Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (nghiên cứu trường hợp 4 bản Bản Lác, bản P - Pdf 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HÒA BÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 4 BẢN: BẢN LÁC, BẢN POM COỌNG, BẢN VĂN,
BẢN NHÓT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)
CHUYÊN NGÀNH : DU LỊCH HỌC
MÃ SỐ :
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH TRUNG KIÊN
HÀ NỘI, 2007

Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ng-ời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu tr-ờng hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
MC LC
M U 1
Chng 1. S LC V IU KIN T NHIấN, VN HO-X HI CA
NGI THI MAI CHU - HO BèNH 9
1.1. iu kin t nhiờn ca tnh Ho Bỡnh v huyn Mai Chõu 9
1.1.1.Tnh Ho Bỡnh 9

2.3.3. Tỏc ng n m thc 84
2.3.4. Tỏc ng n cỏc mi quan h trong gia ỡnh, xó hi 90
2.3.5. Tỏc ng n vn húa-ngh thut 94
2.3.6. Tỏc ng n c cu kinh t, phõn cụng lao ng 101
2.3.7. Tỏc ng n ngụn ng 104
Chng 3. MT S GII PHP PHT TRIN DU LCH BN VNG NHM
GểP PHN BO TN V PHT TRIN CC GI TR VN HểA-X HI
TT P TRONG CNG NG NGI THI MAI CHU-HềA BèNH 108
3.1. Hin trng, tim nng phỏt trin du lch ca ngi Thỏi Mai
Chõu - Hũa Bỡnh 108
3.2. Phng hng phỏt trin du lch ca ngi Thỏi Mai Chõu
- Hũa Bỡnh 110
3.3. Mc tiờu ca cỏc gii phỏp phỏt trin du lch bn vng nhm
bo tn bn sc vn húa-xó hi truyn thng ca ngi Thỏi Mai
Chõu-Hũa Bỡnh 112
3.4. Cỏc gii phỏp phỏt trin du lch bn vng, hin i nhm bo
tn bn sc vn húa-xó hi truyn thng 114
KT LUN V KIN NGH 122
TI LIU THAM KHO 125
DANH MC BNG BIU V BIU 129 Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta, các vùng

Từ các yêu cầu của thực tiễn và lý luận trên, tôi đã chọn đề tài:
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản:
bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót).
Du lịch mới được phát triển mạnh ở Mai Châu-Hòa Bình hơn thập kỷ
gần đây (1993-2007) nhưng đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân vùng này,
đặc biệt đối với dân tộc Thái-chiếm đại đa số dân số ở Mai Châu-Hòa Bình.
Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thêm vào sự hiểu biết về thực trạng
phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, các tác động của du lịch đến đời
sống văn hóa-xã hội của đồng bào Thái tại Mai Châu-Hòa Bình; từ đó đề xuất
một số giải pháp để du lịch phát triển nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và
hiệu quả cao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Luận văn đề cập đến các vấn đề chính sau: văn hóa-xã hội của người
Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; sự phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình
và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình; các giải pháp phát triển du lịch tại các bản người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình.
Về vấn đề văn hóa-xã hội của người Thái, các học giả trên thế giới cũng
như trong nước quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Các tài liệu về văn hóa-xã hội
của người Thái nói chung và người Thái ở Hòa Bình nói riêng có thể tìm thấy
ở các nguồn tài liệu:
- Thư tịch biên soạn dưới các triều đại phong kiến khác nhau.
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
3
- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm được biên soạn dưới góc độ văn
hóa học và du lịch.

người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, ở các cơ quan quản lý về kinh tế, du lịch,
kế hoạch và đầu tư của huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình.
3. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Luận văn được thực hiện với các mục đích và yêu cầu chính sau:
- Tìm hiểu và nắm bắt được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa-xã
hội của người Thái Mai Châu-Hòa Bình trước khi du lịch phát triển;
- Tìm hiểu và nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển du lịch ở
Mai Châu-Hòa Bình nói chung và ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản
Nhót nói riêng. Xu hướng phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình trong
tương lai.
- Tìm hiểu và nắm bắt được các ảnh hưởng của du lịch đến đời sống
văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Các tác động của du
lịch có thể ảnh hưởng đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình trong tương lai;
- Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền
vững và hiệu quả ở Mai Châu-Hòa Bình mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn
hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là văn hóa-xã hội của
người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước và sau khi có du lịch phát triển, ảnh
hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của họ trước kia, hiện tại và
trong tương lai. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành tìm hiểu về quan điểm phát
triển du lịch, định hướng qui hoạch, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa
Bình nói chung và của Mai Châu-Hòa Bình nói riêng để dự đoán được diễn
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
5
thế các ảnh hưởng đó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai

- Trang phục;
- Cư trú, nhà cửa;
- Quan hệ xã hội;
- Lễ hội, tín ngưỡng;
- Văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ.
Bên cạnh thu thập phiếu điều tra, phỏng vấn và ghi chép, chúng tôi còn
thu thập một số tư liệu khác bằng cách quan sát, chụp ảnh.
Các thông tin trên được phân tích, tổng hợp, đánh giá sẽ cho ta thấy
những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình và một phần nào đó diễn thế của các tác động đó trong tương
lai.
Mặt khác, để có được những đề xuất cho các giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở Mai Châu-Hòa Bình, học viên đã tiến hành tìm hiểu các định
hướng phát triển, qui hoạch, định hướng đầu tư trong tương lai để phát triển
du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và của ở Mai Châu nói riêng tại Sở
Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình (Phòng Du lịch) và Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Hòa Bình.
3. Phân tích và tổng hợp tài liệu:
Dựa trên các nguồn tài liệu hiện thu thập được về đời sống văn hóa-xã
hội của người Thái, về hoạt động du lịch trên địa bàn Mai Châu-Hòa Bình,
luận văn tiến hành các phân tích và tổng hợp tư liệu, từ đó rút ra các kết quả
nghiên cứu cho nội dung đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài của luận văn đòi hỏi nhiều đến các tư liệu thực tiễn và khi viết sẽ
liên quan đến nhiều các phân tích, tổng hợp, đánh giá. Chính vì vậy, trong quá
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
7

Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo
tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội tốt đẹp trong cộng đồng
người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 7 trang; gồm 3 phần:
3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình;
3.2. Phương hướng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa
Bình;
3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo
tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai
Châu-Hòa Bình
3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại mà vẫn bảo tồn
được bản sắc văn hoá-xã hội truyền thống. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2

toàn tỉnh, địa hình gồm các dãy núi thấp, chia cắt, độ dốc trung bình 20
0
-25
0
,
độ cao trung bình 100-200 m, thấp nhất là thị xã Hòa Bình-độ cao trung bình
20 m. Toàn tỉnh có 11 đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển (từ
1.011 mét đến 1.373 mét).
Diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình là 4.662.5km
2
. Hòa Bình có 1 thị xã
và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu-Hòa Bình, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn,
Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Dân số tỉnh Hòa Bình
810.130 người (theo số liệu của năm 2005). Hòa Bình có 7 dân tộc sinh sống,
trong đó có 6 dân tộc chủ yếu là: dân tộc Mường-dân số đông nhất, chiếm
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
10
60,3%, tập trung nhiều ở huyện Lạc Sơn (90,2% dân số của huyện), Tân Lạc
(84%), các huyện lỵ khác, thị xã đều có người Mường; dân tộc Kinh-dân số
đứng thứ hai, chiếm 31%, tập trung đông nhất ở thị xã Hòa Bình (81% dân số
thị xã), huyện lạc Thuỷ (68,2% dân số của huyện), các huyện và thị tứ đều có
dân tộc Kinh; người Thái-dân số đứng thứ ba, chiếm 4% dân số toàn tỉnh, tập
trung ở huyện Mai Châu-Hòa Bình (60,2% dân số của huyện), dân tộc Tày-
dân số đứng thứ hai, chiếm 2,6%, sống chủ yếu ở huyện Đà Bắc, dân tộc Dao-
dân số đứng thứ năm, chiếm 1,5%, chủ yếu ở huyện Đà Bắc, Kim Bôi, ngoài
ra rải rác ở các huyện Kỳ Sơn, Luơng Sơn, Mai Châu, thị xã Hoà Bình. Dân
tộc H’Mông, có khoảng trên ba ngàn người, sống ở hai xã Hang Kia, Pà Cò

nghiệp chế biến điện tử, may mặc, giày da; và đặc biệt là phát triển du lịch.
Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa, lịch sử đa dạng và
phong phú, do vậy có thể phát triển du lịch với nhiều hình thức: du lịch văn
hóa (hiện nay nổi tiếng là khu bản Lác ở Mai Châu-Hòa Bình); du lịch sinh
thái; nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; thể thao leo núi.v.v.
Là cửa ngõ tây bắc của thủ đô Hà Nội, Hòa Bình còn là nơi có thể phát
triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần, kết
nối các tour, các tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc.
1.1.2. Huyện Mai Châu-Hòa Bình
Huyện Mai Châu-Hòa Bình nằm ở phía tây bắc tỉnh Hòa Bình, có tọa độ
địa lý 20
o
24’-20
o
45’ vĩ bắc và 104
o
31’-105
o
16’ kinh đông, phía bắc giáp
huyện Mộc Châu (Sơn La), phía nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa),
phía đông giáp hai huyện Tân Lạc, Đà Bắc. Mai Châu-Hòa Bình là cửa ngõ
của tây bắc, núi đồi trùng điệp. Địa hình núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có 1
đỉnh núi cao hơn 1000 m, núi Pai Linh cao 1.287 mét. Sát nách Mai Châu-
Hòa Bình là dòng sông Mã, sông Đà chạy dọc theo địa giới bắc. Mai Châu-
Hòa Bình cũng chỉ cách Lào 40 km, về phía tây. Quốc lộ sáu chạy qua địa bàn
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
12

Noong Luông, Thung Khe.
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
13
Mai Châu-Hòa Bình có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu
là rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới. Tuy nhiên, do quá trình khai
thác rừng không có kế hoạch, thiếu quản lý tốt kéo dài nên nguồn tài nguyên
rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Quá trình phá rừng làm nương rẫy đã phá huỷ
nhiều diện tích rừng, làm suy kiệt hệ động thực vật của thiên nhiên.
Mai Châu-Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi với nói non hùng vĩ, nhiều
thảm rừng xanh đẹp. Mai Châu-Hòa Bình còn nổi tiếng với những di tích,
danh lam nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng,
các làng người Thái (bản Lác, Pom Coọng, bản Bước), người H’Mông (xóm
Hang Kia). Hang Khoài thuộc xã Xăm Khòe, là một di tích khảo cổ học, đã
được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận năm 1996. Hang Láng nằm
ở núi Chua Luông, thuộc Bản Lác, xã Chiềng Châu, được phát hiện và khai
quật năm 1976.
Mai Châu gồm 1 thị trấn (Mai Châu là trung tâm của kinh tế, hành chính
của huyện) và 21 xã, đó là các xã: Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè,
Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu,
Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Tân Mai, Ba Khan, Thung Khe, Noong
Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò. Có 8 xã thuộc vùng khó khăn của Mai
Châu-Hòa Bình (trong tổng số 60 xã khó khăn của tỉnh Hòa Bình): Noong
Luông, Pù Bin, Cun Pheo, Tân Mai, Phúc Sạn, Pà Cò, Hang Kia, Ba Khan.
Dân số khoảng 48.570 người, gồm 7 dân tộc, trong đó chủ yếu là người
Thái, Mường, Kinh. Như vậy, trong tỉnh Hòa Bình, Mai Châu-Hòa Bình là
huyện có diện tích lớn thứ tư của tỉnh (sau huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi,
huyện Lạc Sơn; chiếm 11,1% diện tích toàn tỉnh) nhưng dân số lại là huyện

cơ bản về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán. Người Thái đều ăn cơm
nếp, ở nhà sàn, đều có tục ở rể, tính tình chân tình, hào hiệp và mến khách.
Hình thái kinh tế của các tộc Thái cũng giống nhau, là nền kinh tế sản xuất
nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
15
Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học và sử học Việt Nam (Trần Quốc
Vượng, Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Văn Huy.v.v.) đã cho rằng
các ngành Thái ở Việt Nam đều chung một gốc với các nhóm Thái ở Nam
Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Miến Điện.
Tổ tiên người Thái bắt nguồn từ các nhóm Bách Việt, trong khối ngôn
ngữ tiền Thái, sinh tụ ở Quảng Tây, Quảng Đông (đông nam Trung Quốc).
Ngay ở thời kỳ này họ đã tiếp thu được sự thuần dưỡng cây lúa của tổ tiên
người Tạng-Miến, thông qua tổ tiên người Môn-Khơ me. Cũng do sự phát
triển cây lúa nước, nên người Thái và một số dân tộc ở vùng này dần dần đã
biết làm thuỷ lợi, cây lúa trở thành cây lương thực chính.
Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, do sức ép bành chướng
thế lực thống trị của người Hán, một bộ phận tổ tiên người Thái cổ đã di cư
nhiều đợt theo hướng tây nam, hướng nam vào tỉnh Vân Nam và miền tây
Đông Dương-dọc theo các con sông lớn và các chi nhánh của chúng ở vùng
Đông Nam Á. Cùng thời điểm đó, một số cuộc thiên di của nhiều nhóm tổ
tiên cư dân thuộc ngôn ngữ Tạng-Miến từ Trung Á, tây Trung Quốc cũng tràn
xuống khu vực này.
Vào những thế kỷ đầu của thiên kỷ thứ nhất sau công nguyên, người Thái
đã lập được một loạt tiểu vương quốc, dọc thượng lưu sông Mê Công, miền
thượng Lào, tây bắc Việt Nam. Các tiểu vương quốc này nối liền các cộng
đồng của họ ở các miền Quỳ Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, đông bắc Việt

hưởng của người Tày; một số nhóm gốc tộc Thái hỗn huyết với nhau, hỗn
huyết với các tộc khác.v.v.
* * *
* *
Mai Châu-Hòa Bình trước kia còn được gọi là Mường Mùn, Mường
Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần, Mường Mai
thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, thuộc trấn Hưng Hóa. Dưới thời nhà
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
17
Nguyễn, Mai Châu-Hòa Bình gồm tổng Thanh Mai và Bạch Mai. Trong thời
Pháp thuộc, Mai Châu-Hòa Bình thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Hòa Bình. Đến
tháng 10 năm 1890, Mai Châu-Hòa Bình được hợp nhất với châu Đà Bắc,
thành châu Mai Đà. Sau một thời gian tồn tại, châu Mai Đà lại tách thành hai,
đến năm 1941 lại được hợp nhất thành châu Mai Đà. Năm 1956, Mai Châu-
Hòa Bình và Đà Bắc được tách thành hai huyện từ huyện Mai Đà. Mai Châu-
Hòa Bình trở thành huyện của tỉnh Hà Sơn Bình (1976-1991) khi sát nhập ba
tỉnh: Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông. Từ tháng 10 năm 1991 lại trở về địa danh
của tỉnh Hoà Bình cho đến nay.
Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có lai lịch khá rõ ràng nhờ các ghi
chép trong một cuốn biên niên sử tìm thấy không lâu, nhờ công sưu tầm của
Sở văn hóa tỉnh Hòa Bình. Tổ tiên người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình từ miền
đầu sông Hồng, ở một vùng đất thuộc huyện Bắc Hà (Lai Châu) ngày nay đã
di cư dọc sông Hồng, rẽ sang sông Đà, rồi lập nghiệp ở vùng Mộc Châu (Sơn
La), Mai Châu (Hòa Bình), Mường Khoòng (Thanh Hóa), khoảng 700 năm
trước đây-tức vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIV.
Người lãnh đạo người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình lập nghiệp tại Mường
Mùn là lang Bôn. Lang Bôn là con cả của tạo Khà, nhưng là con vợ hai, nên

người Mường Khiển, sinh được 3 con trai. Ba con trai của lang Xôm đã ra sức
khai khẩn, kể cả vùng đất khó làm. Tạo Khằm Bông (anh cả) ở vùng đất
Mường Hạ, tạo Khằm Piềng ở vùng Mường Thượng, tạo Khằm Pành (con út)
ở vùng Mường Khoòng.
Như vậy, lịch sử người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đã trải qua khoảng 6
thế kỷ, trong đó kể từ thời lang Bôn đến thời 3 anh em con tạo Kha Bằng đã
trải qua 9 đời chúa đất, với thời gian khoảng 200 năm mới cơ bản khai phá
xong ruộng đồng của tổ tiên để tồn tại, sinh sống, phát triển đến ngày nay.
Người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình mang nhiều họ khác nhau, nhưng phổ
biến nhất là họ Hà, sau đó là họ Lò, họ Hoàng, họ Ngần… Trong họ Hà, tộc
Hà Công trước kia có nhiều người làm quan nhất (kể cả quan văn và quan võ).
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
19

1.2.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển văn hóa-xã hội của người
Thái ở Mai Châu-Hòa Bình
Cũng như người Thái ở các vùng khác, người Thái ở Mai Châu-Hòa
Bình quần cư thành các bản, với số nóc nhà khoảng 30-100 gia đình. Bản
thường ở thung lũng nhỏ, trung bình, phẳng hoặc hình lòng chảo, có sông,
suối chảy qua, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và một phần cho tưới tiêu
trong nông nghiệp. Vị trí của các bản được lựa chọn, tính toán tương đối kỹ,
sao cho thuận tiện về nguồn nước, nhưng đảm bảo không bị ngập lụt khi mưa
to hay có lũ quét.v.v.
Trong một bản, tuỳ thuộc vào số nóc nhà, lịch sử phát triển mà có thể
có ít hoặc nhiều dòng họ khác nhau, nhưng khởi thuỷ thường rất ít dòng họ.
Sau một thời gian phát triển, số dòng họ trong bản tăng lên nhưng không
nhiều.

Còn quan châu (an nha) lại phân quyền, ban cấp các sản vật thiên nhiên cho
các mường, các bản.
1.2.3. Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế của người Thái ở Mai Châu-Hòa
Bình
Đời sống kinh tế của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia cũng
như của người Thái ở vùng khác thường gắn liền với trồng trọt, săn bắt và hái
lượm, việc dệt vải, may vá đều tự cung, tự chế. Kinh tế mang nặng tính tự
cung, tự cấp.
Trước kia người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình chỉ trồng lúa nếp, cấy một
vụ trong năm, ngoài ra còn trồng một ít lúa tẻ trên nương rẫy. Ngày nay, do
sức ép dân số, do thay đổi trong thói quen ẩm thực và cũng do học được cách
trồng lúa tẻ của dân tộc Kinh, người Thái đã chuyển sang trồng 2 vụ lúa/năm,
Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển
(Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)
Nguyễn Thị Hồng Vân Cao học du lịch K2
21
trồng lúa tẻ là chính. Với sự tăng vụ, năng suất lúa tẻ lại cao hơn rất nhiều so
với lúa nếp, nên nhiều bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình về cơ bản đã
đảm bảo được an toàn lương thực.
Phương thức làm nương rẫy của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình là phá
rừng, đốn cây, đốt cây, lấy đất, gieo trồng một vụ bằng cách chọc lỗ, tra hạt,
luân canh, bỏ hóa trong vòng khép kín. Trên nương, người Thái ở Mai Châu-
Hòa Bình trồng phổ biến nhất là cây ngô, sau đó là lúa nương, sắn, bông, cây
thuốc phiện, cây chàm .v.v. Tuy vậy, diện tích nương rẫy của người Thái ở
Mai Châu-Hòa Bình không lớn như của một số người Thái ở vùng khác. Ngày
nay, trên nương rẫy, bên cạnh các cây ngắn ngày, họ còn trồng một số cây lưu
niên như cây hoa quả (cam, quýt, nhãn…), cây cảnh.
Cũng do tính chất của một một nền kinh tế nhỏ, mang nặng tính tự cung,
tự cấp nên các gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình đều chăn nuôi theo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status