Phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) - Pdf 29

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TBH
HÀNG HÓA XUÂT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN........................................................................................................ 5
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.........................................................................................5
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................5
1.1.2. Sự cần thiết khách quan.................................................................7
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng
đường biển...............................................................................................9
1.2. TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.....10
1.2.1. Khái niệm chung về TBH............................................................10
1.2.2. Vai trò của TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.............................................................................................14
a) Đối với công ty nhượng TBH.....................................................14
b) Đối với công ty nhận TBH.........................................................17
c) Đối với xã hội............................................................................17
1.2.3. Hợp đồng TBH............................................................................18
1.2.3.1. Định nghĩa:.......................................................................18
1.2.3.2. Phân loại...........................................................................19
Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn...................................................19
Hợp đồng TBH cố định..............................................................21
1.2.3.3. Phương pháp TBH............................................................23
a1) TBH theo Số tiền bảo hiểm..................................................24
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.1.2.3. Hoạt động đầu tư..............................................................46
..............................................................................................................46
2.1.3. Phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới...........47
2.2. Tổng quan về Thị trường Bảo hiểm và TBH Hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam ...................................48
2.2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây:.........48
2.2.2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam....50
Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:.....................................51
2.2.3. Thị trường TBH hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. .52
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu
điện trong hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu.....55
2.3.1. Thuận lợi......................................................................................55
a)Từ thị trường bảo hiểm...............................................................55
b)Từ Công ty..................................................................................56
2.3.2. Khó khăn.....................................................................................56
a) Thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt................................56
b) Chất lượng khai thác Bảo hiểm gốc không được cải thiện........57
2.4. Quy trình TBH tại PTI.....................................................................59
2.4.1. Sự cần thiết của Quy trình...........................................................59
2.4.2. Nội dung Quy trình TBH.............................................................60
2.4.2.1. Quy trình nhượng TBH.....................................................60
2.4.2.2. Quy trình nhận TBH..........................................................66
2.5. Hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ TBH Hàng hoá xuất nhập khẩu
vận chuyển bằng đường biển tại PTI.....................................................68
2.5.1. Hoạt động nhượng tái:.................................................................68
2.5.2. Hoạt động nhận tái.......................................................................71
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ I.2.2: Cơ chế chuyển giao rủi ro bảo hiểm và TBH..................16
Sơ đồ I.2.3: Hình thức và phương pháp TBH.....................................23
Bảng I.2.3.4: Hoa hồng theo thang luỹ tiến...............................31
Bảng II.1.2: Cơ cấu doanh thu qua các năm 2007 – 2008...................41
Bảng II.2.1: Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 2004-2008.............48
Bảng II.2.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK
vận chuyển bằng đường biển của các công ty năm 2007....................50
Bảng II.2.3.1: Thu phí TBH của một số công ty trên thị trường năm
2008........................................................................................................ 54
Bảng II.2.3.2: Tỷ lệ bồi thường của một số công ty trên thị trường
năm 2008 ..............................................................................................54
Bảng II.3.1: Tình hình doanh thu bảo hiểm gốc tại PTI.....................57
Bảng II.3.2: Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK tại PTI
(2005 - 2008).......................................................................................... 57
Sơ đồ II.4.2.1: Nhượng TBH tạm thời................................................60
Sơ đồ II,4.2.2: Nhượng TBH cố định...................................................63
Sơ đồ II.4.2.2.1:nhận TBH...................................................................67
Bảng II.5.1: Tổng kết doanh thu phí nhượng tái nghiệp vụ TBH hàng
hoá......................................................................................................... 68
Bảng II.5.2: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng
TBH hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008..............................................70
Bảng II.5.3: Tình hình tổn thất tính theo doanh thu phí tại công ty
PTI......................................................................................................... 70
Bảng II.5.2.1: Thống kê doanh thu phí nhận tái ...............................71
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B

nhập khẩu".
Việc trở thành thành viên của WTO không chỉ tạo ra những thay
đổi to lớn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, mà riêng đối với nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển, điều này cũng khiến
thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam có những biến động nhất định.
Song song với việc thực hiện các cam kết về thuế, chúng ta cũng triến
khai một loạt các cam kết liên quan khác. Về quyền kinh doanh xuất nhập
khẩu: Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp nước ngoài được quyền xuất nhập
Bùi Hồng Trinh 1 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khẩu hàng hóa như doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt
hàng thuộc danh mục "thương mại nhà nước"
Có thể khẳng định, sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khó
khăn trước mắt, nhưng nền kinh tế Việt nam đã vượt qua được những thách
thức, rút ra được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững. Với
xuất phát điểm là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độ
thấp và có quy mô nhỏ so với kinh tế thế giới, các biến động phức tạp và khó
lường trước của nền kinh tế thế giới thời gian qua đã có tác động không nhỏ
tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, chúng
ta vẫn đạt được những chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ. Hoạt động xuất nhập
khẩu vẫn tiếp tục khởi sắc, duy trì tăng trưởng cao, năm 2008 dự kiến xuất
khẩu xấp xỉ 63 tỉ USD, tăng trên 29,5% so với 2007, nhập khẩu ước đạt 79,9
tỉ USD, tăng 27,5% so với 2007. 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim
ngạch trên 1 tỉ USD như: Dệt may, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, giầy dép,
điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, tiếp tục
được giữ vững; đồng thời mặt hàng dây điện và cáp điện cũng có khả năng trở
thành thành viên của “câu lạc bộ 1 tỉ USD” này.
Môi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn
nhờ thực thi các cam kết về minh bạch hóa chính sách, không phân biệt đối
xử, giảm bớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Bùi Hồng Trinh 3 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Kính mong sự đóng góp ý kiến, nhận xét của thầy
cô giáo, các cán bộ và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Ths. Bùi
Quỳnh Anh và ban lãnh đạo và tập thể các cán bộ công ty PTI, đặc biệt là các
cán bộ TBH/Trưởng nhóm nghiệp vụ phòng TBH đã giúp đỡ em hoàn thành
bài viết này.
Bùi Hồng Trinh 4 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TBH
HÀNG HÓA XUÂT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN.
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Việc các quốc gia Châu Âu thông qua các cuộc viễn chinh tới
Châu Á và Châu Mỹ nhằm tìm ra những tuyến đường thương mại mới vào thế
kỷ 15 và 16 đã tạo ra “Cuộc cách mạng thương mại”. Chính điều này đã cho
phép các quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu xây dựng một mạng lưới thương
mại quốc tế mới nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên mang lại sự giàu có. Để
đáp ứng nhu cầu này, nhiều học thuyết kinh tế mới và thực tiễn đã xuất hiện,
trong đó có ý tưởng về quỹ chung và rủi ro đồng loạt. Trong thời kỳ này,
thương mại gặp rất nhiều rủi ro kinh doanh làm giảm lợi nhuận của những
thương gia. Nguyên nhân là do trong cả đội tàu, một số tàu có thể bị chìm do
bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp hoặc đội thuỷ thủ chết vì bệnh tật, lạc đường,
bị chìm do quá tải, hoặc bị mọt ăn thủng. Những người tham gia đầu tư vào
những chuyến như kể trên cảm thấy cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro

1792, bảo hiểm cho các tàu (clipper) và hàng hoá chuyên chở của Mỹ.
Theo thời gian, bảo hiểm hàng hải phát triển thành một hỗn hợp các
đơn bảo hiểm tài sản mở rộng đối với các rủi ro trên đất liền (bảo hiểm hàng
nội địa) và rủi ro trên biển (bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển).
Bảo hiểm hàng hải được chia thành 3 loại chính là:
− Bảo hiểm thân tàu: Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những thiệt hại
vật chất xảy ra đốí với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo
hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ
tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
Bùi Hồng Trinh 6 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
− Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu: là bảo hiểm những thiệt hại
phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh khai
thác tàu biển gây ra đối với hàng hoá họ chịu trách nhiệm trông coi; tử vong
hay bị thương của hành khách, thuỷ thủ và người bốc dỡ; thiệt hại đối với đê
chắn sóng, cầu, cảng, cáp ngầm dưới biển; và gần đây nhất là cả những tổn
thất gây ra do ô nhiễm.
− Bảo hiểm hàng hoá: được các chủ hàng sử dụng khi vận chuyển hàng
theo đường biển hoặc đường hàng không trong thương mại quốc tế.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển lâu đời nhất
của loài người. Mặc dù vai trò lịch sử của vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển ở một mức độ nào đó đã suy giảm do sự ra đời của các phương tiện vận
chuyển hữu hiệu khác như ôtô hay máy bay, nhưng nó vẫn đóng vai trò hết
sức quan trọng do có những ưu thế vượt trội như:
− Có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá như các loại hàng
hoá siêu trường, siêu trọng (nguyên liệu thô: than đá, dầu, … hoặc các
phương tiện vận tải, máy móc…) với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận
tải khác như: đường bộ, đường hàng không… không thể đảm nhận được.
− Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ

khó khăn.
− Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu thường có giá trị
rất lớn bao gồm giá trị tàu và hàng hoá chở trên tàu. Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra
sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
− Trong quá trình vận chuyển, hàng hoá được chủ phương tiện chịu trách
nhiệm chính. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và
mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng và vận chuyển. Từ năm 1921, Dự thảo
luật có tên Hague đã được soạn thảo nhằm điều chỉnh các hoạt động vận
Bùi Hồng Trinh 8 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chuyển trên biển. Bộ luật này chính thức được áp dụng vào năm 1924 sau khi
được nhiều nước thông qua tại Hội nghị Brussel (Bỉ) cũng trong năm này.
Năm 1968, Uỷ ban Hàng hải Quốc tế đã sửa đổi Bộ luật này và lấy tên mới là
Hague -Visby. Theo đó, trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất
chỉ giới hạn ở mức 666.7 SDR một đơn vị hàng hoá, tương đương 2 SDR một
kilogram hàng hoá bị mất hoặc hư hỏng, mặc dù họ được miễn trách nhiệm
trong trường hợp hiểm hoạ tự nhiên, trộm cắp.
Trong thực tế, đòi bồi thường từ các công ty vận chuyển rất phức
tạp và tốn chi phí. Trong hầu hết các trường hợp, các các công ty này đều đến
từ nước ngoài, thậm chí từ châu lục khác, do vậy, tư vấn về luật hàng hải từ
các chuyên gia là điều cần thiết.
Tất cả những phân tích nêu trên cho thấy, bảo hiểm là rất cần
thiết cho vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển
bằng đường biển
a) Quá trình xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá có nhiều bên liên quan,
được thực hiện thông qua ba loại hợp đồng:
− Hợp đồng mua bán: giữa người mua và người bán trong đó thể hiện sự
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
− Hợp đồng vận chuyển.

bảo hiểm xảy ra. Những rủi ro bất ngờ này về tổng thể phải dự đoán được và
hay xảy ra.
Trên đây cũng là những yếu tố cơ bản cần phải chú ý khi tiến
hành việc lập, quản lý và phân phối quỹ tiền tệ thông qua hình thức bảo hiểm.
Dựa theo các rủi ro được bảo hiểm, các ngành kinh tế khác nhau và các quá
trình tiến hành bảo hiểm được chia thành nhiều loại và được tổ chức thành
một hệ thống độc lập của nền kinh tế quốc dân (ở nhiều nước nó còn được gọi
là ngành kinh tế bảo hiểm). Một trong những loại hình đó là TBH (TBH).
Bùi Hồng Trinh 10 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thay mặt công ty bảo hiểm, khai thác viên bảo hiểm phải bảo vệ
quỹ chung tránh nguy cơ có hại và đảm bảo rằng sẽ thu được lợi nhuận hợp lý
bằng việc chấp nhận rủi ro. Khi đã chấp nhận rủi ro, công ty bảo hiểm thực sự
ở vị trí của người được bảo hiểm với hàng loạt những điều không chắc chắn
có liên quan đến rủi ro. Liệu sẽ có tổn thất hay không? Nếu cố tổn thất, họ
cũng không thể dự đoán một cách chính xác giá trị. Công ty bảo hiểm có được
một sự bảo vệ vì công ty đã nhận một số lượng lớn các rủi ro tương tự và biết
rằng không phải rủi ro nào cũng dẫn đến khiếu nại. Tuy nhiên ngay cả đối với
công ty bảo hiểm cũng không loại trừ khả năng các tổn thấ xảy ra nhiều hơn
so với dự kiến hoặc số lượng tổn thất lớn hơn dự định. Họ phải thu phí vào
đầu năm bảo hiểm, không lường trước được sự việc xảy ra sau khi đã thu phí,
và phải chịu mức phí như vậy bất luận hậu quả thực ra sao. Như vậy, mua
TBH không chỉ giúp công ty bảo hiểm giảm bớt lo âu về sự không chắc chắn
của tổn thất; tránh sự biến động trong các khoản chi bồi thường, đặc biệt khi
xảy ra thảm hoạ lớn làm ảnh hưởng đến khả năng tài chính; tăng năng lực của
công ty bảo hiểm để chấp nhận dịch vụ; mà trong một mức độ nào đó, mua
TBH giúp các công ty bảo hiểm dàn trải chi phí rủi ro trong toàn thị trường
bảo hiểm thế giới. Rất nhiều các công ty bảo hiểm hàng đầu các nước như:
Đức, Thuỵ Sĩ, Scandinavia, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh. Bằng việc TBH cho
các công ty này và một số công ty khác, rủi ro sẽ không chỉ tác động vào một

hiểm của các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty TBH và
thông quá đó sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với
nhiệm vụ trên, TBH ổn định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo
điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt
quá khả năng tài chính của mình.. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó:
Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi
thường tối đa là $1 triệu, muốn bảo hiểm cho một chiêc tàu chở một khối
Bùi Hồng Trinh 12 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lượng hàng hóa lớn trị giá $10 triệu. Nếu giả sử không có TBH thì công ty A
không thể ký hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có
tổn thất toàn bộ xảy ra thì công ty A sẽ bị phá sản. Nhưng do có hình thức
TBH nên công ty bảo hiểm A vẫn ký được hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu
bảo hiểm cho con tàu trị giá $10 triệu đó. Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo
hiểm A dùng phương pháp TBH phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải
gánh chịu. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm A chỉ giữ lại 10%, còn
90% của $10 triệu công ty bảo hiểm A chuyển cho các công ty TBH khác, ví
dụ như 50% cho công ty TBH B và 40% cho công ty TBH C.
Ở đây cần phải phân biệt sự khác nhau của TBH và Đồng bảo
hiểm. Mặc dù có điểm giống nhau giữa TBH và đồng bảo hiểm là cùng có
nhiều công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm cho cùng một đơn vị rủi ro, nhưng
giữa chúng có nhiều điểm khác nhau. Đó là:
Ký hợp đồng: - Trong TBH: Công ty bảo hiểm gốc đứng ra ký hợp đồng
bảo hiểm với người tham gia và sau đó phân chia trách
nhiệm cho các công ty TBH theo sự thỏa thuận giữa họ
và các công ty TBH.
- Trong đồng bảo hiểm: Việc ký hợp đồng do nhiều công
ty bảo hiểm tiến hành, mỗi một công ty tham gia đồng
bảo hiểm đều phải ký tên vào giấy chứng nhận bảo
hiểm.

1.2.2. Vai trò của TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
a) Đối với công ty nhượng TBH
Nói chung, TBH không làm thay đổi bản chất vốn có của
phạm vi bảo hiểm. Trong dài hạn, nó không thể khiến công việc kinh doanh
xấu trở thành tốt, nhưng nó thực sự cung cấp những sự trợ giúp đắc lực cho
nhà nhượng tái.
Bùi Hồng Trinh 14 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
− Nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng giữ lại – bảo hiểm
hàng không, bảo hiểm dầu khí…Sau khi thu xếp TBH, công ty nhượng có thể
nhận những hợp đồng có giới hạn bảo hiểm lớn hơn những vẫn duy trì được
những độ rủi ro trong phạm vi quản lý được. Bằng cách tái đi một phần của
mọi hợp đồng hoặc chỉ tái đi những hợp đồng lớn, mức tổn thất giữ lại ròng
tính theo từng đơn bảo hiểm hay toàn bộ số đơn có thể được tính toán phù
hợp với thặng dư vốn của công ty bảo hiểm.
Bùi Hồng Trinh 15 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sơ đồ I.2.2: Cơ chế chuyển giao rủi ro bảo hiểm và TBH
− Tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Theo thời gian,
TBH giúp ổn định kết quả tài chính và hoạt động khai thác của công ty
nhượng TBH. Đồng thời bảo vệ nguồn vốn thặng dư trước các cú sốc gây ra
do các tổn thất lớn không được dự đoán trước. TBH cũng được thu xếp nhằm
giữ lại các các tổn thất nhỏ, dễ dự đoán và chia sẻ những tổn thất lớn, bất ngờ
cho các công ty bảo hiểm và TBH trên toàn thị trường. Ngoài ra, TBH còn
giúp bảo vệ công ty khỏi các rủi ro tích tụ lớn hơn dự đoán cũng từ một hay
nhiều thảm hoạ. Nhờ vậy, hiệu quả khai thác và hiệu quả tài chính của các tổn
thất lớn hoặc của số lớn các tổn thất có thể được phân bổ qua nhiều năm. Điều
này làm giảm khả năng kết quả tài chính của công ty bảo hiểm gốc bị ảnh
hưởng.

− Tiếp cận kinh nghiệm và dịch vụ của các công ty TBH, đặc biệt trong
lĩnh vực phát triển, định giá và khai thác sản phẩm cũng như trong việc quản
lý tổn thất. Rất nhiều nhà TBH chuyên nghiệp có những hiểu biết sâu rộng và
khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty nhượng. Những dịch
vụ này bao gồm các trợ giúp và tư vấn về khai thác, tiếp thị, định giá, ngăn
ngừa tổn thất, giải quyết tổn thất, dự phòng, định phí, đầu tư và các vấn đề
khác về nhân sự. Để bảo vệ lợi ích của chính họ, các công ty nhận tái buộc
phải xem xét một cách rất thận trọng các hoạt động kinh doanh của công ty
nhượng tái, từ đó đưa ra những tư vấn nhất định nào đó. Thông thường, công
ty nhận tái có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đánh giá các hợp đồng có
mức trách nhiệm lớn và giải quyết các tổn thất lớn hoặc ít gặp. Ngoài ra, nhờ
có quan hệ với số lượng lớn các công ty nhượng tái tương đối đồng đều, công
ty nhận tái có khả năng đưa ra cái nhìn tổng thể về một số các vấn đề tổng
quát cũng như các xu hướng chung trên thị trường. Ngoài các công ty nhận tái
thì các trung gian TBH cũng cung cấp những dịch vụ tương tự cho khách
hàng của mình.
b) Đối với công ty nhận TBH
Thông qua các nghiệp vụ TBH, công ty nhận thiết lập mối quan hệ
vững chắc với các bạn hàng nhằm tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu về
ngoại tệ. Đồng thời, xét trong mối quan hệ tổng thể với bảo hiểm gốc thì TBH
thực chất là sự phân tán rủi ro đối với các công ty nhận TBH.
c) Đối với xã hội
− Đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình kinh doanh và sản
xuất của các đơn vị kinh tế. Đảm bảo kinh doanh cho công ty bảo hiểm có
Bùi Hồng Trinh 17 Kinh tế bảo hiểm 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nghĩa là đảm bảo được sự kinh doanh và sản xuất của các đơn vị kinh tế, từ đó
tạo điều kiện tốt cho họ phát triển kinh doanh.
− Đảm bảo tính ổn định của ngân sách ngoại tệ nhà nước. Đối với nghiệp
vụ TBH nhận, công ty bảo hiểm xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm nhằm ổn định


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status