Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của APL Hà Nội trong nền kinh tế thị trường - Pdf 30

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI CONTAINER, HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN CONTAINER VÀ HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
CONTAINER
1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp vận tải container:
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải container:
Doanh nghiệp là một đơn vị tài chính và pháp lý, là một tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nó có quyền tự quyết
định các kế hoạch kinh tế của mình và phấn đấu đạt được lợi nhuận cao nhất.
Một doanh nghiệp có thể có nhiều xí nghiệp – các đơn vị tổ chức kinh tế kĩ thuật.
Doanh nghiệp dịch vụ là dơn vị chủ yếu cung cấp những sản phẩm vô hình dạng.
Dịch vụ có đặc điểm:
- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu thụ;
- Sản phẩm có bản chất dị chủng;
- Tính vô hình dạng và tính mong manh vì không thể lưu trữ.
Doanh nghiệp vận tải container là loại hình doanh nghiệp thuộc chuyên ngành
kinh tế kĩ thuật, với chức năng hoạt động là tổ chức khai thác vận chuyển hàng hóa bằng
container nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ, cung cấp hàng hóa cho thị trường sản
xuất, thị trường tiêu thụ của người dân với mục tiêu phục vụ được nhiều nhất cho các

sản phẩm dở dang và bán thành phẩm tự chế tồn kho trên dây chuyền sản
xuất nhưng vẫn đảm bảo quy mô sản xuất được mở rộng.
- Không ngừng đổi mới kĩ thuật và công nghệ để tiết kiệm cả lao động sống và
lao động vật hóa. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới mặt
hàng, phù hợp với sự phát triển nhu cầu của xã hội.
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ lànhnghề của người lao
động để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.
Đối với khâu lưu thông cần tập trung các nhiệm vụ sau:
- Coi marketing là nhiệm vụ hoạt động cơ bản trong lĩnh vực lưu thông, trong
đó đặc biệt chú ý tới hoạt động tiếp thị, công tác nghiên cứu tâm lý khách
hàng, hành vi người tiêu dung, công tác nghiên cứu các thị trường, các kênh
và mạng lưới tiêu thụ, cong tác thông tin, quảng cáo, khuyếch trương, yểm
trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa…
- Coi trọng thiết lập quan hệ với khách hàng, có thái độ đối xử tốt, tôn trọng lợi
ích các bên, có chế độ ưu đải lợi ích thỏa đáng đối với khách hàng truyền
thống, các bạn hàng lớn, các bận hàng lần đầu mua hàng của doanh nghiệp,
có chính sách thu hút khách hàng.
- Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ trên cơ sở không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, phấn đấu hạ giá thành, đổi mới kiểu dáng mẫu mã, bao bì…
phấn đấu tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2. khái niệm về dịch vụ vận chuyển container:
Dịch vụ hàng hải đã phát triển rất nhanh, mạnh và đều khắp, cùng với sự phát
triển này là phương thức vận chuyển bằng container. Vận chuyển hàng hóa bằng
container là việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận
chuyển.
1.2.1. Container:
a) Định nghĩa Container:
Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing
Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên
thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.

khỏi bị hư thối trong một thời gian vận chuyển nhất định.
- Nhóm 3: Container đặc biệt ( Special Container): dùng chở hàng đặc biệt gồm
các kiểu:
Container hàng khô rời (Dry Bulk Container): được thiết kế đặc biệt để chứa
hàng khô như ngũ cốc, phân bón…
Container bồn (Tank Container): dùng vận chuyển hàng lỏng như rượu, hóa
chất…
Container hở nóc (Open Top Container): dùng vận chuyển hàng máy móc nặng
hoặc gỗ có thân dài.
Container mặt bằng (Platform Container): dùng vận chuyển hàng nặng: thiết bị
máy, sắt thép…
Container mặt bằng có vách hai đầu (Platform Based Container).
Container vách dọc mở (Side Open Container).
Container chở xe hơi (Car Container): dùng chở xe hơi, có thể xếp bên trong
container 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao của xe.
Container chở súc vật (Live Stock/ Pen Container): để chở thú hay gia súc.
Container chở da sống (Hide Container): để chở da thú sống, có mùi nặng và độ
ẩm cao, đòi hỏi nhiều điều kiện vệ sinh.
Container sức chứa lớn (Hide Cubic Container): dùng chở hàng cồng kềnh có hệ
sỗ chất xếp lớn.
- Max Gross (khối lượng tối đa cho phép của hàng và vỏ cont) và Net (khối
lượng hàng hoá đóng trong cont) của từng loại cont khác nhau, từng hãng cont khác
nhau là khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào mục đích sản xuất của mỗi hãng.
1.2.2. Khái niệm phương thức vận tải container:
Hàng hóa được sắp xếp, bốc dỡ và bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển vào
trong container là phương thức vận tải quốc tế dựa trên yếu tố cơ bản là container và tầu
chuyên dung chở container, nó có thể kết hợp với các phương thức vận tải khác như
đường sẳt, đường bộ, đường song,… tạo nên vận tải đa phương thức. Trong phương
thức này, container được tiêu chuẩn hóa do các tổ chức Quốc tế ISO quy định đơn vị đo
bằng TEU tức là lấy kích thước container 20’ (2,4m x 2,4m x 6m) làm tiêu chuẩn để

đơn, sườn và đà ngang mặt boong có kích thước rộng, thân tàu vững chắc. Hầm tàu và
mặt boong có cấu trúc theo kiểu hình hộp để xếp container chồng lên nhiều tầng trên
mặt boong và trong hầm. Hầm tàu thường có thanh dẫn đóng thành khung có kích thước
phù hợp nhằm giữ cho container không bị xê dịch. Sàn và mặt boong có cấu trúc đặc
biệt chịu áp lực cao, phía trên có gắn các Twist phù hợp với container kết hợp với các
dụng cụ chằng buộc, móc các container lại với nhau giữ an toàn và không bị biến dạng
nắp và sàn tàu trong quá trình hành hải.
1.2.4. Cước phí vận tải container
Cước phí container được quy định thành một biểu cước do các Công hội cước phí
Hàng hải về container thiết lập. Các yếu tố cấu thành cước phí container bao gồm:
- Chi phí cố định: khấu hao, sửa chữa, bảo quản, vật liệu, thiết bị dự trữ tàu,
container, bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Chi phí khai thác: nhiên liệu, chi phí cảng, xếp dỡ hàng, qua kênh và dịch vụ
khai thác.
- Chi phí sử dụng lao động: tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm. y tế,…
- Chi phí quản lý hành chính: quản lý, thuế, quảng cáo, văn phòng,…
1.2.5. Sự hình thành và phát triển công nghệ vận chuyển hàng hóa bằng container ở
Việt Nam:
a) Các giai đoạn phát triển:
- Từ năm 1975-1990: Vận chuyển hàng hóa bằng container vẫn còn là một khái
niệm mới thực sự được hình thành trong suy nghĩ của các nhà hàng hải Việt Nam. Cơ sở
vật chất kỹ thuật ban đầu của ngành vận chuyển container ở nước ta là các container
chiến lợi phẩm thu được của quân đội Mỹ.Vào các năm đầu thập kỷ 1980 hãng
INTERLIGHTER (liên doanh giữa Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Hungari và Bungary) dùng
tàu Lash với lịch trình 45 ngày/chuyến chở container từ cảng Danuyp vào Việt Nam.
Đồng thời hãng tàu BLACH SEA SHIPPING COMPANY (gọi tắt là BLASCO) của
Liên Xô cũ cũng tổ chức vận chuyển container từ một số cảng Đông Nam Á vào Việt
Nam bằng các tàu sơ-mi container cỡ nhỏ có sức chở 250-300 TEU.
- Từ năm 1991 đến nay: Với sự ra đời của liên doanh GEMARTRANS giữa
Tổng cục đường biển Việt Nam và công ty vận tải Cộng hòa Pháp, và sau đó liên doanh

- Nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển container mới ra
đời , để có việc làm các đơn vị này liên tục giảm giá dịch vụ và áp dụng tỷ lệ hoa hồng cao
làm cho thị trường rối loạn, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
c) Các hãng feeder đang hoạt động tại Việt Nam:
Trong số các hãng tàu có hoạt động khai thác dịch vụ vận tải container tại Việt
Nam đã có gần 20 hãng tàu container (feeder) trực tiếp ghé cảng biển của nước ta để
tham gia vận chuyển hàng hóa.
- VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES (VINALINES): Được thành lập và hoạt
động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
29/4/1995, chỉ trong thời gian ngắn VINALINES đã tập trung xâp dựng đội tàu biển
Việt Nam, trong đó trọng điểm là đội tàu container thông qua nòng cốt khai thác và
quản lý là Đại lý GEMARTRANS Việt Nam. Sau hơn 10 năm hoạt động, Tính đến thời
điểm 31/12/2009, Vinalines có đội tàu bao gồm 149 chiếc với tổng trọng tải đạt trên 2,7
triệu tấn, chiếm khoảng 45% tổng trọng tải đội tàu biển quốc gia. Mục tiêu đặt ra trong
năm 2010 toàn Tổng công ty sẽ đầu tư thêm khoảng 200 ngàn tấn trọng tải tàu thông
qua hình thức đóng mới tàu trong nước và mua tàu đang sử dụng. Tuy nhiên, tận dụng
giá tàu xuống thấp, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có,
tìm kiếm nguồn vốn vay thương mại, thanh lý tàu cũ để đầu tư mua thêm 13 tàu hàng
khô và 01 tàu container với tổng trọng tải gầm 320.000 tấn, tổng mức đầu tư 180 triệu
USD. Tổng công ty cũng đã nhận bàn giao 01 tàu hàng khô 22.500 tấn từ Vinashin,
nâng tổng số tàu đóng mới hoàn thành lên 25 tàu, tổng trọng tải 319.000 tấn.
Các tàu container của VINALINES đã góp phần đáng kể cho việc lưu thông hàng
hóa giữa các miền của đất nước, là bước đệm vững chắc cho đội tàu container từng
bước chiếm lĩnh thị trường vận chuyển này và vươn nhanh ra các cảng biển trong khu
vực và trên thế giới. Hiện tại, VINALINES được xếp hạng thứ 72 trong số 539 hãng tàu
container trên thế giới.
- APM Sài Gòn: Là liên doanh giữa công ty vận tải biển Sài Gòn (Saigon Ship)
với hãng EAC ( là một công ty con của Maersk lines). Trong đó, phần góp vốn của phía
Việt Nam chỉ có 25% trên danh nghĩa. Hãng này được xếp hạng 156 trong số 539 hãng
container trên thế giới. Việc điều hành chủ yếu của APM do người nước ngoài nắm giữ.

Chí Minh-Singapore. Thị phần của hãng chiếm khoảng 8%-10% trên thị trường dịch vụ
vận chuyển container tại Việt Nam.
- REGONAL CONTAINER LINES (RCL): Là một hãng vận chuyển container
của Thái Lan được xếp thứ 38 trong các hãng container trên thế giới, với đội tàu 32
chiếc có tổng trọng tải 25.906 TEUS. Tại Việt Nam, RCL hoạt động dịch vụ khai thác
vận chuyển container qua tổng đại lý là VIETRANS SAIGON. Ngoài ra, hãng này còn
tham gia thỏa thuận trao đổi chỗ xếp trên tàu feeder với các hãng khác như: APM,
NOL/APL,… trên tuyến TP. Hồ Chí Minh-Singapore nhằm nâng cao thị phần trên thị
trường dịch vụ vận chuyển container tại Việt Nam.
- MALAYSIA INTERNATIONAL SHIPPING CORPORATION BERNAD
(MISC): Là một hãng tàu Malaysia có đội tàu container gồm 30 chiếc chiếm tổng trọng
tải 39.778 TEUS, xếp hạng thứ 27 trên thế giới. MISC là một hãng tàu có rất nhiều triển
vọng do đầu tư phát triển đúng hướng, đồng thời nhận được nhiều sự ủng hộ từ chính phủ
Malaysia. Công ty GEMARTRANS là đại lý của MISC tại Việt Nam. Thị phần của
MISC chiếm 7%-9% tại thị trường Việt Nam.
- KOREA MARINE TRANSPORT CO,.LTD (KMTC): Là một hãng vận tải
container của Hàn Quốc đang khai thác đội tàu gồm 29 chiếc với tổng trọng tải 20.641
TEUS, xếp hạng thứ 43 trên tổng số 539 hãng tàu trên thế giới. Đại lý của KMTC là
GEMARTRANS. Là một hãng tàu container trẻ, có nhiều tiềm năng, KMTC đang có
nhiều kế hoạch phát triển trong tương lai trên toàn thế giới và trong khu vực Đông Nam
Á. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam, hãng đang dự kiến tăng cường thêm tàu feeder và
bổ sung thêm cảng ghé vào Việt Nam trên các tuyến mới. Thị phần của KMTC tại Việt
Nam chiếm khoảng 6%-7%.
- STEAMERS FEEDER SHIPPING PTE LTD (SFPL): Là công ty của tập đoàn
KEPPEL của chính phủ Singapore nên được sự ủng hộ ưu đãi rất thuận lợi của
Singapore. Tổng đại lý của SFPL tại Việt Nam là VIETFRACH. Hãng này có kế hoạch
xây dựng một công ty liên doanh giữa hai bên như mô hình của GEMARTRANS và
APM. Hãng SFPL còn thỏa thuận lưu khoang với GEMARTRANS trên tuyến Hải
Phòng – Singapore nhằm mục đích tăng số chuyến tàu để phục vụ khách hàng của mình
tốt hơn nữa. Thị phần của SFPL tại Việt Nam chiếm khoảng 5% - 7%.

sở chính tại Hải Phòng và các văn phòng chi nhánh tai TP. Hồ chí Minh và Hà Nội.
K’LINES đang khai thác dịch vụ chuyển container qua các cảng biển Việt Nam trên cơ
sở hợp tác dịch vụ (Joint Service) với GEMATRANS.
- CHENG LIE NAVIGATION SHIPPING CO., (CNC): Là một hãng tàu của
Đài Loan mới mở tuyến vào hoạt động tại Việt Nam cuối năm 1999 thông qua tổng đại
lý là VIETFRACH. Với đội tàu gồm 16 chiếc, trọng tải 18.262 TEU, CNC được xếp
hạng thứ 49 trong số các hãng tàu trên thế giới. Do mới mở tuyến ở Việt Nam vào thời
điểm cạnh tranh giữa các hãng tàu container hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đang
trong giai đoạn khốc liệt nên hoạt động của hãng này có phần bị hạn chế, do đó thị phần
của hãng tại Việt Nam là không đáng kể.
- NIPPON YUSEN KASHA (NYK): Là một trong 3 hãng tàu container của Nhật
Bản có mặt tại Việt Nam. NYK được xếp thứ 8 trên thế giới với đội tàu container gồm
63 chiếc với tổng tải trọng là 145.269 TEU. Đại lý của NYK tại Việt Nam là VOSA
GROUP. NYK không trực tiếp khai thác tàu feeder tại các cảng biển Việt Nam mà
thông qua việc trao đổi chỗ xếp hàng với hãng ZIM LINES. Vì thế thị phần của NYK tại
Việt Nam có phần hạn chế, chỉ chiếm khoảng từ 3% - 4%.
- HUB CONTAINER LINES (HUB): Là một hãng tàu Singapore rất có ưu thế
tại các tuyến vùng Đông Nam Á. Hiện nay hãng này đang khai thác tàu feeder của mình
và tham gia trao đổi chỗ xếp tàu với GEMARTRANS trên các tuyến giữa TP. Hồ Chí
Minh và Hải Phòng đi các cảng Kaoshiung, Singapore, Pock Lang, HUB là một hãng
tàu có giá cước vận chuyển rất cạnh tranh và chiếm giữ khoảng 3% thị phần dịch vụ
chuyển container tại Việt Nam.
- STRAST TRANSPORTATION PTE LTD (STL): Là một hãng container có
đăng kí hoạt động tại Singapore. Đại lý tại Việt Nam cho STL là INFACON – một
Công ty con đã được cổ phần hóa của công ty VICONSHIP Hải Phòng. Hoạt động của
STL tại Việ Nam có phần bị hạn chế vì uy tín và tên tuổi không cao, hơn nữa
INFACON/VICONSHIP Hải Phòng lại không làm đại lý cho một hãng tàu container có
tên tuổi nào khác nữa, do vậy STL chỉ chiếm được 2% - 3% thị phần dịch vụ vận
chuyển container tại Việt Nam.
1.3. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải container:

từu tượng. Là phạm trù cụ thể, yêu cầu trong công tác quản lý phải tiến hành định lượng
thành các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh. Nếu là phạm trù trừu tượng thì phải định
tính thành mức độ quan trọng hoặc xác định vai trò, tác dụng của nó trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, nói đến phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của các nhà
quản trị kinh doanh và nhận thức được, ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận
trong quá trình hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện cả về không gian và thời gian
trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân, bao gồm cả hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội.
Xét về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng thời gian
hoạt động phải được tăng trưởng lien tục và phát triển bền vững. Có nghĩa là các chỉ
tiêu xác định hiệu quả trong từng thời kì phải đạt tốc độ phát triển liên hoàn. Điều đó
đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có quan điểm đúng để giải quyết quan hệ lợi ích trước
mắt và lợi ích lâu dài để phát triển bền vững.
Xét về mặt không gian, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là
toàn diện khi tất cả cá đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp đều hoạt động mang lại hiệu
quả. Mỗi hiệu quả tính từ mỗi giải pháp kinh tế hay giải pháp về tổ chức – kĩ thuật –
quản lý hay của một hoạt động cụ thể nào đó nếu không làm ảnh hưởng, tổn hại đến
hiệu quả chung của doanh nghiệp thì mời được coi là hiệu quả, là mục tiêu phấn đấu và
tiêu chuẩn để xem xét đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, yêu cầu về hiệu quả kinh tế đối với ngành
giao thông vận tải, doanh nghiệp vận tải nói chung và doanh nghiệp vận tải container
nói riêng vừa mang tính phục vụ vừa đảm bào kinh doanh có hiệu quả để tồn tại và phát
triển. Do đó, nói đến hiệu quả kinh tế không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế đơn thuần
mà còn phải chú ý về cả lợi ích xã hội bởi vì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ góp phần
nâng cao năn lực sản xuất, tiềm lực kinh tế của đất nước, của ngành, cài thiện mức sống
cho người lao động, khai thác tối đa tiềm lực của đất nước về mọi mặt.
Nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh trong doanh nghiệp chính là nâng cao
hiệu quả của tất cả các hoạt động của quá trình kinh doanh bao gồm từ khâu nghiên cứu,
khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất; chuẩn bị tốt các điều

: Vốn cố định.
V
: Vốn lưu động bình quân sử dụng.
Ta có các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống:
Hệ số sử dụng sức sản xuất của yếu tố lao động =
SLD
DT
Suất hao phí của yếu tố lao động =
DT
SLD
Suất sinh lời của yếu tố lao động =
SLD
LN
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng tài sản cố định và vốn cố định:
Hệ số sử dụng số lượng tài sản cố định.
Hệ số sử dụng thời gian hoạt động của tài sản cố định.
Hệ số sử dụng công suất máy, thiết bị.
Hệ số đổi mới tài sản cố định.
Sức sản xuất của tài sản cố định =
CD
V
DT
Sức sinh lời của tài sản cố định =
CD
V
LN
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và vốn lưu động:
Số vòng luân chuyển của vốn lưu động định mức.
Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động.

Thời gian thu hồi vốn đầu tư.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh dủa doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều mặt
hoat động, nhiều khâu, nhiều nhân tố, từ khâu xác định phương án sản xuất kinh doanh,
xác định phương án đầu tư, phương án tạo vốn và sử dụng, khảo sát nắm bắt nhu cầu thị
trường, chuẩn bị các điều kiện sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ đến tổ chức
và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý doanh nghiệp cũng như không ngừng nâng cao
trình độ các mặt quản lý trong doanh nghiệp.
1.4.1. Các yếu tố khách quan:
a) Yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp:
Trong nền sản xuất hàng hóa, thị trường là một trong những yếu tố cơ bản, quyết
định đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Thị trường vừa là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng vừa là môi trường khách
quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị trường đầu vào sẽ tác động đến nhu cầu cân đối, nhịp nhàng, liên tục và tính
hiệu quả của sản xuất. Còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất và tính
hiệu quả trong kinh doanh.
b) Yếu tố lỹ thuật và công nghệ:
Trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh yếu tố này tác động chi phối
các chỉ tiêu hiệu quả, nó cho phép các doanh nghiệp tăng nắng suất lao động, tăng
nhanh số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở điều
kiện tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận, thực hiện các yêu cầu của
quy luật tái sản xuất mở rộng.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan:
a) Yếu tố về tổ chức sản xuất:
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác lập và lựa chọn được
phương án khả thi, từ đó tạo ra sự chủ động của doanh nghiệp trong việc bố trí cơ cấu
sản xuất hợp lý bảo đảm cho dây chuyền sản xuất cân đối, co phép doanh nghiệp khai
thác tối đa các yếu tố vật chất, kỹ thuật lao động, tiền vốn trong sản xuất nhờ đó mà góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
American President Lines (APL) ra đời năm 1848 tại Mỹ, là một thành viên của
NOL Group – Một tập đoàn khai thác tàu Feeder hiện đại dược xếp hạng trong 10 hãng
đứng đầu thế giới. Đội tàu container APL có tuổi tàu bình quân là 9 năm và tất cả các
tàu này đều được cấp chứng chỉ mới nhất theo tiêu chuẩn ISM (International
Mângement Code for the Safe Operation of Ships and for Pollution Prevention).
Bảng 2.1: Đội tàu container của APL
Tên tàu
Năm
đóng
Trọng tải
Tên tàu
Năm
đóng
Trọng tải
DWT TEU DWT TEU
APL Alexandrite 1992 59.603 3.821 APL Agate 1997 64.156 5.020
APL Almandine 1993 59.560 3.821 APL Arabia 2000 66.895 4.890
APL Amazonite 1993 59.499 3.821 APL Brazil 2004 55.495 4.130
APL Belgium 2002 67.986 5.506 APL Cairo 2001 34.133 2.478
APL Canada 2001 67.500 5.762 APL China 1995 66.300 5.108
APL Chiwan 1995 63.440 4.706 APL Coral 1998 64.156 5.020
APL Denmark 2002 67.584 5.250 APL Dubai 1995 62.905 4.743
APL England 2001 67.987 5.514 APL Egypt 2000 66.895 4.890
APL Germany 2003 67.009 5.570 APL Indian 2002 67.584 5.500
APL Holand 2001 67.987 5.514 APL Ireland 2003 68.500 5.570
APL HongKong 2002 68.500 5.570 APL Iris 1998 62.693 4.918
APL Jakata 2003 42.089 3.108 APL Ivory 1980 46.600 2.838
APL Jeddah 2001 34.133 2.478 APL Japan 1995 66.300 5.108

Dongtai Fortune 1985 14.100 1.033 Cape Arago 1992 15.566 1.066
Eagle Excellence 1995 22.148 1.538 Cape Spear 1998 13.700 1.055
Jurong Bauhinia 1998 10.458 713 Clipper 1992 14.300 1.050
Jurong Balsam 1998 10.458 713 Delphinus 1997 6.912 591
Tên tàu
Năm
đóng
Trọng tải
Tên tàu
Năm đóng
Trọng
tải
DWT TEU DWT TEU
New Confidence 2001 16.794 1.078 Gulf Fortune 1988 4.375 253
Sea Navigator 1995 20.406 1.400 Pac Antlia 2001 16.794 1.078
Sima Bahar 1996 12.666 860 Sumatra 1979 14.520 873
Tiger River 1991 6.491 319 Tiger Ocean 1989 7.866 453
Tiger Wave 1995 24.134 1.510 Westerkade 2000 8.430 712
HS Explore 2004 57.600 4.367 Grand Veiw 2004 38.146 2.986
Hull S216 2004 66.910 5.028 HS Voyager 2004 57.600 4.367
Hull S217 2005 66.910 5.028 Hull S225 2005 68.915 5.018
Hull S221 2005 68.915 5.018
Tập đoàn APL – NOL hiện có hơn 450.000 container với các loại kích cỡ cũng
như chủng loại đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn APL – NOL bao gồm: dịch vụ vận tải
container, logistic và các lĩnh vực kinh doanh có liên quan.
Mạng lưới của APL có mặt trên khắp toàn cầu có thể phục vụ mọi thị trường và
các khu vực kinh doanh thương mại trên thế giới. Hiện tại APL đang phục vụ khách
hàng tại 140 quốc gia với 25.000 tỉnh, thành phố trên thế giới.
Hình 2.1: Thị phần vận tải của một số hãng tàu lớn trên thế giới năm 2009


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status