Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người h mông ở sapa, lào cai - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG
Ở SA PA, LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ TRÀ MY

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG
Ở SA PA, LÀO CAI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Anh Tuấn

văn hóa-xã hội ......................................................................................... 31


1.4.1. Chính sách phát triển du lịch ....................................................... 31
1.4.2. Nhận thức và ý thức của người dân.............................................. 31
1.4.3. Lưu lượng khách du lịch .............................................................. 32
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở SA PA, LÀO CAI ........................... 34
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch ở Sapa, Lào Cai ............................ 34
2.1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Sa Pa, Lào Cai .................. 34
2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Sa Pa-Lào Cai ........................... 36
2.1.3. Vai trò của người H’Mông trong phát triển du lịch ở Sa Pa ........ 42
2.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người
H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai ....................................................................... 46
2.2.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa.................................... 46
2.2.2. Tác động đến trang phục ............................................................. 51
2.2.3. Tác động đến ẩm thực .................................................................. 57
2.2.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình- xã hội .................. 62
2.2.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật ................................................ 65
2.2.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động........................ 69
2.2.7. Tác động đến ngôn ngữ ................................................................ 71
2.3. Đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của
người H’Mông tại Sapa .......................................................................... 74
2.3.1. Những tác động tích cực .............................................................. 74
2.3.2. Những tác động tiêu cực và nguyên nhân..................................... 74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA-XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI H’MÔNG Ở SA PA,


BT

Built-Transfer: Xây dựng-Chuyển giao

BTO

Built-Transfer-Operation: Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành

ĐH

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

KHXH&NV
ĐVT

Đơn vị tính

FDI

Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

IUCN

International Union for Conservation of Nature:
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

SN

Số người

SNV

The Netherlands Development Organization: Tổ chức phát
triển Hà Lan


ST

Sở thích

Stt

Số thứ tự

UBND

Uỷ ban Nhân dân

UNWTO

The United Nation World Tourism Organization: Tổ chức
Du lịch Thế giới

USD

United States Dollar: Đô la Mỹ

hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, Sa Pa luôn được khách du lịch lựa chọn
như điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ. Ngoài sự ưu đãi của
thiên nhiên, Sa Pa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo. Với 8 tộc
người anh em sống dọc theo sườn núi dãy Hoàng Liên Sơn (Kinh, Mông, Dao,
Tày, Thái, Dáy, Hoa, Xá Phó), sự đa dạng văn hóa và sự giao lưu kết hợp giữa
các dân tộc với nhau đã hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của Sa
Pa. Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở Sa Pa đã
và đang phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng đến đời sống của bà con
các dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông, chiếm đến
52% dân số của Sa Pa.
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động du lịch còn có những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người H’Mông. Vấn đề đặt ra đối với

1


việc phát triển du lịch tại đây là phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống
tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nơi đây hướng tới phát triển du lịch bền vững
trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu tác
động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người
H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan đến
các vấn đề chính của luận văn: tác động của hoạt động du lịch và đời sống văn
hóa-xã hội của đồng bào H’Mông.
Trước đây, đã có nhiều tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tác động của hoạt
động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội: tác giả Trần Đức Thanh với cuốn
“Nhập môn khoa học du lịch” (2005); tác giả Trần Thị Mai (chủ biên) với tác

H’Mông ở Sa Pa. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này là cần thiết, có thể đóng
góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trở thành tài liệu
tham khảo sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du
lịch đến đời sống của người H’Mông trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm hướng
vào việc phát triển du lịch bền vững tại đây nhằm góp phần bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa-xã hội.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và những tác
động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông tại nơi đây.
- Đưa ra được những định hướng đồng thời đề xuất được những giải
pháp hướng vào việc phát triển du lịch bền vững cho huyện Sa Pa.

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của hoạt động du lịch tới đời sống
văn hóa-xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nghiên
cứu và khảo sát tại các bản của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ.
- Về thời gian: số liệu và cứ liệu nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời
gian từ 2010 đến 2014.

5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được thông qua việc điều tra bằng
bảng hỏi và phỏng vấn.
- Sử dụng phiếu điều tra: Đối tượng điều tra được phát phiếu khảo sát
bao gồm cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
và khách du lịch.
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi mở và đóng, chủ yếu điều tra các
thông tin xoay quanh đời sống của bà con H’Mông như: trang phục, ẩm thực, kiến
trúc, quan hệ xã hội, cơ cấu kinh tế... Tác giả đã phát phiếu điều tra gửi tới hơn
200 cư dân, 100 khách du lịch và 50 doanh nghiệp tại địa bàn khảo sát.
- Phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ
hành, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương tại Sa Pa, cán bộ quản
lý tại Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, một số người dân tại địa bàn
huyện Sa Pa.
5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa trên việc sưu tầm các nguồn tài liệu, cùng với các dữ liệu, số liệu
thu thập được, từ đó thực hiện công việc tổng hợp và phân tích tư liệu rồi rút
ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

5


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề liên quan đến tác động của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hóa-xã hội
Chương 2: Thực trạng về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã
hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần


Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Dân cư sở tại

Chính quyền địa phương

Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ du khách

7


Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra khái niệm: “Du lịch
bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ
ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khách du lịch
Vào cuối thế kỷ XVIII khái niệm về khách du lịch đã xuất hiện lần đầu tại
Pháp. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:
Theo Khoản 1 điều 4 Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định:
"Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến".
Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài

Theo luật du lịch Việt Nam (năm 2005): “ Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp
những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du
lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [29, tr. 10]
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình
thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.
Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục

9


hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người
mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn
liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép”.
Theo luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điểu 4, chương I
thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [29,
tr. 29-31]
1.1.2. Nội dung của hoạt động du lịch
Theo Luật Du lịch (2005): Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du
lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
- Các hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch

chương trình du lịch đã chọn. Khách sạn-nhà hàng cùng các cơ sở lưu trú
khác cần quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành nơi có nguồn khách du lịch.
Ngược lại, muốn thực hiện kế hoạch đưa đón khách đi đến các điểm tham
quan thì doanh nghiệp lữ hành phải chủ động ký kết hợp đồng ăn nghỉ cho du
khách tại các khách sạn, nhà hàng ở các điểm dừng chân mỗi ngày.
+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển:
Du lịch là sự vận động, di chuyển đến các điểm tham quan nên sản
phẩm du lịch thường được sử dụng tại vùng cách xa nơi lưu trú của khách,
bản thân sản phẩm du lịch không thể mang đi mang lại, phải tiêu dùng tại chỗ
“sản xuất” ra chúng, tức là nơi có tài nguyên. Do vậy những doanh nghiệp
vận chuyển được hình thành để đưa khách đến các điểm du lịch khác nhau.
Trên thực tế, du khách không phải tự lo đến vấn đề này, mà việc cung
cấp và sử dụng dịch vụ vận chuyển đều do hãng lữ hành nơi du khách mua
chương trình du lịch đảm nhiệm. Tùy theo chương trình tour, khách có thể lựa

11


chọn phương tiện vận chuyển hiện đại như : máy bay, tàu hỏa, tàu thủy,
nhưng phổ biến là ô tô du lịch… hay các phương tiện thô sơ nhưng thích thú
như: cưỡi voi, lạc đà, xe ngựa, xích lô… thậm chí cả võng cáng theo lối đi lại
cổ xưa.
+ Kinh doanh dịch vụ bổ sung:
Nhu cầu du khách hết sức đa dạng, ngoài những dịch vụ cơ bản như lưu
trú, ăn uống còn có thêm hàng loạt dịch vụ bổ sung như đặt vé máy bay, xem
múa rối nước, làm thủ tục visa… Khách du lịch không chỉ mong muốn đi
thăm thú đơn thuần mà còn muốn chuyến đi của mình thực sự bổ ích phong
phú, cuối cùng là đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của cuộc sống như ở
nhà và trên mức đó.
Tại các nước du lịch phát triển, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung chiếm

tiếp và tác động gián tiếp.
Tác động trực tiếp là những tác động kinh tế đến các ngành liên quan
trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ví dụ, sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua
đêm tại khách sạn sẽ trực tiếp làm tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực
khách sạn.
Tác động gián tiếp là tác động ảnh hưởng đến các ngành cung ứng vật
tư, hàng hóa cơ bản phục vụ cho các ngành liên quan đến hoạt động du lịch.
Ví dụ như, nước uống và khăn lạnh là hai loại hàng hóa bình thường, nhưng
khi được cung ứng cho các tour du lịch của các công ty lữ hành, chúng cũng
trở thành hai loại hàng hóa phục vụ du lịch.
1.2.2.3. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội
Văn hóa xã hội bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng
đồng, xã hội, các quy tắc xã hội về hôn lễ, tang ma, hôn nhân, các thiết chế
văn hóa, xã hội… Đây cũng là những yếu tố mà ngành du lịch có thể đưa vào
khai thác phục vụ cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một

13


trong những điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông qua hoạt động du
lịch, du khách có thể hiểu biết them về đời sống văn hóa-xã hội tại điểm đến
du lịch, giúp họ mở mang thêm kiến thức xã hội.
Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa
tương ứng với nó. Mỗi dân tộc khác nhau thì có nền văn hóa-xã hội khác
nhau, các thói quen sinh hoạt như ăn, mặc, ở cũng khác nhau.
Du lịch là hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Nó có mối liên hệ
mật thiết với văn hóa xã hội.
Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt xã hội là
không thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng
nhanh chóng và chiếm một tỷ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố

cho nền kinh tế các nước, cụ thể là năm 2013, số tiền chi tiêu của du khách
quốc tế đạt 1.159 tỉ USD, tức nhiều hơn năm 2012 đến 81 tỉ USD (theo
UNWTO). Nếu tính tổng giá trị mà ngành du lịch tạo ra theo hình thức giá trị
xuất khẩu, thì ra con số rất đáng nể: 1,4 ngàn tỉ USD, bằng 6% tổng giá trị
hàng hóa xuất khẩu của thế giới.
+ Tham gia tích cực vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
vùng của một quốc gia. Trong một quốc gia có nhiều vùng, nhiều khu vực
khác nhau với trình độ kinh tế khác nhau. Hoạt động du lịch, mà cụ thể ở đây
là du lịch nội địa, có tác dụng điều hòa nguồn vốn, làm giảm chênh lệch kinh
tế cũng như kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát
triển hơn.
+ Du lịch góp phầnvào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của
nhiều quốc gia trên thế giới. Rõ ràng là thông qua hoạt động du lịch, thu nhập
ngoại tệ của các quốc gia tăng lên đáng kể. Bởi vì khi đi du lịch nước ngoài,
một điều tất yếu là khách du lịch sẽ phải chuẩn bị một khoản tiền của quốc gia
đến và tiền tệ của đất nước họ.

15


Ngược lại với việc làm tăng ngoại tệ với quốc gia đến, du lịch sẽ làm
cán cân chi ngoại tệ nghiêng về quốc gia có khách đi du lịch nước ngoài.
- Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế
còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất
yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư bên ngoài,
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo.
+ Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia
Nghĩa vụ thuế từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm tăng ngân sách
nhà nước. Thuế trong ngành du lịch bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp.

hóa tăng cao, vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, kể cả
những người dân mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.
+ Phát triển du lịch quá nhanh và không bền vững sẽ dẫn tới sự lệ thuộc
kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch
1.2.3.2. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội
- Tác động tích cực
+ Sự phát triển của du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa quốc gia.
Khi hoạt động du lịch diễn ra, các cấp, ban ngành liên quan sẽ có sự quan tâm
và đầu tư vào việc bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch hơn.
+ Du lịch góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa của từng quốc gia ra
toàn thế giới. Thông qua du lịch, hình ảnh, văn hóa của các quốc gia được
quảng bá rộng rãi, được nhiều quốc gia khác biết đến. Ví dụ như nói đến
Nhật Bản người ta nghĩ đến hoa anh đào, đến Pháp không thể không ghé
thăm Tháp Eiffel, hay hình ảnh Vạn lý trường thành là một trong những hình
ảnh tiêu biểu của Trung Quốc…
+ Du lịch góp phần củng cố lòng tự hào dân tộc, phát huy văn hóa
truyền thống, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong một tour trọn gói,
hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc đại diện công ty sắp xếp và thực hiện các

17



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status