Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh phú thọ năm 2010 2012 - Pdf 29

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI CAO ĐÌNH CẨN

PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH
PHÚ THỌ NĂM 2010- 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

CAO ĐÌNH CẨN PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN
Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH
PHÚ THỌ NĂM 2010- 2012

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Phản ứng có hại của thuốc
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
BVYDCT Bệnh viện Y Dược cổ truyền
BVĐK Bệnh viện đa khoa
DMTCY Danh mục thuốc thiết yếu
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMT Danh mục thuốc
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
KHTH Kế hoạch tổng hợp
TCKT Tài chính kế toán
YHCT Y học cổ truyền

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 3
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến cung ứng thuốc bệnh viện 3
1.1.2. Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện. 7
1.1.3. Một vài nét về thực trạng cung ứng thuốc bệnh viện 11
1.2 BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH PHÚ THỌ 14

3.3.3. Bảo quản và quản lý kho 58
3.3.3.1 Thực trạng quản lý kho thuốc 58
3.3.3.2 Trang thiết bị bảo quản kho thuốc 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62
4.1. Về hoạt động lựa chọn thuốc. 62
4.2. Về hoạt động mua sắm thuốc. 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 72

DANH MỤC BẢNG
STT DANH MỤC BẢNG TRANG

1
Bảng 1.1: Nhân lực bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh
Phú Thọ
16
2 Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện. 18
3 Bảng 3.1. Số lượt bệnh nhân điều trị trong 3 năm. 26
4
Bảng 3.2. Số lượt bệnh nhân điều trị qua 3 năm xếp theo
nhóm bệnh chính
28
5
Bảng 3.3 : Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động của bệnh
viện
29
6 Bảng 3.4. Nguồn kinh phí mua thuốc đông dược 30
7 Bảng 3.5. Cơ cấu kinh phí mua thuốc 31
8
Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc tân dược so với danh
mục thuốc chủ yếu.

thầu.
49
20 Bảng 3.18. Bảng so sánh giá đánh giá. 51
21
Bảng 3.19. Trang thiết bị bảo quản tại hệ thống kho
thuốc bệnh viện
58
22
Bảng 3.20 : Bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho thuốc, hóa
chất, thuốc đông y
59 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
STT DANH MỤC HÌNH TRANG

1 Hình 1.1. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện. 3
2 Hình 1.2. Chu trình cung ứng thuốc 7

42
14
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện kinh phí mua một số nhóm
thuốc trong 3 năm.
44
15
Hình 3.11. Qui trình cấp phát thuốc tại bệnh việnY
Dược cổ truyền tỉnh Phú Thọ
55
16 Hình 3.12: Sơ đồ cấp phát thuốc đông y 56

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y học cổ truyền là một nền y học có từ thời xa xưa, Tổ tiên ta đã
phát hiện ra những vị thuốc bằng cây, cỏ, hoa, lá…dùng để phục vụ con
người trong đấu tranh sinh tồn với bệnh tật, dịch bệnh. Từ quá trình trải
nghiệm trên thực tế, được đúc rút thành những kinh nghiệm quý báu, được
vận dụng và phát triển không ngừng.
Bệnh viện Y Dược cổ truyền Tỉnh Phú Thọ là một cơ sở vận dụng và
phát huy tốt những kinh nghiệm quý báu về YHCT kết hợp với y học hiện
đại, áp dụng đạt hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh
trong những năm gần đây, góp phần thắng lợi trong nhiệm vụ chính trị,
nhiệm vụ chuyên môn của một bệnh viện chuyên khoa về y học cổ truyền
tuyến tỉnh.
Bệnh viện YDCT tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1997 đến nay
đã hoạt động được 17 năm. Trong thời gian đó bệnh viện đã góp phần
không nhỏ trong công công tác phòng bệnh và chữa bệnh trên địa bàn tỉnh
và đã được nhân dân tin tưởng. Một trong những thành công đó có công tác
cung ứng thuốc của khoa Dược bệnh viện.
Từ khi thành lập đến nay bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về hoạt
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến cung ứng thuốc bệnh viện

1.1.1.1. Mô hình bệnh tật
Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn
khác nhau, với đặc điểm dân cư, địa lý khác nhau và đặc biệt là sự phân
công chức năng, nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn đến mô
hình bệnh tật của mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Ở Việt Nam cũng như
trên thế giới có 2 loại mô hình bệnh tật bệnh viện đó là: Mô hình bệnh tật
của bệnh viện chuyên khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa . Có
thể khái quát mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện như sau [12]:
Hình 1.1. Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện.
1.1.1.2. Hướng dẫn thực hành điều trị.
Khái niệm: Hướng dẫn thực hành điều trị là văn bản chuyên môn có
tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng
như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực
hành điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau [15].
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một hướng dẫn thực hành điều trị về
thuốc bao gồm đủ 4 thông số: Hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế.

xuyên được sửa đổi, bổ sung từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Danh mục
TTY lần thứ V ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày
01/07/2005 của bộ trưởng Bộ Y tế gồm 355 thuốc tân dược dưới dạng
thuốc gốc, 94 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam và 215 vị thuốc [7].
Ngày 18/11/2013 Bộ Y tế Ban hành Thông tư số 40/2013/TT-BYT về
Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI , ngày
26/12/2013 Bộ Y tế Ban hành Thông tư số 45/2013 Danh mục thuốc thiết
yếu tân dược lần thứ VI [2]. Hai Thông tư này Ban hành Danh mục thuốc

5
thiết yếu lần VI thay thế Danh mục thuốc thiết yếu lần V. Danh mục thuốc
thiết yếu lần VI được xây dựng trên cơ sở kế thừa Danh mục thuốc thiết
yếu lần V, tham khảo Danh mục thuốc thiết yếu hiện hành của tổ chức y tế
thế giới và các văn bản hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế Việt Nam.
 Danh mục thuốc chủ yếu.
Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa
bệnh nhằm mục tiêu [6]:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh.
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
bảo hiểm y tế.
- Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả
của quỹ bảo hiểm y tế.
Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục TTY
của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành, có hiệu quả tốt trong
điều trị. Ngày 11 tháng 7 năm 2011 Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực
hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
được Qũy Bảo hiểm y tế thanh toán. Cấu trúc Danh mục gồm 2 phần chính
là Danh mục thuốc tân dược được sắp xếp theo mã ATC(giải phẫu, điều trị,
hóa học), Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh đấu gồm 57 chất [6].

tế), dựa trên nguyên tắc: Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất,
thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp
dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Hội đồng thuốc
và Điều trị, khoa dược tham mưu cho Giám đốc bệnh viện để lựa chọn, xây

7
dựng danh mục thuốc cụ thể phù hợp với đặc thù riêng của bệnh viện
mình[6].
1.1.2. Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện.
Cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu điều trị là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa Dược bệnh viện. Đó là quá
trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng bao gồm: Lựa chọn
thuốc, mua sắm thuốc, phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Chu trình cung ứng thuốc có thể tóm tắt theo sơ đồ sau [15] :

Hình 1.2. Chu trình cung ứng thuốc.
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín, mỗi bước trong chu trình
đều có vai trò quan trọng và tạo tiền đề cho các bước tiếp theo. Ngoài ra, để
bảm bảo cung ứng thuốc tốt cần phải quản lý tốt về nhiều lĩnh vực khác
liên quan như: Điều kiện môi trường kinh tế, xã hội, sự phát triển khoa học
Y học, kỹ thuật điều trị, trình độ, đạo đức nhân viên y tế, giá cả sản phẩm,
thông tin quảng cáo thuốc…
LỰA CHỌNMUA TH
UỐC

CẤP PHÁT


+ Các hình thức lựa chọn nhà thầu mà bệnh viện có thể áp dụng
trong đấu thầu mua thuốc đó là: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ
định thầu, mua sắm trực tiếp và chào hàng cạnh tranh [1].
+ Việc mua thuốc được tiến hành theo các bước sau: Chuẩn bị đấu
thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình duyệt thẩm định và
phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn
thiện và ký kết hợp đồng, thủ tục giao nhận, thanh toán [1].

9
1.1.2.3. Hoạt động cấp phát, tồn trữ và bảo quản thuốc.
 Quản lý cấp phát thuốc.
Được thực hiện theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011
của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
và theo quy định của bệnh viện [5] .
- Thuốc theo y lệnh và phải được dùng trong ngày, riêng ngày lễ và
chủ nhật được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa Dược tổ chức thường
trực phát thuốc cấp cứu 24 giờ trong ngày.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc,
theo dõi việc sử dụng thuốc, đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực
hiện khi quy trình trên được phê duyệt.
- Xây dựng kiểm tra quy trình giao phát thuốc chặt chẽ (từ khoa
dược đến các khoa và đến người bệnh) để đảm bảo an toàn cho từng người
bệnh.
- Để đảm bảo công tác cấp phát thuốc theo quy chế bệnh viện, Khoa
Dược tổ chức:
+ Cấp phát thuốc cho các kho lẻ và buồng pha chế.
+ Kho cấp phát lẻ có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho các khoa điều trị,
khoa cận lâm sàng, khoa khám bệnh.
+ Riêng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần có phiếu lĩnh thuốc
riêng và cấp phát theo quy định hiện hành.

11
1.1.2.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc và thông tin dược lâm sàng.
Khoa dược cùng với Hội đồng thuốc và Điều trị giám sát việc sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả thông qua các hoạt động bình bệnh án, đơn
thuốc từ việc chuẩn đoán, kê đơn, chỉ định dùng thuốc cho đến việc cấp
phát thuốc và thực hiện sử dụng thuốc theo y lệnh, thực hiện tốt quy chế kê
đơn và bán thuốc theo đơn, theo dõi phản ứng có hại và rút kinh nghiệm
các sai sót trong sử dụng thuốc. Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng
thuốc mới trong bệnh viện .
Người dược sĩ lâm sàng vừa là người tư vấn cho thầy thuốc kê đơn, vừa
là người hướng dẫn cho y tá điều trị và người bệnh thực hiện y lệnh. Ngoài
ra còn phải cùng với khoa dược có nhiệm vụ cung cấp được những thuốc
đạt yêu cầu điều trị, giám sát việc kê đơn và tư vấn cho Hội đồng thuốc và
Điều trị thiết lập danh mục thuốc hợp lý cho đơn vị mình [3].
1.1.3. Một vài nét về thực trạng cung ứng thuốc bệnh viện
1.1.3.1. Tình hình lựa chọn thuốc tại bệnh viện.
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập, thị trường thuốc phong
phú, đa dạng cả về chủng loại và dạng bào chế. Có tới 25.000 mặt hàng
dược phẩm với 18.000 là số đăng ký thuốc nhập khẩu. Điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho người thầy thuốc có khả năng lựa chọn trong điều trị.
Theo vụ điều trị Bộ y tế, hiện nay 100% các bệnh viện đã xây dụng danh
mục sử dụng thuốc trong bệnh viện đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh chủ
yếu[9] .
Tuy nhiên, một hoạt chất có nhiều biệt dược khác nhau nên có sự
phân hóa về chất lượng, giá thành sản phẩm giữa các hãng và các nước,
cùng với sự tăng lên không ngừng cũng như sự ra đời của hàng loạt các

12
thuốc điều trị mới, khiến cho các bác sĩ và dược sĩ gặp không ít khó khăn
trong việc cập nhật thông tin và lựa chọn thuốc.

nhân tại khoa dược.
Trong khoa dược và tại các khoa lâm sàng của bệnh viện các Quy
chế dược chính, đặc biệt quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần được thực hiện đúng qui định của Bộ Y tế.
Khoa dược có đầy đủ sổ sách, chứng từ theo dõi thuốc nhập xuất và
có Hội đồng xử lý thuốc hỏng vỡ, kém chất lượng và thuốc thu hồi vỏ,
thuốc gây nghiện, hướng tâm thần theo quy định của Bộ Y tế.
1.1.3.4. Giám sát sử dụng thuốc và thông tin dược lâm sàng.
Hầu hết các đơn vị đã thành lập Hội đồng thuốc và điều trị, hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị đã từng bước góp phần nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện. Công tác dược lâm sàng không
phải là mới, tuy nhiên cho đến nay vẫn tập trung ở một số bệnh viện trung
ương và một số bệnh viện lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa
dược bệnh viện đã triển khai công tác dược lâm sàng, hướng dẫn sử dụng
thuốc, nhưng nhìn chung chức năng này bệnh viện đã thực hiện nhưng hiệu
quả chưa cao, còn hình thức. Các bệnh viện tuyến tỉnh, đặc biệt là tuyến
huyện thì công tác dược lâm sàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng
thiếu DSĐH và trên đại học ở các địa phương chính là nguyên nhân dược
lâm sàng trong Bệnh viện đạt chất lượng thấp,chưa phát triển .

14
Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền sử dụng thuốc chiếm
32,7%, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh
vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên, năm 2008 tỷ lệ sử dụng vitamine giảm 3,1%,
corticoid giảm 1,4% và dịch truyền giảm 3,1% so với năm 2007[10] .
1.2 BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ Là tỉnh thuộc khu vực miền núi trung du phía bắc.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa giữa vùng đông bắc đồng bằng sông hồng

tư vấn
Các
đoàn thể
Khối
cận lâm sàng
Khối
lâm sàng
Phòng
chức năng

Xét nghiệm
Kế hoạch
tổng hợp
Khoa khám bệnh
Chuẩn đoán
hình ảnh
Khoa dược
Dinh dưỡng

Tổ chức
hành chính
Tài chính
kế toán

Điều dưỡng
Khoa nội
Khoa ngoại - phụ
Khoa Nhi – ngũ quan
Khoa Phục hồi chức
năng

115 100.00Trong 3 năm từ 2010 đến 2012 tổng số cán bộ công nhân viên của
bệnh viện có tăng lên, tập chung nhiều vào đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, kỹ
thuật viên. Sự tăng trưởng này phù hợp với sự phát triển của bệnh viện.
Tuy nhiên với tỉ lệ trên thì năm 2010 và năm 2011 còn thiếu nhân lực cho
bệnh viện 120 giường bệnh.
Nhân lực dược sỹ của bệnh viện ổn định trong 3 năm. Năm 2012, số
lượng dược sỹ đại học đã tăng từ 1 lên 3 người. Tỷ lệ cán bộ công nhân
viên khoa Dược so với bệnh viện chiếm 11,3%.

Trích đoạn Trang thiết bị bảo quản kho thuốc Về hoạt động mua sắm thuốc
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status