Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam - Pdf 30

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.......................................3
1.1. Tính tất yếu của sự ra đời kiểm toán nhà nước..................................................3
1.2. Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nhà nước........................................4
1.2.1. Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước..........................................5
1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước.........................5
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM..............................................................................8
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam...........8
2.2. Vai trò của kiểm toán nhà nước.........................................................................9
2.3. Chức năng của kiểm toán nhà nước.................................................................10
2.4. Tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước........................................................11
2.5. Đánh giá hoạt động cua kiểm toán nhà nước trong quá trình triển khai thực
hiện ở Việt Nam......................................................................................................13
2.6. Nguyên nhân của một số hạn chế trong quá trình hoạt động của kiểm toán nhà
nước tại Việt Nam:.................................................................................................16
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM..........................................18
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán
nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam.....................................18
3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý.................................................................................19
3.3. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.....21
3.4. Đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà
nước........................................................................................................................22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

trên cơ sở nguồn lự hiện có của kiểm toán nhà nước. Tổ chức bộ máy của kiểm toán
nhà nước đã hoàn thiện hơn, nhất là từ khi thực hiện luật kiểm toán nhà nước 2006,
đảm bảo tính độc lập cao nhất trong hoạt động kiểm toán nhà nước với tư các ngoại
kiểm vơi Chính phủ. Tuy nhiên một thực tế là hoạt động của kiểm toán nhà nước đã
bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp với vai trò và chức năng được quy định
trong Luật kiểm toán nhà nước số 37/2006 của Quốc hội.
Kiểm toán nhà nước là một công cụ quản lý nhà nước rất đắc lực, thông tin do
kiểm toán nhà nước cung cấp là tư liệu hết sức quan trọng để đưa những quyết định
quản lý đúng đắn. Nhưng do một số hạn chế về hệ thống luật, về cơ sở hạ tầng,
phương tiện kỹ thuật và một số hạn chế khác mà hoạt động kiểm toán nhà nước tại
Việt Nam chưa được hiệu quả thực sự như mong muốn, và nhiều người còn có nhận
thức sai lệch về kiểm toán nhà nước, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
kiểm toán.
Nhận thức được vai trò của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà
nước của Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động
của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc triển khai nhiệm vụ của kiểm
toán nhà nước, từ đó tìm ra nguyên nhân và cuối cùng là phương hướng nâng cao vai
trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước
của Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài là thực tiễn hoạt động của kiểm toán nhà nước,
ảnh hưởng của hệ thống văn bản pháp quy tới chất lượng kiểm toán của kiểm toán
nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm cả nghiên cứu những nguyên lý chung,

nước cần phải có một cơ quan được pháp luật bảo đảm tính độc lập để đạt được mục
tiêu kinh tế , đặc biệt là việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn công quỹ, tăng
cường sự quản lý tài chính, ngăn ngừa tham nhũng , lãng phí công quỹ nhà nước.
Các cơ quan kiểm toán nhà nước ngày càng trở nên cần thiết hơn khi nhà nước đã và
đang mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh tế xã hội vì vậy đòi hỏi hoạt
động của nhà nước phải tuân theo những quy định của khuôn khổ tài chính nhất định.
Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế - tài chính của một quốc
gia là vấn đề sống còn bên cạnh đảm bảo an ninh quốc phòng và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Để đảm bảo được điều đó đòi hỏi phải kiện toàn hệ thống giám sát kinh tế tài chính ở
mức độ cao coi đó là một trong những biện pháp không thể thiếu để giúp nền kinh tế
không lâm vào tình trạng mất ổn định, và đặc biệt là khủng hoảng tài chính. Trong
tuyên bố Lima cũng nêu rất rõ nguy cơ của một nền kinh tế dễ lâm vào khủng hoảng
và lãng phí các nguồn lực khi không có một cơ quan kiểm tra tài chính độc lập làm
nhiệm vụ kiểm tra và pháp hiện các bất ổn của nền kinh tế , góp phần minh bạch hóa
nền tài chính của một quốc gia.
Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lệ và hợp lý các nguồn
tài chính của Nhà nước. Bởi vậy, mục tiêu cụ thể của công tác này là sử dụng xác
thực và có hiệu quả nguồn kinh phí công, phấn đấu đạt được sự quản lý kinh tế chặt
chẽ, tính hợp lệ của công tác quản lý hành chính và việc thông tin cho các cơ quan
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
4
nhà nước cũng như công luận thông qua việc công bố các báo cáo khách quan về sự
ổn định và phát triển của nền tài chính quốc gia.
Kiểm toán hiện diện như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ một
mô hình kinh tế nào, một hình thái xã hội nào và không hề bị chi phối bởi kiến trúc
thượng tầng. Vì vậy cần thiết phải thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước để đáp ứng
yêu cầu của công tác kiểm tra tài chính nhà nước, cụ thể là ngân sách nhà nước. Việc
sử dụng thống nhất và hiệu quả các khoản công quỹ là một trong những đòi hỏi thiết
yếu đầu tiên cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài chính nhà nước và hiệu năng các

tối cao ở mỗi quốc gia. Các chuẩn mực do Tuyên bố Lima đưa ra được xem là những
định hướng chủ đạo trong việc tổ chức một cơ quan kiểm tra tài chính hiệu quả.
1.2.1. Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước
Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước là tiền đề cơ bản trong việc kiểm
tra tài chính công. Các cơ quan kiểm toán tối cao chỉ có thể hoạt động một cách
khách quan và thật sự hiệu quả khi có vị trí độc lập với cơ quan bị kiểm tra và không
phải chịu những tác động từ bên ngoài. Tính độc lập của cơ quan này cần phải được
đảm bảo về mặt pháp lý, được ghi nhận bằng Hiến pháp và pháp luật.
Tính độc lập của hoạt động kiểm tra tài chính được thể hiện thông qua việc xác
nhận địa vị pháp lý của cơ quan này trong hệ thống tài chính nhà nước, quy chế bổ
nhiệm và bãi miễn các thành viên, sự độc lập về tài chính.
1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước
Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao, kiểm toán nhà nước phải
thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng:
Một là, kiểm toán nhà nước phải báo cáo và tư vấn cho Quốc hội về những vấn
đề có liên quan trong quá trình ra các quyết định của Quốc hội, không chỉ vì Quốc
hội là cơ quan giám sát cơ quan hành pháp, mà còn với tư cách là cơ quan ban hành
Luật ngân sách nhà nước và các đạo luật chuyên môn có hiệu lực tài chính.
Hai là, kiểm toán nhà nước phải báo cáo, tư vấn và giải toả trách nhiệm cho
Chính phủ, cụ thể là cho các cấp quản lý hành chính Nhà nước, các Bộ, ban, ngành
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như về tác động tài chính của những
biện pháp đề ra.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
6
Ba là, kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với
bộ máy hành chính Nhà nước nhằm chống lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng
các phương tiện tài chính của Nhà nước.
Bốn là, kiểm toán nhà nước cần thông báo công khai trước công luận về việc sử
dụng các phương tiện tài chính Nhà nước của Chính phủ và Quốc hội.

- Đối với kiểm tra tài chính, khi có vướng mắc về thẩm quyền kiểm toán thì sẽ
được giải quyết thông qua các Toà hành chính.
Ngay trong 178 nước có cơ quan kiểm toán nhà nước là thành viên của
INTOSAI, việc đáp ứng những tiền đề này rất khác nhau và chắc chắn, hiệu lực của
chúng cũng rất khác nhau.
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
8
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam
Kiểm toán nhà nước của Việt Nam chính thức ra đời từ Nghị định 70-CP ngày
11-7-1994 về việc thanh lập cơ quan kiểm toán nhà nước. Theo nghị định này thì
kiểm toán nhà nước “giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác
nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của
các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn
thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp”.
Cũng theo Nghị định này thì kiểm toán nhà nước có một số nhiệm vụ và quyền
hạn như sau:
1- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kỳ báo
cáo thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán lên Thủ tướng Chính phủ.
2- Cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và cho các cơ quan Nhà nước
khác theo quy định của Chính phủ.
3- Xác nhận, đánh giá và nhận định các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết
toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã
đánh giá, nhận xét, xác nhận.
4- Thông qua hoạt động kiểm toán góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán
sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status