PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - Pdf 63

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
DNNQD CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại VPBank
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (trước đây là Ngân hàng TMCP
các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam và được chính thức đổi tên thành
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vào ngày 27/07/2010) được thành lập
theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH – GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân
hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số
1535/QĐ – UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của của VPBank bao gồm:
• Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân
cư.
• Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế
và dân cư.
• Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng
từ có giá khác.
• Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ Ngân
hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8 năm
2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được
chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược
nước ngoài là Ngân hàng OCB – một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn
điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều
lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1000 tỷ đồng. Và đến nay vốn điều lệ của VPBank
đã tăng lên trên 2000 tỷ từ ngày 01/10/2008.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc

tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển
của cộng đồng”.
• Đối với khách hàng: VPBank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên
cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng,
đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
• Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh
tranh cao trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong chuyên ngành của mình là Tài
chính - Ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao
trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển về cả chính trị và văn hóa…
• Đối với cổ đông: VPBank luôn quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức
cổ tức cao và ỏn định hàng năm…
• Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tôt nghĩa vụ tài chính đối với Ngân
sách Nhà nước, luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, tổ chức hoạt động từ
thiện…nhằm chia sẽ một phần nào khó khăn của cộng đồng.
2.1.2. Vài nét giới thiệu về VPBank Chi nhánh Bình Định
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
VPBank – CN Bình Định
Ngân hàng TMCP VPBank – Chi nhánh Bình Định được thành lập vào
ngày 08/01/2008 căn cứ vào văn bản số 1877/QĐ – NHNN ngày 10/08/2007 của
NHNN Việt Nam chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng mở
CN tại tỉnh Bình Định. Ngân hàng TMCP VPBank – CN Bình Định có trụ sở tại số
106 – 108 Phan Bội Châu, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chi
nhánh là đơn vị cấp 1 trực thuộc Ngân hàng VPBank có con dấu riêng, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP VPBank và NHNN Việt
Nam.
Chi nhánh Bình Định trực thuộc Ngân hàng TMCP VPBank có phạm vi
hoạt động theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân
hàng TMCP VPBank. Nội dung hoạt động của CN Bình Định trực thuộc Ngân
hàng TMCP VPBank thực hiện theo các quy định tại số 46 – 2006/QĐ – HĐQT

BAN GIÁM ĐỐC
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại CN
- Ban giám đốc: Có 1 Giám đốc, là người được Hội sở bổ nhiệm. Có
nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp ký kết hợp
đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định, quy trình
nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP VPBank và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, là người đề ra các mục tiêu, kế
hoạch cho Chi nhánh và chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh.
- Phòng phục vụ khách hàng: Bao gồm các bộ phận
* Bộ phận tín dụng
* Bộ phận thẩm định
* Bộ phận thanh toán quốc tế
Phòng phục vụ khách hàng bao gồm 8 người, trong đó có 1 trưởng phòng,
còn lại là nhân viên tín dụng thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ, xác minh thẩm định
tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, phương án vay vốn, khả năng tài trợ, tài
sản bảo đảm của khách hàng. Phân tích thẩm định, đề xuất cho vay và bảo lãnh.
- Phòng giao dịch – kế toán và ngân quỹ: Bao gồm 3 bộ phận
 Bộ phận kế toán: Có 1 người, có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ hoạt
động của Ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác bằng các số liệu, kiểm
P. giao
dịch
kế
toán
P.
Công
nghệ
thông

- Phòng kiểm soát nội bộ: Có 1 người, có chức năng kiểm soát mọi hoạt động của
CN và chịu trách nhiệm báo cáo cho ban Giám đốc về mọi hoạt động của NH.
- Phòng công nghệ thông tin: Có 1 người, thực hiện công việc cài đặt chương trình,
truyền tải số liệu giữa các phong ban.
Mỗi một phòng ban có trách nhiệm và hoạt động riêng nhưng vẫn tạo ra
sự liên kết, đồng thời không tách rời hệ thống bộ máy của Ngân hàng.
2.1.3. Các hoạt động chính của VPBank chi nhánh Bình Định
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thực hiện huy động vốn dưới các hình thức sau
• Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn
của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc NHNN
chấp thuận.
• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ
chức tín dụng nước ngoài.
• Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
• Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các
hình thức khác theo quy định của NHNN.
• Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đời sống.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
+ Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần
thiết.
• Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh:
+ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo

làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản ( nếu có ).
− Nhân viên tín dụng doanh nghiệp nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm,
sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để Ban Tổng Giám Đốc hoặc Giám Đốc chi
nhánh ký duyệt.
• Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân/ phát hành bảo
lãnh/ mở L/C.
• Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay
− Nhân viên tín dụng doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho
vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng.
− Phòng thẩm định tài sản bảo đảm kiểm tra về tài sản bảo đảm.
− Nhân viên tín dụng doanh nghiệp theo dõi theo gốc, lãi, phân tích rủi
ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng…
− Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn ) giao cho phòng kiểm tra
kiểm toán nội bộ.
• Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng.
 Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân: Quy trình này áp dụng cho các
khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, làm kinh tế gia đình
hoặc vay kinh doanh cá thể, gồm 8 bước:
• Bước 1: Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tờ rơi…
• Bước 2: Khách hàng đến NH để xin vay vốn
− Nhân viên tín dụng cá nhân làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ
tục và nhận hồ sơ từ khách hàng.
• Bước 3: Thẩm định hồ sơ
− Nhân viên tín dụng cá nhân chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng
thẩm định tài sản bảo đảm.
− Nhân viên tín dụng cá nhân tự thẩm định chung về khách hàng.
− Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm
và lập tờ trình.
• Bước 4: Nhân viên tín dụng cá nhân tập hợp hồ sơ trình Ban Tín Dụng/


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status