Tài liệu Gian lận thương mại dưới góc nhìn của tâm lý học - Pdf 97

Gian lận thương mại dưới góc
nhìn của tâm l ý học

Trong năm nay, nước Mỹ xảy ra liên tiếp những vụ xét xử nhiều chủ tịch, giám
đốc điều hành của các tập đoàn lớn trên thế giới với các tội danh tham nhũng, ăn cắp
tiền công, cố tình lừa đảo nhà đầu tư và cơ quan chức năng để trục lợi cá
nhân…Trong bài viết này, Brendan Hewson, biên tập viên trong lĩnh vực gian lận tài
chính của tờ báo điện tử Gtnews đã xem xét các vụ việc trên dưới góc độ tâm lý và
phân tích lý do dẫn đến những sự phạm tội này.
Đi liền với sự phát triển và lớn mạnh của một công ty hay tổ chức là những
chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định. Những chuẩn mực tưởng chừng như đơn
giản này chính là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh thành công, trung thực và
đáng được trân trọng. Điều này còn được thể hiện qua tư cách đạo đức của những
người làm việc trong công ty, đặc biệt những người nắm giữ những vị trí quản lý hoặc
có quyền lực cao. Điều gì sẽ xảy ra khi họ dính líu đến các hoạt động gian lận tài
chính? Và nguyên nhân nào dẫn đến hành động này?
Một trong những người như thế là cựu giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng
Enron của Mỹ - Jefrey Skilling. Ông Skilling đã bị tuyên phạt 24 năm 4 tháng tù trong
vụ lừa đảo dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn Enron. Theo các công tố viên tại phiên tòa
xét xử ở Houston, Texas vào ngày 24/11/2006 vừa qua, ông và cựu chủ tịch tập đoàn
này là Kenneth Lay bị kết tội lừa gạt ngân hàng và cố tình giấu nhẹm nợ nần của công
ty. (Tuy nhiên việc buộc tội cựu chủ tịch Kenneth Lay đã bị hủy bỏ sau cái chết của
ông ta vào tháng Bảy).
Hành vi lừa gạt này đã đẩy Enron, từng là tập đoàn lớn thứ bảy của Mỹ đến chỗ
sụp đổ hoàn toàn vào năm 2001 với khoản nợ lên đến hàng chục tỷ đô-la và khiến
hàng ngàn nhân viên mất việc. Bản án dành cho ông Skilling đã làm cho các nhân viên
của Enron bị mất tiền lương hưu hài lòng. Song Skilling vẫn tuyên bố là mình vô tội
và sẽ kháng án.
Vậy điều gì đã khiến tập đoàn chỉ mới thành lập năm 1986 đã nhanh chóng trở
thành một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới? Đáng tiếc, đây cũng
chính là phép màu đẩy Enron đến chỗ diệt vong. Đó là câu chuyện về công ty mẹ-con.

dầu mỏ. Vì đó là nơi có các dự án giá trị lớn. Bản nghiên cứu này cũng cho thấy hối lộ
đã trở thành một “vấn nạn lớn trên thế giới”.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên sự gian lận, song có thể nói phần lớn nó xuất
phát từ bản năng cơ bản của con người. Đó là lòng tham. Đối với nhiều người, để có
quyền lực, sự thăng tiến, giàu sang hay một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ phải trả bằng sự
cố gắng và làm việc chăm chỉ. Song có một số người khác lại không đi theo cách này,
khi nhu cầu không được đáp ứng và họ muốn phải được thỏa mãn ngay lập tức bằng
bất cứ giá nào.
Ông Sam Currin, một cựu luật sư Mỹ, thẩm phán và chủ tịch đảng Cộng hòa
Bắc Carolina, hiện nay đang đứng trước bản án bốn mươi ba năm tù sau khi thú nhận
phạm tội chuyển tiền trái phép, gian lận thuế và gây cản trở việc thi hành pháp luật. Tờ
báo
Người quan sát Charlotte đã tường thuật lại vụ việc này như sau: ông Currin đã
chiếm đoạt 1,45 triệu đô-la trong số tiền thu được từ hoạt động mà những người công
tố viên gọi là “một kế hoạch gian lận cổ phần/chứng khoán lớn”. Ông ta cũng bị buộc
tội cản trở quá trình điều tra của đoàn hội thẩm và bị vạch trần âm mưu chuyển tiền từ
một công ty nước ngoài tới cục thuế Nội địa (Internal Revenue Service).
Một trong những khách hàng của ông Currin đã “tạo ra” hàng chục triệu đô-la
bằng mánh khóe bán cổ phiếu qua hộp thư, fax công cộng và các phương tiện khác.
Currin đã giúp chuyển tiền kiếm được bằng cách bất chính qua tài khoản tin cậy của
hãng luật do ông ta đứng đầu và đút túi 240.000 đô-la. Sự việc bị phát hiện qua việc
hoàn thuế thu nhập năm 2004. Sau đó, ông Currin còn có âm mưu giấu giếm những tài
liệu và đưa ra những lời khai man trước tòa.
Bốn mươi ba năm tù là một khoảng thời gian dài trong đời bất cứ người nào,
đặc biệt là một người đã từng là một công tố viên, một vị quan tòa và là một nhà chính
trị cấp cao. Một cuộc đời bị giam giữ theo những quy định khắc nghiệt, không có tự
do. Có phải lòng tham vô độ đã làm mù mắt và đưa con người ta đến phạm tội gian lận
và lừa đảo hay không?
Suy nghĩ của kẻ gian lận thương mại
Chúng ta hiểu gì về diễn biến tâm lý bên trong những hành vi của Currin hay

cha mẹ anh ta trước đây đã từng sử dụng tài khoản ở đây. Câu trả lời cứ cho là chấp
nhận được đi. Ba ngày sau đó khách hàng gọi điện đến ngân hàng và nói rằng anh ta
vừa được trả một khoản tiền trong một vụ kiện tại một nước khác cách xa hàng nghìn
dặm. Giá trị của lượng tiền này không quá lớn. Chính vì số tiền không quá lớn nên
việc ai chuyển tiền vào tài khoản của vị luật sư không được để ý đến.
Trên thực tế, ngân hàng biết rất ít về vị khách hàng luật sư. Anh ta, sau tất cả
các cuộc gặp gỡ mang tính chất cá nhân, là một người có nghề nghiệp (ít ra là trong
các vi-dít của anh ta nói lên điều đó); gia đình anh ta có mối liên quan đến ngân hàng
và được nhìn nhận như là một khách hàng lớn trong tương lai. Tại sao vậy? Vì số
lượng tiền trong tài khoản tăng lên sẽ góp phần làm hoạt động kinh doanh của ngân
hàng phát triển, vậy mục tiêu chi phối tất cả các ma thuật này chính là lợi nhuận.
Bi kịch của câu chuyện nằm ở chỗ chủ ngân hàng đã không có ý định tìm hiểu
bản chất của các khoản tiền mờ ám khi thiết lập một mối quan hệ mới và phớt lờ đi
hoặc là không quan tâm đến các dấu hiệu nguy hiểm được báo trước.
Động lực là thu được càng nhiều lợi nhuận từ kinh doanh càng tốt, thậm chí kể
cả việc có thể hoạt động kinh doanh không tồn tại. Khi những ý nghĩ về đồng tiền xâm
chiếm trong đầu, thì những cảm giác thông thường bị ném ra ngoài cửa sổ.
Diễn biến tâm lý đằng sau hành vi gian lận
Các phản xạ có điều kiện thông thường được phát triển thông qua việc dạy đỗ,
đào tạo. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy sự sai lạc của các phản xạ có điều kiện này
có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Vậy điều gì khiến chúng ta bị rơi vào sự sai lạc này?
Các chuyên gia tâm l
ý cho rằng, trong mỗi chúng ta đều có một bộ phận cấu
thành tâm lý. Đó là khả năng phân biệt để lựa chọn. Chúng ta có khả năng quyết định
hành vi của bản thân mình thông qua việc phân biệt được trường hợp nào, dấu hiệu
nào, triệu chứng nào là nguy hiểm. Lựa chọn để tránh những các dấu hiệu nguy hiểm
mà chúng ta cảm nhận được. Lợi nhuận hay lợi ích mà chúng ta thu được một cách
không chính đáng qua con đường gian lận là lựa chọn sai lạc, không phù hợp với phản
xạ tự nhiên của con người, vì chúng ta đã lựa chọn sự nguy hiểm.
Quay trở lại với câu chuyện đã đưa ra, chúng ta thử xem lựa chọn sai lạc dẫn

ý của kẻ bắt cóc - nhằm thích nghi với
tình huống và tránh nguy hiểm.
Đem câu chuyện này so sánh với câu chuyện quản lý của ông chủ ngân hàng –
người đã “chuyển hướng niềm tin” từ các đồng nghiệp của mình sang kẻ lừa đảo. Lòng
tin đối với một kẻ lạ mặt, người sẽ tiến hành kinh doanh với mình trong một thời gian
dài, hoàn toàn không dựa trên một cơ sở thực tế nào cả. Ông chủ ngân hàng tin người
khách mập mờ kia có thể mang lại lợi ích cho mình được xem như là một phản xạ có
điều kiện sai lạc mà tác nhân của nó là lòng tham và sự kiêu ngạo.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn và những hành vi lừa dối trong kinh doanh vẫn tiếp tục
xảy ra, song việc nhìn ra bản chất và diễn biến tâm lý bên trong những suy nghĩ của kẻ
gian lận cũng là một cách để chúng ta ngăn chặn và kìm chế sự phát triển của chúng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status