THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY - Pdf 30

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................2
I. KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN ...............................................3
1)ĐỊNH NGHĨA........................................................................................3
2)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN........3
3)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM...4
II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.......5
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN....................................5
2.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN .........................6
III. THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
.....................................................................................................................10
1)MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY .............................................................................................10
2)CHÂN DUNG VỀ CUỘC SỐNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN
NAY........................................................................................................12
3)TẠI SAO HỌ BỊ ĐỐI XỬ NHƯ VẬY?..............................................14
IV. PHƯỜNG HƯỚNG THÚC ĐẨY......................................................16
1)TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN...............................................16
2)TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC:..............................18
3)TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG:.................21
4)NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN.........................................22
KẾT LUẬN...........................................................................................23
Tài liệu tham khảo................................................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 1986 nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội Đảng lần thứ
X, Đảng và nhà nước ta đã lấy mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào
năm 2020. Để hoàn thành mục tiêu đó, đẩy mạnh CNH-HĐH với chú trọng
phát triến công nghiêp là nhiệm vụ trước mắt và hàng đầu.
Hiện nay, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất

nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra
của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất
và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.
2)NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với
trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế,
phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công
nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Có lợi ích giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp
công nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và
làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản
đó). Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Là “giai cấp dân tộc” - vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và
chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác-Lênin phản
ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân , đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn dắt
quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở Đảng tiên phong
của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
Bất kỳ giai cấp công nhân nước nào, khi đã có đảng tiên phong của nó,
đều có những đặc điểm cơ bản, chung nhất đó. Do vậy, giai cấp công nhân
mỗi nước đều là một bộ phận không thể tách rời giai cấp công nhân trên toàn
thế giới. Vì vậy chủ nghĩa Mác-Lênin mới có quan điểm đúng đắn về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới cùa giai cấp công nhân.
3
Từ những đặc điểm vốn có đó, giai cấp công nhân mới có ba tính chất cơ
bản là:
a) Tính tổ chức, kỷ luật cao.
b) Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của
nó).

song giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về
trình độ văn hóa cơ bản, khoa học công nghệ và tay nghề; giác ngộ chính trị
và mức sống tuy có khá hơn sau những năm dổi mới có kết quả, nhưng nhìn
chung cũng còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1 SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Giai cấp công nhân Việt Nam thật sự đã hình thành từ đầu thế kỉ XX.
Nhưng nếu dùng khái niệm chính trị-xã hội học mà Ăng-ghen dùng thì tuy đã
thành giai cấp, nhưng còn ở bước đầu, giai đoạn “ tự mình” hay “ tự phát”.
Phong trào công nhân nước ta phát triển trên các nền lịch sử bản thân giai cấp
ấy và gắn rất chặt với các phong trào dân tộc. Tất nhiên, dù phát triển nhanh
chóng đến đâu theo quy luật của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, phong
trào công nhân Việt Nam cũng phải trải qua hai giai đoạn khác biệt.
Chính những đặc điểm ấy, giai cấp công nhân nước ta nhanh chóng trưởng
thành, chỉ trong hai thập kỉ đã hoàn thành “quá trình lịch sử” để chuyển từ tự
phát sang tự giác và sớm thể hiện tính dân tộc và quốc tế trong sáng.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ): Các cuộc chiến tranh của
giai cấp công nhân Việt Nam tuy mạnh, nhưng còn tản mạn và tự phát. Phần
lớn các cuộc đấu tranh thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền
lợi kinh tế, quyền sống trước mắt. Đó là những cuộc đấu tranh : bỏ việc về
quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh
của công nhân trên các tuyến đường sắt Hà nội- Lạng Sơn, Thiếc- Kẽm Cao
Bằng, Gạch Yên Viên, Dệt Sợi Nam Định ... Song cũng có một số cuộc đấu
tranh hoà vào phong trào dân tộc như ủng hộ nghĩa quân Yên Thế của Đề
Thám, công nhân đã tham gia bắt cóc các tên thực dân có máu mặt ở Bắc Kỳ ,
giúp nghĩa quân có điều kiện “ thương lượng’ với kẻ thù. Trong cao trào yêu
nước và Dân chủ 1925-1926: Công nhân đã tham gia các cuộc đấu tranh ở Sài
Gòn. Như nhận xét của Đ/C Tôn Đức Thắng “Lúc đó, công nhân chúng tôi
5

lượng GCCN khoảng trên 800 triệu (năm 2003).
6
- Thứ hai, kết cấu giai cấp công nhân cũng có những biến động:
Số lượng công nhân trong tổng số lao động làm thuê tăng lên. Nếu như
năm 1950 tỷ trọng lao động làm thuê ở các nước tư bản trong tổng số dân cư
chiếm 69% thì đến năm 1980 tỷ lệ này là 81,8%, hiện nay là 86 %. Trong đó
ở các nước tư bản phát triển như sau: Anh là 79,6%, Mỹ là 77%, Canada
76,3%, Đức là 75 %.
Cơ cấu công nhân cũng biến đổi theo lĩnh vực ngành nghề.
Tác động của khoa học - kỹ thuật đã đưa đến sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế. Nếu giai cấp vô sản thế kỷ XIX được hình thành bởi 3 bộ phận là vô sản
công nghiệp, vô sản hầm mỏ và vô sản công nghiệp, thì dưới chủ nghĩa tư bản
hiện đại, giai cấp vô sản có mặt ở cả 3 lĩnh vực: Khu vực I (ngành nông lâm,
ngư nghiệp), khu vực II (khai thác, chế tạo, xây dựng), khu vực III (ngành
kinh tế dịch vụ và công nghệ cao).
Ngày nay giai cấp công nhân đang biến động mạnh theo hướng giảm
trong từng ngành, từng bộ phận ở khu vực I, II và tăng ở khu vực III. Thể
hiện:
Cơ cấu công nhân lao động ở các khu vực:
Nước
Ngành nông lâm nghiệp Khai thác chế tạo dịch vụ, công nghệ cao
Mỹ
3% 28% 71%
Nhật
7% 34% 59%
Đức
4% 38% 58%
Anh
2% 29% 69%
Pháp

nhiều nguyên nhân: Một mặt, do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu đã tạo ra sự hẫng hụt về nhận thức chính trị và đối
tượng đấu tranh trong giai cấp công nhân. Mặt khác, hiện nay các nước tư
bản, đặc biệt là các nước phát triển đã tiến hành điều chỉnh: nâng cao mức
sống chung của toàn xã hội; đa dạng hoá các chế độ sở hữu, khuyến khích
người lao động mua cổ phần; Cải cách quản lý, tăng thu nhập cho bộ phận cán
bộ quản lý.
Về tình hình công nhân Việt Nam hiện nay:
Hiện nay, tổng số công nhân trong các doanh nghiệp đến giữa năm 2006
là 11,5 triệu trong đó: Doanh nghiệp nhà nước là 1,84 triệu, DN FDI là 1,2
triệu, Doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,96 triệu, cơ sở kinh doanh cá thể 5,29
triệu.
8
Tuy nhiên tình hình công đoàn ở trong các doanh nghiệp có nhiều vấn đề
đáng lưu tâm:
Một là, số lượng tập hợp đoàn viên ít. Số lượng kết nạp đoàn viên mới
chủ yếu trong đội ngũ cán bộ công chức và doanh nghiệp nhà nước. Trong khi
đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh của chúng ta số lượng có tổ chức công
đoàn chưa đủ 10 %, số lượng đoàn viên chưa đủ 3 %.
Năm Kết nạp đoàn viên mới Công nhân chiếm
2003 143.555 10.723 (7,4%)
2004 157.500 12.899 (8,1%)
2005 169.461 11.646 (6,8%)
Hai là, tình trạng nhạt về chính trị, không quan tâm sinh hoạt chính trị,
đoàn thể trong đội ngũ công nhân ngày càng gia tăng một cách đáng ngại.
Ba là, công nhân Việt Nam hiện nay nổi lên một số điểm:
Học vấn công nhân tăng lên nhưng, ý thức, nhất là ý thức tổ chức kỷ luật
kém. Theo thống kê từ năm 1995 đến 6/2006 đã có 1265 cuộc đình không
thông qua tổ chức công đoàn, không đúng trình tự pháp luật. Trong đó đình
công ở DNNN là 87 cuộc (chiếm 6,9%), đình công ở DN FDI 841


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status