ST % ST TL(%)
1. Doanh số cho vay 372.422 100 388.542 100 16.120 4,33
- DNVVN 35.251 9,47 37.528 9,66 2.277 6,46
2. Doanh số thu nợ 366.758 100 321.245 100 -45.513 -12,41
- DNVVN 20.499 5,59 21.624 6,73 1.125 5.49
3. Dư nợ bình quân 191.554 100 247.541 100 55.987 29,23
- DNVVN 16.480 8,60 16.992 6,86 512 3,11
4. Nợ QH bình quân 3.160 4.768 1.608 50,89
- DNVVN 96 70 -26 -8,57
5. Tỉ lệ NQHbq/DNbq 1,65 2,33
- DNVVN 0,56 0,41
(Nguồn: Trích báo cáo dư nợ )

vay với loại hình DNVVN có xuất hiện tình trạng NQH nhưng bằng khả năng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status