Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) - Pdf 32

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển. ....................................................... 4
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển ......................................................................................................... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................... 4
1.1.2. Sự cần thiết khách quan .................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm cơ bản ................................................................................ 8
1.2. Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
............................................................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm chung về TBH ................................................................. 8
1.2.2. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển ................................................................................................. 12
1.2.3. Hợp đồng TBH ................................................................................ 14
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng
hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần
Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008 ................................... 32
2.1 .Vài nét về PTI ........................................................................................... 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 32
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua ..................... 36
2.1.2.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc .......................................... 36
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh TBH ....................................................... 39
2.1.2.3. Hoạt động đầu tư .................................................................. 42
2.1.3. Phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới ............. 43
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Chuyên đề tốt nghiệp

Kinh tế bảo hiểm 47B
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.4. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện ............................... 72
KẾT LUẬN ........................................................................................... 75
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng II.1.1: Cơ cấu sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
...............................................................................................................33
Bảng II.1.2: Cơ cấu doanh thu qua các năm 2005 – 2006...................36
Bảng II.2.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK
vận chuyển bằng đường biển của các công ty năm 2007....................46
Bảng II.3.1: Tình hình doanh thu nghiệp vụ tại PTI..........................50
Bảng II.4.1: tổng kết doanh thu phí nhượng tái nghiệp vụ TBH hàng hoá
...............................................................................................................60
Bảng II.4.2: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH
hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008.......................................................61
Bảng II.4.3: Tình hình tổn thất tính theo doanh thu phí tại công ty PTI62
Bảng II.4.4: Thống kê doanh thu phí nhận tái...................................63
Bảng II.4.5: Phân bổ tổn thất theo các hợp đồng nghiệp vụ nhượng TBH
hàng hoá ở PTI từ năm 2004-2008.......................................................63
Bảng II.4.6: Tỷ lệ tổn thất tính theo doanh thu phí nghiệp vụ nhận TBH
hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PTI.........................64
Bảng II.5.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí nhận TBH 66
Bảng II.5.2: Thống kê đơn vị tổn thất nghiệp vụ nhận và nhượng tái67
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

1
Chuyên đề tốt nghiệp
được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững. Với xuất phát điểm
là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độ thấp và có quy mô
nhỏ so với kinh tế thế giới, các biến động phức tạp và khó lường trước của nền
kinh tế thế giới thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, chúng ta vẫn đạt được những chỉ
tiêu kinh tế đáng khích lệ. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục khởi sắc, duy
trì tăng trưởng cao, năm 2008 dự kiến xuất khẩu xấp xỉ 63 tỉ USD, tăng trên
29,5% so với 2007, nhập khẩu ước đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với 2007. 10
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỉ USD như: Dệt may, cà
phê, cao su, thủy sản, dầu thô, giầy dép, điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ
và nhóm sản phẩm cơ khí, tiếp tục được giữ vững; đồng thời mặt hàng dây điện
và cáp điện cũng có khả năng trở thành thành viên của «câu lạc bộ 1 tỉ USD»
này.
Môi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn nhờ
thực thi các cam kết về minh bạch hóa chính sách, không phân biệt đối xử, giảm
bớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhận thức
của người dân và các doanh nghiệp về việc tham gia WTO đã có sự chuyển biến
tích cực.
Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một số
ngành như điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, ngân hàng, tài chính bảo
hiểm, bất động sản ... Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ
toàn cầu năm 2008, nhưng GDP vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5%, tuy có
giảm hơn so với năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tăng rất mạnh trong năm
2007, năm 2008, số vốn đăng kí đạt gần 64 tỉ USD.
Tất cả những thay đổi trên đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Là một công ty dù đã được thành lập hơn 10 năm, nhưng so với các công ty
lâu năm trên thị trưởng như Bảo Việt, PJICO…và các công ty nước ngoài, khả

3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Việc các quốc gia Châu Âu thông qua các cuộc viễn chinh tới Châu Á và
Châu Mỹ nhằm tìm ra những tuyến đường thương mại mới vào thế kỷ 15 và 16
đã tạo ra “Cuộc cách mạng thương mại”. Chính điều này đã cho phép các quốc
gia hùng mạnh ở Châu Âu xây dựng một mạng lưới thương mại quốc tế mới
nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên mang lại sự giàu có. Để đáp ứng nhu cầu này,
nhiều học thuyết kinh tế mới và thực tiễn đã xuất hiện, trong đó có ý tưởng về
quỹ chung và rủi ro đồng loạt. Trong thời kỳ này, thương mại gặp rất nhiều rủi ro
kinh doanh làm giảm lợi nhuận của những thương gia. Nguyên nhân là do trong
cả đội tàu, một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp hoặc đội
thuỷ thủ chết vì bệnh tật, lạc đường, bị chìm do quá tải, hoặc bị mọt ăn thủng.
Những người tham gia đầu tư vào những chuyến như kể trên cảm thấy cần thiết
phải cùng nhau chia sẻ rủi ro tránh tình trạng một số nhà đầu tư mất trắng toàn bộ
chuyến hàng do một hiện tượng khá phổ biến: tàu bị mất tích. Có 2 hình thức hay
được sử dụng là:
Cách thứ nhất là Hình thức cổ phần, theo đó các chủ hàng tập hợp lại, cùng
sở hữu cổ phần của chuyến hàng. Khi tổn thất xảy ra tất cả cùng phải gánh chịu.
Cách thứ hai là Bảo hiểm, một hệ thống theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có
thể là một cá nhân hay một công ty) trả một số tiền mặt cho công ty bảo hiểm nếu
họ thoả thuận sẽ bồi thường khi con tàu đã nêu trên không hoàn thành một
chuyến đi cụ thể nào đó. Những công ty bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung
dùng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Có thể nói, bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm lâu đời nhất. Một trong
những đơn bảo hiểm hàng hải đầu tiên mà người ta tìm thấy là đơn bảo hiểm cấp

thương của hành khách, thuỷ thủ và người bốc dỡ; thiệt hại đối với đê chắn sóng,
cầu, cảng, cáp ngầm dưới biển; và gần đây nhất là cả những tổn thất gây ra do ô
nhiễm.
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
− Bảo hiểm hàng hoá: được các chủ hàng sử dụng khi vận chuyển hàng
theo đường biển hoặc đường hàng không trong thương mại quốc tế.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận chuyển lâu đời nhất của
loài người. Mặc dù vai trò lịch sử của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ở
một mức độ nào đó đã suy giảm do sự ra đời của các phương tiện vận chuyển hữu
hiệu khác như ôtô hay máy bay, nhưng nó vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng do
có những ưu thế vượt trội như:
− Có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá như các loại hàng hoá
siêu trường, siêu trọng (nguyên liệu thô: than đá, dầu, … hoặc các phương tiện
vận tải, máy móc…) với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận tải khác như:
đường bộ, đường hàng không… không thể đảm nhận được.
− Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ
chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều.
− Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng
điều kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên,
vật liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành
vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác.
− Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế
với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước; góp phần tăng
thu ngoại tệ…
Tuy nhiên, vận chuyển đường biển cũng có một số nhược điểm cố hữu sau:
− Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều yếu tố rủi ro. Các rủi ro này có

Hàng hải Quốc tế đã sửa đổi Bộ luật này và lấy tên mới là Hague -Visby. Theo
đó, trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất chỉ giới hạn ở mức 666.7
SDR một đơn vị hàng hoá, tương đương 2 SDR một kilogram hàng hoá bị mất
hoặc hư hỏng, mặc dù họ được miễn trách nhiệm trong trường hợp hiểm hoạ tự
nhiên, trộm cắp.
Trong thực tế, đòi bồi thường từ các công ty vận chuyển rất phức tạp và tốn
chi phí. Trong hầu hết các trường hợp, các các công ty này đều đến từ nước
ngoài, thậm chí từ châu lục khác, do vậy, tư vấn về luật hàng hải từ các chuyên
gia là điều cần thiết.
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Tất cả những phân tích nêu trên cho thấy, bảo hiểm là rất cần thiết cho vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản
a) Quá trình xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá có nhiều bên liên quan, được
thực hiện thông qua ba loại hợp đồng:
− Hợp đồng mua bán: giữa người mua và người bán trong đó thể hiện sự
chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
− Hợp đồng vận chuyển.
− Hợp đồng bảo hiểm.
Hai loại hợp đồng sau cùng tuỳ theo điều kiện giao hàng được áp dụng là
FOB hay CIF mà xác định các bên liên quan. Nếu sử dụng điều kiện FOB, dịch
vụ vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá do người mua đảm nhận với người
vận chuyển và công ty bảo hiểm. Còn trong điều kiện CIF, các dịch vụ này sẽ do
người bán đảm nhận.
b)Hàng hoá XNK thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, chịu sự
kiểm soát của hải quan, kiểm dịch… theo quy định của từng nước và phải được
mua bảo hiểm theo tập quán thương mại quốc tế.

hiểm khác nhau (công ty TBH). Nói cách khác, TBH là bảo hiểm cho người bảo
hiểm.
Đối với các nước có nền kinh tế tập trung như Việt Nam, TBH là một lĩnh
vực đặc biệt của hệ thống bảo hiểm nhà nước và đồng thời cũng là một bộ phận
của ngành kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là các quan hệ tài chính đối ngoại. Cũng
như đối với các loại hình bảo hiểm khác, việc tiến hành nghiệp vụ TBH đòi hỏi
phải có các điều kiện sau:
− Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy luật số đông phát huy được tác dụng qua
đó, yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ.
− Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được bảo hiểm không được phép
chênh lệch quá lớn, cũng như không được phép có nhiều tổn thất quá lớn xảy ra
trong số hợp đồng bảo hiểm (Tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhất trong
hợp đồng bảo hiểm).
− Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì
không phát sinh nhu cầu bảo hiểm).
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của TBH là phân chia các rủi ro đã được bảo hiểm của
các công ty bảo hiểm gốc cho một tập thể những công ty TBH và thông quá đó sẽ
tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên, TBH ổn
định kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty
này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của
mình.. Ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều đó:
Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là
$1 triệu, muốn bảo hiểm cho một chiêc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trị
giá $10 triệu. Nếu giả sử không có TBH thì công ty A không thể ký hợp đồng bảo
hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra thì công ty
A sẽ bị phá sản. Nhưng do có hình thức TBH nên công ty bảo hiểm A vẫn ký

tỷ lệ mà mình tham gia.
Do có sự phiền phức trong việc ký hợp đồng và trả tiền bồi thường trên và
cùng với sự phát triển của nghiệp vụ TBH, đồng bảo hiểm đã dần mất đi ý nghĩa
của nó. Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường London đồng bảo hiểm trong lĩnh
vực hàng hải vẫn còn phổ biến.
Tùy theo góc độ quan sát của công ty bảo hiểm gốc hay công ty TBH mà
người ta phân chia TBH ra thành 2 phần riêng biệt. Đó là chuyển TBH và nhận
TBH:
a)Chuyển TBH hay còn gọi là TBH đi: có nghĩa là một công ty bảo hiểm gốc
phân tán rủi ro cho các công ty TBH. Trong trường hợp này, công ty bảo
hiểm gốc phải chuyển phí cho các công ty TBH và nhận được từ họ yếu tố
đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình.
b)Nhận TBH hay còn gọi là TBH nhận: là một công ty TBH nhận một phần
rủi ro đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc khác. Trong trường
hợp này, công ty TBH được hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc nhằm
mục đích kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm.
Theo ví dụ đã nêu thì quá trình phân tán rủi ro của công ty bảo hiểm A cho
các công ty TBH B và C được gọi là TBH đi, nếu đứng ở góc độ của công ty bảo
hiểm A; nhưng được gọi là TBH nhận, nếu đứng ở góc độ của các công ty bảo
hiểm B và C.
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài ra, TBH còn bao gồm cả hình thức TBH tiếp hay còn gọi là chuyển
nhượng TBH, có nghĩa là một công ty TBH phân chia tiếp phần trách nhiệm của
minh đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho các công ty TBH khác.
1.2.2. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
a)Đối với công ty nhượng TBH

Công ty
TBH
Công ty
bảo hiểm
RỦI RO
$ 50 tr.
Chuyên đề tốt nghiệp
TBH. Đồng thời bảo vệ nguồn vốn thặng dư trước các cú sốc gây ra do các tổn
thất lớn không được dự đoán trước. TBH cũng được thu xếp nhằm giữ lại các các
tổn thất nhỏ, dễ dự đoán và chia sẻ những tổn thất lớn, bất ngờ cho các công ty
bảo hiểm và TBH trên toàn thị trường. Ngoài ra, TBH còn giúp bảo vệ công ty
khỏi các rủi ro tích tụ lớn hơn dự đoán cũng từ một hay nhiều thảm hoạ. Nhờ
vậy, hiệu quả khai thác và hiệu quả tài chính của các tổn thất lớn hoặc của số lớn
các tổn thất có thể được phân bổ qua nhiều năm. Điều này làm giảm khả năng kết
quả tài chính của công ty bảo hiểm gốc bị ảnh hưởng.
− Tăng cường khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty Bảo hiểm
trước trách nhiệm bảo hiểm công ty đảm nhận được đánh giá qua khả năng chi trả
bồi thường.
Trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các quốc gia đều kiểm soát
khả năng chi trả bồi thường của các công ty bảo hiểm thông qua quy định biên
khả năng thành toán không được phép thấp hơn một tỷ lệ nào đó. Tỷ lệ này gọi là
“Biên khả năng thanh toán tối thiểu”.
− Tiếp cận kinh nghiệm và dịch vụ của các công ty TBH, đặc biệt trong lĩnh
vực phát triển, định giá và khai thác sản phẩm cũng như trong việc quản lý tổn
thất. Rất nhiều nhà TBH chuyên nghiệp có những hiểu biết sâu rộng và khả năng
cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty nhượng. Những dịch vụ này bao
gồm các trợ giúp và tư vấn về khai thác, tiếp thị, định giá, ngăn ngừa tổn thất,
giải quyết tổn thất, dự phòng, định phí, đầu tư và các vấn đề khác về nhân sự. Để
bảo vệ lợi ích của chính họ, các công ty nhận tái buộc phải xem xét một cách rất
thận trọng các hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái, từ đó đưa ra những

Theo Quyết định số 100/QĐ – BTC ban hành ngày 28/12/2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, Hợp đồng TBH là Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp
nhận TBH phát hành để bồi thường cho doanh nghiệp nhượng tái đối với những
tổn thất của một hay nhiều Hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp nhượng tái phát
hành.
Theo định nghĩa trên, hợp đồng TBH có ba đặc điểm là:
− Nhà TBH cam kết bồi thường cho công ty nhượng mà bản thân công ty
nhượng là một thành viên của hợp đồng bảo hiểm.
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
− Tái bảo hiểm có thể cung cấp một sự bồi thường toàn bộ hoặc chỉ một phần
đối với những trách nhiệm mà công ty nhượng có thể phải gánh chịu theo hợp
đồng bảo hiểm
− Hợp đồng TBH là một hợp đồng riêng biệt giữa nhà TBH và công ty
nhượng mà trong đó Người được bảo hiểm không phải là một bên tham gia của
hợp đồng.
b) Phân loại
Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn
Đây là một hình thức TBH cơ bản và cổ điển nhất. Danh từ “Tuỳ ý lựa
chọn” có liên quan đến ý niệm là trong loại TBH này, công ty nhượng có toàn
quyền lựa chọn rủi ro cần phải TBH và ngược lại, nhà TBH có quyền nhận hay từ
chối rủi ro đó. Mỗi dịch vụ đem nhượng theo cơ sở tuỳ ý lựa chọn là một hợp
đồng TBH tách biệt bao gồm toàn bộ hay một phần rủi ro mà công ty nhượng
muốn nhượng cho thị trường TBH.
Vào thời điểm khi kết thúc một thoả thuận thương mại nào đó thì các bên
tham gia vào thoả thuận đó thường quan tâm đến việc quy định thật chính xác các
chi tiết cần thiết của thoả thuận lần tới, các mục đích, nghĩa vụ của các bên đối
với nhau và đặt ra các điều kiện cần thiết để ràng buộc những nghĩa vụ và quyền

của mình được cân đối, tức là giúp cho công ty nhượng có thể loại bỏ được
những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà một khi tổn thất thuộc đơn vị rủi ro
này xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình trong năm kế
hoạch ở một nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt.
− Giúp công ty nhượng chủ động trong việc chấp nhận những rủi ro mà không
được chấp nhận trong các hợp đồng TBH bắt buộc truyền thống của mình như:
rủi ro về động đất, ngập lụt, đình công, chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự
khác…
− Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thể nhờ vào hình thức TBH tuỳ ý lựa
chọn trước khi tận dụng khả năng các hợp đồng TBH bắt buộc của họ, tức là có
điều kiện để cải thiện sự thăng bằng của các hình thức TBH bắt buộc, cải thiện
vận may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy định
trong các hợp đồng TBH đó của họ (ví dụ: điều kiện về chia lãi, thủ tục phí TBH
tính theo thang luỹ tiến, thủ tục phí TBH theo lãi…).
Nhược điểm:
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
− Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết của nghiệp vụ bảo hiểm gốc;
có nghĩa là khi áp dụng hình thức này nhiều lần thì nhà TBH thường xuyên tiếp
xúc và biết được ý đồ của công ty nhượng dẫn đến có thể lộ những thông tin có
lợi cho sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm gốc.
− Không đảm bảo thời gian tính trong việc phân tán rủi ro TBH, tức là công
ty nhượng khi nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó thường không có sự đảm bảo
chắc chắn của thị trường TBH, dẫn đến mất cơ hội khai thác hoặc mất uy tín do
chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.
− Chi phí hành chính, thủ tục giấy tờ tốn kém làm giảm thu nhập kinh doanh.
− Thường xuyên phải đàm phán tái tục hợp đồng TBH trước khi ký kết bảo
hiểm gốc với khách hàng.

ngược lại với quyền lợi của họ.
− Với loại hợp đồng này, nhà TBH có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phù
hợp với nguyên tắc “Quy luật số đông” giúp cho nhà TBH thực hiện tốt vai trò
kinh tế quốc dân của họ về đẩy mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm
bằng việc chấp nhận những rủi ro mới và các dạng bảo hiểm mới.
Nhược điểm:
− Nếu công ty nhượng chủ quan trong quá trình đánh giá, quản lý rủi ro hoạt
động bh gốc sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xác định phí bh thì về lâu dài cũng sẽ ảnh
hưởng đến mối quan hệ với các nhà TBH.
− Công ty nhượng buộc phải tái đi những nghiệp vụ đã thoả thuận trong hợp
đồng, ngay cả nếu đó là nghiệp vụ công ty có lợi thế nhất định, có thể giữ lại
nhiều hơn.
Hợp đồng TBH lựa chọn bắt buộc
Trong hình thức TBH này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất
cả những dịch vụ mà mình nhận bh, nhừng nhà TBH lại buộc phải chấp nhận các
dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch
vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của Hợp đồng TBH
thoả thuận.
Trong hình thức TBH lựa chọn bắt buộc vẫn có điều kiện được đặt ra là nội
dung của hình thức TBH này không có nghĩa chỉ có những rủi ro có khả năng dễ
xảy ra tổn thất nhất thì đưa vào hợp đồng. Do vậy, công ty nhượng không thể lợi
dụng hình thức TBH này để lựa chọn rủi ro nhằm đẩy phần bất lợi cho nhà TBH.
Để phòng ngừa trường hợp này, nhà TBH phải nắm vững ý đồ của công ty
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
nhượng, xem xét kỹ các rủi ro mà công ty nhượng đem TBH và thường xuyên
theo dõi diễn biến những Hợp đồng mà mình đã ký kết.
Ưu điểm:

nghiệp vụ bảo hiểm cháy, tai nạn thân thể và nhân thọ, bảo hiểm vận chuyển,
trộm cắp, tín dụng…
Ưu điểm:
− Công ty nhượng có điều kiện giữ lại một khối lượng kim ngạch bảo hiểm
lớn và do đó có mức phí thu nhập lớn không cần phải TBH.
− Giúp công ty nhượng đảm bảo được sự cân bằng trong kinh doanh do có thể
nhận bảo hiểm những dịch vụ có giá trị khác nhau nhưng vẫn đảm bảo MGL ổn
định.
Nhược điểm:
Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
20
TBH
Cố định
Vượt mức
bồi thường
Tỷ lệ
Mức dôi
Số thành
Số thành
Vượt mức
bồi thường
Vượt mức
tỷ lệ
bồi thường
Tạm thời
Tỷ lệ
Phi tỷ lệ
Phi tỷ lệ
Chuyên đề tốt nghiệp

Bùi Hồng Trinh
Kinh tế bảo hiểm 47B
21

Trích đoạn Quy trình nhượng TBH Quy trình nhận TBH Hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ TBH Hàng hoá xuất nhập khẩu vận Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong Với Hiệp hội Bảo hiểm
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status