Phân tích đoạn cuối (từ câu 53 đến câu 90) trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu - Pdf 29

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Việt Bắc - Tố Hữu

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 - Đề bài: Phân tích đoạn cuối (từ câu 53 đến câu 90) trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành
với các giai đoạn của cuộc đấu tranh cách mạng của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ
tình- chính trị đậm nét. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca
thời kì kháng chiến chống Pháp; Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã thể thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách thơ Tố Hữu.
- Đoạn thơ phân tích thuộc khoảng giữa bài thơ Việt Bắc, từ câu 53 đến câu 90, khi nỗi nhớ nhung đã dâng trào
mãnh liệt trong lòng người ra đi. Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ dẫn vào khung
cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những hoạt động sôi nổi, những chiến thắng hào hùng
Đoạn thơ đã chuyển từ nhịp ru dìu dặt, ngọt ngào, tha thiết của bản tình ca ân nghĩa đậm chất trữ tình sang nhịp điệu
sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của khúc anh hùng ca hào tráng đậm chất sử thi khi thể hiện nỗi nhớ về những kỉ niệm của
cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng.
II. Thân bài
1. Mở đầu bằng chữ “nhớ”, kỉ niệm về cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng đã được nhà thơ tái hiện qua
những bức tranh rộng lớn và kì vĩ của những ngày VB cùng rừng núi và đất trời đánh giặc: (Câu 53 đến câu 62)
2. Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến còn được nhà thơ tập trung miêu tả qua dòng hoài niệm về
hình ảnh những con đường VB ban đêm.( Câu 63 đến câu 74)
- Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào sâu sắc:

Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương Chính phủ luận bàn việc công
- Tính chất diễn ca lịch sử lại xuất hiện rất đậm trong đoạn thơ sau đó nhằm thể hiện những nhiệm vụ vừa lớn
lao, thiêng liêng, vừa cụ thể, thiết thực của cách mạng, từ "điều quân chiến dịch" cho tới phòng hạn, giữ đê
- Kết thúc đoạn thơ lại là hình ảnh Việt Bắc, Thủ đô kháng chiến, nơi có Đảng và Bác Hồ, nơi qui tụ niềm tin
và hi vọng của người VN từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn "u ám quân thù".
III. Kết luận
- Đoạn thơ thể hiện sinh động phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu cũng như đặc điểm chung của văn học 1945-
1975, đó là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét trong cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ, bút pháp nghệ
thụât và hình tượng thơ: từ tính chất diễn ca lịch sử đến giọng điệu trang trọng, ngợi ca, từ bút pháp ước lệ, thậm
xưng đến sự trùng điệp của ngôn từ, sự tạo dựng đầy ấn tượng những hình ảnh tráng lệ, hào hùng
- Qua đó, cuộc kháng chiến gian nan, oanh liệt, hào hùng của quân dân ta ở chiến khu Việt Bắc đã được tái
hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ như một bức tranh sử thi hoành tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chủ
nghĩa yêu nước, ca ngợi sức mạnh chiến đấu và chiến thắng vĩ đại của quân dân ta. Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Nguồn: Hocmai.vn


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status