Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bích Thủy - Pdf 30

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................1
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của một doanh nghiệp...............................................................3
I. Khái niệm chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...........................3
1. Khái niệm về quản lý............................................................................3
2. Khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của một công ty.................4
3. Các mô hình chủ yếu về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý......................6
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng..............7
3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo phòng ban..............8
II. Vai trò của cơ cấu tổ chức đối với sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp..............................................................................................11
1. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm, thời kì
của doanh nghiệp.....................................................................................11
2. Đối với hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp..................................13
3. Đối với văn hóa của doanh nghiệp......................................................15
4. Đối với các sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp...............16
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của của
doanh nghiệp..............................................................................................18
1. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp..............................................19
2. Quy mô của doanh nghiệp...................................................................19
3. Ý chí của người lãnh đạo....................................................................20
4. Mục tiêu chiến lược của công ty.........................................................21
5. Các biến động của môi trường kinh doanh.........................................21
IV. Sự cần thiết hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh
nghiệp.........................................................................................................22
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
1. Yêu cầu từ sự phát triển, hoàn thiện của doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động.................................................................................................22

1. Mt s ý kin chung v c cu t chc b mỏy qun lý v vic hon
thin c cu ú trong giai on sp ti. .................................................59
2. xut mụ hỡnh c cu t chc b mỏy qun lý cụng ty nờn xõy dng
trong thi gian ti....................................................................................61
3. Mt s kin ngh vi cụng ty..............................................................68
Kt lun................................................................................................. 70
Danh mc ti liu tham kho...............................................................71
HOàN THIệN CƠ CấU Tổ CHứC Bộ MáY QUảN Lý
CủA CÔNG TY TNHH BíCH THUỷ
Nguyn Vn c - QTNL 47
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, với rất nhiều xu thế tác động, nền kinh tế của
tất cả các quốc gia nói chung, của Việt Nam nói riêng, đang có những
thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng. Điều đó buộc các tổ chức, các doanh
nghiệp với tư cách vừa là nhân tố tạo ra sự biến đổi, vừa là chịu tác động
của các biến đổi phải có những biện pháp hoàn thiện để có thể tồn tại và
phát triển. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một yếu tố rất quan trọng
trong tổng hợp những yếu tố tạo nên tổ chức và được các tổ chức quan
tâm. Do đó, phân tích cơ cấu tổ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong một
doanh nghiệp để có thể xây dựng một cơ cấu hợp lý nhất sẽ góp phần quan
trọng để tổ chức đạt được một cách hiệu quả các mục tiêu chiến lược của
mình.
Em vừa trải qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Bích Thủy, có
trụ sở chính tại 48A Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mục đích nghiên
cứu của chuyên đề luận văn tốt nghiệp này là phân tích cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý của công ty để xây dựng cơ cấu hợp lý hơn.
Đề tài nghiên cứu 3 vấn đề chính sau :
Chương I : Những vấn đề lý thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức bộ máy

cách là một thứ triết học. Tư tưởng quản lý có lịch sử phát triển lâu dài,
với những tên tuổi đã được vinh danh trong ngành khoa học quản lý như
Quản Trọng, Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thời cổ đại, Robert Owen,
Andrew Ure, C.Babbage, F. W.Taylor, Henry Fayor, M.P.Follet, Elton
Mayo, trường phái quản lý kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa thời cận
đại và những thập niên đầu thế kỷ XX. Từ những năm 1960, sự biến đổi
mạnh mẽ của các tư tưởng quản lý do kết quả của khủng hoảng thửa, sự
thay đổi cục diện kinh tế và chính trị trên thế giới, dần dần tạo nên hệ
thống tư tưởng quản lý hiện đại.
Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu không đồng nhất.
Có người cho rằng quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm
sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Có người lại
cho rằng quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả những hoạt động của
những cộng sự khác cùng chung một tổ chức. Lại có tác giả nói quản lý là
một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt
được các mục tiêu của nhóm. v.v… Từ những điểm chung trên trong các
quan điểm trên, có thể hiểu rằng : “ Quản lý là sự tác động của các chủ thể
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 3
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được các mục
tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”.
Với định nghĩa nêu trên, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
Có chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động,
Có đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý,
Có mục tiêu và quỹ đạo đặt ra cho cả chủ thể và đôi tượng quản lý.
Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
Xét trong khía cạnh một tổ chức xã hội như một chính phủ, một
doanh nghiệp, hay một nhóm người có mục tiêu… thì vấn đề quản lý được
đặt ra ngay khi tổ chức còn nằm trong ý tưởng, và theo suốt quá trình tồn

quan niệm này, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một hệ thống bao gồm
các phân hệ nhỏ, có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Xét trên góc độ nhà quản
lý, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là sự phân chia các chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức theo những tiêu chí xác định, mỗi nhóm, bộ phận nhỏ có người
quản lý, có nhân viên, có nguồn lực vật chất để thực hiên các nhiệm vụ,
chức năng chuyên biệt đó. Sự phân chia vai trò quản lý là điều không thể
không nhắc đến trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Mỗi nhà quản lý ở
mỗi bộ phận, mỗi phân hệ có trách nhiệm, quyền hạn, nhiêm vụ riêng. Một
người quản lý có quyền hạn trong phạm vi bộ phận của mình, và chịu sự
quản lý của nhà quản lý cấp trên. Ví dụ, trưởng phòng kinh doanh có
quyền hạn đối với nhân viên trong phòng kinh doanh, nhưng chịu sự quản
lý của giám đốc.
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 5
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
Khi nói tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của một công ty, chúng ta
thường nhắc đến tên các chức năng như: tài chính, marketing, nhân sự, sản
xuất, bán hàng… hay các nhóm sản phẩm, nhóm khách hàng, và các chức
danh như trưởng phòng, trưởng bộ phận, giám đốc khu vục, trưởng nhóm
dự án… Trên thực tế, việc phân chia, đặt tên các bộ phận, nhóm, bổ nhiềm
các vị trí quản lý đã tạo nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty trên thực tế được xem xét
trên 3 cấp độ:
Cấp độ vĩ mô : là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò cho từng cá nhân
trong công ty.
Cấp độ vi mô : là việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí
mà các cá nhân nắm giữ trong công ty.
Hê thống bổ trợ : bao gồm hệ thống điều hành, quá trình quản lý sự
phát triển của công ty, hệ thống văn hóa của công ty và hệ thống quản lý
hoạt động của công ty.

các hoạt động của công ty tăng về quy mô, số lượng sản phẩm nhiều hơn
thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta
sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm sự quan tâm tới các phân đoạn sản
phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của sản phẩm.
Có thể minh họa một cách đơn giản mô hình cơ cấu theo chức năng
bằng hình dưới đây:
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 7
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo phòng ban.
Mô hình cơ cấu tổ chức theo phòng ban là cơ cấu được hình thành
thông qua việc nhóm các sản phẩm hoặc khách hàng có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau thành các phòng ban. Các phòng ban được phân chia sẽ tập
trung vào các phân đoạn thị trường khách hàng nhất định và chịu trách
nhiệm sản xuất, quảng cáo, xúc tiến kinh doanh đối với nhóm khách hàng
đó. Đồng thời, những công việc chung của các phòng ban như phân bổ tài
chính, các công việc hành chính, các vấn đề liên quan đến pháp luật… sẽ
được thực hiện ở cấp công ty.
Ưu điểm của mô hình cơ cấu này tập trung được vào từng phân đoạn
thị trường và sản phẩm cụ thể. Nhưng mô hình này có nhược điểm là các
chức năng bị lặp lại ở các phòng ban khác nhau, và đòi hỏi phải có sự hợp
tác giữa các phòng ban. Do đó, người quản lý các phòng ban phải có năng
lực thực sự để vừa biết cách lãnh đạo phòng ban của mình, vừa phải biết
hòa mình vào bộ máy lãnh đạo chung của toàn công ty.
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 8
Giám đốc
doanh nghiệp
Trưởng phòng
kinh doanh
Trưởng phòng

Mai
Dạng mô hình cơ cấu tổ chức này là sự phối hợp giữa mô hình cơ cấu
chức năng và mô hình cơ cấu phòng ban. Đây là mô hình cơ cấu quen
thuộc, phổ biến thấy ở các công ty có quy mô lớn, thường là công ty kinh
doanh đa nghành hoặc có thị trường mục tiêu rộng. Đặc điểm dễ nhận thấy
của mô hình cơ cấu này là một bộ phận, hay một nhân viên phải chịu trách
nhiệm về công việc trước nhiều hơn một người quản lý.
Lợi ích của cơ cấu tổ chức này là cho phép tập trung vào khách hàng
và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. Tuy
nhiên, cơ cấu này đòi hỏi phải có sự hợp tác cao độ thì nó mới hoạt động
hiệu quả. Một trong những bí quyết quan trọng để điều hành cơ cấu hoạt
động hiệu quả là thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xem xét lại tình
trạng công việc và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi có sự chồng chéo về
các quyết định quản lý. Cơ cấu ma trận tuy có nhiều ưu điểm song khi
triển khai trên thực tế lài đòi hỏi sự hợp tác và trao đổi thông tin rất nhiều.
Vì vậy, để áp dụng mô hình cơ cấu ma trận cho bộ máy quản lý của mình
một cách hiệu quả, công ty cần phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo
đội ngũ lãnh đạo, những người quản lý, và nhân viên phát triển các kỹ
năng cần thiết.
Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu phát triển…
của công ty mà khi quyết định lựa chọn và xây dựng mô hình cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý dạng ma trận mà mỗi công ty có mộ mô hình không
giống nhau. Có thể lấy một mô hình đơn gian dưới đây minh họa cho dạng
cơ cấu tổ chức ma trân :
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 10
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
II. Vai trò của cơ cấu tổ chức đối với sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngay tự ngày thành lập, cơ cấu tổ chức đã

kinh doanh dịch vụ ăn uống có một chuỗi cửa hàng, mỗi của hàng có một
người quản lý, và có các bộ phận nhỏ hơn như bộ phận bếp, bộ phận bưng
bê, bộ phận tiếp tân, bộ phận bảo vệ…, mỗi bộ phận lại có trưởng bộ phận.
Nếu trong giai đoạn giáp tết nguyên đán, công ty có mục tiêu tang doanh
thu thông qua các hoạt động như giảm giá, giao hàng tận nơi, xây dựng
hình ảnh của hàng mới hấp dẫn hơn đối với khách hàng, công ty phải thực
hiện hàng loạt công việc khác nhau. Từ việc trang trí lại của hàng, bố trí
các ca làm việc hợp lý, mở thêm bộ phận giao hàng, xây dựng kế hoạch
giảm giá, mở các buổi đào tạo lại phong cách phục vụ cho nhân viên…
Với rất nhiều công việc phải làm như thế, giả sử công ty chỉ có một người
chủ đứng đầu, quản lý trực tiêp các của hàng, mỗi của hàng có tât cả các
bộ phân và mỗi của hàng sẽ tự lo tất các công việc phải làm của mình theo
sự chỉ đạo của ông chủ cho các quản lý của hàng. Như thế, mỗi của hàng
sẽ phải lo việc thuê trang trí, làm sổ sách kế toán, hoạch định chi tiêu,
tuyển thêm người… điều này dễ dẫn đến sự quá tải cho người quản lý các
của hàng do khối lượng công việc ập đến quá nhiều, có thể xảy ra tình
trạng làm hời hợt, gian lận… Nhưng nếu công ty có một cơ cấu hợp lý
hơn, giả sử có bộ phân kế toán tài chính riêng, có bộ phận nhân sự riêng,
có bộ phận kinh doanh riêng ở cấp độ công ty, điều phối và thực hiên các
công việc ở tất cả các của hàng, ví dụ là bộ phạn kế toán tài chính sẽ thực
hiện việc cân đối chi tiêu, làm các loại sổ sách, xây dựng kế hoạch khuyến
mãi, bộ phận nhân sự quản lý việc tuyển dụng nhân viên cho các cửa hàng,
phụ trách việc đào tạo phong cách phục vụ…. thì chắc chắn, các hoạt động
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 12
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
của công ty sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, nhất quán giữa các của hàng hơn,
và đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ trên chỉ thể hiện một phần rất nhỏ, tuy
nhiên qua đó có thể thấy được vai trò của cơ cấu tổ chức bô máy đối với
việc thực hiên các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

tuyển dụng, bộ phận nhân sự thực hiện các công việc tuyển dụng, giám
đốc chỉ thông qua các quyết định cuối cùng thì chắc chắn, từ việc xác định
nhu cầu, tới các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự sẽ chính xác
và chuyên nghiệp hơn.
Đối với công tác tiền lương, các vấn đề khen thưởng, kỷ luật thì cơ
cấu tổ chức có vai trò không nhỏ. Khi xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý, thì
sự phân chia cấp bậc quản lý, vai trò trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi
người quản lý bộ phận sẽ là căn cứ, là cơ sở để xây dựng hệ thống thang
bảng lương của doanh nghiêp. Cụ thể, số cấp quản lý được phân chia là
một trong những cơ sở xác định số bậc lương trong doanh nghiệp. Đồng
thời, mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm của các vị trí quản lý là
một trong những căn cứ xác định mức lương trong công ty.
Đối với các hoạt động đánh giá thực hiên công việc, vấn đề tổ chức và
định mức lao động thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò như một
yếu tố cơ sở. Việc quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của mỗi cấp quản lý là cơ sở xem xét trong hoạt động đánh giá thực hiên
công việc. Trên cơ sở xem xét mức độ hoàn thành công việc của các nhân
viên dưới quyền mà người quản lý bộ phận sẽ có những quyết đinh quản lý
trong phạm vi quyền hạn của mình nhằm năng cao hiệu quả làm việc của
nhân viên. Mặt khác, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng ảnh hưởng tới
quy trình thực hiện công tác đánh giá tực hiên công việc. Một công ty chọn
cơ cấu chức năng, với số lượng nhân viên ít, thì họ có nhiều lựa chon hơn
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 14
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
trong quy trình thực hiên đánh giá công việc. Họ có thể tổ chức một buổi
họp cuối kì với toàn bộ nhân viên của công ty là đủ. Họ cũng có thể tổ
chức thăm dò ý kiến của nhân viên một cách dễ dàng thông qua sự hoạt
động của các trưởng phòng chức năng. Nhưng nếu một công ty quy mô
lớn, một tập đoàn, khi họ xây dựng cơ cấu tổ chức ma trận, thì quy trình

nhận thúc được vai trò của mình trong phòng, trong bộ phận, nhận thấy
được sự quan tâm của người quản lý, các thông tin phản hồi của họ tới các
cấp quản lý được thường ưuyeen hơn, được quan tâm hơn thì thông
thường, động lực và hiệu quả làm việc của họ sẽ cao hơn. Khi xây dựng cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhà quản trị phải để tâm xem xét tới tác động
của nó tới văn hóa của doanh nghiệp. Liệu cơ cấu đó có giúp nhà quản trị
kiểm soát tốt các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp hay không; liệu cơ
cấu đó có hỗ trọ cho việc xây dựng văn hóa trong công ty tốt hay không…
là những vấn đề thường xuyên đặt ra và phải có những hướng giải quyết
hợp lý, bao gồm điều chỉnh cơ cấu, điều chỉnh phương pháp lãnh đạo, xây
dựng các giá trị văn hóa danh nghiệp mới tương xứng với đà phát triển của
công ty.
4. Đối với các sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Một công ty khi được xây dựng luôn có tầm nhìn, mục tiêu chiền lược
của mình. Những nhà quản lý luôn có tham vong xây dụng công ty trong
tương lai theo hướng phát triển đi lên, bao gồm mở rộng quy mô, mở rông
thị trường, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Không thể nòi là cư công ty ra
đời thì sẽ phát triển, công ty phải tồn tại được đa. Nhưng không vì thế mà
các định hướng phát triển cho không được đặt ra. Mọi cố gáng trong hiện
tại cũng phục vụ cho sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Có
nhiều nhân tố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai
của doanh nghiệp, như lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tiềm lực về vốn,
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 16
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
công nghệ, các mối quan hệ của người lãnh đạo, xu thế phát triển của địa
phương, đất nước, của lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh …
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một nhân tố bên trong ảnh hưởng tới sự
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Có thể thấy rằng, một công ty
thường có xu hướng mở rộng về quy mô, mở rông thị trường để nâng cao

trò nhất định.
- Các vị trí công việc có đủ quyền hạn thực thi nhiệmvụ một cách
có hiệu quả hay không? Mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ báo
cáo và người được báo cáo có được xác lập rõ ràng?
- Mức độ của việc kiểm soát và số cấp độ cần có trong công ty để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu một cách
có hiệu quả.
- Các thành viên trong ban lãnh đạo và tổ kỹ thuật cũng như các
nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng để hoàn thành vai trò được
giao?
- Mức độ phối hợp hoạt động giữa các phòng ban và các bộ phận
chức năng.
- Các hệ thống hỗ trợ cần có để tổ chức thực hiện chức năng đạt
hiệu quả cao.
Các tiêu chuẩn nêu trên cũng cho ta thấy được vai trò của cơ cấu tô
chức bộ máy quản lý trong suốt quá trình xây dựng, phát triển của công ty.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của của
doanh nghiệp.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và hoàn thiện cơ
cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Ta có thể kể đến một số nhân tố
quan trọng sau:
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 18
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
1. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp khởi đầu quá trình kinh doanh của mình, họ
luôn có một lĩnh vực kinh doanh nhất định. Ở cấp độ vĩ mô, đó có thể là
ngành công nghiệp, nông nghiệp, hay dịch vụ. Đi sâu hơn, có thể là ngành
khinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ phân phối, dịch vụ vận tải, dịch vụ
bán lẻ, dịch vụ y tế, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp dệt, công

một hệ thống cấp bậc quản lý đầy đủ hơn, đa cấp hơn, nhiều mảng hơn để
giảm bớt gánh nặng cho mỗi vị trí quản lý, để họ tập trung hơn vào chuyên
môn và bô phận của mình. Nhu cầu trao đổi thông tin và lượng thông tin
trao đổi rất cao ở các công ty có quy mô lớn cũng buộc hệ thống cấp bậc
quản lý phải hoàn thiện cả về cơ cấu và các kỹ năng quản ly.
3. Ý chí của người lãnh đạo.
Trong thực tế, ý chí của người lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với
hầu hết các hoạt động và hình tượng của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý cũng chịu ảnh hưởng của luồng ý chí này. Một vị lãnh đạo có xu
hướng tập trung quyền lực vào tay mình thì thường sẽ xây dựng công ty có
ít cấp quản lý hơn so với những nhà lãnh đạo có xu hướng phân tán, chia
sẻ quyền lực, trách nhiệm cho cấp dưới. Trách nhiệm, quyền hạn của mỗi
vị trí quản lý cũng phụ thuộc khá nhiều vào tư duy của những người lãnh
đạo. Trong giai đoạn khởi nghiệp thì ý chí của những người lãnh đạo có
vai trò trọng yếu trong việc hình thành nên cơ cấu bộ máy quản lý của
doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo tốt, có tu duy tổ chức cao sẽ là một nhân
tố thuận lợi cho sự hoạn thiện cơ cấu tổ chức của công ty. Và ngược lại,
một người lãnh đạo có tư duy tổ chức hạn hẹp thì sẽ là nhân tố cản trở sự
vân động hợp lý của cơ cấu bộ máy tổ chức.
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 20
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Vũ Thị
Mai
4. Mục tiêu chiến lược của công ty.
Trong mỗi giai đoạn kinh doanh, mỗi công ty đều có nhưng mục tiêu
trước mắt, những công việc trước mắt phải làm. Tuy nhiên, mục tiêu chiến
lược là thứ không thể thiếu nếu công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài.
Hầu hết các công ty đều có mục tiêu chiến lược và hoàn thiện dần trong
quá trình hoạt động. Khi đã xây dưng mục tiêu chiến lược thì cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý phải được xây dựng và hoàn thiện sao cho hỗ trợ tốt
việc thực hiện mục tiêu chiền lược của công ty.

hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận gần như là bản năng của tất cả các doanh
nghiệp. Nhu cầu này được thể hiện trên thực tế chính là việc các công ty
thường xuyên xây dựng và thực hiên các kế hoạch mở rộng quy mô, mở
rộng thị trường mục tiêu, đa dạng hóa và chuyên sâu hóa các lĩnh vực kinh
doanh của mình… Với việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đó, công
ty phải tiến hành hàng loạt những sự đổi mới. Chỉ đơn giản từ việc hoàn
thiện công tác trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận, các nhân
viên với nhau, giữa nhân viên với các cấp quản, cho đến những việc phức
tạp hơn như tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, hoàn thiện hệ
thống sổ sách… Như đã phân tích vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý của công ty ở phần II chương này thì tất yếu cơ cấu tơ chức cũng phải
được xem xét đổi mới, hoàn thiện. Có thể có nhiều mức độ đổi mới, hoàn
thiện, nhưng ta xem bất kỳ sự đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mà
phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty là sự tái cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của công ty. Không phải bất kỳ chiến lược, kế hoạch phát triển nào
cũng phải yêu cầu sự tái cơ cấu, nhưng bất kỳ chiến lược kế hoạch nào
được đưa ra cũng phải xét xem cơ cấu hiện tại có phù hợp hay không, có
hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược một cách hiệu quả không. Và khi mà
Nguyễn Văn Đức - QTNL 47 22

Trích đoạn Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Một số ý kiến chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và việc hoàn xuất mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty nên xây dựng Một số kiến nghị với công ty
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status