GIẢI MÃ THẾGIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HUYỀN THOẠI HỌC - Pdf 29


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Thùy Dương

GIẢI MÃ THẾ GIỚI ẢO TRONG
LIÊU TRAI CHÍ DỊ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA
HUYỀN THOẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
THƯ
VIỆN
LỜI CẢM ƠN



Gheerbrant đã xác định: “Nếu phương Đông thường được đối lập với phương Tây như là tính
duy tinh thần đối lập với chủ nghĩa vật chất, đức hiền minh với sự huyên náo, cuộc sống chiêm
nghiệm với cuộc sống hoạt động, siêu hình học với tâm lý học – hoặc với logic học – thì đó là
do những khuynh hướng sâu sắc và rất hiện thực…” [13, tr.310]
. Như vậy, mặc cho “việc Tây
hóa từng bước của các giới thượng lưu phương Đông” [13, tr.310], con người phương Đông
nói chung vẫn giữ đặc trưng riêng của mình bằng tính hướng nội – hướng vào bên trong, vào
thế giới tinh thần của bản thân mình. Chính vì thế, con người phương Đông cũng tìm kiếm, đón
nhận và am hiểu những gì ảo diệu trong cuộc sống này không chỉ bằng trí tuệ m
à còn bằng cả
trái tim.
Trung Hoa là một đất nước có lịch sử lâu đời nhất không chỉ ở phương Đông mà còn là
một trong những cái nôi của văn hóa thế giới. Tiêu biểu cho tinh thần của thế giới, đặc biệt là
tinh thần phương Đông, từ xưa cho đến tận ngày hôm nay, đất nước này luôn hiếu sử, hiếu sự
trên cơ sở sử và sự phải có yếu tố ảo dù ít dù nhiều để thỏa mãn sự hiếu kỳ. Các yếu tố ảo đã trở
thành một phạm trù thẩm mỹ của văn hóa Trung Hoa. Văn học dù chỉ là bộ phận của văn hóa
nhưng là một trong những nơi lưu giữ nhiều và tập trung nhất các yếu tố ảo qua lăng kính nhì
n
nhận của con người cho nên sự kỳ ảo từ xưa đến nay đã làm nên một sắc thái độc đáo của văn
học Trung Quốc. Mặc dù đặc trưng đời sống dân tộc và sự tồn tại của đạo Nho khiến cho kho
tàng thần thoại của đất nước này thu thập rất ít nhưng bù đắp lại cái ảo đã tạo nên một dòng
chảy bền bỉ, lâu dài xuyên suốt lịch sử văn học Trung Hoa.
Ở Trung Hoa, văn học có sử dụng các yếu tố ảo ra đời từ rất sớm, thành một dòng riêng
khơi nguồn từ những tình cảm lãng mạn trong các câu chuyện thần thoại thời thượng cổ, được
bồi đắp bởi truyền kỳ Đường, thoại bản thời Tống – Nguyên, đặc biệt là dòng văn học mộng ảo
đời Minh – Thanh… và hiện những năm gần đây xuất hiện hàng loạt những tác phẩm kỳ ảo gây
tiếng vang trên cả thế giới. Tuy nhiên, c
ho đến nay, dù Trung Hoa có cả kho tàng tác phẩm văn
học có yếu tố ảo thì nhắc đến thế giới kỳ ảo của văn chương vẫn gợi lên trong lòng người đọc

thế giới ảo trong Liêu trai chí dị
dưới góc nhìn của huyền thoại học”.
2. Lịch sử vấn đề

Liêu trai chí dị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trước kia, các nhà Nho
chính thống cho rằng Liêu trai chí dị chủ yếu viết về hồ ly, những chuyện quỷ quái hoang
đường và nói nhiều về tình yêu trai gái nên họ xếp tác phẩm vào loại sách hoang đường và dâm
loạn. Tuy nhiên, các ý kiến không ủng hộ tác phẩm chiếm một tỉ lệ vô cùng ít ỏi. Càng về sau,
các nhà nghiên cứu có cái nhìn xác đáng hơn rất nhiều đối với Liêu trai.
Về tiểu thuyết Liêu trai chí dị của nhà văn Bồ Tùng Linh cho đến nay vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu một
cách chi tiết toàn bộ giá trị của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu
thường đặt sự đánh giá về Liêu trai chí dị bên cạnh sự đánh giá về các tác phẩm khác của Trung
Hoa trong khuôn khổ một giáo trình hoặc chỉ tìm hiểu một khía cạnh, một vấn đề của tác phẩm
trong khuôn khổ một bài báo, một bài viết thuộc tập hợp các bài nghiên cứu của cùng một tác
giả. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tuy phạm vi đánh giá của các nhà nghiên cứu đối với
Liêu trai như thế nào
thì sự đánh giá đó hết sức sâu sắc và xác đáng, các ý kiến hầu như chỉ để
bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giá trị của tác phẩm là
xây dựng được nhiều yếu tố ảo phát huy được hết sức mạnh của m
ình. Nhà nghiên cứu Trần
Xuân Đề trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc khẳng định Bồ Tùng Linh có “một phong
cách nghệ thuật huyền ảo” [21, tr.210]. Giá trị của Liêu trai được tạo nên nhờ tác giả đã xây
dựng được một bức tranh vừa thực vừa ảo: “Trong văn học Trung Hoa nửa cuối thế kỷ XVII –
nửa đầu thế kỷ XVIII, Bồ Tùng Linh (
1640 – 1715) là một cây bút đoản thiên văn xuôi vĩ đại.
Với gần 500 truyện ngắn truyền kỳ xen lẫn chí quái tập hợp trong bộ Liêu trai chí dị, ông đã
dựng lên cả một thế giới nghệ thuật kỳ ảo muôn hình muôn vẻ, làm say mê biết bao thế hệ bạn
đọc trong hơn 300 năm qua, bắt người ta phải nghiền ngẫm khám phá không biết chán bức
tranh thực - ảo đầy bí ẩn của ông…” [14, tr.28]. Nhiều người bình đã thể hiện ấn tượng sâu sắc

nói chung và dành nhiều câu chữ trong lời bình ngắn gọn để bày tỏ sự đánh giá cao Liêu trai ở
khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống:“Cái hay của Liêu trai chí dị là nghìn vạn cảnh trạng ở
nhân gian đều thu vào phiến ảnh rất nhỏ bé, mà cảnh nào tình ấy, nhận cho kỹ sẽ thấy rất rõ
ràng” [45,
tr. 5]. Lời giới thiệu của một bản dịch Liêu trai chí dị cho rằng hai câu thơ trong
truyện Khảo thành hoàng gói gọn triết lý của cả bộ tiểu thuyết Liêu trai. Hai câu thơ đó như
sau: “Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng / Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt” [44, tr.8]. Và dĩ
nhiên, theo các dịch giả này, các yếu tố ảo đã làm nên giá trị to lớn của tác phẩm bởi vì “tác
giả mượn chuyện ma quỷ, hồ ly để gián tiếp lên án các hành vi bỉ ổi của người đời và luôn thể
răn đe người đọc p
hải tránh tà tâm mới khỏi mắc phải” [44, tr.8]. Bên cạnh các dịch giả, các
nhà nghiên cứu dường như cũng rất chú trọng mặt nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác
phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã tìm hiểu sâu sắc về nhà văn Bồ Tùng Linh, đặc biệt
là tư tưởng. Ông cho rằng tư tưởng của tác giả này là cả một khối phức tạp chứ không thuần
nhất, vừa có trong mình nhân tố phi Nho, lại vừa là một đại biểu trung thành của Nho giáo, vừa
biết nhập cuộc khẳng định cuộc sống trần thế, lại vừa rất tin vào thuyết luân hồi nhà Phật, cũng
không ít cảm tình với phép thuật trường sinh của giới đạo sĩ. Từ nhận định Bồ Tùng Linh đã thể
hiện sự mâu thuẫn tư tưởng trong tác phẩm
, nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định
giá trị của Liêu trai chí dị như sau: “Sức mạnh của Liêu trai chí dị chủ yếu là ở chỗ, nó là sản
phẩm của trí tưởng tượng của Bồ Tùng Linh nhưng lại không tách rời nền tảng hiện thực của
thời đại tác giả” [14, tr.32]. Nội dung của Liêu trai chí dị thường đư
ợc chia làm ba chủ đề
chính: thứ nhất, “vạch trần chế độ chính trị đen tối tham quan ô lại, đả kích các tham quan ô
lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại” [62,
tr.212]; thứ hai, “đề cập đến tệ hại của chế độ khoa cử, nó đã đầu độc không biết bao nhiêu
người, làm cho họ vì công danh mà mê muội, mất hết cả sự phán đoán sáng suốt” [62, tr.214]
;
thứ ba là “đề tài tình yêu và hôn nhân”, “coi tình yêu say đắm là chính đáng, tác giả nhiệt tình
ca ngợi những người đang yêu, dựng dậy những hình tượng rạng rỡ, mạnh mẽ và trong sáng

Tùng Linh đối với dòng văn học sử dụng các yếu tố ảo vốn xuyên suốt lịch sử văn học Tr
ung
Quốc: “dùng phương pháp truyền kỳ để viết theo lối chí quái, tình tiết biến ảo như bày ra trước
mắt thật. Lại có khi đổi điệu thay dây, thuật hành vi lạ, tả người đặc kỳ hiếm thấy, ra cõi mộng
ảo, vào thế gian tình cờ có thuật chuyện vặt thì cũng giản dị trong sáng, cho nên tai mắt độc
giả cũng t
hấy mới và hay” [58, tr.273], “các sách chí quái cuối đời Minh đại để đều sơ lược lại
lắm điều hoang đường quái đản, không ra tình người. Chỉ một mình Liêu trai chí dị là tường
tận mà lại bình thường, khiến cho yêu hoa tinh cáo đều giống người ta, hiền hòa, giản dị dễ
thân, quên mình là giống khác” [58, tr.273]. Tuy nhiên, dường như càng về sau,
đặc biệt đến
những năm gần đây, các nhà nghiên cứu mới tiếp cận Liêu trai chí dị từ chính những yếu tố cấu
thành đặc trưng nghệ thuật của tiểu thuyết này, cũng như lý giải phần nào sức hấp dẫn ma mị
của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã xác định điểm quy chiếu của tiểu thuyết này
là nhân vật thư sinh trong hệ thống nhân vật đa dạng của tác phẩm
, phân tích ba điểm trong sự
tổ chức về nghệ thuật của tiểu thuyết này: nghệ thuật dựng truyện, miêu tả tâm lý, nghệ thuật
xây dựng tính cách nhân vật, trong đó “đóng góp có ý nghĩa sáng tạo của Bồ Tùng Linh vào
quá trình phát triển của tư duy tiểu thuyết là việc xây dựng tâm lý nhân vật” [14, tr.34]. Một
thời gian sau, có nhà nghiên cứu khác lại khẳng định và chứng minh nhân vật mỹ nữ (hầu hết
là nhân vật ảo) là điểm quy chiếu mới của hệ thống nhân vật trong Liêu trai chí dị.
Ông không
nhìn nhận nhân vật mỹ nữ trong quan hệ với thư sinh mà nhìn nhận mỹ nữ như một phương tiện
nghệ thuật, một biểu tượng nhân dục đời thường. Con đường tiếp cận này rất phù hợp với Liêu
trai chí dị vì tác phẩm này có đặc trưng nghệ thuật là sử dụng yếu tố kỳ ảo như một phương tiện
nghệ thuật
trong xây dựng nhân vật nói riêng và xây dựng tác phẩm nói chung “Xét hệ quy
chiếu này không theo cấu trúc tầng bậc của hệ quy chiếu thư sinh. Mỹ nữ được xem như một
biểu tượng của nhân dục, điều này phù hợp với đặc trưng nghệ thuật của Liêu trai: Sử dụng cái
kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật tạo “nét nhòe” trong xây dựng nhân vật” [32, tr.51]

của Bồ Tùng Linh, luận án Thế giới nghệ thuật trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh của tác
giả Trần Văn Trọng. Có điều, các công trình này dù có cái nhìn bao quát về cái kỳ, về thế giới
nghệ thuật
bao gồm cả cái kỳ lẫn cái bất kỳ đi nữa thì cũng chưa tìm đến một cách tương đối
đầy đủ cội nguồn của các yếu tố ảo cũng như nghệ thuật sử dụng nó – những yếu tố bắt nguồn
từ huyền thoại – đầy mới mẻ, sắc sảo trong Liêu trai.
Trên hành trình đi tìm nguồn gốc của các yếu tố ảo trong Liêu trai chí dị cũng như cách
thức chuyển hóa huyền thoại vào trong t
iểu thuyết này, chúng tôi bắt gặp không ít ý kiến khẳng
định các yếu tố ảo trong Liêu trai có nguồn gốc lâu đời và là sự kế thừa qua các thời kỳ văn
học. Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc sâu xa như thế nào và nhà văn Bồ Tùng Linh đã phải
sáng tạo ra sao để gia tài các yếu tố huyền thoại ấy có tính thời sự sâu sắc thì vẫn chưa có ý
kiến lý giải một cách đầy đủ. Hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định Liêu trai chí dị ra đời từ
sự kế thừa các tác phẩm văn học trước đó, kể cả thần thoại và nhận định nhà văn Bồ Tùng Linh
sử dụng c
ác yếu tố ảo để phản ánh hiện thực xã hội, tránh búa rìu của lễ giáo đối với nhân vật,
tác phẩm và chính bản thân mình. Lỗ Tấn đã đặt Liêu trai chí dị trong hệ thống tiểu thuyết chí
quái, chí dị mô phỏng thời Tấn Đường của đời Thanh để khảo sát và phân tích diễn biến của thể
loại để cuối cùng rút ra nhận định tuy Liêu trai có sự kế thừa sâu sắc nhưng đã có sự vượt trội
so với các tác phẩm
cùng loại hình trước đó: “Liêu trai chí dị tuy cũng có sách cùng loại đương
thời, không ngoài những chuyện đời xưa nói về thần tiên, ma quái, yêu tinh song mô tả cũng
khác, thứ lớp rõ ràng, dùng phương pháp truyền kỳ mà viết theo lối chí quái, tình tiết biến ảo
như bày ra trước mắt thật” [58, tr.273]. Các tác giả của Lịch sử văn học Trung Quốc cũng
nhận định:
“Bộ Liêu trai chí dị rõ ràng chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết chí quái đời Ngụy Tấn
và chuyện truyền kỳ đời Đường nhưng cách viết thì lại có nhiều chỗ phát triển và sáng tạo”
[57, tr.609]. Riêng đối với nhân vật hồ ly – loại nhân vật ảo chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống nhân
vật của Liêu trai chí dị, có nhà nghiên cứu đã viết đôi dòng hé lộ nguồn gốc: “Những câu
chuyện về hồ ti

đã giúp con người chiến thắng thiên tai nhân họa” [60, tr.221]. Qua đây, có thể thấy rằng sự
tìm hiểu về thế giới ảo trong tác phẩm văn học về nguồn gốc cũng như về sự sáng tạo của nhà
văn Bồ Tùng Linh khi chuyển hóa huyền thoại để xây dựng một thế giới ảo trong tác phẩm mới
chỉ được các nhà nghiên cứu hé lộ đôi chút.
Như vậy, thế giới ảo trong Liêu trai chí dị vẫn còn là một khoảng trống rất lớn đối với
huyền t
hoại học – một ngành nghiên cứu dành cho những tác phẩm văn học mang màu sắc
huyền thoại như Liêu trai. Huyền thoại học không chỉ nghiên cứu sự hiện hữu của thế giới
ảo trong tác phẩm mà còn tìm hiểu nguồn gốc sinh thành của nó, không chỉ nghiên cứu về
giá trị nghệ thuật của thế giới ảo mà còn k
hám phá cả giá trị nội dung, để từ đó có thể
hiểu Liêu trai chí dị một cách sâu sắc hơn.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thế giới ảo trong Liêu trai chí dị nên đối tượng nghiên cứu của luận
văn là tất cả các yếu tố thuộc về “Thế giới ảo trong Liêu trai chí dị”.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Một tác phẩm văn học hiện lên như một chỉnh thể với vô số các yếu tố đan kết chặt chẽ
với nhau. Người viết c
hỉ tìm hiểu các yếu tố ảo trong Liêu trai chí dị được thể hiện ở các bình
diện chính trong tác phẩm là cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian.
Huyền thoại như một kiểu nói mơ hồ, đa nghĩa mà nghĩa nào cũng có mặt lâu đời trong
văn chương. Ở đây, chúng tôi xác định cách hiểu về huyền thoại theo quan niệm của nhà
nghiên cứu người Nga Meletinsky được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình. Trước hết, huyền
thoại (myth) là “những truyện kể thiêng liêng, giải thích thế giới và con người đã hình thành và
có được dạng tồn tại hiện nay như thế nào” [40, tr.3]. Bên cạnh đó, “huyền thoại (mythology)
còn được dùng để chỉ tổng thể các câu chuyện như thế, đồng thời cũng được dùng để chỉ hệ
thống quan niệm hoang đường về thế giới” [40, tr.4].
Hiện nay có rất nhiều tuyển tập Liêu trai chí dị được dịch v

phân tích các yếu tố ảo có trong tác phẩm; phương pháp tổng hợp: đưa ra cái nhìn tổng thể về
các yếu tố ảo; phương pháp thống kê: khảo sát một số yếu tố ảo chiếm số lượng như thế nào
trong tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn

Huyền thoại là một phương pháp sáng tác hiện đại. Ở châu Mỹ La Tinh, ở châu Âu thế
kỷ XX, độc giả đã chứng kiến một loạt hiện tượng văn chương kỳ ảo.
Ở Trung Hoa, văn học kỳ ảo đã có từ rất sớm, đã trở thành một dòng chảy xuyên suốt
lịch sử văn học đất nước này. Tuy nhiên, yếu tố huyền thoại luôn có tính tượng trưng như
những ký hiệu đã đư
ợc mã hóa. Chính vì vậy, mục đích của luận văn là giải mã những yếu tố ảo
trong Liêu trai chí dị, chỉ ra nguồn gốc hình thành của chúng bằng cách khảo sát những yếu tố
ảo trong tác phẩm, xác định hình thái và chức năng của yếu tố ảo khi còn ở thi pháp huyền
thoại, phân tích sự chuyển đổi, chức năng của yếu tố thi pháp huyền thoại thành yếu tố thi pháp
tác phẩm văn học. Từ các bước trên có t
hể thiết lập mối quan hệ của tác phẩm với tư duy huyền
thoại thể hiện điển hình trong thần thoại của Trung Hoa và của cả nhân loại cũng như sự sáng
tạo của tác giả khi sử dụng các yếu tố huyền thoại.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được sắp xếp thành ba chương.
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI ẢO – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HUYỀN THOẠI
HỌC
1.1 Huyền thoại học
1.2 Thế giới ảo
1.3 Thế giới ảo trong tác phẩm văn học
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI ẢO THỂ HIỆN QUA CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
2.1 Thế giới ảo thể hiện qua cốt truyện trong Liêu trai chí dị
2.1.1 Truyện bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh trong tư duy huyền thoại

sinh ra từ huyền thoại. Huyền thoại và văn học có nhiều sự tương đồng nên chúng không chỉ có
quan hệ nguồn gốc mà còn có quan hệ qua lại với nhau. Đối với tác phẩm văn học có sử dụng
yếu tố ảo, góc nhìn của huyền t
hoại học sẽ soi chiếu cả sự hiện hữu của các yếu tố ảo lẫn cội
nguồn của nó, sẽ lý giải cái hay của tác phẩm không chỉ ở bề rộng mà còn ở bề sâu. Huyền
thoại học luôn tỏ rõ ưu thế của mình đối với những tác phẩm văn học mà cái hay của chúng tạo
nên ít nhiều bởi sự đóng góp của các yếu tố ảo.
1.1 Huyền thoại học

Xung quanh thuật ngữ huyền thoại có rất nhiều quan niệm khác nhau. “M.I.Sakhnôvich –
nhà nghiên cứu người Nga từng tổng kết có đến hơn 500 định nghĩa, giới thuyết về huyền thoại
(1971)” [43, tr.34]. Ngày nay đối với những gì được khâm phục, sùng bái thậm chí đối với
những gì không thể tin được… người ta cũng gọi là huyền thoại. Dĩ nhiên nghiên cứu khoa học
không dung nạp nghĩa hàng ngày của thuật ngữ này. Trong nghiên cứu về huyền thoại hiện nay,

người ta sử dụng cả hai thuật ngữ thần thoại và huyền thoại có khi chỉ cùng một đối tượng. Tuy
nhiên, nếu xem xét kỹ hai thuật ngữ này sẽ xác định được sự phân biệt khá rõ ràng.
Thần thoại là “truyện kể dân gian về các vị thần và các nhân vật anh hùng thần hóa,
phản ánh quan niệm ngây thơ của người thời cổ về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng của
con người về một cuộc sống tốt đẹp” [70, tr.925]
. Như vậy, thần thoại là một thuật ngữ chỉ tất
cả các câu chuyện xoay quanh một hình tượng là các vị thần mà các vị thần này sinh ra từ sự
nhân cách hóa chính bản thân con người. Tuy nhiên, trong các câu chuyện mà chúng ta xác
định là thần thoại không phải bao giờ cũng có thần, có khi đó chỉ là những câu chuyện giải
thích nguồn gốc các yếu tố tự nhiên và văn hóa không hề có sự xuất hiện của thần linh. Thuật
ngữ huyền thoại ra đời sau thuật ngữ thần thoại đã dung chứa nghĩa rộng lớn hơn. Huyền thoại
là thần thoại và còn bao quát cả những câu chuyện kỳ lạ, huyền hoặc nói chung. H
uyền thoại là
“câu chuyện huyền hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng; thần thoại” [70, tr.471].
Bên cạnh đó, sản phẩm tinh thần của con người thời nguyên thủy không phải lúc nào

giải thích tự nhiên và thế giới. Họ đã tạo ra những yếu tố không có thật bằng sự tưởng tượng vô
cùng phong phú và niềm tin tuyệt đối chân thành. Sau này, khi khoa học đã phát triển, sự tưởng
tượng của con người trong huyền thoại nguyên thủy sẽ theo loài người trên suốt cuộc hành trình
của m
ình để giữ gìn, sáng tạo ra huyền thoại, tất nhiên không phải lúc nào cũng chứa đựng
niềm tin thơ ngây, hồn nhiên như thuở ấu thơ của nhân loại.
Huyền thoại học (mythology) là ngành khoa học nghiên cứu về huyền thoại. Huyền thoại
học có cội nguồn từ sự tìm hiểu của khoa dân tộc học đối với những tài liệu huyền thoại của các
dân tộc trên thế giới. Từ đó, trường phái nhân loại học ra đời vào nửa sau thế kỷ XIX đã có
những đóng góp sâu sắc đối với việc nghiên cứu huyền thoại mà tiêu biểu là công trình Văn hóa
nguyên thủy của Tylor. Sang thế kỷ XX, khoa nhân loại học ra đời với đại diện tiêu biểu là nhà
nghiên cứu người Nga Meletinsky đã cùng với các khoa học xã hội và nhân văn khác cùng
nghiên cứu huyền thoại đã tạo nên sự bùng nổ các trường phái và lý thuyết: trường phái nghi lễ
và trường phái chức năng, trường phái xã hội học Pháp, lý thuyết biểu trưng về huyền thoại, lý
thuyết phâ
n tâm học, lý thuyết cấu trúc…
Trải qua quá trình phát triển bền bỉ, huyền thoại học đã có những đóng góp lớn lao cho
hiểu biết của con người về huyền thoại. Các nhà nghiên cứu về huyền thoại đã tìm hiểu văn hóa
các dân tộc phát triển và cả những cộng đồng người còn lạc hậu để tìm
bản chất của huyền
thoại. Giữa huyền thoại và văn học có mối liên quan đặc biệt vì đều “tái hiện những quan niệm
chung nhất trong một hình thức cụ thể - cảm tính” [40, tr.5] nên huyền thoại và văn học không
chỉ có quan hệ nguồn gốc mà còn có quan hệ qua lại với nhau trong các giai đoạn phát triển sau
này. Nhà nghiên cứu người Canada N.Frye đã có khuynh hướng đem
văn học và huyền thoại
hòa quyện với nhau: “Ông hướng việc tìm kiếm căn rễ của sáng tác văn học vào các mô hình
nghi lễ - huyền thoại, hơn nữa ông cho rằng văn học không chỉ có cái căn rễ mà còn có cái bản
chất bên trong, cái cơ sở của trí tưởng tượng nghệ thuật trong nghi lễ - huyền thoại” [40, tr.14].
Trong huyền thoại học có một bộ phận vô cùng quan trọng là phê bình huyền t
hoại với đặc

cũng từ sự tưởng tượng, hư cấu có thể có sự tự giác hoặc không. Tìm hiểu các yếu tố ảo ra đời
sau thời nguyên thủy vẫn sẽ tìm thấy cốt lõi huyền thoại bên trong và còn thấy được sự khác
biệt, sáng tạo của người thời sau trong sự kế thừa của mình. Các yếu tố ảo là đối tượng nghi
ên
cứu một cách trực tiếp của huyền thoại học.
1.2 Thế giới ảoẢo theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa “Giống như thật nhưng không có thật” [70, tr.8].
Như vậy, ảo là phạm trù đối lập với thực. Vì thực có nghĩa là “có thật, có thể nhận biết trực
tiếp bằng các giác quan” [70, tr.973] nên có thể định nghĩa ảo không phải là những gì tồn tại
một cách khách quan, không thể thông qua các tác động có tính vật chất để kiểm chứng sự tồn
tại của nó. Bản thân định nghĩa về ảo, thực đã cho thấy không thể coi phạm t
rù ảo, thực tồn tại
độc lập riêng biệt mà phải luôn dùng cái này mới xác định được bản chất của cái kia. Ảo là ảo
trong mối quan hệ với thực và thực là thực trong sự đối sánh với ảo. Bản chất của thế giới hoàn
toàn không phải đơn giản, rõ rà
ng, dễ hiểu mà trái lại rất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều luôn có
sự chuyển hóa thách thức khả năng nhận thức, lĩnh hội của con người mọi thời đại. Hơn nữa,
thực - ảo không phải là cái gì tồn tại khách quan mà nó được phân biệt trên cơ sở nhận thức
mang đầy dấu ấn chủ quan của con người. Vì thế, sự xác định ranh giới giữa thực và ảo là một
việc làm cực kì khó khăn và không có tí
nh chất tuyệt đối hoàn toàn.
Khi đặt phạm trù ảo trong thế đối lập với phạm trù thực người ta thường có xu hướng
đơn giản hóa cái ảo, chỉ cho rằng ảo có nét nghĩa không có thật, không thực. Vì thế, nhiều khi
ảo được đồng nhất với hư nghĩa là “không có, là giả, trái với thực” [70, tr.472]
. Thật ra, nghĩa
của ảo và hư không hoàn toàn trùng khít nhau bởi chúng tuy cùng chỉ các yếu tố giống như thật,
là giả, không có thật nhưng nét nghĩa đầu tiên phải nói đến của hư là không có rồi mới đến là
giả chứ không như ảo với nét nghĩa đầu tiên khẳng định sự tồn tại của chúng là giống như thật

viển vông, không thực tế” [70, tr.8], ảo hóa: “làm biến hóa có thành không, không thành có,
làm cho trở thành hư ảo, không thật” [70, tr.8], ảo tưởng : “ý nghĩ hoặc điều mơ tưởng viển
vông, không thực tế, không thực hiện được” [70, tr.8], ảo vọng: “hi vọng, mong ước viển vông,
không t
hực tế”, hư ảo: “chỉ có trong tưởng tượng, hoàn toàn không có thật” [70, tr.8]… Như
vậy cho dù ảo có thể kết hợp với rất nhiều từ khác nhau thì từ ngữ mới vẫn giữ được một cách
tương đối các nét nghĩa cơ bản của ảo. Vì thế, các từ ngữ trên được xem như là sự thể hiện rõ
hơn của cái ảo chứ không có sự khác biệt với ảo. Những gì được gọi là kì ảo, mộng ảo, ảo hóa,
ảo tưởng, ảo vọng, ảo thuật, ảo ảnh, huyền ảo, hư ảo… thì trước tiên đều là những yếu tố ảo.
Những từ ngữ chứa ảo như trên còn gợi cho chúng ta liên tưởng đến những từ có chữ
huyền. Huyền vốn c
ó nghĩa như sau: “I.Than đá màu đen nhánh, do than cây biến thành, dùng
làm đồ trang sức. II.Có màu đen như hạt huyền” [70, tr.470]. Tuy nhiên, khi kết hợp với các từ
khác, dường như huyền được đẩy về nét nghĩa mờ tối nên các từ như huyền bí, huyền diệu,
huyền hoặc… đều chỉ những yếu tố bí ẩn, khó có thể hiểu biết và giải thích một cách thấu đáo.
Huyền bí: “có vẻ vừa như thực vừa như hư, thường tạo nên vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn” [70, tr.470]
,
huyền diệu: “có cái gì đó kỳ lạ, cao sâu, tác động mạnh đến tâm hồn mà con người không hiểu
biết hết được” [70, tr.470], huyền hoặc: “I.Có tính chất không có thật, mang vẻ huyền bí.
II.Làm cho tin một cách mê muội vào những điều không có thật” [70, tr.470,471]. Như vậy,
các từ trên đều chỉ những yếu tố không tồn tại một cách khách quan, không thể thông qua các
tác động vật chất để kiểm chứng sự tồn tại của nó, vượt qua sự hiểu biết của con người. Và như
thế, các từ trên cũng chính là sự thể hiện của cái ảo. Ngoài ra còn có một số từ ngữ khác như
huyễn hoặc: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn, tin vào những điều không có thật h
oặc có tính
chất mê tín” [70, tr.471], huyễn tưởng: “Tưởng tượng ra và ti
n vào những điều không có thật
hoặc không có cơ sở thực tế” [70, tr.471] cũng đều có thể xếp vào quỹ đạo của cái ảo.
Như vậy, có thể nói rằng ảo là một phạm trù có sức bao quát khá rộng lớn. Ảo chỉ tất cả
các yếu tố không có thật và chỉ có thể được sinh ra do sự tưởng tượng của con người xuất phát

2.3 Thế giới ảo trong tác phẩm văn học

Thời kì nguyên thủy (man dã) đã trôi qua rất lâu, thời kì thịnh vượng nhất của huyền
thoại không còn nữa nhưng huyền thoại vẫn có thể được bảo tồn lâu dài trong nhận thức của
nhân dân và các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, khoa học… đặc biệt là tôn giáo và
văn học nghệ thuật. Vì sao như vậy?
Sở dĩ đặc trưng của tư duy huyền thoại thể hiện mạnh mẽ trong tôn giáo vì huyền t
hoại là
tôn giáo đầu tiên của nhân loại - tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa
trên cơ sở niềm tin và sự sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người
phải phục tùng và tôn thờ. Sau này, tôn giáo có nhiều thay đổi nhưng vẫn được hình thành dựa
trên yếu tố quan trọng nhất là niềm tin “Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một
hay những vị thần linh nào đó và những hì
nh thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy” [70,
tr.1011]. Tôn giáo dần trở thành đạo – những tổ chức tôn giáo.
Văn học và huyền thoại mặc dù có khác nhau nhưng cũng có không ít sự tương đồng.
Các nhà nghiên cứu đã xác định “Điều làm cho huyền thoại và văn học nghệ thuật có mối quan
hệ đặc biệt khăng khít không phải chỉ có trong cội nguồn mà cả trong các giai đoạn phát
triển
sau này là ở chỗ huyền thoại có một thuộc tính quan trọng là sự tái hiện những quan niệm
chung nhất trong một hình thức cụ thể - cảm tính. Thuộc tính đó của huyền thoại cũng chính là
bản thân thuộc tính của văn học nghệ thuật tức là cái mà ta vẫn gọi là tính hình tượng đặc
trưng cho nghệ thuật và cái được nghệ thuật kế thừa từ chính huyền thoại” [40, tr.5]. Chính vì
vậy, các yếu tố ảo trong tác phẩm văn học là đối tượng nghiên cứu nhận được nhiều sự quan
tâm của huyền thoại học.
Vì văn học và huyền thoại không chỉ có quan hệ nguồn gốc mà còn có nhiều sự tương
đồng, huyền thoại thâm nhập rất mạnh mẽ vào các tác phẩm văn học cho nên khái niệm thi
pháp mà nghiên cứu văn học vẫn dùng để nói về những thủ pháp nghệ thuật, những phương
tiện diễn đạt, phong cách… cũng có thể được dùng để nói về những vấn đề tương tự trong
nghiên cứu về huyền thoại. Tuy nhiên, việc xác định và m

hông biết. Hoặc yêu quái là một ảo tưởng, một sinh thể tưởng tượng, hoặc nó tồn tại
thực sự, như một sinh thể sống khác: với hạn chế là hiếm khi gặp nó. Cái kì ảo chiếm lĩnh thời
gian của sự mơ hồ ấy: tới khi chọn lấy một trong hai giải đáp, ta đã rời bỏ cái kì ảo để đi vào
một thể loại cận kề, cái lạ hoặc cái thần tiên” [63, tr.34]. Tuy nhiên, xác định cái kỳ ảo trong
tác phẩm văn học để xác định tác phẩm có
thuộc văn học kỳ ảo hay không theo cách làm trên
của nhà nghiên cứu Todorov là một điều vô cùng khó khăn, đầy tính chủ quan. Chúng tôi đồng
ý với quan niệm văn học kỳ ảo là một khái niệm để chỉ tất cả các sáng tác văn học có yếu tố ảo
chi phối cả nội dung và nghệ thuật. Và dĩ nhiên, nhắc đến văn học sử dụng yếu tố ảo thì phải kể
đến các tác phẩm t
huộc thể loại văn học dân gian khi trình độ hiểu biết khoa học của con người
còn hạn chế và văn học thế kỉ XX với con người sau bao nhiêu thành tựu khoa học lại quay về
với huyền thoại vô cùng mạnh mẽ với những tên tuổi nhà văn như Kafka, Jame Joyce,
Th.Mann… và các nhà văn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mà ông vua của chủ nghĩa này là
Marquez.
Thế giới ảo thể hiện nhiều nhất
là trong một số thể loại văn học dân gian như thần thoại,
sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết.
Thần thoại là “truyện kể dân gian về các vị thần và các nhân vật anh hùng thần hóa,
phản ánh quan niệm ngây thơ của người thời cổ về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng của
con người về một đời sống tốt đẹp” [70, tr.925]. Thần thoại rõ ràng ra đời từ thời nguyên thủy,
con người cảm t
hấy sợ hãi trước tự nhiên và cho rằng có các lực lượng siêu nhiên chi phối cả
thế giới. Họ dùng hiểu biết về bản thân mình để gán cho tự nhiên và cả các lực lượng siêu
nhiên. Người nguyên thủy sáng tạo ra thần thoại bằng nghệ thuật không tự giác, bằng niềm tin
tuyệt đối vào các lực lượng siêu nhiên và sự tưởng tượng không bến bờ.
Sử thi là “tác phẩm lớn thuộc loại văn tự sự, miêu tả sự nghiệp của những người
anh
hùng và các sự kiện lịch sử lớn” [70, tr.877]. Sử thi không nói về sự sáng lập thế giới như thần
thoại mà nói về buổi bình minh của lịch sử dân tộc, về sự xây dựng các tổ chức nhà nước cổ đại

sử dụng, tái tạo, sáng tạo dựa vào những hình tượng, mô tip trong văn học truyền thống để qua
cái ảo diễn đạt cái thực, qua cái phi thường thể hiện cái bình thường… để văn học chứa đựng sự
đa nghĩa, tầm
khái quát. Huyền thoại trở thành một phương thức nghệ thuật hữu hiệu trong sáng
tác văn học.
Văn học viết tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy đặc tính từng dân tộc mà có thái độ, sự kế thừa
và sáng tạo khác nhau đối với cái ảo đã có từ thời kỳ nguyên thủy của lịch sử loài người.
Bên cạnh thời kỳ nguyên thủy được xem là thời kỳ hoàng kim của huyền thoại thì thế kỷ
XX cũng được các nhà huyền thoại học quan tâm
không kém vì huyền thoại hóa là xu thế quan
trọng nhất của văn học thế kỷ XX. Sự chú ý đến thần thoại trong toàn bộ văn học thế kỷ XX
bộc lộ ở ba dạng cơ bản: “Một là sự tăng cường sử dụng các hình tượng và cốt truyện của thần
thoại, do vậy mà xuất hiện rất nhiều những sự cách điệu hóa, dị bản hóa trên các đề tài đã từng
có trong c
ác thiên thần thoại, các nghi lễ và nghệ thuật cổ đại. Sự xuất hiện trên diễn đàn văn
hóa thế giới của các nền nghệ thuật các dân tộc ngoài châu Âu đã mở rộng đáng kể phạm vi
các hệ thần thoại được các nghệ sĩ châu Âu quan tâm. Hai là xuất hiện tâm thế sáng tạo nên
những huyền thoại in đậm dấu ấn tác giả. Các đại diện thời đầu của nghệ thuật huyền thoại
hóa, ví dụ các nhà tượng trưng chủ nghĩa, đã tìm đặc trưng của cái nhìn nghệ thuật ở tính
huyền thoại cố ý của nó, ở sự từ bỏ kinh nghiệm đời thường, từ bỏ tính xác định về thời gian và
địa lý. Khách thể bề sâu của sự huyền thoại hóa không chỉ là những “đề tài vĩnh cửu” (t
ình
yêu, cái chết, cái tôi cô đơn…) mà còn là những xung đột của chính thực tại đương thời: thế
giới đô thị hóa xa lạ với cá nhân và môi trường đồ vật và máy móc bao quanh nó hoặc vương
quốc trì đọng tỉnh lẻ mãi mãi bất động”, “Ba là sáng tác những tác phẩm tiêu biểu như tiểu
thuyết – huyền thoại (roman-mythe) và các loại tương tự: “kịch – huyền thoại”, “trường ca –
huyền thoại…” [3, tr.159,160]

Các đại diện lớn nhất của tiểu thuyết huyền thoại thế kỷ XX được nhiều nhà nghiên cứu
cùng đồng tình đề cập là Kafka, Yoyce, Th.Mann. Honoré de Balzac – bậc thầy của chủ nghĩa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status