Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội - Pdf 23

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước tăng trưởng
đáng khích lệ. Đóng góp vào thành công chung đó không thể không kể đến vai trò
của hoạt động xuất nhập khẩu. Với đặc điểm địa lý của nước ta có hơn 3.000 km là
bờ biển, lại nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Vì vậy vận chuyển bằng
đường biển là phương thức vận chuyển chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Mỗi năm có gần 80% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển theo
phương thức này, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Cũng như bất kỳ một phương thức vận tải nào, vận tải bằng đường biển cũng
không thể tránh khỏi các rủi ro bất ngờ ngoài ý muốn của các doanh nghiệp. Do
đó,để đảm bảo tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời giúp các doanh nghiệp ổn định được
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra .
Nhận biết được tầm quan trọng đó, sau một thời gian thực tập ở Công ty Bảo
Minh Hà Nội em đã chọn đề tài:
"Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội" để làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích đánh giá bảo hiểm hàng
hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty Bảo Minh Hà Nội
trong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện nghiệp vụ này
trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chủ hàng khi tham gia bảo hiểm
và góp phần vào sự phát triển chung của tổng công ty.
Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo
được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển.
1
Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty Bảo Minh Hà Nội.
Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Minh Hà Nội

ngoại tệ…
3
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển
- Vận tải biển chịu tác động của điều kiện thiên nhiên như: mưa, bão, lũ lụt,
sóng thần, vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau.
Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không tuân theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy,
mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết nhưng rủi
ro vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều
biến đổi bất thường, các hiện tượng thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều, nhất là các
cơn bão nên tổn thất hàng hải cũng dễ xảy ra hơn.
- Trong quá trình vận chuyển đôi khi rủi ro đâm ra và trục trặc kỹ thuật do
sai sót trong việc thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu cũng xảy ra. Các tàu biển hoạt
động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn, nếu xảy ra sự cố thì có thể
việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải thường rất lớn và
nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn
và giá trị hàng hoá ngày càng cao,cho nên nếu rủi ro xẩy ra tổn thất là khôn lường.
- Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau
thuộc các quốc gia khác nhau, do đó bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của
quốc gia đó. Nhất là quốc gia có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại giao không
tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu.
- Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hoá do sai sót.
Tuyệt đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển
và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép
người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, các nhà xuất nhập khẩu
không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.
Để kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng
hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một biện
pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, đó là thông qua bảo
hiểm - hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

- Rủi ro cháy nổ.
- Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển
động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.
Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo hiểm dễ
dàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro xảy ra
do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quan những
hao hụt tự nhiên.
Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển
thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận bảo
hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí
đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.
Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Việc
phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng
để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không.
Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra
thì mới được bảo hiểm bồi thường.
2.2. Các loại tổn thất
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển là những thiệt hại hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra.
* Căn cứ vào quy mô và mức độ của tổn thất: người ta chia ra tổn thất bộ
phận và tổn thất toàn bộ.
o Tổn thất bộ phận: Là sự mất mát hoặc giảm giá trị và giá trị sử dụng của
hàng hoá nhưng chưa ở mức độ mất hoặc giảm hoàn toàn. Tổn thất bộ phận được
chia ra 4 trường hợp sau:
- Giảm về số lượng: Hàng hoá bị thiếu bao thiếu kiện.
- Giảm về trọng lượng: Hàng hoá còn nguyên bao nhưng bị mốc rách.
6
- Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hoá có thể còn nguyên
nhưng giá trị thì không còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợp lương thực

một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát khỏi một
sự nguy hiểm chung đối với chúng. Nói một cách khác, tổn thất chung là loại tổn
thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải được phân
bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó. Để phân bổ được
phải xác định chính xác giá trị tổn thất chung. Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộ
phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.
- Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản
còn lại. Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
+ Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất
nhưng vẫn được bảo hiểm).
+ Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
+ Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
- Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong
việc cứu tàu và hàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Chi
phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi
phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.
3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
3.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho
phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng. Trong hoạt động xuất
nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phải
mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Như vậy, đối tượng của
8
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là các hàng hoá
xuất nhập khẩu.
Ở Việt Nam,căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990 của Bộ
Tài chính, hàng hoá xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thuỷ và hàng hải Việt
Nam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm tại các công

- R : là tỷ lệ phí
- CIF : giá trị của lô hàng được nhập về.

R
FC
FCIFRCFICCIF

+
=++=++=
1
.
=> Giá trị bảo hiểm (V) = giá CIF =
R
FC

+
1
Trong đó:
C (Cost) : Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi
F (Freight) : Cước phí vận chuyển
Nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì:
( ) . (1 )
1
C F a
V
R
+ +
=

Trong đó: a là số % lãi dự tính

1
)1(.)(

++
=
(Nếu bảo hiểm có lãi dự tính)
Hay
RCIFR
R
FC
P **
1
=

+
=
(Nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận giữa
người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
3.3. Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người
bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo
hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi
11
thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm Luân
Đôn (Institute of London Underwriters - ILU).
3.3.1. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1963
Ngày 01/01/1963, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hoá là FPA, WA
và AR. Các điều kiện bảo hiểm này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương
mại quốc tế.

hiểm không áp dụng mức miễn thường.
3.3.2. Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982
Ngày 01/01/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các
điều kiện bảo hiểm hàng hoá mới bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm C.
- Institute Cargo Clauses B (ICC-B) - Điều kiện bảo hiểm B.
- Institute Cargo Clauses A (ICC-A) - Điều kiện bảo hiểm A.
- Institute War Clauses C - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
- Institute Strikes Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm đình công.
Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau:
* Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo Clauses C - ICC-C).
-> Rủi ro được bảo hiểm (Ricks covered): trừ các rủi ro loại trừ được quy
định dưới đây, điều kiện này bao gồm:
- Cháy hoặc nổ.
- Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vật
thể khác không phải là nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
- Tổn thất chung.
13
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai
tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collisim Clause) quy định trong hợp
đồng vận tải.
-> Rủi ro loại trừ (Exclusions).
Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không bồi thường những rủi ro sau
đây:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người bảo hiểm.
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự
nhiên của đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.

hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, toa xe hoặc nơi
chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.
Các điều kiện giống như điều kiện C.
* Điều kiện bảo hiểm A (ICC-A)
- Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo hiểm
trừ các rủi ro loại trừ dưới đây.
- Rủi ro loại trừ: cơ bản giống như điều kiện B và C, trừ rủi ro "thiệt hại cố ý
hoặc phá hoại". Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A.
Các nội dung khác: giống như điều kiện bảo hiểm B và C.
3.4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển
3.4.1. Khái niệm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết bồi
thường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm
do một rủi ro được bảo hiểm gây nên còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo
hiểm.
15
Hợp đồng bảo hiểm là giấy tờ có giá trị pháp lý cao, nó quy định quyền lợi
và nghĩa vụ của các bên và là cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp, khiếu nại
sau này.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển mang tính chất là
một hợp đồng bồi thường (contract of indemnity) và là một hợp đồng tín nhiệm
(contract of good faith). Thể hiện như sau:
- Khi tổn thất xảy ra do các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm
sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm nhằm khôi phục lại vị thế tài chính của họ.
Đây là tính chất bồi thường của hợp đồng bảo hiểm.
- Tính chất tín nhiệm thể hiện ở chỗ:
+ Phải có lợi ích bảo hiểm (Insurable interest) mới ký kết hợp đồng bảo
hiểm. Lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải ký kết hợp đồng nhưng phải có khi
xảy ra tổn thất.

- Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm.
- Nơi và cách thức bồi thường.
- Ngày tháng, chữ ký của công ty bảo hiểm, phương thức và địa điểm trả tiền
bồi thường. Trong trường hợp nơi đến của khách hàng ghi trong đơn bảo hiểm là
một địa điểm nằm sâu trong nội địa, nghĩa là sau khi đến cảng cuối cùng phải
chuyển tiếp bằng phương tiện khác đến địa điểm đã định và đến đây mới hết trách
nhiệm của người bảo hiểm, trong trường hợp này phải tăng thêm phụ phí bảo hiểm
vì ngoài rủi ro trên đoạn đường phụ trong toàn bộ hành trình được bảo hiểm.
Mặt 2 in sẵn quy tắc, thể lệ bảo hiểm của Công ty bảo hiểm có liên quan.
Giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm.
Để thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, ngày ghi trên đơn bảo
hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm không được muộn hơn ngày xếp hàng lên tàu
hoặc ngày nhận hàng để chở, loại tiền phải giống loại tiền trong thư tín dụng trừ khi
có quy định khác.
17
Khi xuất trình để thanh toán, phải xuất trình trọn bộ (Full set) hoặc một bản
gốc duy nhất (A sole original) cho ngân hàng.
* Hợp đồng bảo hiểm bao (còn gọi là hợp đồng bảo hiểm mở) - (Open
policy, Floating policy, Open cover).
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một
thời gian nhất định, thường là một năm. Đối với các chủ hàng có khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu lớn và ổn định, thông thường họ ký kết với công ty bảo hiểm
một hợp đồng bảo hiểm bao, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bảo hiểm tất cả
các chuyến hàng xuất nhập khẩu trong năm.
Trong hợp đồng bảo hiểm bao hai bên chỉ thoả thuận với nhau những vấn đề
chung như: tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm,
số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến và điều kiện bảo hiểm, cách thức thanh
toán phí bảo hiểm và tiền bồi thường cấp chứng từ bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảo
hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo tu được khoản chi phí bảo hiểm trong thời hạn bảo

Mục đích của giám định tổn thất là:
- Xác định loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất cho hàng hoá.
Giám định giúp xác rõ loại tổn thất là do hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt hay ẩm
mốc… Nguyên nhân tổn thất có nhiều loại, có thể do bốc xếp cẩu thả, do đâm va,
bão lụt, do thông giờ không tốt, do bản thân hàng bị ẩm ướt…
- Xác định trách nhiệm tổn thất thuộc về ai.
Giám định chính xác, trung thực kết quả nói lên người phải chịu trách nhiệm
và bồi thường tổn thất cho hàng hoá, khiến họ không thể từ chối trách nhiệm của
mình. Đó có thể là người mua, người bán, người vận tải, người bảo hiểm hoặc cơ
quan giao nhận cảng.
19
- Giám định tổn thất là cơ sở tiến hành khiếu nại đòi bồi thường và giải quyết
khiếu nại.
Yêu cầu của công tác giám định tổn thất phải:
- Kịp thời đầy đủ, trung thực và kết quả nhằm xác định chính xác nguyên
nhân tổn thất.
- Bám sát hiện trường để phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất của tài sản
bảo hiểm.
- Có ý kiến tham gia với người nhận hàng trong các khâu: cứu chữa, xử lý
hàng hư hỏng, để phòng và giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ giao nhận, yêu cầu về bao bì
hàng hoá khiếu nại người thứ ba có trách nhiệm đối với hàng hoá tổn thất.
3.5.2. Công tác bồi thường tổn thất
Sau khi lập được biên bản giám định, người bảo hiểm tiến hành giám định
bồi thường. Đây là công đoạn rất quan trọng và nhạy cảm vì nó gắn liền với lợi ích
của cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm vì vậy việc giám định bồi thường
phải đáp ứng được một số nguyên tắc sau.
- Nhanh chóng, kịp thời: để giúp khách hàng nhanh chóng khôi phục hoạt
động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
- Kết quả chính xác: Phải tuân theo những điều kiện, điều khoản của hợp
đồng bảo hiểm và thực tế thiệt hại.

cuối thập niên 80, với chính sách kinh tế mở, cùng với nhịp độ phát triển của nền
kinh tế, ngành bảo hiểm đã có những bước phát triển đáng kể. Đứng trước yêu cầu
đa dạng hoá các loại hình kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định và nhằm khai thác tốt
hơn tiềm năng bảo hiểm trong nước để đầu tư lại phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về
hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành. Sau khi Nghị định này ra đời,
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng thị trường mở trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam đã bắt đầu phát triển, nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời trên thị trường
đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm để giành khách hàng và tăng
doanh thu phí. Nhiều vấn đề mới nảy sinh và bất cập trong thời kỳ này đã ảnh
22
hưởng đến hoạt động của các công ty bảo hiểm. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm, đẩy hoạt động kinh doanh bảo
hiểm, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội,
Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/4/2001. Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ và Bộ
Tài chính đã ban hành những văn bản thi hành Luật nhằm phát huy tối đa hiệu quả
của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Bảo Minh là công ty bảo hiểm gốc của Nhà nước đầu tiên được thành lập sau
Nghị định 100/CP. Ra đời trên cơ sở là một chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố
Hồ Chí Minh, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đã
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, được phép hoạt động trên phạm vi
cả nước và quốc tế, đảm nhận kinh doanh mọi loại hình nghiệp vụ bảo hiểm.
Từ 1995 đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều thay đổi khi có
chính sách mở cửa hoàn toàn, đặc biệt là thị trường bảo hiểm. Thách thức lớn đối
với các công ty bảo hiểm trong nước là phải có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế.
Nhằm mục tiêu tạo ra một tổng công ty bảo hiểm phi nhân thọ mạnh nhất thị
trường có đủ khả năng đó, Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)
đã chính thức chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Tổng Công ty Cổ phần

h ng hà ải
Phòng đầu tư,
kỹ thuật
Phòng kế toán
t i và ụ
Phòng tổng hợp,
tổ chức cán bộ
Phòng bảo hiểm
khu vực 6
Phòng bảo hiểm
khu vực 5
Phòng bảo hiểm
khu vực 7
Phòng bảo hiểm
khu vực 8
Đứng đầu Công ty là Giám đốc (do Tổng Giám đốc bổ nhiệm), chịu trách
nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý. Hai phó giám đốc quản
lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyết các vụ
việc liên quan từng phần nghiệp vụ.
1. Phòng Hàng hải bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa, hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển, tàu sông, tàu cá…
- Hướng dẫn và chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói trên
cho các phòng thuộc Tổng Công ty theo phân cấp của Tổng Giám đốc.
- Kiểm tra quản lý toàn bộ đơn bảo hiểm hàng hải do tất cả các phòng, cấp
gửi đến.
- Tổng hợp, báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm hàng hải toàn Tổng Công ty
hàng năm.
- Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện những yếu kém, sơ
hở, vi phạm trong kinh doanh, kiến nghị với Giám đốc biện pháp xử lý, cải tiến
quản lý doanh nghiệp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status