Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 2020 - Pdf 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
______________________

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH
BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2020

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG

HÀ NỘI – 2011


2

MỤC LỤC
Trang

Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006- 2020
2


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2006-2010


FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA

Tài trợ thương mại chính thức

TSCĐ

Tài sản cố định

VĐT

Vốn đầu tư

UBND

Ủy ban nhân dân

Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006- 2020
4


5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
______________________


và phát triển bền vững của du lịch tỉnh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến những mục tiêu làm rõ những nội dung của đầu tư phát
triển du lịch tại địa phương; hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả
của hoạt động đầu tư phát triển du lịch; Phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, đánh giá những kết quả và hạn chế, tìm ra những
nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại để từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy
mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh
Ninh Bình, bao gồm những nội dung và những kết quả đạt được để từ đó đánh giá
tính hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài giới hạn trong hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình từ 2006 đến
nay.
6


7

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng khung lý thuyết chung về đầu tư phát triển và những lý thuyết cụ
thể về đầu tư phát triển du lịch. Trên cơ sở các số liệu thứ cấp thu thập được về đầu
tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2010, tác giả sẽ phân tích đánh giá
để từ đó có được một cái nhìn tổng quan về thực trạng của hoạt động đầu tư phát
triển du lịch tỉnh.

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển du


-

Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch
tỉnh Ninh Bình
7


8

8


9

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong chương 2, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động du lịch
tại địa phương như: khái niệm du lịch, các loại hình, các lĩnh vực kinh doanh trong
du lịch, ý nghĩa của phát triển du lịch; trình bày tổng quan về đầu tư phát triển du
lịch địa phương trên địa bàn tỉnh: khái niệm, đặc điểm, những nội dung cơ bản,
nguồn vốn, các nhân tố ảnh hưởng của đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa
bàn tỉnh và hệ thống hóa những chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát
triển du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh.

2.1. Một số vấn đề về du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh
2.1.1. Khái niệm du lịch
Hiểu đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch thì du lịch là một
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi


10

2.1.4. Ý nghĩa của phát triển du lịch
Về kinh tế, phát triển du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu
nhập quốc dân; tăng thu ngoại tệ; góp phần vào quá trình phân phối lại thu nhập
quốc dân; tăng cường khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài; góp phần
củng cố và tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Về xã hội, du lịch góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người dân; là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo
hiệu quả cho nước/địa phương chủ nhà; giúp đánh thức các ngành nghề thủ công
mỹ nghệ truyền thống của địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; làm tăng
thêm tầm hiểu biết chung xã hội của người dân…

2.2. Một số vấn đề về đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa bàn
tỉnh
2.2.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển du lịch địa phương trên
địa bàn tỉnh
Đầu tư phát triển du lịch tại địa phương là việc đầu tư tài sản vật chất và sức
lao động để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới phục
vụ cho phát triển kinh tế du lịch nói riêng và đồng thời cho cả nền kinh tế nói
chung; là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, thực hiện các chi phí
thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng
thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm
tiềm lực, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến các hoạt động quảng bá phục
vụ cho hoạt động kinh tế du lịch của địa phương.
Đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh tạo ra những điều kiện
cơ sở vật chất để phát triển du lịch nói riêng và kinh tế địa phương nói chung, góp
phần tạo nên thu nhập quốc dân, mang về ngoại tệ cho nền kinh tế, tăng thu ngân
sách nhà nước... Đầu tư phát triển du lịch địa phương cũng góp phần tạo ra công ăn


2.2.4. Nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch địa phương trên địa bàn
tỉnh
Nguồn vốn trong nước : bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước; nguồn vốn
ngân sách địa phương; từ các cá nhân, doanh nghiệp có tích lũy vốn có nhu cầu đầu
tư; từ các trung gian tài chính qua tài trợ dự án…
Nguồn vốn nước ngoài : bao gồm tài trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc
tế và nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.

11


12

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch địa phương
trên địa bàn tỉnh
Bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan: Tiềm
năng du lịch của địa phương (điều kiện tự nhiên); Điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương (điều kiện kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân tris, bộ máy
quản lý, cơ chế chính sách…). Nhân tố khách quan: Tiềm năng và các điều kiện đầu
tư phát triển du lịch ở các địa phương lân cận; Tình hình kinh tế, chính trị chung của
quốc gia và thế giới

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển du lịch
địa phương trên địa bàn tỉnh
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển du lịch địa phương
trên địa bàn tỉnh
Bao gồm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện; Tài sản cố định huy động ; Năng
lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng phục vụ tăng thêm trong các hoạt động


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2010
3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đầu tư phát
triển du lịch tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc có khả năng khai thác để phát
triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao không chỉ trong
vùng mà còn ở tầm quốc gia và quốc tế. Trong phần này tác giả tập trung phân tích
những điều kiện tự nhiên của Ninh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát
triển du lịch tỉnh.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong phần này tác giả tập trung phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội
của Ninh Bình có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh. Về cơ bản
Ninh Bình có đầy đủ những điều kiện, nguồn lực cho việc phát triển kinh tế du lịch
tại địa phương, đẩy mạnh các hoạt đồng đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch, thúc
đẩy hoạt động du lịch nói riêng cũng như kinh tế địa phương nói chung.

3.2. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 20062010
3.2.1. Định hướng, mục tiêu cho đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2006-2010
Phần này nêu lên những quan điểm định hướng và kế hoạch mục tiêu đặt ra
cho đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 để so sánh với
những kết quá đạt được, từ đó rút ra những đánh giá về việc đặt ra mục tiêu kế
hoạch cũng như công tác thực hiện kế hoạch của đầu tư phát triển du lịch tỉnh.

3.2.2. Tổng quan về thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2006-2010
Trong phần này, tác giả nêu tổng quan về tình hình đầu tư phát triển du lịch

Trong phần này tác giả đi vào xem xét thực trạng đầu tư xúc tiến quảng bá
du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 (vốn đầu tư, các dự án, hoạt động đầu
tư) và những kết quả đạt được (năng lực phục vụ tăng thêm, tài sản cố định huy
động).

3.2.7. Đầu tư gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa
Trong phần này tác giả chỉ có điều kiện mô tả về các hoạt động đầu tư phát
triển các giá trị văn hóa của du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 (đầu tư gìn
giữ và phát triển các làng nghề truyền thống; đầu tư gìn giữ và phát triển văn hóa lễ
hội; đầu tư bảo tồn tôn tạo di tích) chứ không có điều kiện đi sâu phân tích tình hinh
như các nội dung trên.
15


16

3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2006-2010
3.3.1. Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2006-2010
Trong phần này, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đã được hệ thống hóa ở phần
lý luận, tác giả áp dụng để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả (chỉ tiêu hiệu quả tổng
hợp và chỉ tiêu hiệu quả cho từng nội dung) để từ đó đánh giá hiệu quả của hoạt
động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010.

3.3.2. Những tồn tại và hạn chế của đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2006-2010
Từ phân tích thực trạng đầu tư cũng như những đánh giá về kết quả và hiệu
quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010, tác giả đã nêu ra
những hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh và phân tích những

tiêu phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Vì vậy tác giả đề xuất giải pháp để khắc
phục hạn chế.

4.2.2. Giải pháp về vốn
Qua xem xét cơ cấu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thấy nguồn
vốn trong nước vẫn chiếm gần như tuyệt đối, vì vậy tác giả đề xuất một số giải pháp
đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả có
kiến nghị tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch để đáp

17


18
ứng được nhu cầu và quảng bá hình ảnh Ninh Bình rộng rãi đến khách du lịch cũng
như nhà đầu tư.

4.2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thi công trong đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng và kinh doanh du lịch
Phần này tác giả đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thi công trong
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh doanh du lịch. Để đẩy mạnh hoạt động thi
công trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh doanh du lịch, cần tuyên truyền
rộng rãi cho các tầng lớp biết và hiểu rõ những lợi ích từ những hoạt động này ngay
từ khi xây dựng các quy hoạch, chương trình kế hoạch phát triển, các dự án; các
chính sách giải phóng mặt bằng cần rõ ràng, cụ thể, thể hiện quyền lợi chính đáng
của người dân; trong công tác giải phóng mặt bằng cần có sự tiếp xúc, đối thoại, lấy
ý kiến từ phía các nhóm lợi ích khác nhau…

4.2.4. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú và vui chơi
giải trí
Phần này tác giả đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống

lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên truyền về các sản phẩm du lịch của
Ninh Bình một cách định kỳ thường xuyên; xây dựng hệ thống các trung tâm hướng
dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan
trọng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
______________________

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH
BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2020

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG

19


20

HÀ NỘI – 2011

20


21

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động hết sức phổ biến. Đối với một


22

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về đầu tư phát triển du lịch, đề tài
hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:
-

-

-

Làm rõ những nội dung của đầu tư phát triển du lịch tại địa phương; hệ thống
hóa các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
du lịch.
Phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
dựa vào những chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả; từ đó đánh giá những
kết quả và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại.
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động đầu tư phát triển du lịch
của tỉnh Ninh Bình, bao gồm những nội dung và những kết quả đạt được để từ đó
đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hoạt động đầu tư phát triển du
lịch tỉnh Ninh Bình từ 2006 đến nay.
Bên cạnh đó, do những hạn chế trong việc thu thập và xử lý số liệu nên phần
đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tại
Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 chỉ giải quyết ở mức độ mang tính mô tả.


Du lịch là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ trước tới
nay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề du lịch dưới các góc
độc và phạm vi rộng hẹp khác nhau. Tuy nhiên về đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt
là du lịch địa phương tại địa bàn tỉnh thì chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu về
đầu tư phát triển du lịch thường tập trung về vấn đề thu hút vốn đầu tư hoặc về một
khía cạnh của đầu tư cho du lịch như:
-

-

-

-

Nguyễn Thị Bằng: "Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát
triển ngành du lịch Việt Nam", luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế.
Nguyễn Thị Thống Nhất - Trường đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng: "Chiến
lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến thành phố Đà
Nẵng"
Vũ Mạnh Hùng: "Các giải pháp nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng đường
sông cho phát triển du lịch", luận văn thạc sỹ.
TS. KTS. Lê Trọng Bình "Một số giải pháp huy giá trị di sản thiên nhiên thế
giới Hạ Long trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam", Viện nghiên cứu
phát triển du lịch.
Đề tài nghiên cứu khoa học "Đánh giá hiệu quả đầu tư, xây dựng I - O và áp
dụng TSA ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", chủ nhiệm đề tài: GS. TS
Hồ Đức Hùng thuộc viện nghiên cứu kinh tế phát triển - Đại học kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học đã nghiên cứu về phương pháp
phân tích đánh giá về đầu tư du lịch được vận dụng cho tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu; xây dựng TSA, TFP và đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển du lịch tỉnh

Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2006- 2010
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển du lịch
tỉnh Ninh Bình

24


25

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1. Một số vấn đề về du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh
2.1.1. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người.
Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa
được nghỉ ngơi, vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ. Hiện nay ngành du lịch đang
phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Mặc dù xuất hiện từ lâu đời và
đang phát triển nhanh chóng hiện nay như vậy song khái niệm du lịch được hiểu
khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau và trên các khía cạnh khác nhau (ví dụ, trên
góc độ của người đi du lịch, trên góc độ của người kinh doanh du lịch, trên góc độ
của chính quyền địa phương, trên góc độ của cư dân sở tại…).
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status