THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC - Pdf 27

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BỘ MÔN BẢO HIỂM
------------------------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC
Gi¸o viªn híng dÉn : GS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH
Sinh viªn thùc hiÖn : NGUYỄN THỊ NINH GIANG
Líp : BẢO HIỂM 45A
Hµ néi - 04/2007
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHDK Bảo hiểm dầu khí
CBCNV Cán bộ công nhân viên
XNK Xuất nhập khẩu
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
GTBH Gía trị bảo hiểm
STBH Số tiền bảo hiểm
TTBP Tổn thất bộ phận
TTTB Tổn thất toàn bộ
TTC Tổn thất chung
TTR Tổn thất riêng
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
2
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngành ngoại thương của nước ta không
ngừng mở rộng, phát triển với sự giao lưu, hợp tác, buôn bán với các nước trong và

kinh nghiệm còn khá hạn chế nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế bảo hiểm
cùng các anh, chị trong phòng bảo hiểm Hàng hải – Công ty bảo BHDK Khu vực Tây
Bắc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy
giáo, GSTS. Nguyễn Văn Định và các anh, chị trong phòng bảo hiểm Hàng hải –
Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
4
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN
CHUYỀN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng
đường biển
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đã có
từ lâu, nó ra đời và phát triển cùng với hàng hóa và hoạt động trao đổi buôn bán quốc
tế. Khoảng thế kỷ V trước Công nguyên giao lưu buôn bán giữa các quốc gia dần
hình thành, phát triển và cũng từ đó vận chuyển bằng đường biển đã ra đời. Vào thời
kì này để né tránh những tổn thất toàn bộ của mình con người đã tìm cách phân tán
hàng trên nhiều con thuyền khác nhau nhờ vậy mà nếu một thuyền không may bị đắm
thì chủ hàng cũng chỉ bị thiệt hại một phần trong tổng số hàng mà họ có, đây chính là
một cách phân tán rủi ro, tổn thất và đó là hình thức sơ khai của bảo hiểm. . Nhưng
càng ngày cùng với sự phát triển của thương mại và giao lưu hàng hóa đường biển thì
tổn thất lại xảy ra ngày càng lớn làm cho giới thương mại ngày càng lo lắng. Họ tập
trung nhau lại, thông báo tin tức về hành trình, tổn thất và tìm các biện pháp khắc
phục, đối phó với những tổn thất nặng nề có khả năng dẫn đến phá sản nên các
thương nhân đi vay vốn để buôn bán. Nếu hành trình gặp rủi ro xảy ra tổn thất toàn

chính đã ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
(QTC – 1965) và đến năm 1990 Bộ tài chính ban hành quy tắc chung mới (QTC –
1990).
Chính vì vậy, có thể thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển là một nghiêp vụ rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kì nền kinh tế nào
nên hầu như ở mọi nước nó đều là nghiệp vụ bảo hiểm ra đời sớm nhất và chiếm một
vị trí quan trọng trong thương mại cũng như trong bảo hiểm của mỗi nước. Nó thực
sự cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung cũng như thương mại và
ngoại thương nói riêng.
2. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm hàng hóa XNK vận
chuyển bằng đường biển
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
6
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
Từ lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, chúng ta
có thể khẳng định rằng không một quốc gia nào có thể xem nhẹ vai trò của nghiệp vụ
này. Tuy chỉ là một mảng trong hoạt động XNK nhưng thiếu nó, một quốc gia không
thể có nền ngoại thương hay thương mại hoạt động tốt được. Vì vậy, sự ra đời và tồn
tại của bảo hiểm hàng hóa là rất cần thiết và không thể phủ nhận được. Điều này xuất
phát từ các đặc điểm sau:
Thứ nhất, do đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa
Thứ hai, do đặc điểm của vận tải biển:
- Vận tải biển có ưu điểm là giá thành vận chuyển rất thấp, năng lực chuyên chở
lại rất lớn (phương tiện là các tàu có sức chở lớn lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng
một thời gian trên cùng một tuyến đường), năng suất lao động cao. Chi phí đầu tư
xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp hầu hết là các tuyến đường giao thông tự
nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây, duy trì bảo
quản. Mặt khác, vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ
kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần
tăng thu ngoại tệ…

rất lớn thông qua hoạt động phân tán rủi ro như tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.
- Thông qua việc giúp đỡ, nhắc nhở người tham gia bảo hiểm thực hiện các biện
pháp đề phòng hạn chế tổn thất, người tham gia bảo hiểm nâng cao được ý thức tự
bảo vệ hàng hóa, tài sản, tính mạng của mình đồng thời giảm thiểu thiệt hại khi có rủi
ro xảy ra, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
- Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển được thực hiện ở trong
nước làm giảm chi ngoại tệ.
- Thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển cũng
như ngành bảo hiểm trong nước nói chung phát triển là góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
3. Đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
và trách nhiệm của các bên có liên quan
3.1. Đặc điểm của quá trình XNK hàng hóa
Các quốc gia khác nhau có năng lực sản xuất là khác nhau và khi kinh tế càng
phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì quá trình XNK
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
8
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
hàng hóa càng trở nên quan trọng và cần thiết. Hoạt động XNK hàng hóa đó chính là
việc hàng hóa từ quốc gia này có thể đến được quốc gia khác, đảm bảo lợi ích hai bên
nhập khẩu, xuất khẩu và của người thứ ba. Quá trình XNK hàng hóa có những đặc
điểm sau:
- Việc XNK hàng hóa thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa người
mua và người bán (ở hai nước khác nhau), trong đó có ghi rõ những nội dung về: số
lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách đóng gói, giá cả hàng hóa, trách nhiệm thuê
tàu và cước phí, phí bảo hiểm thủ tục và đồng tiền thanh toán…Do các bên trong hợp
đồng có sự xa cách về địa lý và họ thường không áp tải được hàng hóa trong quá
trình vận chuyển nên việc làm này thông thường được giao cho các hãng tàu.
- Hàng hóa sau khi được trao đổi sẽ có sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang
người mua.

- Nhóm E: EXW giao hàng tại cơ sở của người bán
- Nhóm F: Cước vận chuyển chính chưa trả, gồm:
+ FCA (Free carrier) giao hàng cho người vận tải
+ FAS (Free alongside ship) giao hàng dọc mạn tàu
+ FOB (Free on board) giao hàng lên tàu
- Nhóm C: Cước vận chuyển chính đã trả, gồm:
+ CFR (Cost and freight) tiền hàng và cước phí
+ CIF (Cost insurance freigh) tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
+ CPT (Carriage paid to) cước trả rồi
+ CIP (Carriage and insurance paid to) tiền cước và phí bảo hiểm trả tới
- Nhóm D: Nơi hàng đến, tức người bán giao hàng tại nước người mua, bao
gồm:
+ DAF (Delivered at frontier) giao hàng tại biên giới
+ DES (Delivered ex – ship) giao hàng tại tàu
+ DEQ (Delivered ex – quay) giao hàng tại cầu cảng
+ DDU (Delivered duty unpaid) giao hàng tại đích, chưa nộp thuế
+ DDP (Delivered duty paid) giao hàng tại đích, đã nộp thuế
Trong đó thông dụng nhất là điều kiện FOB, điều kiện CFR và điều kiện CIF.
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
10
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
Trong các điều kiện giao hàng, ngoài phần giá hàng, tùy theo từng điều kiện cụ
thể mà có thêm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Có những điều kiện giao hàng
mà người bán không có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng
(hoặc không có trách nhiệm mua bảo hiểm). Như vậy, tuy bán được hàng nhưng dịch
vụ vận chuyển và bảo hiểm sẽ do người mua đảm nhận (điều kiện FOB). Có trường
hợp giao hàng theo điều kiện mà ngoài việc xuất khẩu được hàng hóa, người bán còn
có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng (điều kiện CIF). Vì
vậy, nếu nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB, hay điều kiện CFR thì sẽ giữ được
dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm, hay chỉ dịch vụ bảo hiểm. Còn nếu bán hàng theo

nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba nếu họ gây ra tổn
thất này.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển
là hàng hóa XNK đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác
(bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo quy định của điều khoản bảo hiểm).
2. Người tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm
Trong HĐBH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển có thể người mua
hoặc người bán đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa (người tham gia bảo hiểm). Tuy
vậy người được hưởng quyền lợi bảo hiểm thông thường là những người mua hàng
hóa đó. Nếu người bán (nhà XK) đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa thì họ phải làm
một thủ tục ký hậu để chuyển quyền lợi bảo hiểm cho người mua (nhà NK).
Như vậy, người tham gia bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK có thể là nhà
nhập khẩu cũng có thể là nhà xuất khẩu tùy theo điều kiện giao hàng của
“INCOTERMS”, nhưng người được bảo hiểm thường là người nhập khẩu.
3. Người bảo hiểm
Người bảo hiểm trong HĐBH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là
các công ty bảo hiểm đứng ra nhận bảo hiểm cho những rủi ro xảy ra đối với hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
12
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
hóa XNK trong quá trình vận chuyển số hàng đó trên biển theo một hành trình đã
định (bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung
chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo quy định của điều khoản quy định).
4. Thời hạn bảo hiểm và thủ tục bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, tức là khoảng thời gian liên tục tồn tại

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm, đối với hàng thương
mại, người bảo hiểm có thể nhận bảo hiểm thêm cả phần lãi dự tính (tối đa là 10%
giá CIF), tức mức chênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và giá bán ở cảng đến. GTBH
của hàng lớn nhất bằng 110% CIF.
+ Công thức xác định giá CIF:
Trong đó:
C (Cost) – giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi
F (Freigh) - cước phí vận chuyển
R (Rate) - tỷ lệ phí bảo hiểm
+ Nếu bảo hiểm cả lãi dự tính thì:
V =
R
aFC

++
1
)1).((
Trong đó:
V – giá trị bảo hiểm
F - cước phí vận chuyển
C – giá hàng hóa được xác định bằng giá FOB ở cảng bán
a - số phần trăm lãi dự tính
R - tỷ lệ phí bảo hiểm
5.2. Số tiền bảo hiểm (STBH)
STBH là số tiền được đăng ký bảo hiểm ghi trong HĐBH. Và được xác định dựa
trên cơ sở GTBH.
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
14
CIF =
R

Hoặc: P = CIF x (a+1) x R (nếu bảo hiểm thêm lãi dự tính a)
 Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm 110% thì:
STBH = 110% x CIF
P = CIF x R x 110%
 Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh GTBH (như điều chỉnh giá
FOB,CF, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm) thì phải tính lại STBH bằng hình thức
cấp cho khách hàng Giấy sửa đổi bổ sung:
- Phần chênh lệch tăng: đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
15
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
- Phần chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho khách hàng
Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung Công ty bảo hiểm sẽ không thu lệ phí.
III. CÁC RỦI RO VÀ TỔN THẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO
HIỂM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. Các loại rủi ro
Rủi ro là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên
hoặc những mối đe doạ nguy hiểm (mà khi xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho đối tượng
bảo hiểm). Sự tồn tại của rủi ro là cơ sở hoạt động của bảo hiểm do đó trong bảo
hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển chúng ta cần phân biệt rủi ro của
biển và rủi ro trên biển. Theo Luật hàng hải của Anh, “rủi ro của biển” đề cập đến
những tai nạn hoặc tổn thất có tính chất ngẫu nhiên không bao gồm những rủi ro
thông thường do gió hay sóng. “Rủi ro trên biển” thì có nhiều nhưng bảo hiểm chỉ
chịu trách nhiệm những tai nạn xảy ra một cách bất ngờ.
Tuỳ theo các cách phân loại khác nhau mà có nhiều loại rủi ro khác nhau:
1.1. Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro
- Thiên tai: là những hiện tượng tự nhiên xảy ra mà con người không thể kiểm
soát được như: biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần, động đất
núi lửa phun, đá lở, mưa đá…
- Tai nạn bất ngờ trên biển: là những tai nạn xảy ra đối với con tàu trên biển

ro phụ.
Có 6 điều kiện bảo hiểm chính cảu bảo hiểm hàng hóa (đó là AR, WA, FPA,
A, B, C) nằm trong 2 quy tắc bảo hiểm khác nhau là ICC 1963 và ICC 1982 của Viện
những người bảo hiểm London, bao gồm:
+ Tàu bị mắc cạn
+ Tàu bị chìm hay đắm
+ Rủi ro cháy nổ
+ Đâm va
Bốn rủi ro trên là bốn rủi ro chính của bảo hiểm hàng hải và được bảo hiểm
trong tất cả các điều kiện bảo hiểm.
Còn các rủi ro:
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
17
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
+ Rủi ro vất hàng xuống biển (xảy ra trong hành động tổt thất chung)
+ Rủi ro mất tích
+ Rủi ro phụ: rách, vỡ, cong, vênh, gỉ, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, va
đập vào hàng hóa khác, giao thiếu hàng hay không giao hàng, trộm cắp, nước mưa
hay nước ngọt, móc cẩu.
Là những rủi ro phụ vì chúng chỉ được bảo hiểm trong những điều kiện bảo
hiểm rộng như AR hoặc A và kèm theo nó là các điều kiện bảo hiểm phụ.
- Rủi ro phải được bảo hiểm riêng: là những rủi ro mà người được bảo hiểm
muốn tham gia thì phải có điều kiện hoặc điều khoản riêng biệt tách khỏi hợp đồng.
Đó là các rủi ro: chiến tranh, rủi ro đình công, rủi ro khủng bố. Tuy là những rủi ro
loại trừ trong bảo hiểm hàng hải nhưng vẫn có thể được bảo hiểm nếu khách hàng có
nhu cầu mua thêm.
- Rủi ro loại trừ: là những rủi ro sẽ không được người bảo hiểm nhận bảo
hiểm hoặc không được bồi thường trong mọi trường hợp xảy ra. Vì đây là các rủi ro
đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, hoặc các thiệt hại do bản chất của hàng hóa, do
lỗi của người được bảo hiểm, hoặc những rủi ro mang tính chất thảm họa mà con

+ TTTB thực tế: là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư
hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được
bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa
TTTB thực tế chỉ được xét trong 4 trường hợp sau:
• Hàng hóa bị huỷ hoại hoàn toàn
• Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được
• Hàng hóa không còn là vật thể bảo hiểm
• Hàng hóa ở trên tàu mà tàu được tuyên bố mất tích
+ TTTB ước tính: là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại, mất
mát chưa tới mức độ TTTB thực tế, nhưng không thể tránh khỏi TTTB thực tế; hoặc
nếu bỏ thêm chi phí ra cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn
GTBH.
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
19
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
Muốn được coi là TTTB ước tính thì phải có hành vi từ bỏ hàng. Và việc từ bỏ
hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
• Người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về tình trạng
TTTB ước tính
• Người được bảo hiểm phải làm tuyên bố từ bỏ hàng bằng văn bản và gửi cho
người bảo hiểm
• Người được bảo hiểm chỉ đựơc từ bỏ hàng hóa khi hàng hóa còn ở dọc đường
và chưa xảy ra TTTB thực tế
• Khi từ bỏ hàng của người được bảo hiểm được chấp nhận thì không thay đổi
được nữa
 Căn cứ theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm tổn thất riêng
(TTR) và tổn thất chung (TTC)
- TTR: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của các
chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Nó chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt.
Trong TTR, ngoài thịêt hại vật chất còn phát sinh các chi phí có liên quan đến

+ Chi phí dỡ hàng, lưu kho và xếp hàng trở lại tàu trong trường hợp hàng phải
dỡ xuống
+ Chi phí vào cảng lánh nạn
- Các trường hợp về tai nạn cháy:
+ Tổn thất về tàu hoặc hàng hóa do nỗ lực chữa cháy gây ra
+ Chi phí vào cảng lánh nạn
- Các trường hợp về thiếu nhiên liệu:
+ Tổn thất về vật liệu tàu hoặc hàng hóa phải đốt cháy thay nhiên liệu để đun
nóng nồi hơi đối với tàu hơi nước
+ Chi phí vào cảng lánh nạn
- Các trường hợp di chuyển về hàng hóa khi có thiên tai: gặp giông bão, tàu bị
nghiêng phải vứt hàng xuống biển nhằm tránh nguy cơ chìm tàu. Hàng hóa bị vứt này
cần phải biết được tính chất, số lượng hàng bị vứt, đã bị hư hỏng hay không còn giá
trị.
TTC bao gồm hai bộ phận chủ yếu đó là hi sinh TTC và chi phí TTC:
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
21
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
+ Hy sinh TTC: là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một
hành động TTC, như thiệt hại do vứt hàng xuống biển vì sự an toàn chung của tàu
hay đốt vật phẩm trên tàu để thay nhiên liệu.
+ Chi phi TTC: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu
và hàng thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình..
Những điểm khác nhau giữa TTC và TTR:
- TTR xảy ra một cách ngẫu nhiên, bất ngờ trong khi TTC là cố tình, cố ý và
hợp lý của con người nhằm bảo vệ an toàn chung của các bên có liên quan.
- TTR chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi cá biệt, tức là TTR của người nào thì người
đó tự phảit chịu mà không có sự đóng góp của các bên như trong TTC.
- TTR có thể xảy ra trên biển hoặc bất kì địa điểm nào khác trong khi TTC chỉ
xảy ra trên biển.

Chi phí tổn thất chung bao gồm:
+ Chi phí cứu nạn
+ Chi phí làm nổi tàu khi đã bị mắc cạn
+ Chi phí thuê kéo, lai dắt tàu khi bị nạn
+ Chi phí tại cảng lánh nạn như: chi phí ra vào cảng, chi phí xếp, dỡ nhiên
liệu… vì an toàn chung hoặc để sửa chữa tạm thời.
+ Chi phí tái xếp hàng, lưu kho hàng hóa
+ Tiền lương cho thuyền trưởng, thuyền viên
+ Lương thực, thực phẩm nhiên liệu tiêu thụ tại cảng lánh nạn
2.2.5. Chi phí cứu nạn
Là tiền công trả cho người cứu nạn khi đã bỏ ra công sức, vật tư kỹ thuật và
bằng mọi biện pháp cần thiết để cứu tài sản đang bị đe dọa tổn thất không bảo hiểm
hư hại.Cũng có thể coi đây là một khoản tiền thưởng của người được cứu thoát nạn
cho người đã cứu mình.
2.2.6. Chi phí đặc biệt
Bao gồm các loại chi phí sau đây:
- Chi phí chứng minh tổn thất: là chi phí phải bỏ ra do việc chứng nhận hoặc
giám định hàng hóa tổn thất. Ngoài ra chi phí đặc biệt còn bao gồm các chi phí không
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
23
Nguyễn Thị Ninh Giang Bảo hiểm 45A
định trước được cho việc chứng nhận hoặc giám định hàng tổn thất. Luật bảo hiểm
Hàng hải 1906 của Anh quy định rằng chi phí đặc biệt không được tính thêm vào tổn
thất riêng khi so sánh tổn thất riêng với số tiền miễn đền. Người được bảo hiểm chỉ
thanh toán chi phí ngoại lệ khi hư hỏng mất mát được bồi thường theo đơn bảo hiểm.
- Chi phí tái chế phát sinh tại bến đích: khi hàng tới cảng đích nếu gặp tổn thất
thì có thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn việc hàng hóa hư hỏng thêm. Chi phí
phát sinh liên quan đến các biện pháp trên như: chi phí tách riêng phần hàng tổn thất
khỏi hàng nguyên, chi phí tẩy rửa nước biển hoặc nước ngọt, chi phí cho việc lưu kho
hoặc di chuyển hàng vì mục đích tái chế… đều được người bảo hiểm bồi thường bổ

Ở Việt Nam, Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm được coi như Hợp
đồng bảo hiểm. Tuỳ từng trường hợp mà Công ty bảo hiểm sẽ cấp Đơn bảo hiểm
hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm : là một loại chứng từ bảo hiểm do Công ty bảo hiểm ký, phát
và trong Đơn bảo hiểm phải chứa đựng tất cả các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm.
Tuỳ theo tính chất của hoạt động bảo hiểm mà có nhiều loại Đơn bảo hiểm khác
nhau:
+ Đơn bảo hiểm bao: là loại Đơn bảo hiểm xác nhận việc công ty bảo hiểm
tiến hành bảo hiểm cho nhiều lô hàng gửi đi trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là sáu tháng đến một năm). Đơn bảo hiểm bao được áp dụng cho những hợp
đồng mua bán có giá trị lớn, hàng hóa được vận chuyển nhiều lần trong một khoảng
thời gian dài.
+ Đơn bảo hiểm chuyến: được áp dụng cho một chuyến hàng đi từ địa điển
này đến địa điểm khác (hoặc từ một cảng này tới một cảng khác). Loại đơn này
thường áp dụng cho những hợp đồng có giá trị nhỏ, hàng hóa được vận chuyển một
lần trên một tàu.
+ Đơn bảo hiểm định hạn: là loại đơn bảo hiểm mà trên đó người tính toán
ghi rõ thời gian bảo hiểm.
+ Đơn bảo hiểm định giá: là loại đơn bảo hiểm mà trên đó đã ghi rõ giá trị bảo
hiểm hay số tiền bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm.
Chuyên đề tốt nghiệp Kinh tế bảo hiểm
25

Trích đoạn Phạm vi bảo hiểm Điều khoản khiếu nạ VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BHDK VIỆT NAM VÀ CÔNG TY BHDK KHU VỰC TÂY BẮC ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA Những thuận lợi và khó khăn đối với Công ty BHDK Khu vực Tây Bắc khi khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status